What's new

[Chia sẻ] Những mảnh ghép nước Nga.

Vậy là em đã rời nước Nga sau từng đấy năm lang thang, hành trang mang về chỉ là những bức ảnh, những người bạn và kỷ niệm. Có lẽ em cũng khó quay lại trong tương lai gần, vì thế em lập chủ đề này, phần để chia sẻ lại những nơi mà em đến, phần để có thể bất kỳ ai yêu nước Nga vào chia sẻ cảm nhận và phần nữa để tư vấn cho ai có nhu cầu về cách đi lại, ăn uống và chơi bời ở bất kỳ thành phố du lịch nào của Nga (vì em đã đi khá kỹ từ Tây tới sát Viễn Đông, từ Bắc tới Nam, từ Altai tới Kavkaz, từ Baikal cho đến Crimea), mặt khác cũng là để viết tiếp về Siberia do topic cũ bị hỏng photobucket mất hết ảnh (viết kiểu topic cũ mất thời gian quá mà em cũng bận không thể duy trì được).

Topic này em cũng dùng account facebook chính để upload ảnh và ban đầu sẽ dùng luôn các post facebook cũ cho đỡ tốn sức (vì thế sẽ có nhiều pót xưng hô khá củ chuối, các bác thông cảm) rồi đi vào chi tiết sau. Xin phép được bắt đầu với bán đảo Crimea, sau đó lần lượt sẽ là vùng Kavkaz, Kuban, hai thành phố lớn Moskva và Saint Petersburg, các thành phố dọc theo sông Volga, Bắc Ural, Nam Ural, Tây Siberia, Altai và Đông Siberia.

Các thành phố/ thị trấn sẽ được review trước, sau đó sẽ vào các điểm thăm quan cụ thể.

Post ảnh để kiểm tra khả năng hiển thị :D

23621731_10210945829661819_6354541222211361431_n.jpg



Danh sách các thành phố, thị trấn, làng mạc và điểm thăm quan, cập nhật dần theo bài viết:

PHẦN CRIMEA
1. Feodosya
2. Sudak
3. Koktebel
4. Alushta
5. Yalta
6. Alupka
7. Sevastopol
8. Balaklava
9. Simferopol

PHẦN KAVKAZ
10. Khatuey
11. Argun
12. Gudermes
13. Grozny
14. Goytư
15. Urus-Martan
16. Khankala
17. Dzhalka

ĐỒNG BẰNG MIỀN NAM
18. Krasnodar
19. Rostov-na-Donu
20. Volgograd
 
Last edited:
6. Alupka

Alupka là một thành phố nghỉ dưỡng ở Crimea, nằm cách Yalta 17 km về phía Tây Nam. Khắp thành phố là các khu nghỉ dưỡng, resort, sanatori nằm dọc bờ Biển Đen với cát vàng và nước cực kỳ trong.
Điểm nổi tiếng nhất ở Alupka chính là cung điện Vorontsov của hoàng tử Mikhail Vorontsov, người cai trị vùng đất Novorossia kéo dài từ Donbass đến hết Crimea. Ngoài ra, núi Ai Petri ở phía Bắc thành phố với hệ thống cáp treo hoành tráng cũng là một điểm thăm quan khá hấp dẫn.

Thành phố Alupka được người Hy Lạp thành lập từ thế kỷ 10 sau công nguyên, trước đây chỉ là một làng nhỏ những người nông dân chăn dê, trồng nho. Diễn tiến lịch sử của nó thì cũng như mọi vùng khác bờ đông Crimea, qua tay người Thổ, và sau đó là Nga.

Nghe đồn không khí ở đây đặc biệt sạch và có lợi cho sức khỏe nên tại đây có xây một trung tâm điều dưỡng các bệnh hô hấp của Bộ Quốc phòng Nga. Lời đồn có vẻ thật.

Ăn chơi gì ở đây:
- Thăm cung điện Vorontsov (tất nhiên rồi), từ đây đi cung điện Livandia, nơi ký kết hiệp định Yalta cũng gần hoặc cung điện Dulber (phải mua vé trước)
- Đi cáp treo lên núi Ai-Petri
- Đi cây cầu treo nguy hiểm nhất thế giới ở trên đỉnh núi Ai-Petri
- Tắm biển, phơi nắng, mua đồ lưu niệm Crimea (rẻ hơn Yalta ^^)


Ảnh chụp tại công viên bên rìa cung điện Vorontsov, thấy đôi này bá đạo quá thì để làm đại diện cho thành phố thôi B)

17492455_10209067816672668_6537782042650225092_o.jpg
 
Tôi đã nói trước là tranh luận khi nói về Crimea mà. Có cái địa danh Alusta nó là Alupka hay Alushta cũng có khi tranh luận chứ đừng nói là có thể so sánh Crimea với Hoàng Sa hay không (ý tôi trong bài là Alushta). Thực ra, Crimea là đất của Nga từ thời sa hoàng nhưng về mặt pháp lý từ 1954 đến 2014 nó thuộc về Ucraina cho đến khi có những chính biến 2014 mới thuộc về Nga một cách cưỡng bức, chưa đúng với công pháp quốc tế và được sự đồng thuận của Chính quyền hợp pháp Ucraina, theo tôi, nó rất giống với tình trạng pháp lý của Hoàng Sa đã coi như vĩnh viễn bị TQ chiếm đóng và khẳng định chủ quyền, làm du lịch còn hơn Crimea nhưng vẫn chưa được Chính quyền hợp pháp Việt Nam thừa nhận.
Tôi nghĩ không nên tranh luận về chủ đề này thì hay hơn.
Tôi đọc các còm trên và thấy cũng ko nên tranh luận sâu về vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở đây.
Tuy nhiên để tránh được điều đó thì bác kimvanchinh cũng nên rút bỏ sự so sánh KHẬP KHIỄNG giữa Crưm và Hoàng Sa (mà bạn adamantan đã đề cập). Ngay trong còm này những điều bác giải thích thêm (vế lý do tại sao bác so sánh Crưm với HS) lại mâu thuẫn với chính lập luận của bác.
Khác biệt cơ bản giữa Krưm vs HS là ở chỗ: Krưm trước 1954 vốn là đất của Sa hoàng Nga (từ thế kỷ 18-20) và sau đó tiếp tục thuộc về LB CHXHCNXV Nga, còn HS trước khi bị TQ chiếm đóng chưa từng bao giờ là "đất/ lãnh hải của TQ" (thể hiện rõ trên bản đồ TQ thời nhà Thanh 1904) cho tới khi bị chiếm đóng.
Vì vậy theo tôi ss Crưm với HS là hoàn toàn ko có cơ sở khoa học-lịch sử và rất khập khiễng, người viết nó nên edit rút bỏ đoạn "so sánh, ví von" này khi đó sẽ chấm dứt được sự tranh luận không đáng có ở đây!
Ngoài ý kiến trên tôi cám ơn bạn adamantan đã có cung cấp 1 thớt thú vị về vùng đất Crưm xinh đẹp và có lịch sử lâu đời, nơi tôi cũng đã từng may mắn có dịp đến thăm nhiều năm trước.
 
Last edited:
7. Sevastopol

Sevastopol là thành phố khá đặc biệt ở Nga, là đơn vị hành chính "Thành phố cấp liên bang". Cả nước Nga chỉ có ba thành phố được hưởng quy chế này, một là Sevastopol, còn lại là thủ đô Moskva và cố đô Saint Petersburg.

Thành phố Sevastopol được người Hy Lạp thành lập vào khoảng thế kỷ 6 trước công nguyên. Trong suốt 2000 năm nó là thành phố Hy Lạp mang tên Chersonesus. Dù quân Mông Cổ đã thiêu trụi Chersonesus thì một số công trình Hy Lạp cổ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Vào thế kỷ 14, trước sức tấn công của quân Mông Cổ, thành phố đã hoàn toàn bị bỏ hoang thành phế tích.
Năm 1783, thành phố này được hồi sinh bởi một chuẩn đô đốc Nga, gốc Scotland tên là Thomas Mackenzi, từ đó trở đi ở đây thành điểm nóng diễn ra nhiều trận đánh khốc liệt tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây, kéo dài qua chiến tranh Thế giới II và suýt nữa thì kéo luôn đến năm 2014.

Hiện tại, ngoài việc cung cấp nơi đồn trú cho Hạm đội Biển Đen và khoảng hơn 20.000 quân Nga, Sevastopol còn là một điểm du lịch thú vị với nhiều di tích lịch sử, vịnh biển nước trong và sạch với một số bãi tắm có cát vàng + nhiều resort.

Ăn chơi gì:
- Thăm hạm đội Biển Đen, tất nhiên rồi. Ở cảng Sevastopol có dịch vụ cho thuê thuyền với giá khoảng $60/ giờ có lái kiêm chụp ảnh giùm sẽ đưa bạn đi thăm hết khu vực vòng ngoài của hạm đội Biển Đen với cự ly tiếp cận có thể gần đến 100 mét, tha hồ chụp ảnh các loại tầu ngầm, tầu nổi Nga ở đây, đặc biệt là kỳ hạm Moskva lớp Slava.
- Ăn hải sản, nếm rượu nho.
- Đi thăm thành cổ Hy Lạp Chersonesus.
- Bảo tàng 35 Battery, trưng bày các hiện vật và tài liệu về cuộc chiến chống phát xít Đức của quân dân Crimea cực hoành tráng.
- Các thắng cảnh để chụp ảnh như các tượng đài, công trình, tháp canh, etc...

Ảnh này vợ em chụp. Lúc khởi động có 1 em xinh tươi tóc vàng ra rủ xuống bơi cùng, cơ mà chỉ tay lại đằng sau bảo "Em ơi, vợ anh kìa" làm ẻm cụt hứng chạy mất.

17493182_10209079912815064_1996900007916974957_o.jpg
 
Tôi đọc các còm trên và thấy cũng ko nên tranh luận sâu về vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở đây.
Tuy nhiên để tránh được điều đó thì bác kimvanchinh cũng nên rút bỏ sự so sánh KHẬP KHIỄNG giữa Crưm và Hoàng Sa (mà bạn adamantan đã đề cập). Ngay trong còm này những điều bác giải thích thêm (vế lý do tại sao bác so sánh Crưm với HS) lại mâu thuẫn với chính lập luận của bác.
Khác biệt cơ bản giữa Krưm vs HS là ở chỗ: Krưm trước 1954 vốn là đất của Sa hoàng Nga (từ thế kỷ 18-20) và sau đó tiếp tục thuộc về LB CHXHCNXV Nga, còn HS trước khi bị TQ chiếm đóng chưa từng bao giờ là "đất/ lãnh hải của TQ" (thể hiện rõ trên bản đồ TQ thời nhà Thanh 1904) cho tới khi bị chiếm đóng.
Vì vậy theo tôi ss Crưm với HS là hoàn toàn ko có cơ sở khoa học-lịch sử và rất khập khiễng, người viết nó nên edit rút bỏ đoạn "so sánh, ví von" này khi đó sẽ chấm dứt được sự tranh luận không đáng có ở đây!
Ngoài ý kiến trên tôi cám ơn bạn adamantan đã có cung cấp 1 thớt thú vị về vùng đất Crưm xinh đẹp và có lịch sử lâu đời, nơi tôi cũng đã từng may mắn có dịp đến thăm nhiều năm trước.

Ai đã đến Crimea, ở lại đủ lâu từ sau năm 2014 sẽ hiểu bác ạ. Ba cùng với dân họ rồi sẽ thấy việc cố sống cố chết ép Crimea về lại Ukraina nó kệch cỡm như thế nào.
 
8. Balaklava

Balaklava là một thị trấn nhỏ thuộc bán đảo Crimea, cũng là một khu vực tuyệt mật thời Liên Xô do đây là căn cứ tầu ngầm của hạm đội Biển Đen, cũng là căn cứ tầu ngầm lớn nhất Liên Xô không bị đóng băng vào mùa đông.
Khu vực thị trấn Balaklava ngày nay đã có người sinh sống và lập làng từ thời Hy Lạp cổ đại, sau đó nó lần lượt đổi chủ qua tay đế quốc Byzantin, tiếp theo là Genoa vào năm 1365, khi đó được đặt tên là thành phố Cembalo. Thành cổ Cembalo của người Genoa hiện nay vẫn còn tồn tại (chính giữa ảnh) và đang được tu bổ. Thế kỷ 15, đế quốc Ottoman đánh bại người Genoa, chiếm được thành phố và đổi tên thành Balyk-Yuva có nghĩa là "Tổ cá". Sau cuộc chiến giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga năm 1774, Nga đã chiếm được thành phố này cùng với cả bán đảo Crimea.
Trong Thế chiến II, Balaklava là điểm cực Nam của giới tuyến giữa quân Đức và Liên Xô. Sau Thế chiến, nơi này được biến thành căn cứ tầu ngầm, thành phố bị sáp nhập vào đặc khu Sevastopol và trở thành khu vực cấm (ZATO).
Sau khi Liên Xô tan rã, cùng với bán đảo Crimea, Balaklava được cắt về cho Ukraine và nó được mở cửa, căn cứ tầu ngầm bị giải tán và biến thành bảo tàng tầu ngầm ngày nay.
Về đặc sản, đúng như tên người Thổ gọi, Balaklava có rất nhiều cá với nhiều nhà hàng hải sản mọc khắp nơi. Thị trấn cũng có nhiều quán cafe rất lãng mạn và thành cổ Cembalo đáng để khám phá. Có điều, thị trấn cách trung tâm thành phố Sevastopol khá xa (khoảng 15 km) và một ngày chỉ có 3-4 chuyến xe bus ra đây và ngược lại gây khá nhiều khó khăn cho khách thăm quan. Từ Balaklava cũng có thể đi thuyền theo tour đến nhiều đảo có bãi tắm đẹp hay đi về Sevastopol.

Ăn chơi gì ở Balaklava:

- Leo núi thăm quan thành cổ Cembalo và chụp ảnh ở cửa vịnh Balaklava. Từ trên thành cổ này cũng có thể bao quát toàn bộ thành phố để chụp ảnh rất đẹp.
- Thưởng thức cafe và đặc sản biển, thậm chí là cả trứng cá Beluga biển Đen tại các nhà hàng tại đây (khá đắt , 1 serving trứng cá 30g có giá đến 6000 rúp = $100).
- Đi tầu từ cảng Balaklava ra các bãi tắm như bãi Vàng khá tuyệt.
- Thăm bảo tàng tầu ngầm Balaklava (bảo tàng đóng cửa thứ 2,3).

Ảnh: Đường vào cảng Balaklava

20449329_10210194189271279_5359258799920844216_o.jpg
 
Ai đã đến Crimea, ở lại đủ lâu từ sau năm 2014 sẽ hiểu bác ạ. Ba cùng với dân họ rồi sẽ thấy việc cố sống cố chết ép Crimea về lại Ukraina nó kệch cỡm như thế nào.

Dân số Crimea 65% là người Nga chính hiệu và điểu hiển nhiên là họ muốn sáp nhập Crimea trở về Nga là chính đáng đối với họ. Điều này thì không cần 3 cùng gì cũng hiểu được. Tuy nhiên, câu chuyện của thế kỷ 21 thu xếp các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền nó khác với thời xưa nhiều. Tôi buồn là việc thu xếp đó giữa 2 nước anh em Nga và Ucraina nó không theo các chuẩn mực quốc tế ngày nay dẫn đến những hậu quả và phán xét rất khác biệt đáng tiếc, nhất là cho nước Ucraina mà tôi cũng rất yêu mến không kém gì nước Nga.

Bạn chimchim khuyên tôi bỏ ý so sánh Crimea với Hoàng Sa, cám ơn bạn đã khuyên bảo. Còn tôi không thể nào bỏ được bạn ạ. Mỗi lần đọc những thông tin về cuộc chiến và những tranh chấp giữa Ucraina và Nga, tôi không thể nào không so sánh và liên tưởng đến nỗi đau mất đất, mất biển, mất đảo của dân tộc ta cho quốc gia láng giềng với thói ngông cuồng, kẻ cả, lấn lướt, áp đặt của họ. Tôi muốn yêu nước Nga nhiều lắm và vẫn rất yêu, nhưng tôi không thể nào đồng ý với cách họ sáp nhập Crimea từ người anh em Ucraina theo kiểu của họ đã làm.

Vậy nên tôi mong muốn topic này hãy dừng tranh luận về những vấn đề nhạy cảm để bạn adammanta cung cấp những thông tin về vùng đất mà bạn ấy đã trải nghiệm rất gần đây. Tôi cũng sẽ không khơi thêm chỗ nóng của chủ đề nữa. Còn ý kiến tôi đã đưa ra, nó đã ở trên mạng rồi, sao rút được nữa.
 
tôi không thể nào không so sánh và liên tưởng đến nỗi đau mất đất, mất biển, mất đảo của dân tộc ta cho quốc gia láng giềng với thói ngông cuồng, kẻ cả, lấn lướt, áp đặt của họ..

Vấn đề lớn nhất là, trong mắt người Crimea, kể cả gốc Nga, gốc Ukraine, hay gốc Tatar thì Ukraine mới là kẻ láng giềng ngông cuồng, kẻ cả, lấn lướt, áp đặt ... đấy bác ạ :D
Họ vẫn còn nhớ quân đội Ukraine súng ống đầy đủ xông vào tòa nhà quốc hội phế truất tổng thống, tước đoạt độc lập của họ.
Họ vẫn còn nhớ đoàn quân Maidan chặn xe buýt sát hại người dân Crimea khi đi Kiev biểu tình chống Maidan
Họ vẫn còn nhớ là họ bị cấm học tiếng Nga, cấm kỷ niệm ngày truyền thống Thế chiến 2 đấy bác.

Vậy nên bác hiểu cảm giác đó là tốt rồi. :D
 
9. Simferopol.
Phải nói là trước khi có Maidan và Crimea độc lập khỏi Ukraine, mình cũng chưa bao giờ có ấn tượng với cái tên Simferopol. Dù là thủ đô của nước cộng hòa này, nhưng Simferopol quá lu mờ trước những thành phố đã quá nổi tiếng như Sevastopol hay Yalta.
Thực ra thì đúng là Simferopol chẳng có gì đặc biệt khi so với mấy thành phố trên, không biển, không lâu đài, không thành cổ, nó chỉ có vai trò duy nhất là đầu mối giao thông và chính trị của toàn vùng Crimea.
Cuộc sống ở thành phố 350 nghìn dân thì cũng khá nhẹ nhàng, êm ả, con người hiền hòa, đường phố sạch sẽ, quán, bar vừa đủ để đáp ứng lượng khách du lịch tập trung ở đây chuẩn bị đồ trước khi đi đến những trung tâm du lịch khác.

Ăn chơi gì ở Simferopol:
- Trước khi cầu Kerch khánh thành thì sân bay Simferopol là một địa điểm gần như bắt buộc du khách phải qua để vào Crimea. Sân bay vừa mới được xây lại năm ngoái nên khá hiện đại. Một điểm mình thích ở sân bay này là có một số quầy bán đồ lưu niệm độc lạ, ví dụ như cửa hàng của Armiy Rossiya mà rất hiếm tìm được ở Nga. Từ sân bay có thể đi trolley về thành phố, cự ly 13 km với giá vé 10 rúp (4K VNĐ), rẻ nhất nước Nga.
- Hệ thống hầm đường bộ ở Simferopol khá phát triển với chủ yếu là các cửa hàng bán hoa, ngoài ra là một số đồ lặt vặt khác rất đáng check in.
- Nhiều hotel, nhà nghỉ ở Simferopol có hầm chống bom khá mới, chắc mới xây đề phòng đánh nhau, xuống chụp ảnh cũng thú vị.
- Quanh quảng trường Lenin là hệ thống bar, cafe sang chảnh, không gian đẹp.
- Nhiều đồ ăn Thổ, rẻ & ngon.

Ảnh: Phố đi bộ trung tâm thành phố Simferopol, nằm ngay bên cạnh tòa nhà Quốc hội.

16996121_10208923618467803_5176109489813759482_n.jpg
 
Last edited:
Dân số Crimea 65% là người Nga chính hiệu và điểu hiển nhiên là họ muốn sáp nhập Crimea trở về Nga là chính đáng đối với họ. Điều này thì không cần 3 cùng gì cũng hiểu được. Tuy nhiên, câu chuyện của thế kỷ 21 thu xếp các vấn đề về lãnh thổ và chủ quyền nó khác với thời xưa nhiều. Tôi buồn là việc thu xếp đó giữa 2 nước anh em Nga và Ucraina nó không theo các chuẩn mực quốc tế ngày nay dẫn đến những hậu quả và phán xét rất khác biệt đáng tiếc, nhất là cho nước Ucraina mà tôi cũng rất yêu mến không kém gì nước Nga.

Bạn chimchim khuyên tôi bỏ ý so sánh Crimea với Hoàng Sa, cám ơn bạn đã khuyên bảo. Còn tôi không thể nào bỏ được bạn ạ. Mỗi lần đọc những thông tin về cuộc chiến và những tranh chấp giữa Ucraina và Nga, tôi không thể nào không so sánh và liên tưởng đến nỗi đau mất đất, mất biển, mất đảo của dân tộc ta cho quốc gia láng giềng với thói ngông cuồng, kẻ cả, lấn lướt, áp đặt của họ. Tôi muốn yêu nước Nga nhiều lắm và vẫn rất yêu, nhưng tôi không thể nào đồng ý với cách họ sáp nhập Crimea từ người anh em Ucraina theo kiểu của họ đã làm.


Vậy nên tôi mong muốn topic này hãy dừng tranh luận về những vấn đề nhạy cảm để bạn adammanta cung cấp những thông tin về vùng đất mà bạn ấy đã trải nghiệm rất gần đây. Tôi cũng sẽ không khơi thêm chỗ nóng của chủ đề nữa. Còn ý kiến tôi đã đưa ra, nó đã ở trên mạng rồi, sao rút được nữa.

Bác vẫn đang tiếp tục "khơi ra" trong còm của mình đó thôi.
Tôi ko có ý định khuyên bảo ai cả, tôi chỉ hy vọng bác nói được thì làm được, thực hiện được chính điều bác nói ở còm trước và còm này: "tránh vấn đề nhạy cảm này trong topic này".
Còn vấn để "sao rút được nữa" nếu bác muốn đề cập ở khía cạnh kỹ thuật thì bài viết trên website này vẫn có chức năng edit được, những tôi thấy hình như bác đâu có ý định đó :)


P/S:Vấn đề bác tiếp tục "khơi ra" trong còm trên thì tôi cũng xin đáp lại: như tôi đã nói trong còm trước có sự khác biệt cơ bản giữa Crưm vs Hoàng Sa, ở chỗ nước Nga Sa Hoàng - Liên Xô - LBCHXHCNXV Nga vốn liên tục là chủ nhân của Crưm từ 2-3 thế kỷ nay và việc nó trở về dưới sự quản lý của LB Nga dù bằng cách nào cũng là điều hợp lẽ, còn Hoàng Sa thì chưa bao giờ thuộc về TQ cho tới khi bị TQ chiếm đóng cả.
Chính vì thế việc so sánh [Crưm trở về vs nước Nga "chính chủ" với Hoàng Sa bị TQ chiếm đóng là sự nhập nhèm đánh lận con đen, dù hữu ý hay vô tình (do thiếu hiểu biết) đều xúc phạm đến sự thật lịch sử liên quan đến chủ quyền của VN với Hoàng Sa chứ ko phải là "nỗi đau" gì gì đó như bác thống thiết nói.
 
Tạm hết Crimea, chúng ta sẽ quay lại với bán đảo này vào phần đánh giá chi tiết từng điểm tham quan tại các địa danh này ở phần sau của chủ đề, em sẽ chuyển đến vùng Kavkaz.

Đánh giá chung về Kavkaz hiện này thì so với thời Liên Xô, nó khó tiếp cận hơn nhiều. Xe khách đi từ Krasnodar hay Astrakhan xuống Kavkaz rất hiếm, không những thế tại các vùng rừng núi dọc theo các con đường vẫn còn các nhóm phỉ Chechen hay Inghusetia hoạt động nên chắc chắn nhiều người sẽ ngại. Em xuống Kavkaz qua đường Krasnodar, dọc đường đi qua các quốc gia tự trị như Nagorno-Karabakh, Bắc Osetia, Inghusetia đều có các chốt biên phòng với binh sĩ người địa phương mặt mũi bặm trợn vũ trang đến tận răng kèm xe bọc thép và lô cốt. Tất nhiên, hơi buồn là các bạn này cũng không thích chụp ảnh cho lắm nên em cũng chỉ có thể kể lại bằng lời.

10. Khatuey - Inghusetia

Khatuey là một ngôi làng nằm trên đường cao tốc xuyên châu Âu kéo dài từ Brest (Pháp) cho đến Makhachkala (Dagestan). Ngôi làng này nằm trên biên giới giữa hai nước cộng hòa Kabardino-Balkaria và Bắc Ossetia-Alkadia. Ngôi làng nằm bên bờ sông Urukh, có diện tích khá lớn, khoảng 51 km vuông, trong đó có 85% là đất nông nghiệp trồng lúa mì và hướng dương nuôi sống cư dân gần 4000 người tại đây.
Lịch sử của ngôi làng là những cuộc đấm nhau tranh giành khu đồng bằng mầu mỡ giữa người Nga Cô dắc, quân Sa hoàng, lính Thổ và dân Kavkaz địa phương, nói chung là cũng lung tung beng mình chán không muốn dịch ra mà viết nữa. Năm 1943, ngôi làng cũng bị phát xít Đức chiếm đóng 2 tháng và giết khá nhiều người.
Ngoài làm nông nghiệp, nhờ nằm trên đường E50 là tuyến đường trọng yếu chở hàng tấp nập, dịch vụ cafe motel hai bên đường nở rộ và khá sầm uất. Đây cũng là lý do mình ngồi lại ngôi làng này ăn tối uống trà chuẩn bị tinh thần để đi vào "vùng ít an toàn" từ cộng hòa Bắc Ossetia trên đường đến Grozny. Check in 12/7/2017

Ăn chơi gì:
- Đây là một cái làng cạnh đường thôi nên chả có gì ngoài mấy quán cafe và motel
- Có thể xem mấy con chó Kavkazskaya Orchavka khổng lồ (nhưng giống này nghe đồn giờ Việt Nam nhập về nhiều rồi nên cũng không có gì đặc sắc lắm)
- Thử cảm giác vào vùng chiến sự :))

21740825_10210500482888428_6227146597774676014_o.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top