What's new

[Chia sẻ] #45 - Đi qua Tà Pứa

Tà Pứa, trong ký ức của hắn là 1 vùng đất còn xa lạ, chỉ được biết đến qua Hành trình tìm thác và đèo của bác diengiadung. Hắn thích những con đường dẫn đến chân mây. 1 cuộc độc hành, chỉ để thỏa chí đi rong...

1044574_620190594665752_1034005567_n.jpg



Cung đường: Thủ Dầu Một --> Biên Hòa --> Long Khánh --> Mê Pu --> Đạ Hoai --> Madagui --> Đạ Tẻh --> Thác Đakala (Triệu Hải) --> Cát Tiên --> Đức Liễu --> Đồng Xoài --> Thủ Dầu Một.

Điểm dừng chân: Thác Đakala (Triệu Hải)

Khoảng cách: 420 km

Thời gian đi: 1 ngày, 5h đến 21h

Chi phí: 250.000đ
 
Last edited:
Từ Đạ Lây trở đi đường khá xấu, thi thoảng mới có 1 vài đoạn yên bình, nhưng rồi chỉ được 1 thoáng thôi...

1006213_620177618000383_794179916_n.jpg


1010792_620177664667045_1564268744_n.jpg


1044244_620177694667042_1017544075_n.jpg
 
Đi qua Dốc Khỉ. Hắn cũng ko biết vì sao ngưởi ta lại lấy tên như thế, chỉ biết rằng mỗi khi bị trượt bánh nơi đây thì hắn lại lầm bầm: "khỉ thật"...

6971_620177714667040_1984087575_n.jpg
 
Chạm bước Cát Tiên. Ngày ấy khi kiến thức còn non nớt thì hắn cũng ko biết địa danh Nam Cát Tiên từ đâu mà có. Giờ thì hắn đã có thể lờ mờ đoán ra đôi chút. Như những địa danh miền Tây: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam,...

999677_620177751333703_1419536334_n.jpg
 
Ngang qua "Thánh địa Cát Tiên"...

1011169_620177814667030_1321729583_n.jpg



Thánh địa Cát Tiên là tên gọi quần thể di chỉ khảo cổ được phát hiện từ năm 1985, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đường-Đồng Nai, bao gồm rất nhiều gò đồi và bãi bồi ven sông được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn Nam. Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi thuộc huyện vùng sâu vùng xa Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng, khu vực Nam Tây Nguyên.

Các khoa học gia đoán định thánh địa này xuất hiện khoảng thế kỷ 4 đến thế kỷ 8, thuộc về nền văn hóa của một vương quốc mà ý kiến của nhiều nhà khoa học, trong nỗ lực tìm kiếm chủ nhân đích thực của thánh địa, vẫn chưa đạt sự đồng thuận. Các hiện vật, lăng mộ và tháp tại Thánh địa Cát Tiên ra đời trong thời kỳ nào; thuộc phong cách nghệ thuật nào; chủ nhân là ai; nằm trong bối cảnh nào trong tiến trình lịch sử phương Nam; có vai trò gì trong quá trình hình thành quốc gia cổ đại; mối quan hệ của thánh địa với cộng đồng dân cư bản địa đã sinh sống nơi đây từ những thế kỷ trước công nguyên thuộc di chỉ tiền sử Phù Mỹ ra sao; là những câu hỏi gây tranh luận sôi nổi trong giới khảo cổ học, văn hóa học, sử học qua nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học, và những thông tin tiếp tục hé lộ từ Cát Tiên vẫn luôn làm sửng sốt dư luận cũng như giới học giả trong và ngoài nước[1].


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thánh_địa_Cát_Tiên
 
Trên đường về Quảng Ngãi, hắn thấy 2 chàng trai hì hục đẩy xe trên phố. Thì ra là hết xăng giữa vùng rừng núi hoang vu, vậy là có thêm bạn đồng hành. Hắn kéo xe kia về trung tâm của xã, bỏ qua vài cảnh đẹp trên đường... Gỡ gạc tấm hình khi vào sâu trong Quãng Ngãi, 1 địa danh ngỡ nơi đâu đó miền Trung...

1016102_620177801333698_483524306_n.jpg
 
Gần đến trung tâm Phước Cát, hắn quẹo phải về địa danh Phước Cát 1, cặp theo con đường bên hông trường PTCS, hắn tìm lối ra cầu Phước Cát để chia tay thêm 1 địa danh...

1043970_620177971333681_989775901_n.jpg



Quẹo phải...

421928_620178008000344_1039364777_n.jpg



Rồi đi thẳng...

1001485_620178031333675_1263848830_n.jpg



Cặp bên hông trường...

1016517_620178061333672_1713484903_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,133
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top