* HOÀNG CUNG
Nơi làm việc và sinh sống của Hoàng gia triều Nguyễn . Bắt đầu được quy hoạch xây dựng từ 1804 dưới triều Gia Long .
Mặt bằng xây dựng Hoàng Cung có hình chữ nhật ( 622 x 604 ) được bao bọc bởi một hệ thống tường thành cao 4,16m , dày 1, 04m và một hệ thống hào sâu 4m , rộng 16m .
Hoàng cung có 4 cửa ra vào là : Ngọ Môn ( dành cho vua ) , Hòa Bình , Hiển Nhân ( bên trái ) , Chương Đức ( bên phải - dành cho nữ giới ) .
Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng trong Hoàng cung trong suốt thời gian trị vì của nhà Nguyễn . Ước tính thời điểm cực thịnh , tổng số công trình được xây dựng đã lên đến con số 100 .
Có thể chia các công trình kiến trúc đó theo các khu vực
- Khu vực cử hành đại lễ của triều đình : Kéo dài từ Ngọ Môn đến diện Thái Hòa nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều đình : Lễ Quốc Khánh , Lễ truyền lô ....Trong đó điện Thái Hòa là trung tâm
- Khu vực thờ phụng gồm có : Triệu Miếu , Thái Miếu , Hưng Miếu , Thế Miếu ....
- Khu vực ăn ở của các bà Hoàng : Cung Diên Thọ , Cung Trường Sanh ...
- Khư vực vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn : Nơi học ,đọc sách của các vua
- Khu vực Tử Cấm Thành : Nơi sinh hoạt của vua và Hoàng Gia . Thời điểm cực thịnh , ở đây có hàng chục cung điện huy hoàng nhưng do chiến tranh và thời gian , khu vực này đã trở thành khu vực điêu tàn nhất trong Hoàng Cung
Quan sát nghệ thuật kiến trúc xây dựng Hoàng Cung , chúng ta có thể nhận ra một số đặc điểm sau :
- Bố cục kiến trúc chặt chẽ và đối xứng qua con đường chính chạy dọc từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô sự
- Con số 5 và 9 được sử dụng nhiều trong nghệ thuật trang trí ( rồng 5 móng , cửu đỉnh ... )
SƠ ĐỒ CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC QUAN TRONG CỦA HOÀNG CUNG
* Các công trình kiến trúc nên tham quan
- Ngọ Môn : Cổng chính vào Hoàng Cung ( cũng là nơi bán vé tham quan ) . Được xây ở phía Nam Hoàng Cung dưới thời Gia Long . Nó có dáng dấp gần giống Thiên An Môn ở Bắc Kinh nhưng vẫn toát lên vẻ riêng biệt của Kiến Trúc Việt ở phong cách trang trí .
Ngọ Môn gồm hai phần là Đài - cổng và lầu Ngũ Phụng phía trên . Phần Đài - cổng có hình chữ U cao 5m có 5 cửa : Cửa chính ( Ngọ Môn ) dành cho vua , hai cửa phụ kế bên ( Giáp Môn ) dành cho quan , hai cửa ngoài cùng ( Dịch Môn ) dành cho lính và voi , ngựa ..Lầu Ngũ Phụng phía trên được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim ( 100 cây ) và lợp ngói lưu ly vàng nhìn từ xa khá thanh thoát .
Ngày 30.8.1945 : đây là nơi đã diễn ra lễ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại , vị vua cuối cùng của nền quân chủ Việt Nam
NGỌ MÔN
- Điện Thái Hòa : Điện quan trọng nhất trong Hoàng Cung . Nơi đặt ngai vàng và diễn ra lễ đăng quang của 13 đời vua Nguyễn và cũng là nơi diễn ra những nghi thức quan trọng nhất của triều đình .
Điện được xây vào năm 1805 và thường xuyên được tu bổ sửa chữa
ĐIỆN THÁI HÒA - ảnh sưu tầm
- Thế Miếu : Là tòa nhà gỗ 9 gian 2 chái nằm ở phía Tây Nam Hoàng Cung . Là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn từ vua Gia Long đến Khải Định . Ban đầu Thế Miếu chỉ thờ các vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức , Kiến Phúc , Đồng Khánh , Khải Định . Đến năm 1958 , linh vị của vua Hàm Nghi , Thành Thái , Duy Tân được rước vào thờ . Các vua còn lại gồm : Dục Đức , Hiệp Hòa không được thờ vì bị phế và Bảo Đại thì được chôn cất ở nước ngoài .
THẾ MIẾU - Ảnh sưu tầm
- Hưng Miếu : Tòa nhà gỗ ( hấu hết đều là gỗ quý như : lim , sao , kiền ... ) này nằm ở phía Tây Nam Hoàng cung . Là nơi thờ thân sinh vua Gia Long là ông Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn
HƯNG MIẾU - Ảnh sưu tầm
- Hiển Lâm Các : Được xây dựng để tưởng nhớ công ơn của các vua nhà Nguyễn và các vị đại thần của triều đình .
Tòa lầu này được xây dựng từ năm 1821 , cao 17m và có 3 tầng và hoàn toàn được dựng bằng gỗ ( 24 cột ) , trong đó 4 cột chính cao đến 13m
HIỂN LÂM CÁC - Ảnh sưu tầm
- Thái Bình Lâu : Là nơi các vua đọc sách , làm thơ . Tòa nhà gỗ hai tầng này được xây dựng vào năm 1919 tọa lạc ở phía Đông Bắc Hoàng Cung .
THÁI BÌNH LÂU - Ảnh sưu tầm