What's new

[Chia sẻ] Những mảnh ghép nước Nga.

Vậy là em đã rời nước Nga sau từng đấy năm lang thang, hành trang mang về chỉ là những bức ảnh, những người bạn và kỷ niệm. Có lẽ em cũng khó quay lại trong tương lai gần, vì thế em lập chủ đề này, phần để chia sẻ lại những nơi mà em đến, phần để có thể bất kỳ ai yêu nước Nga vào chia sẻ cảm nhận và phần nữa để tư vấn cho ai có nhu cầu về cách đi lại, ăn uống và chơi bời ở bất kỳ thành phố du lịch nào của Nga (vì em đã đi khá kỹ từ Tây tới sát Viễn Đông, từ Bắc tới Nam, từ Altai tới Kavkaz, từ Baikal cho đến Crimea), mặt khác cũng là để viết tiếp về Siberia do topic cũ bị hỏng photobucket mất hết ảnh (viết kiểu topic cũ mất thời gian quá mà em cũng bận không thể duy trì được).

Topic này em cũng dùng account facebook chính để upload ảnh và ban đầu sẽ dùng luôn các post facebook cũ cho đỡ tốn sức (vì thế sẽ có nhiều pót xưng hô khá củ chuối, các bác thông cảm) rồi đi vào chi tiết sau. Xin phép được bắt đầu với bán đảo Crimea, sau đó lần lượt sẽ là vùng Kavkaz, Kuban, hai thành phố lớn Moskva và Saint Petersburg, các thành phố dọc theo sông Volga, Bắc Ural, Nam Ural, Tây Siberia, Altai và Đông Siberia.

Các thành phố/ thị trấn sẽ được review trước, sau đó sẽ vào các điểm thăm quan cụ thể.

Post ảnh để kiểm tra khả năng hiển thị :D

23621731_10210945829661819_6354541222211361431_n.jpg



Danh sách các thành phố, thị trấn, làng mạc và điểm thăm quan, cập nhật dần theo bài viết:

PHẦN CRIMEA
1. Feodosya
2. Sudak
3. Koktebel
4. Alushta
5. Yalta
6. Alupka
7. Sevastopol
8. Balaklava
9. Simferopol

PHẦN KAVKAZ
10. Khatuey
11. Argun
12. Gudermes
13. Grozny
14. Goytư
15. Urus-Martan
16. Khankala
17. Dzhalka

ĐỒNG BẰNG MIỀN NAM
18. Krasnodar
19. Rostov-na-Donu
20. Volgograd
 
Last edited:
1.Feodosia

Lý do đầu tiên mình chọn đến thăm thành phố này vì tên nó nghe hay, như trong truyện cổ tích :v . Lý do thứ hai là sự nổi tiếng của căn cứ tên lửa hạt nhân chiến lược Feodosia-13 (mà cuối cùng hóa ra nó nằm ở chỗ khác).

Feodosia là một trong những thành phố cổ nhất nước Nga, thậm chí còn thành lập trước Moskva hơn 1500 năm. Vào thế kỷ 6 trước công nguyên, người Hy Lạp đã đến vùng đất này và xây dựng cảng tầu buôn bán, họ đặt tên nơi đây là Theodosia. 1600 năm sau, thành phố đổi chủ sang cộng hòa Genoa, sau đó thành điểm trung chuyển nô lệ của người Thổ với tên Caffa và cuối cùng là những đoàn quân Cossack Zaporozir giải phóng và trở thành một phần lãnh thổ nước Nga.
Về kiến trúc, thành phố này rất ít hơi hướng Nga hay Xô Viết mà đậm chất châu Âu kiểu Italia hay Tây Ban Nha. Tuy dân số nơi đây chỉ khoảng 70.000 người nhưng khách du lịch đến vào mùa hè rất động nên nó khá nhộn nhịp. Dù gì, ở đây cũng có bãi biển Vàng thuộc top đẹp nhất nước Nga.
Về công nghiệp, tại Feodosia trước đây xây dựng nhà máy lọc dầu và đóng tầu lớn nhất Ukraine với vai trò đóng góp rất quan trọng về kinh tế. Hiện giờ thì tất nhiên những phần này đã chuyển sang phục vụ nước Nga.
Điều thú vị cuối cùng của Feodosia là hoa quả, nhất là nho ở đây khá sẵn và ngon, được chở thẳng từ vựa hoa quả Koktebel gần đó đến. Rất đáng để đến thăm và thử.

Ăn chơi gì ở Feodosya:
- Chủ yếu là cảnh đẹp nên chụp ảnh rất sướng, có các khu phố cổ kiểu Hy Lạp hoặc Genoa, thành cổ Genoa, bãi biển...
- Mặc dù là thành phố biển nhưng hải sản khá nghèo nàn, sẵn nhất là hoa quả, cây ăn quả mọc trĩu trịt khắp nơi, hoa quả ngoài chợ cũng rẻ. Ăn bình thường có thể ăn các món cơm, súp truyền thống của Nga hay Thổ.
- Có nhiều quán cafe đủ phong cách, 1 vài club trong các khách sạn lớn thì đắt.


Ảnh là Quảng trường Ekaterina nằm cuối đường Cách mạng, cạnh bãi tắm bờ biển, cũng có thể coi là trung tâm du lịch của thành phố.


17309221_10209000035258175_7939520287812787616_n.jpg
 
Last edited:
Bạn ơi upload ảnh lên diễn đàn từ Facebook thì sau một thời gian (rất) ngắn cũng sẽ gặp không hiển thị không hơn gì photobucket. Tốt nhất là nên upload thẳng lên tính năng album của diễn đàn hoặc dùng flickr thì (cho đến giờ) ảnh hiển thị “bền” hơn.

Chịu khó tý chứ giờ tiện tay facebook upload sang xong mấy hôm nữa bài lỗ chỗ hình không hiển thị được mà cũng không edit lại được thì khó chịu lắm
 
2. Sudak

Thành phố thủ phủ tỉnh Sudak, nước cộng hòa Crimea. Đây là một thành phố nhỏ, to cỡ 1 quận ở Hà Nội với dân số cỡ nửa quận (20K dân). Tuy nhiên, bề dày lịch sử thì khỏi bàn. Thành phố được người Hy Lạp xây dựng từ năm 212 SCN, sau đó về tay người Venice và trở thành một địa điểm buôn bán sầm uất trên con đường thông thương từ Đông sang Tây. Vào thế kỷ 14-15, người Genoa đã xây dựng ở đây một pháo đài khá hoành tráng trên đỉnh núi phía Nam thành phố, và trong rất nhiều cuộc chiến sau đó, pháo đài Sudak chưa từng thất thủ vì địa hình quá hiểm của nó.
Ngày nay thì dân Sudak chủ yếu sống bằng nghề nấu rượu và làm du lịch. Bãi tắm ở đây nước rất trong, nhưng chỉ có sỏi nên đi khá là đau chân. Dịch vụ ăn uống hải sản cũng không được hoành tráng lắm, quay đi quay lại chỉ có vài loại cá và tôm rak (crayfish). Dân sống phần nhiều là người Tatar Crimea, mọi người nhiệt tình, dễ mến và rất tin người (vì địa điểm cũng hẻo lánh, chưa có khách Tầu hay Việt đổ bộ :v). Giá phòng khách sạn rẻ, 1 phòng đôi khép kín mùa cao điểm du lịch 15$/đêm đầy đủ tiện nghi, chủ khách sạn đánh xe ra tận bến xe đón và check out không cần kiểm tra lại phòng.

Nếu bác nào thích sang chảnh thì có thể thuê phòng ở resort với dịch vụ 5* và giá loanh quanh 100$/ ngày cũng sẵn vì về phát triển du lịch thì Sudak khá mạnh.

Ăn chơi gì ở Sudak:
- Cảnh rất đẹp, một thành phố theo phong cách Thổ đặc trưng, rất nhiều biển báo tiếng Nga còn được viết cách điệu theo lối hỏa tự. Thành cổ Sudak là tòa thành đẹp nhất bán đảo Crimea.
- Ăn hải sản, uống rượu vang. Tuy nhiên hải sản tươi khá hiếm, chủ yếu là đồ đông lạnh.
- Dịch vụ chơi bời phát triển hơn nhiều so với Feodosya, ban đêm không thiếu chỗ quẩy. Thành phố có một cái công viên nước khá là to nữa.
- Từ Sudak đi mấy cây số ra thị trấn nghỉ dưỡng Novyi Svet nổi tiếng rất gần.

Ảnh: Nhìn xuống thành phố từ trên tường thành cổ Genoa.

17264501_10209017382651849_6716975483656290922_n.jpg
 
3. Koktebel

Thị trấn Koktebel, Crimea, nơi có những cánh đồng nho trải dài tận bờ biển. Tên thị trấn theo tiếng Tatar là vùng đất của những ngọn đồi xanh với Kok là xanh và tebel là những ngọn đồi.
Thời Liên Xô, thị trấn này có tên là Planerskoye và là nơi nghỉ dưỡng yêu thích của các nhà văn Xô Viết với rượu vang, những câu lạc bộ dù lượn và bãi biển tự nhiên thuộc loại đẹp nhất Liên bang.
Hiện nay, tại Koktebel, những cánh đồng nho vẫn mọc xanh ngắt, những hầm rượu vẫn tràn đầy và khách du lịch từ Nga đổ về giữ cho thị trấn vẫn nhộn nhịp và trù phú như ngày nào. Tối đến, trên bờ biển vẫn có những nhóm nhạc công biểu diễn, các quầy hàng đầy ắp hoa quả, thịt nướng, tôm rak và cá xiên. Trước đây, vào tháng 9 hàng năm ở thị trấn này vẫn có festival nhạc Jazz của toàn châu Âu, tuy nhiên kể từ năm 2014, cùng với lệnh cấm vận, lễ hội này đã chuyển về Odessa, cũng hơi đáng tiếc.

Ăn chơi gì:
- Chụp ảnh các khu chợ hoa quả, cánh đồng nho, bãi biển, đặc biệt có 1 khoảnh hoa anh túc cực đẹp trên núi Karadag, chụp rất chất, nhưng phải mua vé excursi và có giám sát. Ảnh

- Tất nhiên là ăn hoa quả
- Công viên chim cò trong nhà, có thể bỏ tiền ra để ôm chim, sờ chim chụp ảnh nhưng khá đắt
- Có mấy quán cà phê nhà hàng bánh trái.
Ảnh: Chợ hoa quả trên đường đi ra bãi biển tại Koktebel

17358855_10209030232693092_5875684257203134835_o.jpg
 
4. Alushta
Alushta là một thành phố nằm phía Đông bán đảo Crimea, trên đường từ Sudak đến Yalta. Thành phố được người Hy Lạp thành lập từ thế kỷ thứ 6 SCN và sau đó cũng góp phần quan trọng trên con đường buôn bán của người Genoa.
Từ thời Liên Xô, Alushta đã là thành phố nghỉ dưỡng tốt nhất ở Crimea và là một trong những khu nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất toàn Liên bang nhờ vào khí hậu lý tưởng, bãi biển cũng như các suối khoáng ở đây. Thời điểm đó, nơi sang chảnh thế này chỉ dành cho các chính khách và các phi công vũ trụ.
Sau năm 90, sau khi Ukraine cùng Crimea tách khỏi Liên Xô, cả thành phố như chết dần. Dân số từ năm 1989 đến năm 2013 đều đặn giảm, tính ra mất đến 1/5. Tuy nhiên, từ năm 2014 sau khi Crimea sáp nhập trở lại Nga, dân số đã dần tăng lên, hiện nay đang ở mức năm 2008 và cuộc sống có vẻ như đang hồi sinh. Ngoài khí hậu hay bãi biển thì rượu nho và cà phê ở đây cũng rất khá.
Mình thích nhất ở thành phố này là những hàng resort xây lớp lớp trên các ngọn đồi nhìn ra biển, khá là giống Bãi Cháy. Những resort ở đây được bình chọn là tốt nhất Crimea, tiếc là chưa có cơ hội thử.
Hẹn gặp lại lần sau vậy.
Ảnh chụp 7/2016.

Chỗ chơi:
- Resort với các dịch vụ làm đẹp đi kèm (chưa thử)
- Tắm biển
- Ăn uống thì cũng tương tự như các thành phố ven biển khác của Crimea.

17390563_10209042502039818_4452976794088764301_o.jpg
 
5. Yalta
Yalta là thành phố du lịch lớn nhất trên bán đảo Crimea của Nga, nằm ở bờ biển Đông Nam bán đảo này. Tên của thành phố bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, yalos, có nghĩa là "bờ biển an toàn" được đặt bởi những nhà thám hiểm Hy Lạp 2000 năm trước.
Tuy là một thành phố khá nhỏ, chỉ có hơn 70.000 dân nhưng Yalta lại cực kỳ nổi tiếng trên thế giới vì tại đây đã diễn ra hội nghị Yalta của 3 cường quốc Anh - Mỹ - Liên Xô nhằm phân chia lại thế giới sau Thế chiến II.
Giống như mọi thành phố ven biển khác của Crimea (trừ Sevastopol), Yalta luôn đông đúc khách du lịch vào tháng 7-8 và đây cũng là nguồn thu chính từ thành phố. Trước khi Crimea trở về Nga, có khoảng 12% khách du lịch tới đây là từ các du thuyền phương Tây, sau 2014, lượng khách từ Nga luôn vượt 95%. Ngoài du lịch, thành phố còn khá nổi tiếng với nghề nấu rượu nho, đặc biệt là khu vực giáp với thị trấn Massandra bên cạnh. Biểu tượng của Crimea, lâu đài Tổ Yến tuy nằm ở quận Yalta nhưng lại không thuộc thành phố này như nhiều người vẫn tưởng.
Theo cảm nhận cá nhân thì thành phố rôm rả được mấy phố ven biển, phần lớn dân cư trên chân núi Ai-Petri thì cuộc sống cũng khá vất vả vì không được hưởng lợi nhiều về du lịch, đường xá dốc và chật hẹp. Vì cấm vận phương Tây nên du lịch trong những năm gần đây ở Yalta cũng gặp khó khăn, các dịch vụ thanh toán không thông qua tiền mặt hay đặt phòng online thường xuyên bị làm khó dễ. Tuy các review trên mạng nói giá phòng ở Yalta vào mùa du lịch đắt, nhưng nếu đến tận nơi thuê phòng với dân địa phương trực tiếp có chút mặc cả thì cũng không đến nỗi vậy. (50$/ đêm được hẳn 1 căn hộ 2 phòng rộng rãi ở được 5 người ngay gần bờ biển trung tâm.) Các bãi tắm hầu hết đã bị tư nhân hóa và thu phí, bằng chứng là suốt quãng bờ biển thành phố không có bãi tắm công cộng nào.

Ăn chơi gì:
- Thăm các lâu đài nổi tiếng tại đây: Tổ Yến, Vorontsov, Dulber, Livandia, Massandra... (sẽ post riêng về các nơi này sau)
- Nghỉ dưỡng tại các resort đắt tiền, ăn hải sản.
- Đi chợ cá ở đây cũng khá vui.
- Đi dạo & chụp ảnh mấy chỗ như phố đi bộ, bảo tàng Cá sấu, chợ trời (nhiều cá ngon & hoa quả).

20451663_10210184174340912_3319931674741233832_o.jpg
 
4. Alushta
Alushta là một thành phố nằm phía Đông bán đảo Crimea, trên đường từ Sudak đến Yalta. Thành phố được người Hy Lạp thành lập từ thế kỷ thứ 6 SCN và sau đó cũng góp phần quan trọng trên con đường buôn bán của người Genoa.
Từ thời Liên Xô, Alushta đã là thành phố nghỉ dưỡng tốt nhất ở Crimea và là một trong những khu nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất toàn Liên bang nhờ vào khí hậu lý tưởng, bãi biển cũng như các suối khoáng ở đây. Thời điểm đó, nơi sang chảnh thế này chỉ dành cho các chính khách và các phi công vũ trụ.
Sau năm 90, sau khi Ukraine cùng Crimea tách khỏi Liên Xô, cả thành phố như chết dần. Dân số từ năm 1989 đến năm 2013 đều đặn giảm, tính ra mất đến 1/5. Tuy nhiên, từ năm 2014 sau khi Crimea sáp nhập trở lại Nga, dân số đã dần tăng lên, hiện nay đang ở mức năm 2008 và cuộc sống có vẻ như đang hồi sinh. Ngoài khí hậu hay bãi biển thì rượu nho và cà phê ở đây cũng rất khá.
Mình thích nhất ở thành phố này là những hàng resort xây lớp lớp trên các ngọn đồi nhìn ra biển, khá là giống Bãi Cháy. Những resort ở đây được bình chọn là tốt nhất Crimea, tiếc là chưa có cơ hội thử.
Hẹn gặp lại lần sau vậy.
Ảnh chụp 7/2016.

Chỗ chơi:
- Resort với các dịch vụ làm đẹp đi kèm (chưa thử)
- Tắm biển
- Ăn uống thì cũng tương tự như các thành phố ven biển khác của Crimea.

Cám ơn bạn đã có thông tin về vùng đất Crimea, về Aluska, nơi tôi đã từng được nghỉ mát nửa tháng năm 1978 (tôi chỉ là sinh viên thường được chia phiếu nghỉ mát theo kiểu phân phối bao cấp chứ không phải là phi công vũ trụ hay anh hùng lao động gì cả). Nơi này trước đây từ 1954 đến cách đây vài năm (2014) thuộc Ucraina, nay đã thuộc Nga (và Ucraina họ vẫn tuyên bố chủ quyền, giống như Hoàng sa của Việt nam vậy).
Hiện nay, viết về những vùng đất như Crime, không bao giờ thoát khỏi sự tranh luận. Sự phức tạp về lịch sử, dân cư, vị trí địa chính trị và cả quá trình bầm giập tranh chấp giữa các quốc gia làm cho khó ai có thể viết đơn giản về nơi này mà không gây tranh luận.

Trước 1990, khu nghỉ mát Aluska và một số bãi nhỏ khác thuộc Crimea là một trong 2 khu nghỉ mát chính của Liên xô (Sochi là khu thứ hai). Nghỉ mát ở đây quả là tuyệt vời bởi khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân cư bản địa và cách thức tổ chức các bãi biển mang tính chuyên nghiệp của họ. Tuy nhiên, riêng phần bãi biển và nước biển thì không thể khen được. Bãi chỉ có sỏi và sỏi nhân tạo chứ không có cát; nước biển tháng nóng nhất là tháng 6-7 cũng rất lạnh (đối với người Việt mình), ban ngày chỉ 19-20 độ là cao, không thể tắm ngâm liên tục được mà chủ yếu ra bãi biển phơi nắng là chính. Hôm nào mưa nước biển xuống 15-16 độ thì chỉ còn 1 số Tây giỏi chịu lạnh tắm thôi.
Từ 1991, khi Ucraina tách khỏi Liên Xô thành quốc gia độc lập, cuộc sống của Nga và Ucraina xuống dốc trong hàng chục năm và biểu hiện rõ nhất là các vùng nghỉ mát đìu hưu, không chỉ Crime mà Sochi cũng vậy. Những biến động tranh chấp chính trị và quân sự những năm 2009-2013 giữa Ucraina và Nga chắc hẳn làm cho Crimea điêu tàn thêm. Cần nhớ dân số Crime có khoảng 65% là người Nga, khoảng 15% là người Ucraina và 15% là dân Tactar (gốc là người Thổ thời Otoman), còn lại là các sắc dân khác như do thái, belaruss...

Việc sáp nhập Crimea vào Nga chắc chắn làm cho kinh tế Crimea trong ngắn hạn có nhộn nhịp hơn do Nga đầu tư khá mạnh cho vùng đất quân sự này, ngành du lịch cũng phát triển ngắn hạn do người nga sẽ đến nghỉ đông hơn (so với để nó thuộc Ucraina thù địch). Tuy nhiên, về dài hạn thì tương lai của Crimea rất khó đoán định và nó khó có thể phát triển với hết tiềm năng của nó. Hiện nay và chắc nhiều năm về sau nữa, khách EU và Mỹ, Nhật rất ít người đến nghỉ dưỡng ở Crimea (do tính chất pháp lý không đầy đủ của nó); công dân và các Công ty của Crimea không được các nước Phương tây thừa nhận, không cho phép nhập cảnh ra nước ngoài...

Nếu đi hết vòng tròn của Biển Đen ta sẽ thấy, phát triển tốt nhất về bãi biển, nghỉ dưỡng là Bun Ga Ri, sau đó là Thổ nhĩ kỳ, tiếp theo là Sochi của Nga và Crimea là bãi biển tiềm năng nhất, tôi cho là đẹp nhất nữa nhưng đìu hiu nhất.
 
Cám ơn bạn đã có thông tin về vùng đất Crimea, về Aluska, nơi tôi đã từng được nghỉ mát nửa tháng năm 1978 (tôi chỉ là sinh viên thường được chia phiếu nghỉ mát theo kiểu phân phối bao cấp chứ không phải là phi công vũ trụ hay anh hùng lao động gì cả). Nơi này trước đây từ 1954 đến cách đây vài năm (2014) thuộc Ucraina, nay đã thuộc Nga (và Ucraina họ vẫn tuyên bố chủ quyền, giống như Hoàng sa của Việt nam vậy).
Hiện nay, viết về những vùng đất như Crime, không bao giờ thoát khỏi sự tranh luận. Sự phức tạp về lịch sử, dân cư, vị trí địa chính trị và cả quá trình bầm giập tranh chấp giữa các quốc gia làm cho khó ai có thể viết đơn giản về nơi này mà không gây tranh luận.

Trước 1990, khu nghỉ mát Aluska và một số bãi nhỏ khác thuộc Crimea là một trong 2 khu nghỉ mát chính của Liên xô (Sochi là khu thứ hai). Nghỉ mát ở đây quả là tuyệt vời bởi khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân cư bản địa và cách thức tổ chức các bãi biển mang tính chuyên nghiệp của họ. Tuy nhiên, riêng phần bãi biển và nước biển thì không thể khen được. Bãi chỉ có sỏi và sỏi nhân tạo chứ không có cát; nước biển tháng nóng nhất là tháng 6-7 cũng rất lạnh (đối với người Việt mình), ban ngày chỉ 19-20 độ là cao, không thể tắm ngâm liên tục được mà chủ yếu ra bãi biển phơi nắng là chính. Hôm nào mưa nước biển xuống 15-16 độ thì chỉ còn 1 số Tây giỏi chịu lạnh tắm thôi.
Từ 1991, khi Ucraina tách khỏi Liên Xô thành quốc gia độc lập, cuộc sống của Nga và Ucraina xuống dốc trong hàng chục năm và biểu hiện rõ nhất là các vùng nghỉ mát đìu hưu, không chỉ Crime mà Sochi cũng vậy. Những biến động tranh chấp chính trị và quân sự những năm 2009-2013 giữa Ucraina và Nga chắc hẳn làm cho Crimea điêu tàn thêm. Cần nhớ dân số Crime có khoảng 65% là người Nga, khoảng 15% là người Ucraina và 15% là dân Tactar (gốc là người Thổ thời Otoman), còn lại là các sắc dân khác như do thái, belaruss...

Việc sáp nhập Crimea vào Nga chắc chắn làm cho kinh tế Crimea trong ngắn hạn có nhộn nhịp hơn do Nga đầu tư khá mạnh cho vùng đất quân sự này, ngành du lịch cũng phát triển ngắn hạn do người nga sẽ đến nghỉ đông hơn (so với để nó thuộc Ucraina thù địch). Tuy nhiên, về dài hạn thì tương lai của Crimea rất khó đoán định và nó khó có thể phát triển với hết tiềm năng của nó. Hiện nay và chắc nhiều năm về sau nữa, khách EU và Mỹ, Nhật rất ít người đến nghỉ dưỡng ở Crimea (do tính chất pháp lý không đầy đủ của nó); công dân và các Công ty của Crimea không được các nước Phương tây thừa nhận, không cho phép nhập cảnh ra nước ngoài...

Nếu đi hết vòng tròn của Biển Đen ta sẽ thấy, phát triển tốt nhất về bãi biển, nghỉ dưỡng là Bun Ga Ri, sau đó là Thổ nhĩ kỳ, tiếp theo là Sochi của Nga và Crimea là bãi biển tiềm năng nhất, tôi cho là đẹp nhất nữa nhưng đìu hiu nhất.

1. Đoạn đậm này em không thấy giống tí nào. Nếu bác đến Crimea hiện nay, kể cả vào những vùng toàn người Tatar như Sudak, Bakchisaray mà hỏi chuyện dân ở đó thì sẽ hiểu vì sao ngay cả nếu Nga có sụp đổ thì Crimea sẽ không thể về với Ukraine được. Nếu bác đọc thêm một chút về giai đoạn từ khi Liên Xô sụp đổ đến hết đời tổng thống Kuchma sẽ thấy nếu không dùng súng đạn và quân đội thì Crimea đã ly khai Ukraine từ khi đó rồi. Năm 2014 chỉ là giọt nước tràn ly và mấy anh người xanh, theo cách nói của người Mỹ, chỉ là quả cherry trên cái bánh kem để cho Ukraine không làm được 1 lần nữa theo kịch bản 1995 thôi. So với một khu đảo hoang như Hoàng Sa, nơi các hải đội Hoàng Sa đã khai thác trước cả người Trung Quốc thì quá khập khiễng.

2. Đoạn 2 của bác em không biết bác có chắc không, vì ở Crimea có 2 thị trấn nghỉ dưỡng nổi tiếng là Alushta là Alupka, bác viết là "Aluska" thì em không hiểu bác viết về khu nào, nhưng nghe bác tả thì em thấy giống là tả Alupka hơn vì ở Alupka có nhiều núi chạy ra đến biển, che nắng và các dòng nước nóng nên biển rất lạnh, bãi lại toàn sỏi. Cho đến bây giờ ở Alupka vẫn tấp nập hơn rất nhiều vì có mấy khu vườn đẹp, lâu đài Vorontsov và khách sạn bình dân dọc bờ biển.

3. Các nước EU đã dần chấp nhận Crimea về với Nga theo xu thế không thể đảo ngược rồi, tour cũng bắt đầu nối lại. Bác có thể thấy resort Mriya 5* ở Foros đã giành giải Khu nghỉ dưỡng sang trọng tốt nhất thế giới năm 2017 rất ấn tượng ở link này:
https://luxuryhotelawards.com/hotel/mriya-resort-spa/
Khách đến Crimea qua đường Nga thoải mái mà chẳng bị phiền phức nào vì chẳng có bằng chứng nào vì họ ra và vào nơi này. Công ty nào ở Crimea muốn ra ngoài kinh doanh có lẽ cũng sẽ phải lách luật một chút (đặt trụ sở tại Nga chẳng hạn) , mọi thứ dù chậm, nhưng sẽ đều tốt đẹp hơn.

Em qua Crimea năm 2016 thì không thấy đìu hiu lắm, dự định sẽ qua trong tầm 2021-22 để đi nốt Yevpatoria và khu đồng bằng phía Tây để đánh giá thực tế cho chuẩn xác hơn.
 
Tôi đã nói trước là tranh luận khi nói về Crimea mà. Có cái địa danh Alusta nó là Alupka hay Alushta cũng có khi tranh luận chứ đừng nói là có thể so sánh Crimea với Hoàng Sa hay không (ý tôi trong bài là Alushta). Thực ra, Crimea là đất của Nga từ thời sa hoàng nhưng về mặt pháp lý từ 1954 đến 2014 nó thuộc về Ucraina cho đến khi có những chính biến 2014 mới thuộc về Nga một cách cưỡng bức, chưa đúng với công pháp quốc tế và được sự đồng thuận của Chính quyền hợp pháp Ucraina, theo tôi, nó rất giống với tình trạng pháp lý của Hoàng Sa đã coi như vĩnh viễn bị TQ chiếm đóng và khẳng định chủ quyền, làm du lịch còn hơn Crimea nhưng vẫn chưa được Chính quyền hợp pháp Việt Nam thừa nhận.


Tôi nghĩ không nên tranh luận về chủ đề này thì hay hơn.

Nước biển ở Crimea đúng là lạnh, và nó chỉ 20-21 độ vào tháng 6, chỉ đạt 24-25 độ vào tháng 8, sau 2 tháng hè nóng 6-7. Tuy nhiên, nhiệt độ trên bờ thấng 8 lại thấp hơn tháng 6-7 và hay mưa. Đối với người Việt mình tắm biển dưới 24 độ là cảm thấy rất lạnh, nhất là khi có gió.

https://seatemperature.info/june/crimea-water-temperature.html


Cám ơn bạn Adammatan, có lẽ bạn là người Việt nam duy nhất và độc đáo đã đi rất nhiều nơi trên đất Nga trong thời gian gần đây. Việc bạn lưu giữ, cung cấp những thông tin, hình ảnh và cả những nhận định của mình về nước Nga đương đại là hết sức quý giá và đáng trân trọng.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,792
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top