What's new

[Chia sẻ] 3 tuần camping & hiking miền Tây nước Mĩ

Có câu: "ở Mĩ 100 năm là cổ kính; ở châu Âu 100 dặm là chặng đường dài". Nếu chỉ nhìn trên bản đồ thì không thực sự cảm được nước Mĩ rộng lớn đến chừng nào. (Nên em là em bái phục những bác đánh đông kích tây chỉ trong 2 tuần.) Hơn thế nữa, nước Mĩ lạc hậu, ngoài các cụm đô thị lớn thì không đầu tư phát triển giao thông công cộng, đi đâu cũng phải lái xe. Thế nó mới đẻ ra cái kiểu du lịch roadtrip.

Em cũng từ lâu ấp ủ một chuyến roadtrip lều trại để đời. Sinh ra và lớn lên ở thành phố, thiếu vitamin thiên nhiên từ nhỏ nên giờ em rất hứng những chỗ đồng không mông quạnh. Và còn gì thú hơn khi đi từ vườn quốc gia (National Park/NP) này sang NP khác, phóng xe trên đường thênh thang, tóc tung bay theo gió. Nhưng vì thiếu các yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa nên đến năm ngoái em mới thực hiện được chuyến đi này. Và đến hơn 1 năm sau em mới ngồi viết kể lể cho mọi người nghe.




Thông tin chuyến đi


Thời gian: 21 ngày từ 26.7-16.8.2012

Quãng đường: 5400km (theo đồng hồ xe)
Cung đường:
California: Oakland – vườn quốc gia Yosemite National Park (NP) – Sequoia NP – Bakersfield – Nevada: (Las Vegas) – vườn tiểu bang Valley of Fire State Park (SP) – Utah: Zion NP – (Bryce NP) – Escalante National Monument – Capitol Reef NP – Arches NP – Manti-La Sal National Forest (cạnh TP Provo) – (Salt Lake City) – Idaho: Boise National Forest (cạnh TP Boise) – Oregon: Bend – Crater Lake NP – Medford – California: Redding – Humboldt Redwood State Park – Oakland.

(Las Vegas và Salt Lake City chỉ đi qua nên cho vào ngoặc để mọi người dễ hình dung cung đường.)

9831702716_7d9c8d40c4_c.jpg
[/url] http://www.flickr.com/photos/24695798@N05/9831702716/

Phương tiện: ô tô

Ngủ:
- ngủ nhờ nhà bạn ở Oakland 2 tối, và 1 tối ở mỗi nơi sau: Bakersfield, Medford, Redding.
- hostel 1 đêm ở Arches NP
- còn lại là camping, và bọn mình camp chui hoặc những chỗ không mất tiền. Lí do là vì không thể đặt chỗ trước khi không có lịch trình cụ thể. Sáng dậy bọn mình mới tính đi hay ở, và nếu đi thì đi bao xa.

Ăn uống:
Thỉnh thoảng đi ăn ngoài, nhưng chủ yếu là tự nấu lấy. Ở các khu cắm trại thường có bếp nướng bbq grill, và bọn mình có bộ đồ nấu dã ngoại nhỏ gọn tiện lợi (xong nồi tháo rời, bếp 3 chân).
Bọn mình chú trọng ăn uống nên tự nấu là tốt và rẻ nhất. Bữa sáng bao giờ cũng có trà, cà phê. Trưa bọn mình thường đi hiking nên làm sandwich mang theo cho nhẹ nhàng. Tối thì có pasta, steak, cá hồi, bia rượu đầy đủ.

Chi phí:
- Thuê xe: $425 (không mua bảo hiểm vì đã có sẵn)
- Chi phí dọc đường cho 2 người: $1200 (+/- $50 vì có những khoản làm tròn) bao gồm xăng xe, đồ ăn uống, ngủ nghỉ, một số đồ dã ngoại
- Chi phí trung bình mỗi ngày $30/người, nếu tính thêm tiền thuê xe thì là $40.5/người

Vé tham quan: Để đi NP các bạn nên mua National Park Pass, cực lợi. Pass chỉ có $80 mà thời hạn là 1 năm, cho vào tất cả các vườn quốc gia và các khu vui chơi liên bang (federal recreational land) trên toàn nước Mĩ.
Mặt sau của pass có chỗ dành cho 2 chữ kí. Chỉ cần 1 người kí, xuất trình thêm ID tại cửa, là có thể bao luôn toàn bộ người trong xe (ở những nơi thu vé theo xe) hoặc bao thêm 3 người lớn (ở những nơi thu vé theo đầu người).
Dùng xong, nếu vé còn thời hạn, bạn có thể tặng hoặc bán lại cho người khác dùng vì vẫn còn trống 1 chữ kí.
 
Bác hên đấy. Bị bắt cắm trại chui là: Bị hộ tống ra tới cửa vườn và phạt tiền.

Họ thường hay chờ lúc bà con đang nấu cơm chiều mới hỏi giấy. Lúc đó thì khó mà cãi là chỉ sáng đi chiều về vì lều đã dựng lên rồi.

Nói thật là lần đầu tiên cắm trại trong đất liền Mĩ nên hơi chủ quan. (Quen ở Hawaii mọi người thoải mái hơn. Chỉ cần có ý thức là ok. Những chỗ cắm trại trả tiền nhiều khi chẳng cần đặt trước, nếu có người đến kiểm tra thì rút $5-10 trả cho họ thôi.)
Trình bày ngắn gọn ở đây là bọn em không "nhảy dù" những nơi phải qua cổng và trả tiền. Ví dụ Lava Point nằm ngoài cổng vào Zion, cách tầm 60km. Và bọn em coi đó là backcountry nên cố gắng "leave no trace" một cách tối đa.
Tùy nhận định của mỗi người, em xin phép không nói thêm về vấn đề này.
 
Đi mà không cần k/h. không book trước như bác mới là phượt đỉnh đới. Gato với bác quá.

Bác Fresh chụp được ảnh cô thổ dân da đỏ quấn khăn hay xía..(!).Bác đến gần chụp mà nó không chạy mất à?
Em cứ tưởng các cô thổ đân mặc vải màu nâu chứ bác? (chẳng lẽ phim nó bịa)

không hiểu luôn nên em ko trả lời được.
 
Bryce NP

Trong chuyến đi này Bryce là điểm đến bất ngờ nhất đối với em. Bác nào đến Zion thì cố chạy qua Bryce ngắm nhé, cách Zion tầm 100km thôi. Lúc đầu nghe giới thiệu ở đây có các cột đá tự nhiên (gọi là hoodoo) thì chẳng thể tưởng tượng được là nó đặc biệt chỗ nào. Phải tận mắt nhìn mới thấy ngoạn mục làm sao. Bàn tay Thiên nhiên quả thật quá tài tình. Các cột đá này dựng đứng chọc thẳng lên trời cao hàng chục mét, san sát bên nhau trông như một rừng cây.

Khu trung tâm của Bryce có các đoạn trail thông nhau nên rất dễ tham quan. Bắt đầu từ Sunrise Point đi bộ ven mép núi là đến Sunset Point, phía dưới chính là rừng hoodoo theo dạng lòng chảo (amphitheater). Từ Sunset Point men theo sườn núi đi xuống, càng đi càng thấy choáng ngợp. Đứng ở dưới bao quanh 360 độ là các cột đá, thấy mình bé như con kiến, có cảm giác như đang lạc vào thế giới người khổng lồ vậy. Từ đây đi tiếp, một bên là Queen’s Garden loop, bên kia là Peekaboo loop, hai vòng này kết hợp với nhau thành hình số 8. Tổng cộng quãng đường khoảng 13km để xem hết phần chính của Bryce.

9950376966_d40cae6f55_c.jpg



9950646184_00c6ff6c08_c.jpg



9950604435_281254065f_c.jpg



9950414986_b18033ba5f_c.jpg



9950534744_1293d3ef66_c.jpg



9950582073_3dd785b037_c.jpg



9950378205_91df2cd4c8_c.jpg
 
Ảnh và cảnh đẹp quá Fresh Air à. Bọn mình cũng có k/h đến Bryce. Chắc nên ở đó nửa ngày bác nhỉ(?)
@ cô thổ dân da đỏ: thôi bỏ qua vì mình nói đùa, bác lại không hiểu.
 
Wow, bác fresh-air viết bài hay quá, rất nhiều cảm xúc và chân thực :D
Bác ở bên lâu chưa mà rành thông tin và đường đi nước bước quá vậy? hehe
 
Ảnh và cảnh đẹp quá Fresh Air à. Bọn mình cũng có k/h đến Bryce. Chắc nên ở đó nửa ngày bác nhỉ(?)
@ cô thổ dân da đỏ: thôi bỏ qua vì mình nói đùa, bác lại không hiểu.

Vâng, nửa ngày là đủ để lái xe đi vòng quanh và đi bộ xuống chỗ lòng chảo bác ạ. Còn nếu bác đi nhanh thì có khi đi hết cả mấy cái loop luôn ấy chứ.
 
Wow, bác fresh-air viết bài hay quá, rất nhiều cảm xúc và chân thực :D
Bác ở bên lâu chưa mà rành thông tin và đường đi nước bước quá vậy? hehe

ngày xưa em có ở một thời gian, nhưng ít đi lắm. Thỉnh thoảng cũng nghĩ giá như hồi đó mình chịu khó + chịu chi thêm chút nữa. Nhưng thôi, chưa đi hết thì mới có lí do mà quay lại chứ hehe.
 
Nói thật là lần đầu tiên cắm trại trong đất liền Mĩ nên hơi chủ quan. (Quen ở Hawaii mọi người thoải mái hơn. Chỉ cần có ý thức là ok. Những chỗ cắm trại trả tiền nhiều khi chẳng cần đặt trước, nếu có người đến kiểm tra thì rút $5-10 trả cho họ thôi.)
Trình bày ngắn gọn ở đây là bọn em không "nhảy dù" những nơi phải qua cổng và trả tiền. Ví dụ Lava Point nằm ngoài cổng vào Zion, cách tầm 60km. Và bọn em coi đó là backcountry nên cố gắng "leave no trace" một cách tối đa.
Tùy nhận định của mỗi người, em xin phép không nói thêm về vấn đề này.

Chắc bác không rành luật cắm trại tai vùng Cali.

Khi bác vô trong đó thì cần giấy để cắm trại. Cái này không liên quan tớ chuyện đóng tiền vô cửa, vì nhiều chỗ không nằm trong phạm vi của các khu vườn quốc gia.

Giấy này cho phép bác ở qua đêm trong rừng. Họ hỏi giấy này chứ không hỏi chuyện bác đóng tiền qua cửa hay không.
 
Hoang mạc độc hành

Nhân đoạn viết về Utah, xin phép giới thiệu qua cuốn sách Desert Solitaire có nhắc tới ở trên. Abbey không chỉ viết về vẻ đẹp vừa dữ dội vừa tinh tế lại đầy hiểm nguy của hoang mạc và những mầm sống trong nó, mà còn đề cập đến nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến thiên nhiên như du lịch đại trà hay sự phát triển vô tội vạ nhân danh nhu cầu của con người.

Sách hay, cảnh đẹp, không gian tĩnh lặng, tinh thần thư thái. Nhịp điệu mỗi ngày, nói ra nghe thật “chẳng có gì”. Sáng 6h dậy, ăn sáng, lái xe 1-2 tiếng, đi bộ đến trưa, ăn trưa, đi bộ tiếp đến chiều, lái xe tìm chỗ cắm trại, 7h ăn tối, có hôm muộn hơn, 9h đi ngủ. Đơn giản nhưng không lúc nào thấy tẻ nhạt. Có lẽ chính vì đầu óc không phải bận rộn suy nghĩ nên dù muốn hay không cũng tự khắc hòa mình vào thiên nhiên, bắt đầu sờ mó xem đá này bột hay cứng, rồi hít hà coi bách xù và thông ponderosa mùi hương có khác nhau không.

Xin trích và tạm dịch mấy đoạn ngắn trong sách:

Nước, nước, nước… Sa mạc không thiếu nước, nó chỉ có đúng lượng nước cần thiết, một tỉ lệ lý tưởng giữa nước và đá, giữa nước và cát, đảm bảo không gian tự do rộng lớn, khoảng cách hào phóng giữa cây và thú, giữa nhà và thị trấn và thành phố. Điều này làm miền Tây khô cằn hoàn toàn khác biệt so với mọi miền đất nước. Ở đây không thiếu nước, trừ khi anh muốn lập ra một thành phố nơi không nên có bất kì thành phố nào.

Tình yêu dành cho thiên nhiên hoang dã không chỉ là ham muốn với cái gì đó luôn ngoài tầm với; nó là biểu hiện của sự thủy chung với trái đất, cái trái đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta, ngôi nhà duy nhất mà chúng ta biết, thiên đường duy nhất mà chúng ta cần – giá mà chúng ta có mắt để thấy. Tội lỗi nguyên thủy, cái nguyên tội thực thụ, là hủy diệt mù quáng thiên đường tự nhiên ở quanh chúng ta vì lòng tham – ước gì chúng ta xứng đáng với nó…. Khi tôi viết “thiên đường” tôi không chỉ nghĩ tới cây táo và những người đàn bà đẹp mà cả bọ cạp và nhện đen và ruồi muỗi, rắn chuông và thằn lằn nọc độc, bão cát, núi lửa và động đất, vi khuẩn và gấu, xương rồng, măng tây, cẩm quỳ, lạp chúc và mục đậu, lũ quét và cát lún, và vâng – bệnh tật và cái chết và xác thịt thối rữa.

Thiên nhiên hoang sơ không phải là thứ xa xỉ là mà sự cần thiết cho tâm hồn con người, có tính sống còn đối với sự sinh tồn, cũng như nước và bánh mì. Nền văn minh nào tận diệt những gì còn sót lại của thiên nhiên, của sự hồng hoang và căn nguyên thì tự nó đang cắt mình khỏi khởi nguồn của chính mình và yếu tố cơ bản của văn minh.


Chính vì đang đắm đuối với hoang mạc nên ở Utah bọn em không chạy interstate mà đi đường ngoằn nghoèo thăm thú các nơi. Quãng đường gấp rưỡi, thời gian gấp đôi, thấy rất đáng. Một số ảnh trên đường:

Mưa đá:

9950320254_b4dc80d118_c.jpg



9950338825_aaf8e120ae_c.jpg


Escalante National Monument: Đây là khu primitive camping. Cắm trại ở những nơi này cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường.
Hôm đó ở đây không có một ai. Bọn em xong xuôi vào lều đi ngủ thì nghe có xe chạy tới. Xe đỗ xịch ngay đối diện. Tắt động cơ, mở cở, có tiếng chân đi qua đi lại. Hơi hãi các bác ạ, tim đập người run run. Cũng phải 10' là ít rồi mới nghe lào xào tiếng nó dựng lều. Rủa thầm sao khu này rộng thế mà nó phải chọn sát chỗ mình, hú hồn. Chắc nó cũng sợ hehe.

10066845404_472e5afaee_c.jpg



10066969033_b3e733e48a_c.jpg


Những hẻm núi này đều do nước chảy mà thành. Trông thật khó tin. Minh chứng rõ ràng nhất là phần cây cối mọc rậm rạp giữa vách núi.

10066955315_6f617171f3_c.jpg


Grand Wash, Capitol Reef NP: khá giống The Narrows ở Zion, nhưng không còn nước chảy.

10067085323_c67e45c991_c.jpg



10066964235_b8b14837f0_c.jpg


Natural Bridges National Monument: Vì không đi xuống dưới núi nên trong ảnh nhìn không rõ, nhưng chính giữa là 1 cây cầu tự nhiên. Cầu thường dùng để chỉ loại vòm được hình thành từ quá trình nước xói mòn.

10067778076_18e0c54070_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,567
Bài viết
1,169,104
Members
191,424
Latest member
HungSWC
Back
Top