What's new

[Chia sẻ] Sri Lanka - Ceylon ký sự

Sri Lanka, đảo quốc xinh đẹp như giọt sương rơi xuống từ đất Ấn Độ. Một vùng đất với những con người hiền hoà, tốt bụng nhưng lại đang sống trong tình trạng nội chiến... Một chuyến đi dài để lại bao kỷ niệm về một đất nước kỳ lạ.

Sri lanka ký sự

Sau khi làm thủ tục xong, lên máy bay, tôi ngủ thiếp luôn một mạch đến Kuala Lumpur. Thời gian chờ đợi quả là khủng khiếp, dạo đi dạo lại nát cả phi trường, vật vã gần 8 tiếng đồng hồ mới đến giờ check in. Nhanh chân sắp hàng sớm, tưởng ngon lại gặp ngay chú xăng pha nhớt rất nguyên tắc. Xin lỗi, hộ chiếu của ngài ko có visa? Tớ ko cần visa, xem giùm lại đi.... Mất công giải thích đến 10 phút, rồi phone đến cả phòng Lãnh sự của tụi Sri Lanka confirm, "cô" mới xin lỗi rối rít, khuôn mặt bự phấn ra chiều xấu hổ chẳng che nổi cái khuôn mặt chữ điền rõ là đực rựa.
Bay được khoảng 3 tiếng thì dừng transit ở Male, thủ đô đảo quốc Maldives. Quá nửa nguời trên máy bay xuống, chủ yếu là dân du lịch bộn tiền đến thiên đường du lịch này hòng trốn cuộc sống ồn ào, mệt mỏi.
Trời sáng, đến Bandaraynake airport, Sri Lanka, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là hàng loạt ụ súng cối chĩa nòng thẳng lên trời được bố trí dọc đường băng hạ cánh, tưởng như ta bay lạc vào khu quân sự. Sân bay cũng có vẻ sạch sẽ, hoành tráng. Ngay lối đi vào là bức tượng Phật ngồi lớn, được đặt trang trọng giữa nhà ga đủ để du khách đoán được tôn giáo chính của quốc đảo này. Một vài nhà sư Trung Quốc nam du nhờ tôi điền giúp tờ khai hải quan càng chứng tỏ đạo Phật rất thịnh tại đây.
Cái sạch sẽ, hoành tráng bỗng biến mất khi vừa bước ra đến khu vực chờ đợi, là một phòng lớn rộng hàng trăm mét vuông với những dãy ghế đệm rách tả tơi, đen đúa xếp đều như trong rạp hát. Đôi lúc có vài cô tiếp viên trong trang phục truyền thống khá sexy thoảng qua.

Lại ngồi chờ đợi chán chê, cuối cùng cũng có nguời ra đón về thành phố. Lính cảnh vệ của sân bay giăng khắp nơi, mặt mày bặm trợn soi mói, nhìn ai cũng ra Bin Laden? Rảo chân ra đến điểm chờ ô tô, tôi bỗng nhớ cái bến cóc ở quê thời bao cấp quá. Từng hàng Toyota 12 chỗ già nua cứ lặc lè đi qua cần mẫn như đàn kiến. Thi thoảng, tiếng mấy anh cảnh vệ vang lên với giọng Anh Ấn khó nghe dẹp đường. Được cái, việc ai nấy làm khá trật tự, không có cái cảnh đeo bám của cánh xe ôm, xe dù. Ai cũng có vẻ vội vã ngoại trừ tôi!!!
 
Đường vào thành phố chỗ tốt chỗ xấu, chắc đã lâu lắm chưa được duy tu bảo dưỡng. Xe cộ đều đi theo làn đường bên trái cũng như nhiều nước vốn từng là thuộc địa của đế quốc Anh. Hai cậu Nepal ngồi cùng háo hức ra mặt, mắt giương lên nhìn ngắm khắp nơi với vẻ thán phục. Cũng đúng thôi, đối với các bạn từ vương quốc Nepal khốn khó thì cảnh tượng xe cộ tấp nập, nhà cửa san sát thật quá sức tưởng tượng, khác nào nhà quê lần đầu ra phố. Tôi thầm mong vương quốc Nepal sau những biến cố chính trị to lớn vừa qua sẽ có hoà bình và phát triển để xứng danh là nơi ngự trị của dãy núi cao nhất thế giới, là nơi đức Phật tổ sinh thành. Đấy lại còn chưa nói đến ông bạn Buhtan ngồi kế sau, e còn xác xơ hơn mấy bậc. Nghe đâu năm nay vương quốc này sẽ tổ chức bầu cử lần đầu tiên trong lịch sử để chuyển dần quyền lực từ nhà vua sang tay nhân dân. Ông bạn rụt rè kể về một chương trình huấn luyện bầu cử quy mô đang thực hiện cho cả quốc dân Buhtan, vì từ bé đến giờ cái từ "bầu cử" còn không có trong đầu người dân. Ôi, Nước mình đã nghèo nhưng xem ra vẫn còn văn minh chán nếu so với một số nước Nam Á.<br />
Đang thả hồn suy nghĩ vẫn vơ, chợt xe chạy chậm lại và dừng giữa một cây cầu cỡ cầu Sài gòn. Cây cầu bắc qua dòng sông dài nhất Srilanka (Sri Lanka chỉ có hai dòng sông chính). Một toán cảnh sát cùng quân nhân tiến lại chĩa khẩu AK47 vào xe hất hàm: đi đâu? Sau này mới biết phân biệt giữa hai lực lượng này là cảnh sát mặc áo màu vàng đất, hông lủng lẳng khẩu K54, quân đội mặc rằn ri đeo AK47 , cả hai lực lượng đều có vẻ rất quyền lực, hất tay cái là ôtô cứ thế mà tấp vô lề đường xuất giấy tờ. May mắn cho cả xe khi xế là một giảng viên đại học, chỉ thấy hai bên huơ chân múa tay vài cái xe lại bon bon tiến thẳng về thành phố.<br />
Khách sạn nơi ở có cái tên khá kêo Global Tower Hotel trên đường Marine Drive nằm trong khu nhà giàu dọc bờ biển dài. Đây là khu đất vàng của Colombo, chỉ có nhà giàu mới dám mơ đến mua những căn biệt thự ở đây. Nếu chỉ ở vài hôm khéo các bạn lại tưởng đây là khu nhà sắp bị giải toả bên sông Tô lịch. Bãi biển khá đẹp nhưng bờ cát thì quá trời bẩn, rác rưởi khắp nơi cùng đám quạ kêo quang quác bới loạn xạ kiếm ăn vang trời. Bờ biển hoàng hôn đông vui, trẻ con chơi đùa sôi nổi nhưng chẳng có mấy người tắm biển, càng không nhìn ra nổi một chiếc bikini, không hiểu sao??? <br />
Khách sạn cũng xứng danh là sang vào loại hạng nhất ở Colombo, trang nhã và nhiệt tình cỡ 3 sao ở mình. Tôi cũng đã quá mệt sau đêm mất ngủ ở phi trường và sau những cảm xúc lẫn lộn đầu tiên..
 
Lâu quá không thấy bạn chủ topic có thêm thông tin gì. Mình cũng có dịp lang thang Sri Lanka vài hôm, xin mạn phép chia sẻ một số hình ảnh về Colombo và Kandy:

Một số tấm hình mình chụp từ khách sạn Taj Samudra. Để dễ hình dung, Colombo nằm dọc theo một đoạn bờ biển phía tây nam Sri Lanka, từ phía bắc xuống là khu cảng Colombo (và khu nhà ga, chợ, khu phố cổ... lúc nào cũng nhộn nhịp, gọi là Colombo Fort), ở giữa là khu cơ quan công quyền, vắng tanh (do bị kiểm soát nghiêm ngặt từ thời nội chiến) gọi là Slave Island, quá xuống phía nam là khu thương mại và dân cư cao cấp, rồi tới một khu vực gọi là Mount Lovina, có nhiều khách sạn, hàng quán nằm bên bờ biển, các hoạt động về đêm phong phú (trừ khu này ra thì Colombo sau 8g tối gần như không người).

Một góc khu trung tâm (về phía Nam) của Colombo:
Colombo%20Skyline.jpg


Khách sạn Taj Samudra nằm ngay giữa khu vực cơ quan công quyền, ngay cạnh bộ tư lệnh quân đội Sri Lanka nên ra vào đều bị kiểm tra an ninh 100%. Ngay trước khách sạn là một quảng trường rất rộng gọi là Galle Face nằm ngay bờ biển. Cho đến 2001 thì Galle Face vẫn là nơi dạo chơi rất phổ biến cho người dân Colombo, sau đó thì nghe nói do vị trí nhạy cảm nên bị cấm. Mãi gần đây thì người dân mới lại được ra đây chơi, mà cũng còn khá hạn chế, lính vẫn bồng súng đứng canh.

Galle%20Face%20Beach.jpg


Copy ảnh của Galle Face từ Wikitravel để dễ hình dung:

Colombo_-_Galle_Face.jpg


Con đường phía bên phải tấm hình (có hàng cây thấp) vẫn hoàn toàn cấm tất cả các loại xe cộ (trừ xe ra vào các toà nhà trong khu vực). Bãi cỏ xanh mướt cũng bị giăng dây cấm đi vào.

Toà thị chính Colombo về đêm:

Colombo%20City%20Hall.jpg


Toà nhà này nằm ở khu vực gọi là Cinnamon Gardens, một trong những khu vực sang nhất của Colombo, có nhiều công viên, biệt thự kín cổng cao tường.

Đền thờ Hindu Murugan ở Slave Island. Đền thờ này khá nổi tiếng và có mặt trong nhiều postcard về Colombo/Sri Lanka.

Các toà nhà cổ khu vực Colombo Fort:

Duong%20pho%20voi%202%20hang%20nha%20co.jpg


Colombo%20old%20building%203.jpg


Colombo%20old%20building%201.jpg


Hai tòa tháp trong hình sau cùng là World Trade Centre Colombo, hiện đang là tòa nhà cao nhất Sri Lanka và cũng là khu văn phòng lớn nhất.

Thời điểm mình mới sang, nội chiến kết thúc mới được hơn 2 tuần nên tình hình an ninh còn khá phức tạp. Khu Colombo Fort thực sự rất đẹp, nhưng do tập trung nhiều địa điểm nhạy cảm (bến cảng, nhà ga, văn phòng...) nên cũng không chụp nhiều hình được.

Có một điều cũng lý thú, Colombo hiện tại không phải là thủ đô chính thức của Sri Lanka, mà chỉ được coi là thủ đô thương mại (dù các cơ quan nhà nước vẫn đóng ở thành phố này). Thủ đô chính thức của Sri Lanka hiện tại là thành phố (hay đúng hơn là thị trấn) Sri Jayawardenapura-Kotte, nằm cách Colombo khoảng 10km về phía Đông. Sri Jayawardenapura-Kotte hiện là nơi đặt quốc hội và một số cơ quan trung ương ít quan trọng.
 
Hai sắc dân chính của Sri Lanka là Singhala (theo Wikipedia là 74%) và Tamil (khoảng 18%). Tamil lại còn được phân biệt ra Tamil bản địa và Tamil gốc Ấn. Vùng đất của người Tamil chủ yếu ở khu vực Đông Bắc hòn đảo, cũng là khu vực mà lực lượng những con hổ giải phóng Tamil coi là cứ địa chính. Có lẽ tương tự như người khổng lồ láng giềng, việc hai sắc dân chính không ai chịu ai đã khiến đất nước nhỏ bé này cũng chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, cùng với tiếng Singhala và tiếng Tamil.

Đối với người nước ngoài thì có lẽ rất khó phân biệt giữa người Singhala và người Tamil. Người Singhala nắm hầu hết chính quyền, khi mình đi công tác thì tất cả những người Sri Lanka mình tiếp xúc (công việc) cũng đều là người Singhala. Có một lần bạn đồng nghiệp dẫn đi ăn trưa ở một khu vực bờ biển phía Nam Colombo (gần Mount Lovina) thì được giới thiệu là khu tập trung đông người Tamil nhất Colombo. Ấn tượng duy nhất của mình về khu vực đó là có vẻ nghèo hơn các khu khác của thành phố.

Khi chiến tranh kết thúc, tất cả người Sri Lanka (hay người Singhala?) đều rất hồ hởi. Nhìn cách họ nói chuyện với nhau và bàn tán về các cơ hội phát triển của đất nước trong tương lai, mình cũng thực sự vui cho họ. Tuy nhiên, ở Sri Lanka hiện tại, ra đường đâu đâu bạn cũng sẽ thấy hình ảnh tổng thống đương nhiệm (cũng chính là người đã chấm dứt được cuộc chiến) giăng khắp nơi cùng những lời ca tụng. Kế nữa, cuộc nội chiến tốn kém kéo dài gần 30 năm (ước tính tiêu tốn đến gần 20% GDP) kết thúc đồng nghĩa với việc mất đi một "động lực" kinh tế đáng kể. Mình có dịp sang lại vài tháng sau đó khi mọi chuyện đã dần ổn định và thấy các chốt gác kiểm tra, binh lính... vẫn đầy đường. Bạn đồng nghiệp mình chỉ bình luận đơn giản: "Nếu không làm thế thì bọn họ thất nghiệp cả à!".
 
Mình post lại hình ngôi đền Hindu Murugan ở Colombo như đã nói ở trên (quá 7 tấm ko cho thêm nữa):

Hindu%20temple%20at%20night%20-%20Colombo.jpg


Ở Sri Lanka, ngoài Colombo thì mình còn có dịp đi Kandy. Kandy là thành phố lớn thứ hai của Sri Lanka, nằm trên cao nguyên, gần như giữa hòn đảo (xích về phía Nam một chút). Kandy cách Colombo khoảng 120km về phía Tây Bắc và nổi tiếng (với người nước ngoài) chủ yếu do Đền Xá Lợi Răng Phật và khu phố cổ, cả hai đều là di sản văn hoá thế giới.
 
Kandy

Thành phố thứ hai mình có dịp tham quan là Kandy, nằm trên cao nguyên cách Colombo khoảng 120km về phía đông bắc.

Thành phố này nổi tiếng nhờ ngôi Đền thờ Xá lợi Răng Phật, một trong ba địa điểm thiêng nhất của Phật giáo Sri Lanka (hai địa điểm còn lại là cố đô Anuradhapura, nơi có cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề gốc ở Bodhgaya, Ấn Độ và đền Kelaniya – ngôi đền xây dựng trên một địa điểm từng được đức Phật đến thăm). Đây còn là thành phố lớn thứ nhì Sri Lanka (sau khu vực đô thị Colombo) và là cố đô cuối cùng của các triều đại phong kiến Sinhala trước khi thủ đô chuyển về Colombo thời thực dân Anh. Thời hiện đại, Kandy vẫn là một trong những thành phố quan trọng nhất đối với người Sinhala, chủ yếu về mặt tâm linh do thừa hưởng di sản các công trình văn hoá Phật giáo quan trọng thời trước. Khu đền thờ xá lợi răng Phật cùng với dinh thự hoàng gia và các công trình cổ xung quanh được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1988.

Xuất phát từ Colombo khá sớm, nhưng do đường quá chật nên mất đến hơn 3 tiếng đồng hồ mới đến được điểm tham quan đầu tiên – đền Embekka Devalaya, cách Kandy khoảng 17km. Đền Embekka Devalaya được xây dựng từ thế kỷ 14, thờ Mahasena, một vị vua của Sri Lanka khoảng thế kỷ 3-4 sau CN. Giống như các ngôi chùa, vào đây phải bỏ dép ra ngay từ ngõ.

4%20Embekka.jpg


Gian ngoài cùng của đền, gọi là Hevisi Mandapaya (Wikipedia gọi là Drummer’s Hall), là một gian nhà chữ nhật mái ngói, đỡ bằng hệ thống cột gỗ được chạm khắc công phu. Theo wikipedia thì đây chính là điểm chính làm nên danh tiếng của ngôi đền. Hình hoa sen cách điệu trên đà:

4%20Cham%20tro%20o%20Embekka.jpg


Vũ nữ nhảy múa

5%20vu%20nu%20nhay%20mua.jpg


Cừu

5%20c%E1%BB%ABu.jpg


Drummer’s Hall nhìn từ phía bên. Đúng lúc đến đền thì có cả một đoàn khách đông, chủ yếu phụ nữ và trẻ con, chắc là đi hành hương, cũng đến đền.

5%20gian%20b%C3%AAn%20c%E1%BB%A7a%20den.jpg


Cửa vào gian thờ chính, phía trong Drummer’s Hall

4%20truoc%20gian%20tho%20chinh%20Embekka.jpg


Gian thờ bên phải, phía sau. Bóng saree thấp thoáng...

5%20dien%20tho%20nho%20hon%20phia%20sau.jpg
 
Kandy

Phế tích của một ngôi đền khác, ngay bên cạnh, tên là Embekka Abalama. Đền này thì chẳng có thông tin gì, trừ cái bảng tên treo ở đó. Hơi khác đền Embekka Devalaya 1 chút, vì cột bằng đá.

4%20Cung%20dien%20cu%20Embekka.jpg


Từ đền Embekka Devalaya đi thêm 17km nữa là đến Kandy. Thành phố này nằm ở độ cao khoảng 400m trên mực nước biển. Có lẽ là một hòn đảo, rất nhạy cảm với tình trạng nước biển dâng hay sao mà bất cứ biển báo địa danh nào cũng đều kèm theo độ cao trên mực nước biển. Nói tới đây lại nhớ rằng Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi tình trạng biến đổi khí hậu - cụ thể là nước biển dâng…

Xe dần vào thành phố, cực kỳ đông đúc, khác hẳn với các vẻ lừ đừ tĩnh lặng của Colombo cuối tuần (dù thành phố này chỉ bằng 1/5 Colombo). Anh bạn người Sri Lanka cho biết đất Kandy này khó sống, hầu như dân ở đây đều làm việc ở Colombo cả, cuối tuần mới về nhà, thêm vào đó, dân Colombo cũng thích lên đây nghỉ cuối tuần, hưởng không khí mát mẻ miền núi, nên cuối tuần ở đây chật cứng người trong khi Colombo vắng tanh teo. Ngày thường thì ngược lại, Kandy vắng kinh khủng. Một góc phố gần trung tâm Kandy:

4%20Khu%20pho%20Kandy.jpg


Một góc phố khác – với đỉnh núi thấp thoáng xa xa (hơi giống Đà Lạt?)

4%20goc%20pho%20khac%20cua%20Kandy.jpg


Điểm đến được trông đợi nhất dĩ nhiên là Đền Xá Lợi răng Phật. Đền nằm ngay trong khu vực trung tâm thành phố, ngay bên bờ hồ, trong một quần thể bao gồm đền, khu dinh thự của hoàng gia cũ và khu phố cổ bao quanh. Đền xá lợi ven hồ Kandy:

Tooth%20Relic%20Temple%20by%20Kandy%20Lake.jpg


Chính diện thì thế này:

Buddha%20Tooth%20Relic%20Temple.jpg


Thảm cỏ xanh ngắt trước đền

4%20Tham%20xanh%20truoc%20Tooth%20Relics.jpg
 
Kandy

Xá lợi răng Phật được mang từ Ấn Độ sang Sri Lanka từ thế kỷ thứ tư và kể từ đó, việc sở hữu xá lợi đồng nghĩa với sở hữu quyền lực. Các vương triều của người Sinhala ra sức bảo vệ cho bằng được xá lợi, và mỗi lần dời đô, xá lợi lại cũng được dời đi tương ứng. Đó là lý do xá lợi dừng chân tại Kandy – kinh đô cuối cùng và ngôi đền xá lợi hiện tại nằm ngay trong khu vực hoàng cung cũ. Tuy nhiên, cuộc nội chiến triền miên, mà hệ luỵ của nó là 2 cuộc đánh bom trực tiếp vào đền vào cuối những năm 80 và năm 1998 đã phá huỷ gần như hoàn toàn đền cũ. Đền được xây dựng lại gần như mới hoàn toàn sau đó. Khu vực hoàng cung xung quanh và các công trình cổ vẫn còn khá nguyên vẹn, tuy nhiên do không đủ thời gian nên không tham quan được.

Lý do vì sao nơi quan trọng (và thiêng liêng) như vậy lại bị đánh bom (đền Kelaniya – một địa điểm linh thiêng khác – cũng đã từng bị đánh bom để rồi phải được bảo vệ nghiêm ngặt như doanh trại quân đội) ? – Đơn giản, đây là những địa điểm quan trọng với người Sinhala theo Phật giáo, trong khi tác giả các vụ đánh bom nọ – lực lượng các con hổ giải phóng Tamil – theo Hindu giáo.

Cũng chính vì đánh bom mà sinh ra thứ này đây – đi qua máy soi chiếu, khám người – trước khi vào đền. Nam nữ chia ra hẳn hoi nhé

4%20Kiem%20tra%20an%20ninh%20truoc%20khi%20vao%20den.jpg


Người Sri Lanka vào đền thì miễn phí, người nước ngoài thì 500 Rs. Mình không định trốn vé, lại hỏi đàng hoàng (vì nếu mua vé thì được mượn cái máy hướng dẫn audio guide :) ) nhưng xui (hên?) 1 cái là cô bán vé đi đâu mất tiêu, ông anh còn lại trong quầy vé khoát tay: vào đi, lát ra mua vé cũng được (!)

Trước khi vào đền thì đi qua các quầy bán các vật phẩm cho người lễ đền – quầy bán hoa sen và hoa súng, được xếp trên các miếng bìa carton, để cúng:

4%20Hoa%20sen%20cung%20Phat.jpg


Quầy bán các bình đất nhỏ, dùng để đổ dầu vào đốt (chắc kiểu như thay nhang – vì thấy ở đây họ rất ít đốt nhang)

4%20Binh%20do%20dau.jpg


Nơi để xá lợi răng Phật – cũng là nơi mọi người cúng bái nhiều nhất. Tuy nhiên, xá lợi chỉ được mang ra cho chiêm bái trong những dịp hết sức quan trọng – thường là 3-4 năm 1 lần. Bình thường thì cũng chỉ là một gian phòng trống:

4%20Phong%20de%20tooth%20relics.jpg


Hết đền chính thì đến gian nhà cao phía sau, bảng đề Bảo tàng Sri Dalada. Tầng trệt với điện thờ và chuỗi các bức tranh mô tả lại câu chuyện xá lợi được mang từ Ấn Độ sang Sri Lanka:

4%20Sri%20Dalada%20Museum.jpg


Xong thì đến trên lầu, trưng bày các cổ vật liên quan đến vùng đất Kandy và các đồ vật liên quan đến câu chuyện xá lợi. Không để ý tấm bảng, vô tư đứng chụp hình loạn xạ cho đến khi ông nhân viên bảo tàng hớ ha hớt hải chạy tới la lên là bảo tàng cấm chụp hình! (thực ra thì cũng không có ý gian tà gì, chỉ vì bảo tàng có quá nhiều bảng thuyết minh mà ko có thời gian đứng đọc, nên định chụp để về đọc sau).

Vòng qua gian nhà bên tay trái đền, là nơi để các vật bằng sứ nhỏ chứa dầu kia phát huy tác dụng:

4%20Noi%20de%20dot%20dau.jpg


Đáng lẽ dầu sẽ được đốt ở nơi thờ, nhưng vì khách viếng ai cũng muốn châm dầu (vào lửa) tỏ lòng thành nên đền (và các chùa khác – khi đi cũng thấy) phải làm hẳn một gian nhỏ bên ngoài trời cho khách đốt để đỡ ngộp.
 
Last edited:
Xin các bác cho biết thông tin về Sri lanka

Em có việc phải sang dự hội thảo tại khách sạn Palms , Beruwala , sri lanka . Em thì chẳng biết mù tịt thông tin về nơi này , các bác nào biết cho em chút thông tin về tuyến bay từ hà nội , giá cả sinh hoạt , phuơng tiện di chuyển , và các thông tin về an ning . Rất cảm ơn các bác và xin hứa khi hoàn thành chuyến đi sẽ có đầy đủ hình ảnh và cảm tưởng .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,000
Members
192,331
Latest member
Nganquybaba
Back
Top