What's new

[Chia sẻ] Chinh phục Island Peak - 6.189m

7h30 sáng ngày 19/10/2011 sau hơn 5 giờ khởi hành từ Base Camp IP (5.087m) tôi đã lên tới cao điểm 6.189m và tự hào giơ cao quốc kỳ Việt Nam giữa không gian vô cùng rộng lớn của trời xanh và tuyết trắng...

7134434715_9df133faec_z.jpg


6550742551_714937b75c_b.jpg


Trước khi chia sẽ những cảm xúc về hành trình này tôi cũng đã phải cân nhắc vì đây là một phần của Dự án truyền hình thực tế mới tại Việt Nam, tuy nhiên dự án chưa thể thực hiện được bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan mang lại. Và với việc thành viên Rosy đã có một bài viết tường thuật lại chuyến đi khá chi tiết và kỳ thú nên đây cũng có thể coi như là Phần II của bài viết đó... Để có một đam mê, sẵn sàng hi sinh cho nó đã là khó thì việc truyền sự đam mê ấy cho những người khác thì càng khó hơn. Những cảm xúc này tôi xin chia sẻ ở đây cũng để cùng các bạn tin tưởng rằng người Việt nam có thể làm được mọi việc mà Thế giới có thể làm, có thể chơi được mọi môn thể thao mà Thế giới chơi và có thể đi đến bất kỳ đâu trên Hành tinh tươi đẹp này...

6988386036_9356846fe4_c.jpg


Island Peak có độ cao 6.189m, nằm ở sườn Tây Nam dãy Himalaya, được Hiệp hội leo núi Nepal (NMA) xếp loại đỉnh nhóm B tương đối phổ biến (dưới 7000m), ngọn núi có địa hình đa dạng để ứng dụng tất cả các kỹ năng, kỹ thuật leo núi và thực tế không yêu cầu quá khó với người leo. Để leo bạn sẽ phải cần đến một huấn luyện viên người Sherpa đi cùng hỗ trợ và các thiết bị leo núi băng chuyên nghiệp không thể thiếu là Crampons, Ice axe, ascender,dây, đai lưng, mũ bảo hiểm, boots đi tuyết, kính...

6340428488_a022092a4a_b.jpg

Toàn cảnh dãy núi Indian Himalaya

24h trước đó...

8.00 sáng, từ Chhukung chúng tôi đi dần lên cao, sau đó đi về phía Đông để đến đường chính của thung lũng, đi men theo sườn phía Nam của sông băng Lhotse để đến Big rock.

7135803499_3d9538241f_b.jpg


7135802105_5e0cdd8a0a_b.jpg


Island Peak và mặt Tây Bắc của nó đang ở rất gần, thông thường để chinh phục nó thì người ta đi lên từ phía bên kia của đỉnh

7137366317_088d1a24c6_b.jpg
 
Last edited:
TNF store này hình như ở gần cái hồ thì phải, cạnh đó hình như có cái trường ĐH j` j` đó. Đúng là phải ở đây mới thấy rõ dc sự khác nhau giữa hàng thật vs hàng nhái về công năng, tiền đáng của. Cơ mà mấy đồ này vác về Vn hơi khó xài :))

Cái store này ở đường Tridevi Marg, vẫn nằm trong khu Thamel. Vâng đồ mình giờ về cất tủ thôi chứ ở Vn chả có đất để dùng :d
 
6.15 sáng...

Lúc này đã bắt gặp nhiều khe nứt cắt ngang đường, cũng may chiều rộng khe nứt tôi phải đi qua cũng chỉ 30-40cm... nhìn guide bước qua nhẹ nhàng nên tôi cũng không thấy do dự gì lắm, giờ tận mắt được chứng kiến các khe nứt mới thấy sự nguy hiểm của địa hình sông băng, các khe nứt sâu hun hút, 2 bờ chênh vênh không biết sẽ sụt bất cứ lúc nào khi có người bước qua...

3723595441_8821494202_o.jpg


Một trong những tư duy cần có để thử thách, sinh tồn nơi hoang dã là bạn phải tìm hiểu về nơi bạn đến càng nhiều thì càng tốt. Nơi đây là vùng đất của băng tuyết nên hiểu tại sao có băng hà vĩnh cửu, sông băng, khe nứt băng... là điều quan trọng.

Trong vật lý đã chứng minh được trọng lượng riêng của không khí tỉ lệ nghịch với chiều cao, nên càng lên cao không khí sẽ càng loãng. Trọng lượng riêng giảm nên mật độ phân tử khí sẽ giảm, dẫn đến khả năng hấp thụ nhiệt lượng trong không khí từ ánh sáng mặt trời càng lên cao sẽ càng thấp.

Áp suất tỉ lệ thuận với mật độ (vì áp suất là mật độ phân tử trong 1 đơn vị thể tích) nên càng lên cao áp suất không khí cũng thấp dần.

Ở độ cao nhất định nhiệt độ luôn dưới độ âm, băng tuyết quanh năm không tan, giới tuyến của độ cao này gọi là tuyến tuyết.

Vào mùa hè, ánh sáng mặt trời chiếu xạ nhiều làm nhiệt độ tăng thêm, băng ở dưới tuyến tuyết sẽ tan chảy một phần, tuyến tuyết sẽ dịch lên cao. Cũng vì có tác dụng phản xạ ánh sáng mặt trời của bề mặt băng tuyết mạnh, thường có thể phản xạ nhiệt ánh sáng đến 50% - 90%, nên đại bộ phận nhiệt lượng phản xạ mất đi, giúp cho nhiệt độ ở đây vẫn thấp, tạo lập một tuyến tuyết, băng tuyết phía trên vẫn giữ ở trạng thái đông cứng.

Đến mùa Đông khi tuyết được bổ sung, phía trong các bông tuyết có khoảng 40% - 60% lỗ không khí. Ban ngày dưới ánh mặt trời chiếu xạ, bề mặt của tầng dưới tuyết tích lũy nước đi sâu vào hòa tan, đẩy không khí tích trữ trong lỗ hổng đi đồng thời trọng lượng của tuyết cũng tự ép nhỏ lại. Ban đêm, nhiệt độ lại xuống thấp, trong băng có tuyết, trong tuyết xen lẫn băng, đông lại tan, tan lại đông, bông tuyết thành tuyết dạng hạt sáng hơn.

Sau đó, ở trên tuyết dạng hạt lại phủ tuyết mới, áp lực tăng thêm, ép nhỏ càng chặt, lỗ không khí bên trong càng nhỏ, điểm hòa tan cũng thấp xuống. Hạt tuyết không ngừng hòa tan và đông lại, cuối cùng biến thành băng, tuyến tuyết lại dịch xuống dưới.

Lâu ngày, cứ tuần hoàn thế băng từng tầng từng lớp một lần lượt, càng ép càng chặt. Tuy băng ở thể rắn, nhưng chịu tác dụng của trọng lực sẽ nứt vỡ, trôi chầm chậm từ chỗ cao đến chỗ thấp, hình thành dạng địa hình sông băng. Tốc độ chảy bình thường của sông băng là mỗi một canh đêm trên 1m, chúng có quy luật: sông băng càng dày, độ dốc càng lớn, nhiệt độ càng cao, tốc độ chảy của sông băng càng nhanh.

7190491658_7571dd2f5e_b.jpg


Quang cảnh thực tế hiện ra trước mắt bây giờ so sánh với những hình ảnh tôi tìm kiếm được trên Internet thật quá khác lạ, không thể có máy ảnh hay máy quay nào diễn tả được vẻ đẹp kỳ ảo đến thế...

Ngôn ngữ khoa học gọi nơi tôi đang đứng là sông băng nhưng cảm giác lúc này có thể mô tả là đang ở giữa một thiên đường tuyết trắng, không gian tạo bởi các đỉnh núi tuyết và bầu trời rộng lớn dường như vô tận, nếu có Thần linh thì đúng chỉ có những nơi như này trên Trái đất mới xứng đáng là chỗ ở của các vị Thiên Đế.

Nền văn minh loài người của cả Phương Tây và Á Đông đã đều có những tài liệu nhắc đến những thành phố của Thần linh trên những dãy núi cao: Núi Olympus; Thành Thiên Đế... Liệu có cơ sở nào chứng minh được điều này ko? Có lẽ là ko nhưng ở đây khi đến giới hạn sức chịu đựng của thể xác thì linh cảm về điều đó lại được nhận rõ trong tôi.

Tôi hiểu rằng ngoài sự đánh giá hiện thực có ý thức, còn tồn tại lớp trí thức, tiềm thức... nó ẩn sâu kín đáo để tới một lúc nào đó thích hợp mới bắt đầu bộc lộ. Mỗi một người trong chúng ta là một bộ phận tạo thành sự tồn tại, ai trong chúng ta cũng có thần thức và linh hồn. Tất cả đều có tiềm năng thể hiện theo bản năng những kiến thức thuộc về tiềm thức như nhau. Tôi nghĩ trong cuộc sống của mình, người nào cũng đã từng cảm nhận nhiều cảm giác và ý nghĩ sâu sắc làm ta xao động, giống như những giấc mơ, song có lẽ không phải ai cũng để ý và dĩ nhiên chỉ một số ít trong số bao nhiêu người tiếp nhận các ý nghĩ thuộc về tiềm thức đó như kim chỉ nam hành động.

6498432071_5230181256_z.jpg



(Còn tiếp...)
 
Last edited:
Có một số bạn đã hỏi thông tin cần thiết về hành trình leo Island Peak (6189m), thì cơ bản là như sau:

1. Công ty mình đặt tour http://www.nepalsocialtreks.com - Giá tương đối rẻ, chất lượng phục vụ khá (điểm 7/10).
2. Giá tour theo lịch trình http://www.nepalsocialtreks.com/nepal/peakclimbing/island_peak_climbing.php của mình là: 1600$/1 người.
3. Yêu cầu đặt cọc từ Việt Nam 20% giá tour.
4. Bạn nên chuẩn bị tối thiểu 300$ để mua đồ phục vụ cho leo núi tuyết.
5. Nếu nghiện thuốc lá và rượu bia thì cơ hội thành công là rất ít.
6. Nên làm quen và luyện tập môn leo núi (trong nhà) tại Việt Nam trước chuyến đi.
7. Thời gian đi trong năm 2012 thích hợp vào tháng 8,9,10.
8. Trước ngày leo Island Peak bạn nên Tip cho Guide leo hỗ trợ mình 50$ (Guide này khác với Guide trek của bạn trước đó) bởi vì họ sẽ nhiệt tình hỗ trợ thêm các kỹ thuật và cổ vũ tinh thần khi bạn có ý định dừng bỏ cuộc ;)

p/s: Bạn nào ở Hà Nội có dự kiến đi nếu không chê mình sẽ cho mượn lại đồ và có thêm một vài lời khuyên thực tế nhất ;)

Chúc những dự định sớm thành công! Cảm ơn!!!
 
Last edited:
Có một số bạn đã hỏi thông tin cần thiết về hành trình leo Island Peak (6189m), thì cơ bản là như sau:

1. Công ty mình đặt tour http://www.nepalsocialtreks.com - Giá tương đối rẻ, chất lượng phục vụ khá (điểm 7/10).
2. Giá tour theo lịch trình http://www.nepalsocialtreks.com/nepal/peakclimbing/island_peak_climbing.php của mình là: 1600$/1 người.
3. Yêu cầu đặt cọc từ Việt Nam 20% giá tour.
4. Bạn nên chuẩn bị tối thiểu 300$ để mua đồ phục vụ cho leo núi tuyết.
5. Nếu nghiện thuốc lá và rượu bia thì cơ hội thành công là rất ít.
6. Nên làm quen và luyện tập môn leo núi (trong nhà) tại Việt Nam trước chuyến đi.
7. Thời gian đi trong năm 2012 thích hợp vào tháng 8,9,10.
8. Trước ngày leo Island Peak bạn nên Tip cho Guide leo hỗ trợ mình 50$ (Guide này khác với Guide trek của bạn trước đó) bởi vì họ sẽ nhiệt tình hỗ trợ thêm các kỹ thuật và cổ vũ tinh thần khi bạn có ý định dừng bỏ cuộc ;)

p/s: Bạn nào ở Hà Nội có dự kiến đi nếu không chê mình sẽ cho mượn lại đồ và có thêm một vài lời khuyên thực tế nhất ;)

Chúc những dự định sớm thành công! Cảm ơn!!!
Hẹn sớm được gặp bác vào 1 ngày đẹp trời để có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm!
 
45 phút cuối.

Tiếp tục đi trên sông băng...

7190490390_d17a41bc57_b.jpg


Vượt qua sông băng, thử thách cuối cùng là thác băng dựng đứng có độ cao khoảng hơn 100m, ngửa mặt lên sự ngán ngẩm trong tôi lại bắt đầu xuất hiện... đoán được suy nghĩ biểu lộ rõ qua nét mặt Guide liền động viên: "Còn chút nữa thôi, mày cố lên!"
Mặc nó lôi thiết bị ra tháo lắp, tôi ngồi lăn ra nền tuyết cứng đơ, lạnh ngắt... nắng đã lên, cả không gian chói loà vì hiệu ứng phản quang, để tồn tại sinh sống ở đây có lẽ cơ thể của người Sherpa đã có sự thay đổi khác với phần còn lại của Trái đất.

7178623950_d9876a9d9d_b.jpg

Thằng Guide được phân công đi trước từ lúc dưới Base camp để khảo sát và lắp các thiết bị an toàn giờ đã trên đỉnh thác băng, nhiêm vụ của nó ở đây là chôn dùi đục vào mặt băng, buộc dây thừng chính cho đoàn leo hôm nay. Từ lúc còn đang đi trên Sông băng đã thấy nó thoăn thoắt leo lên, cách leo của nó hoàn toàn chỉ sử dụng 2 cái Ice axe (rìu băng) (S)(S)
Có lẽ môi trường không khí loãng và nhiệt độ thấp là rào cản lớn nhất ở đây, để có thể thành công quan trọng ta phải biết cách để khiến hệ hô hấp hoạt động hiệu quả tương tự như ở khu vực dưới, và các hoạt động thích hợp để thúc đẩy hệ tuần hoàn máu kháng cự lại cái lạnh.

7178623072_f0c6b89bb1_b.jpg

Hiện 3 nhóm đã tập kết đầy đủ tại đây, nhưng số lượng khoảng 2/3 lúc xuất phát, guide giục tôi dậy kiểm tra lại Crampons, đai bảo hiểm.
Cách leo dùng ở đây là Top Roping, dùng Ascender (móc kẹp) hãm vào dây thừng chính để lấy lực kéo cho tay kết hợp với lực chống của chân từ Crampons để đưa cơ thể lên, đồng thời là liên kết giữa đai bảo hiểm với dây thừng chính giúp bạn có trạng thái nghỉ giữa lúc leo đồng thời đóng vai trò cực kỳ quan trọng là an toàn. Khoá 8 sẽ sử dụng trong việc đi xuống.

7178623408_be087f2be8_b.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,028
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top