Chả biết đi đâu lại vô tám nhảm. Gửi cái này cho mấy ông già mà k chịu già của nhà 442
*Luận về chữ “ăn”.*
Người ta đã thống kê được rằng, cuộc đời một người *đàn ông* hầu hết gắn bó với chữ “ăn”.
1. Khi còn bé thì “ăn học”,
2. Lớn thêm chút nữa thì “ăn chơi”
3. Lúc có bạn gái thì chăm chăm tìm cách “ăn thịt”.
4. Ăn thịt xong thì phải “ăn hỏi” rồi “ăn cưới”, cưới về phải tiến hành “ăn nằm”.
5. Khi vợ đến kỳ nguyệt san đành phải “ăn chay” hoặc "ăn vụng", sau khi vợ sinh em bé thì phải “ăn kiêng”, về già rụng răng phải “ăn cháo”, xa thêm tí nữa thì theo các cụ mà “ăn xôi”…
6. Hồi nhỏ thì "ăn vóc học hay", xin tiền ba mẹ mua quà không được thì "ăn vạ"
7. Lớn lên học đòi thì bắt đầu "ăn diện" để tán gái, nhưng "ăn nói bậy bạ" thì có khi "ăn bạt tai"
8. Khi đã có vợ, sau một thời gian "ăn nằm" thì có khi "ăn năn đã muộn" và nghĩ rằng mình phải "ăn đời ở kiếp" với người này thì xem như "ăn cám hay ăn khế trả vàng" hay đúng là số "ăn mày".
9. Khi "ăn nên làm ra" thì "ăn tiền", "ăn bẩn" của dân, "ăn sung mặc sướng", rồi sanh tật "ăn gian", nói dối vợ là đi "ăn cơm khách" nhưng thực ra là đi "ăn vụng" hay gọi là "ăn bánh trả tiền"- trót lọt thì không sao, rủi đổ bể thì có mà "ăn cám" hoặc "bỏ ăn".
a. hơi tệ: "ăn không ngồi rồi", "ăn theo",
b. khá tệ: "ăn quỵt", "ăn mày".
c. quá tệ: "ăn trộm", "ăn cắp", "ăn cướp"
10 - Khi cờ bạc (đánh cờ, đánh bạc), đang "ăn to" bỗng đứng dậy ra về gọi là "ăn non". "Ăn non" mà còn vênh váo, có khi "ăn đấm", "ăn đá", "ăn đòn", "ăn đạn".