What's new

[Chia sẻ] Chinh phục Island Peak - 6.189m

7h30 sáng ngày 19/10/2011 sau hơn 5 giờ khởi hành từ Base Camp IP (5.087m) tôi đã lên tới cao điểm 6.189m và tự hào giơ cao quốc kỳ Việt Nam giữa không gian vô cùng rộng lớn của trời xanh và tuyết trắng...

7134434715_9df133faec_z.jpg


6550742551_714937b75c_b.jpg


Trước khi chia sẽ những cảm xúc về hành trình này tôi cũng đã phải cân nhắc vì đây là một phần của Dự án truyền hình thực tế mới tại Việt Nam, tuy nhiên dự án chưa thể thực hiện được bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan mang lại. Và với việc thành viên Rosy đã có một bài viết tường thuật lại chuyến đi khá chi tiết và kỳ thú nên đây cũng có thể coi như là Phần II của bài viết đó... Để có một đam mê, sẵn sàng hi sinh cho nó đã là khó thì việc truyền sự đam mê ấy cho những người khác thì càng khó hơn. Những cảm xúc này tôi xin chia sẻ ở đây cũng để cùng các bạn tin tưởng rằng người Việt nam có thể làm được mọi việc mà Thế giới có thể làm, có thể chơi được mọi môn thể thao mà Thế giới chơi và có thể đi đến bất kỳ đâu trên Hành tinh tươi đẹp này...

6988386036_9356846fe4_c.jpg


Island Peak có độ cao 6.189m, nằm ở sườn Tây Nam dãy Himalaya, được Hiệp hội leo núi Nepal (NMA) xếp loại đỉnh nhóm B tương đối phổ biến (dưới 7000m), ngọn núi có địa hình đa dạng để ứng dụng tất cả các kỹ năng, kỹ thuật leo núi và thực tế không yêu cầu quá khó với người leo. Để leo bạn sẽ phải cần đến một huấn luyện viên người Sherpa đi cùng hỗ trợ và các thiết bị leo núi băng chuyên nghiệp không thể thiếu là Crampons, Ice axe, ascender,dây, đai lưng, mũ bảo hiểm, boots đi tuyết, kính...

6340428488_a022092a4a_b.jpg

Toàn cảnh dãy núi Indian Himalaya

24h trước đó...

8.00 sáng, từ Chhukung chúng tôi đi dần lên cao, sau đó đi về phía Đông để đến đường chính của thung lũng, đi men theo sườn phía Nam của sông băng Lhotse để đến Big rock.

7135803499_3d9538241f_b.jpg


7135802105_5e0cdd8a0a_b.jpg


Island Peak và mặt Tây Bắc của nó đang ở rất gần, thông thường để chinh phục nó thì người ta đi lên từ phía bên kia của đỉnh

7137366317_088d1a24c6_b.jpg
 
Last edited:
Tuyến đường dẫn đến một thung lũng rộng ở sườn Tây Nam của Island Peak, đây chính cao điểm 5.087m - Base camp

7137466811_5c53781059_b.jpg


Khoảng 12h trưa chúng tôi hoàn tất việc dựng lều, sắp xếp đồ đạc và chia tay với Dil, guide đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong hành trình từ Namche đến đây.

6988346384_bf81dbd119_b.jpg


Từ thời điểm giữa trưa là lúc gió Tây Nam từ vịnh Bengal thổi đến mạnh mẽ, trời vẫn có nắng nhưng nhiệt độ chỉ khoảng 3-4o C. Phụ trách nấu nướng cho chúng tôi là một người Sherpa, có thể nói rằng người Sherpa là một trong những tộc người thân thiện nhất trên Hành tinh này, nụ cười luôn trực hiện hữu trên khuôn mặt họ.
Bữa trưa của chúng tôi được mang đến bao gồm Mỳ xào với trà nhúng, thật sự khi tận mắt chứng kiến và cũng phải chính mình trải nghiệm quãng đường người Sherpa gùi từng kg hàng hóa lên đây thì mới biết giá trị của từng sơi mỳ nên có lẽ ăn xong mọi vết tích trên đĩa đều được "xóa" cẩn thận :D
7135974867_dd60c833af_b.jpg


Sau bữa trưa mặc dù cảm thấy khá uể oải nhưng người phụ trách yêu cầu tuyệt đối chúng tôi không được ngủ. Nếu ai đã biết về Sự biến đổi sinh hóa trong hoạt động cơ sẽ hiểu khi ngừng vận động cơ thể xuất hiện trạng thái ổn định, sự hấp thụ oxy giảm nhanh và đây là việc không thích hợp cho cơ chế hoạt động của hệ hô hấp và tuần hoàn trong môi trường oxy thấp.

(Quen với khí hậu trên độ cao là một quá trình điều chỉnh cơ thể quen với lượng oxy thấp ở độ cao, để tránh say độ cao. Một khi đã ở trên khoảng 3.000 mét (10.000 feet = 70 kPa), hầu hết các nhà leo núi sẽ lên cao, ngủ thấp. Đối với nhà leo núi ở độ cao, một chế độ điển hình có thể được sử dụng là ở lại vài ngày tại một trại căn cứ , leo lên tới một trại cao hơn (từ từ), và sau đó trở về trại căn cứ. Leo lên tiếp các trại cao hơn sau đó bao một ở lại qua đêm. Quá trình này sau đó được lặp đi lặp lại vài lần, mỗi lần gia hạn thời gian ở độ cao cao hơn để cho cơ thể thích nghi với mức độ oxy ở đó, một quá trình liên quan đến việc sản xuất bổ sung tế bào hồng cầu. Khi leo núi đến một độ cao nhất định, quá trình này được lặp đi lặp lại với các trại được đặt ở độ cao tăng dần lên. Quy luật chung là không lên hơn 300 mét (1.000 ft) mỗi ngày để ngủ. Đó là, một người có thể lên cao từ 3.000 (10.000 feet = 70 kPa) đến 4.500 mét (15.000 feet = 58 kPa) trong một ngày, nhưng sau đó sẽ đi xuống trở lại 3.300 mét (11.000 feet = 67,5 kPa) để ngủ. Quá trình này có thể không vội vã, và đây là lý do tại sao các nhà leo núi cần phải bỏ ra nhiều ngày (hay thậm chí cả tuần) trước khi cố gắng leo lên một đỉnh cao.)

Trước thời điểm đánh dấu cột mốc quan trọng cho cả hành trình tôi đã có 24 ngày trải nghiệm ở những độ cao khác nhau tại Tây Tạng và từ Lukla lên tới đây nên có vẻ Hội chứng độ cao không phải là vấn đề đáng quan tâm. Tất cả thiết bị đều được chuẩn bị khá kỹ lưỡng và đạt tiêu chuẩn.

6989893332_6e0a2f3f2e_b.jpg


Không được ngủ, cũng chưa đến giờ hẹn với mountain guide Sherpa để hướng dẫn thêm các kỹ năng dùng thiết bị, tôi lại ra đi dạo loanh quanh... Tuy học ĐH Mỏ - Địa chất, 5 năm sinh viên cũng đã hăng say nghiên cứu và thực tế ở gần như mọi vùng miền của đất nước, ra trường vì cơm áo gạo tiền nên sau đó tôi đã phải rẽ ngang sang làm công việc khác. Nhưng ở đây, nơi mà con người thấy sững sờ và choáng ngợp trước vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ thì mọi giá trị về vật chất đã đều bị cuốn đi, bỏ lại cảm giác đê mê đến "tột cùng sung sướng". Ngồi nhìn bao quát có thể thấy đất đá ở đây bị phong hóa mạnh do sông băng bào mòn, nhưng giờ thì đây chỉ còn lại những tàn tích, khu vực thung lũng hòn to hòn nhỏ cứ ngổn ngang chồng chất lên nhau, trước thời còn là sinh viên thì khu vực này tôi cũng đã đọc qua các nghiên cứu và biết nơi tôi đang đứng, cách đây khoảng 50 triệu năm từng là những hòn đảo ở khu vực xích đạo nằm giữa đại dương cổ Tethys. Sau đó, sự va chạm giữa lục địa Âu - Á và mảng thạch quyển Ấn Độ đã biến chúng thành núi. Có lẽ rất nhiều người đến đây thắc mắc tại sao nước các Hồ trên khu vực Himalaya ở cả Nepal và Tây Tạng lại có một màu xanh lơ kỳ ảo đến vậy... hãy để ý tại Lhasa hay tại khu Thamel, Kathmandu bạn sẽ thấy bày bán rất nhiều những viên ngọc có màu xanh lơ, đó là ngọc Berin. Ngọc berin là một loại khoáng chất của beryllium - một nguyên tố kim loại chỉ có trong nước biển.

7201089472_ae4d1852f5_b.jpg


7137707563_a307698b96_b.jpg

Yamdrok Lake, Tibet

Gió giờ thổi khá mạnh, đây là gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengal mang mây theo thổi đến dồn ứ suốt dọc theo thung lũng, Himalaya giờ như một tấm barrier chặn gió, đó chính là lý do vì sao một phần lớn của khu vực Trung Á lại khá khô ráo. Với cùng cao độ thì độ ẩm trong không khí ở đây không thấp như ở Tibet nên cảm giác thở cũng mát lành và dễ chịu. Suốt chặng đường từ Lukla lên đây sự tăng dần về độ cao cũng cho ta thấy Himalaya được chia thành 3 phần với khí hậu cũng như hệ thực vật khác nhau:
- Terai (vùng đất ẩm) là vùng vành đai của những đồng cỏ đầm lầy, thảo nguyên và những cánh rừng xanh tốt thuộc lãnh thổ của Ấn Độ, Nepal và Bhutan. Phần lớn Terai đã được chuyển thành đất nông nghiệp, tuy nhiên, tại Rừng quốc gia Nepal chúng ta vẫn có thể tìm thấy các loài động vật như voi, hổ hay tê giác được bảo tồn. Đây là khu vực có số lượng người sinh sống nhiều nhất ở Himalaya. Lương thực chính ở đây là lúa nước và ở những khu vực khí hậu khô hơn là lúa mì.
- Cao hơn Terai là Low Himalaya (Himalaya thấp) - một khu vực với những ngọn đồi và núi có độ cao trung bình khoảng 3.000 m. Khu vực này được bao phủ bởi những cánh rừng rụng lá theo chu kỳ với các loài thực vật điển hình như cây dẻ phương đông, họ cáng lò, họ thông xanh và thông bạc. Ở chiều cao 3.000 m, hệ thực vật ở đây cũng có khá nhiều cây đỗ quyên lớn, giữa chúng là rất nhiều loại phong lan, dương xỉ và rêu.
- Khu vực tôi đang đứng là khu vực khí hậu cao nhất có hệ thực vật rất thưa thớt, đất được bao phủ bởi những đồng cỏ và những hồ nước băng giá xen kẽ giữa các lớp đá. Từ độ cao 5.500 m là khu vực của băng và tuyết, không khí rất loãng.

[video=youtube;ZTSteuq_mto]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=ZTSteuq_mto[/video]
 
Last edited:
Ôi, không gì tuyệt bằng, hôm trước mới đọc bài của r0sy, bây giờ lại có tiếp bài của anh.
Cổ vũ tinh thần hết mình cho anh viết tiếp.
 
Dân Mỏ- địa chất viết có khác nhỉ =)) . Nếu bạn cho anh chị em nhà phượt biết thêm về cấu tạo địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng... của vùng núi cao xứ Tây Tạng - Nepal ấy kèm theo vài lời giải thích nữa thì tuyệt lắm bạn ạ. Chờ bạn tiếp tục.
 
Ngồi đây tôi cũng chả cách Everest là bao xa, một lộ trình không tưởng là xuất phát từ Base camp của Lhotse, vượt qua đỉnh Lhotse ở phía mặt Bắc và rồi men theo sườn nối Lhotse với Everest... có lẽ nên tiết kiệm giấc mơ vì đây không phải là chuyện bạn muốn, kể cả khi bạn có tiền, có sức khỏe nhưng có những cái nó lại nằm ngoài khả năng của con người. Người ta hay nói "Hoa hồng có gai", những gì đẹp thì đều có sự đau đớn ẩn dật đi kèm ở đâu đó, ở đây tính mạng con người có thể bị lấy đi rất đơn giản... quãng đường treck từ Namche tới đây tôi đã nhìn thấy không ít mộ được xếp bằng đá của dân leo núi lâu nay.
Có thể nói Everest là cái tên mà bất cứ dân leo núi nào đều ước vọng một lần chinh phục nó, với tôi được đến gần nó nhìn nó ở cả hai phía thì đó đã là một mãn nguyện của thời trai trẻ.

7141360201_ba01bee9ab_b.jpg

Khoảng cách từ đây sang Everest Base camp của Tibet chỉ là hơn 14km
Everest nhìn từ phía Tibet:
6218008970_d22bb3bd40_b.jpg

Trong ánh bình minh
7141362525_23cbf5e264_b.jpg

Tại Base camp​
6995273426_fb349b24d6_b.jpg

Gần hơn chút

Khi ở Dingboche chúng tôi đã có một buổi leo núi để luyện tập, một đỉnh có độ cao hơn 5500m có tên là Nangkar Tshang. Ở đây bạn có thể bao quát tầm mắt chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hoàn hảo của Ama Dablam, Taboche và Cholatse...

6352510087_d1d7256d48_b.jpg

Taboche - 6.367m và Cholatse peak - 6.335m​
6344943721_ec23901a51_b.jpg

Ama Dablam - 6.856m​
7141513483_c8296e1af5_b.jpg

1 chút ngẫu hứng trên Nangkar Tshang - Trào lưu chụp ảnh Skywalking ^^​
 
Last edited:
Từ đây nhìn về phía bên phải của Island Peak, bất chợt chúng tôi thấy một đỉnh núi có hình dạng như một Kim tự tháp, có thể nói các góc cạnh của nó tương đồng đến gần như hoàn hảo.

7141547717_bd60dfe969_b.jpg


Và sau khi đến Chukhung, tôi đã hỏi ông chủ của Tea House thì được cho biết đó là 1 đỉnh núi Thiêng, có tên gọi là Chopolu. Hiện này chính phủ Nepal đã ban hành lênh cấm leo vì những tranh cãi xung quanh vấn đề tâm linh. Người Sherpa ở đây coi đỉnh núi như một ngôi đền linh thiêng bảo vệ cho cuộc sống của họ.
Trước hành trình này tôi cũng đã tìm đọc khá nhiều sách viết về Himalaya, trong đó gây ấn tượng là bộ sách của nhà khoa học người Nga Erono Mundasep, ông đã có những phân tích khoa học về bí ẩn của những ngọn tuyết sơn trên cao nguyên Tây Tạng, bí ẩn của thành Thiên Đế... Những góc nhìn rất mới cho hàng loạt câu hỏi lớn của khoa học đương đại về sự hình thành và phát triển của nhân loại.

6351052997_f0bc8d2c46_b.jpg

Kailash - 6,638 m
Ngân Sơn (Kailash) là chỗ nối của hai nền văn minh lớn nhất và lâu đời nhất của loài người, mà truyền thống của chúng trải qua hàng ngàn năm để tồn tại tới ngày nay; Ấn Độ và Trung Quốc. Đối với Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ngân Sơn là trung tâm của thế giới. Theo truyền thống Sanskrit cổ nhất thì trục của vũ trụ được gọi là núi Tu-di và đây không phải chỉ có ý nghĩa vật lý mà còn cả thế giới siêu hình. Và do thân thể tâm - vật lý của ta là một hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ nên Tu-di là trục của mọi lĩnh vực siêu thế. Và cũng như trong hình hảnh thu nhỏ tâm - vật lý của con người, trung tâm của “hoa sen ngàn cánh” là chỗ tối cao thì cũng như thế, Tu-di thể hiện ra trên bình diện địa cầu tại Ngân Sơn, nó là chỗ vươn cao của đền thờ vô hình của những năng lực siêu việt; đối với mỗi ai sùng tín thì nó hiện ra như biểu tượng cao nhất. Thế nên đối với Ấn Độ giáo thì đó là trú xứ của thần Shiva, đối với Phật giáo nó là man-da-la vĩ đại của các vị Thiền Phật và Bồ-tát, như trong Demtschog Tantra, nó được mô tả là man-da-la của “an lạc cao quí nhất”.

Nghe những người Sherpa ở Tea House kể lại thì ở đỉnh núi thiêng này có khá nhiều chuyện kỳ bí, mà một trong số đó là huyền thoại về Người tuyết Yeti. Họ mô tả nó đi bằng 2 chân, cao trên 2,5 mét, nặng trên dưới 300kg, người phủ kín lông lá màu nâu xám rồi cả chuyện đến những đàn chim cũng không dám bay qua mà phải bay vòng sang hai bên. Có lẽ tự nhiên còn quá nhiều điều con người chưa thể giải thích được... khi còn ở Chukhung tôi vô tình đọc được vài bí mật về con số 108, một con số thể hiện trong mọi hằng số của thiên văn, vật lý và sinh học...
- Vận tốc ánh sáng trong chân không - 108 x 1,08^10 m/h
- Khối lượng mặt trời - 108 x 10^9 t
- Thể tích Trái đất - 108 x 10^10 km3
- Tốc độ quay xung quanh Mặt trời của Trái đất - 108 x 10^3 km/h
và thật sự bất ngờ khi tôi nhìn vào dãy núi Himalaya trên bản đồ, nó tạo với trục Bắc - Nam của Trái đất một góc 108 độ (đây có thể nói là sự phát hiện khá thú vị của chuyến đi).

Nguồn gốc tên gọi Himalaya
Còn khi hỏi những người Sherpa về ý nghĩa chính xác tên của Himalaya thì họ không chắc chắn. Nó có thể đã được hình thành từ các chữ hima và mala có nghĩa là "vòng hoa của tuyết" hoặc từ hima và alaya nghĩa là "nơi ở của tuyết". Cả hai ý nghĩa thì thích hợp với dãy núi hùng vĩ này.

6996357288_80d0f97454_b.jpg


3h chiều...
Nhiệt độ càng về chiều càng giảm mạnh, gió thổi không khác gì đang đứng ngay sát một máy bay trực thăng. Tôi quay vào lều thấy bác Trung cũng đã ngủ gà gật, móc từ túi thực phẩm cá nhân ra một cái Snickers... cũng chỉ còn 4 cái (loại 60g) cuối cùng. Có 2 loại Chocolate bar mà dân leo núi ưa dùng là Snickers và Mars, nhưng cá nhân tôi thì chỉ thích loại Snickers vì nhân của nó có lạc và mạch nha.

1305765916750.jpg

Một thanh loại 60g cũng cấp cho bạn 280 kilocalories (1.200 kJ)

Ngồi gặm từng miếng thấy cuộc đời lắm khi thật hài hước, có những lúc mọi thứ bày ra trước mắt ê chề thì chả động lấy một miếng giờ ở nơi heo hút này từng tí một ăn cũng phải dè xẻn. Với dân leo núi dài ngày thì việc chuẩn bị thực phẩm trong suốt hành trình là việc tối quan trọng, nó giúp bạn có nặng lượng để phục vụ cho những vận động mạnh - ứng biến nhanh nhạy trong các tình huống xấu khi xảy ra. Khi chọn thực phẩm cũng phải dựa vào sự hấp thụ và bộ máy tiêu hóa của cơ thể từng người. Thông thường đối với người trưởng thành, trung bình cần khoảng 2200 – 2400 kcal/ngày. Protit: 15 – 17% (50–60% protein động vật, bảo đảm tính cân đối các acid amin, nhất là các axit amin chứa lưu huỳnh: methionin, cystin, tryptophan và lysin). Lipit: 20% (gồm 7% chất béo không bảo hòa nhiều nối đôi, 7% chất béo không bảo hòa một nối đôi và 6% chất béo bảo hòa). Gluxit: 60 – 65%.
Từ 6 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu cấu trúc và thực hiện tốt nhất các chức năng của cơ thể, tôi chọn thực đơn tại các Tea house bao gồm:
- Glucose: trong các bữa ăn tôi đều chọn thực phẩm chế biến từ bột mì làm thành phần chính như Chapatis (một món ăn cổ truyền của người Sherpa), Cơm rang hay Cháo ngũ cốc.
- Chất béo thiết yếu; Phospholipid; Acid amin: từ Namche Bazaar lên tới đây thịt rất đắt cũng không tươi vì lệnh cấm giết mổ, nên chủ yếu tôi lựa chọn Trứng. Ở Kathmandu trong các siêu thị cũng bày bán rất nhiều thịt bò khô rất thơm ngon, bạn nên mua mang theo cũng vì một phần nữa là ăn cho đỡ buồn
- Vitamin & khoáng chất: từ rau, hoa quả, sữa.
Bên cạnh đó là các thực phẩm chức năng: Viên Multivitamin, Sữa bột, Socola, Trà gừng, Hồng sâm ngâm mật ong (cái này có vẻ rất hữu hiệu mà không quá đắt, bạn có thể tìm mua dễ dàng ở Việt Nam).
Có một món ăn mà tôi cũng rất hay gặp ở đây và cũng đã có dịp "thưởng thức" ở Kathmandu nhưng sau bữa đó tôi đã thề sẽ không bao giờ ăn lại nó nữa. Đó là món DAL BHAT bao gồm cơm với rau (khoai tây, ngô, hành, gia vị), dầu thực vật và dala - những hạt nhỏ có vị giống đậu nành. Họ dùng tay trộn đều trong đĩa lên và bỏ vào mồm...

NEPAL2+042.JPG

Lúc thì đơn giản​

7143961745_4660a0693f_b.jpg

Lúc lại cầu kỳ​

Với chế độ dinh dưỡng thiếu thốn thì dân chính gốc ở Himalaya cả nam lẫn nữ hiển nhiên chẳng thể bảo đẹp được, họ thấp bé và gầy gò, chân ngắn, gân guốc. Phụ nữ ở đây về mặt quyến rũ có lẽ chỉ hấp dẫn với đàn ông bản địa.

6345163565_109b969fb9_b.jpg

Bé gái xinh xắn này là trường hợp hiếm có ^^
 
Last edited:
"Để có một đam mê, sẵn sàng hi sinh cho nó đã là khó thì việc truyền sự đam mê ấy cho những người khác thì càng khó hơn"

Đức chia sẻ tiếp đi nhé! Thật ấn tượng và tự hào với lá cờ Việt Nam được theo bạn lên đỉnh cao mơ ước!
 
4h chiều...
Mountain guide vào lều gọi chúng tôi, nhìn dáng người nhỏ nhắn nhưng cử chỉ đều thoăn thoắt và rất chắc chắn. Sau khi kiểm tra thiết bị anh dẫn chúng tôi ra rìa núi giáp với hồ Imja Tsho, đây là địa điểm hướng dẫn và thực hành các kỹ thuật.

6998258632_1bd0447b17_b.jpg


6998259076_3b40406109_b.jpg


Các thiết bị leo núi chúng tôi được cũng cấp gồm có:
- Crampons
- Búa đi tuyết (Ice Axe)
- Boots đi tuyết
- Đai lưng
- Móc kẹp (ascender)
- 8
- Vít Karabiner
- Mũ bảo hiểm

6998326060_f29d9b85b1_b.jpg


Mọi việc kết thúc sau khoảng hơn 45 phút, chúng tôi đã bàn bạc thống nhất 2h sáng bắt đầu khởi hành và mỗi anh em sẽ có 1 guide đi cùng hỗ trợ...

7134430395_dd3e9761e6_b.jpg


6998407256_90a80a22b4_b.jpg


7153325717_40bfe3cbcf_b.jpg


Khu lều Base camp giờ giống như một ngôi làng thu nhỏ, mọi người đi lại chuyện trò trở nên nhộn nhịp hơn. Gió cũng đã dịu đi để dành chỗ cho những không gian riêng tĩnh lặng giúp những kẻ lãng du tìm lại được chốn yên bình nơi quê nhà. Cầm cốc trà gừng trên tay ngồi ngắm ánh hoàng hôn khuất dần sau những đỉnh núi bớt chợt thấy man mác buồn, cái ý nghĩ chợt đến liệu mình có ích kỷ quá không khi sở thích đam mê lại đắm đuối vào những trò có tính mạo hiểm này, cả tháng bật vô âm tín với gia đình và người thân...

6998406540_5cef8cd2c2_b.jpg


Dừng lại dòng suy nghĩ giờ đến lúc phải lo cho hành trình ngày mai, những trải nghiệm gần một tháng qua ở những vùng khí hậu khắc nghiệt nhất cũng không đáng để so với lần lên đỉnh này. Sự chuẩn bị từ mấy hôm nay đến giờ sắp phải kết thúc, điều cần nhất ở đây là mai có đủ năng lượng để giải phóng cho các cơ hoạt động tốt nhất không... vậy nên giờ tôi phải đi tích lũy thêm năng lượng.

Để giải thích thêm cho vấn đề này là như sau: Tôi cần phải uống thật nhiều Nước và ăn Socola (chứa nhiều axit béo), khi các axit béo tham gia quá trình phân giải rất cần ngấm nước. Khi đó việc dịch chuyển điện tử theo dãy sắc tố tế bào sẽ dễ dàng và hình thành nên ATP (adenozin triphotphat), nó là hợp chất giàu năng lượng, nó dự trữ và giải phóng năng lượng khi cơ thể cần đến bằng cách tạo hoặc bẻ gãy liên kết cao năng trong phân tử ATP, vô cùng cần thiết cho các sợi cơ.

Sáng nay ở Chukhung trước khi lên đường tôi đã phải mua một chai nước 150ml với giá gần 100k để đổ vào cái túi Camelbak, giờ thì chắc cũng chả còn mấy ngụm. Tuy ở đây nước từ các sông băng tan chảy vào sông suối rất nhiều nhưng để lấy nước uống thì ta không nên tùy tiện, một là bạn mua nước đóng chai và hai là phải đun cho sôi rồi để nguội dùng... còn cách nữa là bỏ dung dịch khử trùng vào nước lã (dân trek người phương Tây có lẽ tiết kiệm nên hay dùng cách này, dung dịch khử trùng có thể tìm mua rất dễ ở các cửa hàng bán đồ Outdoor ở khu Thamel, Kathmandu). Nên giờ việc cần làm là phải chạy đến lều nấu ăn nhờ đun cho ít nước. Có lẽ mọi người đều nhận thức được việc chuẩn bị nước cho ngày mai nên căn lều trở nên khá đông vui nhộn nhịp.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,000
Members
192,331
Latest member
Nganquybaba
Back
Top