What's new

[Chia sẻ] Touring Bike, có gì lạ!

VictorPhung

Phượt thủ
Bài này mình vết và post trên xedap.org khá lâu rồi (thật ra cũng chưa viết xong). Tuy chưa đầy đủ lắm nhưng cũng xin chia sẻ lên đây để bạn nào chưa có dịp ghé qua xedap.org có thể tham khảo. Mình sẽ cố gắng cập nhật và viết tiếp phần còn lại khi có thời gian.

XE ĐẠP NÀO CŨNG ĐI TOUR ĐƯỢC.

Khi nói đến đi tour bằng xe đạp thường ta hình dung đến những chiếc xe hầm hố, chắc chắn, được trang bị hòanh tráng, đủ các lọai đồ chơi để có thể chinh phục được mọi nẻo đướng thiên lý. Điều đó không sai nhưng không hẳng đúng hòan tòan. Với người đi tour bằng xe đạp thì ý chí mới quan trọng nhất, kế đến sức khỏe và sau nữa mới là phương tiện. Hãy xem anh chàng Nhật Bổn Iwasaki 36 tuổi rong ruổi qua 37 nước và vẫn đang tiếp tục cuộc hành trinh với chiếc xe đạp đầm không đề không số. Không đâu xa, ngay ở VN mình các bạn trẻ thuộc nhóm C4E với những chiếc xe đạp đi học bình thường cũng đã cùng nhau làm 2 chuyến xuyên việt thật ấn tượng. Nói vậy để thấy, để thực hiện những ước mơ ngao du thiên hạ trên chiếc xe động cơ đốt ngòai bằng cơm bằng phở ta nên đừng quá cầu kỳ với lọai phương tiện vốn dĩ thô sơ này. Hãy xem qua vài lọai xe đạp người ta dùng để đi du lịch nhé;
Riding_through_Town.jpg

Nhóm 26 người đạp xe Unicycle từ Huế vào Nha Trang.

Picture_1536.jpg

Chiếc xe đạp xếp (folding bike) có thể bỏ gọn vào 1 cái vali này đã cùng Gloria Munson, một phụ nữ Mỹ làm một chuyến qua Nhật Bản, Lào, Việt Nam, Cambodia, và Thailand

65478490VkJ0DVR2.jpg

Xe đạp nằm hai bánh(recumbent), mình chưa có cơ hội thử qua lọai xe này nhưng thấy cũng rất thích

pavementend.jpg

Xe đạp nằm ba bánh (Trike) của Douglas Coulter với gần chục chuyến tour rất ấn tượng

PF2.jpg

Xe đạp bánh lớn (Penny Farthing, không biết tiếng Việt gọi xe này là gì) của Joff Summerfield đi vòng quanh thế giới 35,447 km trong 924 ngày
 
74192805d2DWg8pk.jpg

Xe đạp đôi (tandem)

73804910nVLK2ALd.jpg

Xe đạp ba (triplet)

P1050508.jpg

Hai anh chàng này với chiếc xe đạp đầm mua ở cambodia giá 25$ đã đi từ Sài Gòn ra đến Sapa

104531876UMRcpbuCChrisColoradoTrek5.jpg

Một chiếc touring bike truyền thống. Trek 520

Xem thêm hình ảnh những chiếc xe thồ
----------------------------------
TOURING BIKE CÓ GÌ LẠ:

Vậy là người ta đi tour bằng đủ lọai xe, điều đó phụ thuộc vào điều kiện cá nhân, cách thức của chuyến tour, đọan đường cũng như địa hình khu vực bạn sẽ đi qua và trên hết là sở thích của bạn. Nhưng với những tay du mục thực thụ họ sẽ có những tiêu chí nhất định để lựa chọn một chiếc “xe thồ đường dài”. Và từ đây ta chỉ bàn đến dạng xe touring truyền thống được đa số người sử dụng để đi du lịch. Có thể tóm tắc 5 tiêu chí chính làm nên sự đặc thù của một chiếc touring:

-Thỏai mái dễ chịu: Có lẽ đây là tiêu chí đầu tiên cho một chiếc touring. Một chiếc xe vừa size, khung sườn êm, đầm, yên thông thóang, vừa vặn, êm ái, tay lái cân chỉnh đúng không cúi lắm có nhiều vị trí cầm nắm thay đổi v.v.. sẽ giúp người đạp thỏai mái, ít mỏi và đở mất sức hơn trên những chặng đường xa.

-Chuyên chở, đeo máng tốt: việc chở theo đồ dùng cá nhân cho những chuyến đi xa dài ngày là điều bắt buộc của những tay du mục trên yên xe, nên ngòai việc xe có thể gắn ba-ga trước sau để chở những túi đồ vài chục kg, xe còn phải có từ ít nhất 2-3 chỗ để gắn bình nước. Sườn xe thường dài hơn bình thường để những túi đồ không bị vướng víu vào gót chân khi đạp cũng như phải đủ đầm để hạn chế việc rung lắc khi chở nặng. Bánh touring thường có 32-36 căm và vỏ cũng lớn hơn giúp xe êm hơn và tải được tốt hơn.

-Chắc chắn, bền bỉ và dễ sửa chữa, thay thế: Có thể thấy đa số sườn touring bike được làm bằng thép, điều này không chỉ nhằm mục đích tạo nên bộ khung chắc chắn, bền, êm mà còn cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm được nơi sửa chữa nếu chẳng may chiếc sườn có vấn đề trên đường. Những phụ tùng trên xe cũng theo những chuẩn thông dụng, đơn giản, dễ tìm mua, tạo điều kiện dễ dàng cho việc sửa chữa thay thế nếu cần.

-Leo đèo vượt dốc tốt: Với việc tải nặng và đi xa thì tốc độ không còn được ưu tiên trong “cơ cấu” đĩa líp, thay vào đó sẽ có những số rất thấp (đĩa nhỏ líp lớn) được dự phòng nhiều cho những con dốc, đèo “không ưa cũng phải cưa” bất chợt đâu đó trên đường.

-An tòan trên xa lộ: Những yếu tố an tòan rất được lưu ý trên một chiếc touring, không chỉ thắng và vỏ lốp trang bị kỹ lưỡng cho những tình huống xấu và cung đường xấu, phản quang, kính chiếu hậu và đèn đóm cũng được gắn khắp nơi. Điều này khiến chiếc touring trông rườm rà nhưng thật ra lại rất thiết yếu. Có lẽ cũng chính vì lí do an toàn mà phần lớn những chiếc touring của các hãng đều cho ra những màu luốc luốc tối tối để đỡ bị dòm ngó bởi những “người xấu”.

Đó là những yếu tố quan trọng cần phải có cho một chiếc touring thật sự. vậy cụ thể những thíết kế, phụ tùng nào thỏa mãn những yêu cầu trên
 
Last edited:
KHUNG SƯỜN:

FM6254.jpg


sườn thép surly Long Haul Trucker

Chất liệu: Cũng như tất cả các lọai xe, khung sườn là yếu tố nền tảng và quan trọng nhất của chiếc xe. Đa phần sườn của touring bike được làm bằng thép vì lọai vật liệu này có vẻ “hợp” với tính chất nồi đồng cối đá, êm (đàn hồi tốt) và dễ sửa chữa dọc đường. Những loại thép tốt như Crom 41xx hay Reynolds (được dùng làm nóng súng, vỏ xe tăng, hay khung máy bay) cũng được các hãng dùng để làm ra những chiếc sườn rất tốt và nhẹ. Nhôm tuy không cứng và đàn hồi tốt như sắt nhưng lại nhẹ, với những tiến bộ kỹ thuật về chất liệu ngày nay các nhà sản xuất hòan tòan có thể cho ra những chiếc sườn touring bằng nhôm cứng cáp và đáng tin cậy. Nhược điểm lớn nhất của lọai chất liệu này là khó tìm được nơi sửa chữa nếu chẳng may gặp sự cố dọc đường. Một số hãng (Cannondale, Giant, Novara, ...) đã sử dụng nhôm để cho ra những nhưng chiếc touring bike rất ấn tượng. Sườn touring bằng Titanium cũng không phải là hiếm đa phần được đặc làm theo dạng custom. Cứng như thép, nhẹ như nhôm sáng bóng và không rỉ sét là những ưu điểm của lọai chất liệu này nhưng do giá thành cao nên titanium khó có thể trở nên thông dụng với đa số người dùng. Tới thời điểm này vẫn chưa thấy chiếc sườn touring nào làm bằng carbon có vẻ giới đi tour không mặn mà với chất liệu này lắm, nhưng biết đâu được.. ngày mai.

cannondaletouring2.jpg

sườn nhôm Cannondale touring 1

DSCN4646.jpg

Sườn titan được làm custom bởi Black Sheep.

Thiết kế (Geometry): Điểm đặc biệt dễ nhận ra nhất của chiếc touring có lẽ là độ dài. Chắc là dài đòn nhất trong các lọai xe đạp truyền thống. Thông thường một chiếc xe road ở size trung bình (M) có độ dài từ trục bánh trước đến trục bánh sau ở khỏang 98-100 cm. nhưng với sườn touring thì nó vào khỏang 105-107cm (size M). vì vậy khi đi với bánh lớn chiếc xe touring sẽ trông dài hơn một chiếc road cùng size khỏang… 10cm !!. sao lại phải dài như vậy chứ? Điều này giúp chiếc touring đầm hơn. Trọng lượng của người đạp và hành lý được dồn vào giữa hai trục bánh khiến việc chở nặng thăng bằng hơn và bớt dòng sóc. Khi cưỡi một chiếc touring đôi thi ta cảm thấy buồn ngủ, việc giữ thăng bằng khi đạp gần như không có cho dù đang phải tải nặng. Chiếc xe cứ bon bon đi tới chỉ có hai chân họat động đều đều còn lưng tay gần như rất ít tốn lực. Nhưng ngược lại, với chiếc sườn dài đòn, xe trở nên ì hơn. Việc tăng tốc đột ngột, rút như xe road rất khó và tính linh họat trong việc tránh, né, cua ngoặc như mountain bike cũng không bằng. Được cái này mất cái kia, nhưng ít nhất nó đạt được tiêu chí đầu tiên “ thỏai mái dễ chịu”. Và điều này rất quan trọng với kiểu đạp cả ngày dài trong nhiều ngày liên tục thậm chí trong nhiều tháng liên tục do vậy hi sinh một ít tốc độ hay tính linh họat cũng không sao.

CannondaleTouringGeo.jpg

Geometry (Cannondale touring 1)

Vậy sườn dài thì tư thế phải chồm, nhòai người ra thêm sao? Không. Có 3 chi tiết khiến chiếc sườn touring dài hơn:
- Gắp sau (chain stay).
- Độ nghiêng của ống cổ (head tube)
- và độ đưa ra, (cong ra) của phuộc (fork offset, fork rake).

...
 
Last edited:
Thông thường gắp sau của một chiếc toring từ 45-46 cm. ( xe road thường từ 41-42), thậm chí có chiếc được đặc cách lên đến 83cm. mục đích chính là để túi đồ không cạ vào gót chân khi đạp, giảm rung lắc đuôi xe khi khi trục sau được đưa ra xa hơn đê hành lý dược dồn lên trước trục bánh. và có thể gắn được bánh lớn + vè.
BigDummy.jpg


Chiếc Big Dummy của Surly với gắp sau 82,7cm


Ống cổ của touring thường nghiêng hơn (70-71 độ) cộng với khỏang cách đưa ra trước (offset) của phuộc lớn (>5cm) khiến bánh trước được đưa ra trước nhiều hơn. Điều này làm xe êm hơn khi vào đường dằng sốc, mũi chân không bị cạ vào bánh trước trong lúc cua quẹo dù đi với bánh lớn hoặc gắn vè và quan trọng hơn hết là tăng độ dài trail (xem hình) để giảm thiểu hiện tượng trung lắc (shimmy) (hiện tượng tay lái đột nhiên rung lắc ở một khỏang tốc độ nhất định nào đó. Đặc biệt hay xuất hiện khi chở nặng)
trail-1.jpg

Trail

Phần trục giữa của sườn touring bike cũng thường được hạ thấp hơn bình thường một chút (khỏang 1cm), nhằm giảm trọng tâm giúp xe đầm hơn và giúp bù lại độ cao khi sử dụng bánh lớn.

Để có thể sử dụng được vỏ lớn (hông vỏ touring thường từ 28-40mm) và gắn vè tất nhiên gắp trên dưới và phuộc cũng phải làm đủ rộng cho nhưng lọai vỏ này. Trên thực tế nhiều người có thể gắn vỏ hông 48-50mm. Những lỗ, bát để gắn vè, ba ga trước sau trên phuộc v.v.. mặt định phải có. Tối thiểu phải có 2 chỗ bắt gọng nước (thông thường là 3), cá biệt có sườn có thể gắn tới 6 gọng bình
zoom_fargo_bk.jpg

Chiếc Salsa Fargo, 29er có tới 6 gọng bình nước.
 
BÁNH
Cũng như khung sườn, một chiếc toring bike cần một cặp bánh cứng cáp để chở nặng, bền bỉ để vượt qua hằng ngàn km trong những điều kiện khắc nghiệt và ít có điều kiện bảo dưỡng thường xuyên. Bánh 700c hông lớn được xem như là lọai bánh tiêu chuẩn cho touring. Ưu điểm của lọai bánh này là quán tính lớn, giúp xe có trớn và thăng bằng tốt hơn. Lọai bánh này rất phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng nếu đi tour ở những vùng khác, việc tìm vỏ ruột thay thế cho lọai bánh này tương đối khó. Trong khi, với sự bùng nổ của MTB ngày nay, hầu như có thể tìm mua các lọai vỏ ruột 26” bất cứ nơi đâu. Do vậy hiện nay, một số người có xu hướng lựa chọn chuẩn bánh 26” cho chiếc xe touring của mình. Ngoài ra, nếu bạn thích chọn những con đường offroad lầy lội hay sỏi đá để chinh phục, thì bánh 26" là lựa chọn tối ưu, với lợi thế cứng cáp và có nhều lựa chọn về kích cở cũng như loại gai cho địa hình thích hợp. Một số hãng xe danh tiếng cũng đã cho ra những mẫu touring với bánh 26” rất thành công. Chuẩn 29” cũng được thử nghiệm gần đây cho touring và tiên phong là chiếc fargo của Salsa.

Safari.jpg

Chiếc Novara Safari bánh 26”



Số lượng căm trên mỗi bánh touring phải từ 32 căm trở lên (thường là 36 căm) để có thể “gánh vác” bạn và hành lý vượt qua mọi điều kiện đường xá. cá biệt có những người sử dụng bánh 40 hay 48 căm. Luôn ghi nhớ một điều, số lượng căm càng nhiều thì rủi ro gãy căm càng ít. điều này càng quan trọng hơn với những ai có thân hình hộ pháp. Gãy căm dọc đường là hỏng hóc rất thường gặp chỉ đứng thứ 2 sau thủng lốp. Hãy trang bị cho mình bộ căm tốt nhất có thể và luôn nhớ đem theo vài cây căm dự phòng cho dù bạn không biết tự thay căm thì cũng có căm để nhờ người khác hay thợ thay giúp.

Vành (niềng) cũng là một vấn đề, Tìm một cặp niềng 36 căm thôi chưa đủ mà hông niềng cũng phải đủ lớn để sử dụng được với những lọai vỏ lớn. thường thì hông niềng touring từ 17-21mm (đo 2 mép trong của niềng). Niềng càng cứng cáp, khả năng chịu tải và chống chọi với những ổ gà ổ voi càng tốt và gảm thiểu gánh nặng cho căm rất nhiều. Nếu có thể, nên sử dụng lọai niềng 2 lớp và có long đền đôi ở lỗ căm như lọai Mavic A719 được mệnh danh là niềng chống bom.
Một điều lưu ý dù niềng tốt căm tốt cỡ nào nhưng không được rút căm tốt thì cũng vô dụng. Hãy nhờ một người có kinh nghiệm để giúp bạn có một cặp bánh như ý.

P4050447.jpg

Chắc chắn không ai muốn thấy cảnh này sảy ra với mình



Đùm. Câu nói “tiền nào của ấy” không hòan tòan đúng trong trường hợp này. Những lọai đùm cao cấp đắt tiền nhất thường chú ý đến độ trớn, trọng lượng, mẫu mã và thương hiệu trong khi với xe touring độ bền, chịu lực tốt, chống bụi, nước, dễ chỉnh sửa bảo trì mới là điều cần nhất. Do vậy, hãy dùng những gì mình cần. Đa phần độ trộng nơi gắn bánh ở gắp sau và phuộc trước của sườn touring bằng với sườn MTB(100/135mm, trước/sau) do vậy xe touring thường sử dụng những đùm của xe leo núi. Một cặp đùm dạng chén-côn-bi sẽ dễ dàng chỉnh sửa và bảo trì hơn là lọai dùng bạc đạn. Nếu dùng đùm bạc đạn, bạn nêm chọn những loại sử dụng những chuẩn bạc đạn công nghiệp thông dụng để có thể tìm thay dễ dàng.



Mike.jpg

Một người bạn phải nhờ Mr Tèo gở cặp đùm bạc đạn Mavic để thay cặp đùm Deore sau khi đi qua trận báo số 9 ở miền Trung


Vỏ ruột của touring thông thường có hông lớn từ 28-42mm, vỏ càng lớn thì tải càng tốt, đỡ dòng xóc, có thể chạy trên nền đất mềm, bù lại sẽ làm tăng độ ma sát và trọng lượng của xe. Do vậy tùy theo đặc thù của chuyến đi mà chọn lọai vỏ thích hợp. Vỏ có ta-lông sẽ cứng cáp và yên tâm hơn trong việc chở nặng nhưng lại khó đem theo làm vỏ dự phòng. Nếu có điều kiện nên sử dụng cặp vỏ tốt có ta-lông và mang theo ít nhất một chiếc vỏ xếp được như lọai Continental Top Contac hay Schwalbe Marathon. Còn nếu bạn quá lo lắng về việc lủng săm bể lốp thì vỏ đặc cũng là một giải pháp. Thường thì những lọai vỏ chuyên cho touring có 2 vòng phản quang bên hông vỏ, giúp bạn an tòan hơn khi đi trong đêm. Vỏ lớn thì ruột cũng phải lớn, do vậy nên bỏ theo vài cái ruột trong túi vì chắc chắn sẽ có lúc bạn cần đến nó.
 
Last edited:
BỘ PHẬN TRUYỀN LỰC.
Khi gặp đèo hay những con dốc cao cộng với việc chở nặng sẽ là một thử thách với bất cứ tay đi tour nào. Lúc đó dù phải đạp bằng với tốc độ đi bộ tà tà vẫn tốt hơn phải xuống xe đẩy một đống đồ và xe với trọng lượng vài chục kg lên dốc. Bộ số thấp (đĩa nhỏ líp lớn) lúc này thật hữu dụng.

Hầu như tất cả các xe touring đều sử dụng 3 đĩa (triple crackset), và đĩa nhỏ trong cùng sẽ là chìa khóa để vượt qua những con dốc cao. Bộ giò dĩa MTB với đĩa trong cùng 22 răng có vẻ thích hợp trong trường hợp này. Một số hãng đưa vào cấu hình xe touring của mình bằng bộ triple crakset của xe road với đĩa trong cùng 30 răng nhưng đa phần người sử dụng sẽ thay thế nó sau một thời gian sử dụng.

Cũng như giò dĩa, xe touring cũng thường sử dụng bộ líp của MTB với những số thấp 32/34 răng thậm chí 36 răng. Những số cao (11-12 răng)rất ít được sử dụng vì cho dù đường bằng bạn cũng khó lòng đạt được tốc độ xé gió khi phải chở một đống đồ nặng chịch còn khi đổ dốc việc giữ thăng bằng và vận hành chiếc xe tải lao xuống an tòan mới là điều đáng quan tâm nên ít khi bạn phải nhấn pedal với những số cao. Đa phần những chiếc xe touring mới hiện nay sử dụng 9 líp nhưng thật ra 7 hay 8 líp cũng.. vô tư. Nói chung tùy theo cách đạp, cung đường, và trọng lượng đồ đạc mang theo để chọn bộ số thích hợp.

getimagephp.jpg



Sên thì phải theo líp, líp 9 thì sên cũng phải 9. Không cần dùng những lọai sên quá cao cấp đục lỗ, khóet rãnh, màu này màu nọ làm gì vì tới khi đạp liên tục vài ngày thì đất cát cũng dính đầy nhưng cũng đừng dùng lọai quá bèo lỡ đức sên kẹt bánh thì nguy hiểm. Nhớ đem theo vài mắt sên dự phòng hay lọai mắt nối master link để lỡ đức còn có cái mà dùng. Châm dầu thường xuyên giúp sên vận hành êm ái, lâu mòn và nhẹ hơn.

Đề trước sau nên dùng lọai khá khá một tí, tránh những phiền tóai trục trặc gặp phải khi lên lên xuống xuống. Do dùng đĩa 3 và líp lớn nên cùi đề sau phải dùng lọai càng dài để tương thích với dải số rộng. Nếu cẩn thận có thể đem theo 1 cái bát đề (bát gắn giữa đề và sườn) để lỡ té bị cong (cái này mình bị rồi) hay bị gãy như bác Capcuu hay VNbom thì có cái để thay. Dây đề cũng nên đem theo một sợi cho chắc.

deraileur.jpg

Giữa đường gảy gánh

Tay đề. Có lẽ tất cả các lọai tay đề từ cổ chí kim đều được những fan đi bụi sử dụng điều này phụ thuộc vào lọai tay lái, thói quen và sở thích. Những tay lắc, tay bấm đời mới rất đẹp và tiện lợi trong sử dụng. nhẹ, nhanh và hiện đại ai mà không thích nhưng… cái gì cũng có mặt trái của nó. Nếu lỡ té, quẹt thì chuyện hư bể, gãy khó có thể tránh khỏi và với những lọai tay đề cao cấp việc sửa chữa hay thay mới dọc đường quả thật là nan giải. do vậy có một xu hướng thực dụng hơn quay lại với những dạng tay đề truyền thống (dạng tay gạt) gắn ở sườn, cỗ hay cuối tay lái. Lọai này tuy không nhanh nhạy (mà thật ra đạp tà tà lâu lâu sờ tới cần đề thì đâu cần nhanh như mấy anh chuyên attack hay địa hình) và trông không hợp thời lắm nhưng được cái rất bền, đơn giản và dễ sửa chữa hay thay thế.
3095974891_b4acc18654.jpg

tay đề gằn ở đuôi tay lái (bar end shifters)
 
Last edited:
TAY LÁI
Cũng như tay đề, tay lái của touring bike cũng rất đa dạng. nhưng nhìn chung có 2 yêu cầu chính; hợp với thói quen, cách chạy của người sử dụng và có nhiều vị trí cầm nắm thay đổi giúp người đạp đỡ mỏi. Nếu ai đã quen với tay lái cuộc (drop bar) thì đây có lẽ là sử lựa chọn tốt nhất vì drop bar có nhiều vị trí cầm nắm giúp người đạp thay đổi tư thế thấp cao dễ dàng đặc biệt ở vị trí thấp rất hửu dụng khi phải chạy ngược gió. Tuy vậy do drop bar có chiều ngang khá nhỏ và tay thắng nằm phía trước nên việc điều khiển khi chở nặng hay vào những đọan đường xấu đôi khi gặp khó khắn nếu không quen. Một dạng tay lái cũng được sử dụng khá phổ biến cho touring là tay lái bướm (butterfly / trekking bar). Loai tay lái này có nhiều vị trí cầm nắm, chiều ngang cũng khá rộng dễ điều khiển. độ đàn hồi ở vị trí nắm chính khá tốt giúp đỡ xóc. Bù lại lọai này không có vị trí thấp để núp gió.
HPIM0218-3.jpg

Tay lái bướm (butterfly handle bar)

Tay lái ngang tuy không có nhiều vị trí cầm nắm nhưng cũng được nhiều người sử dụng nhất là những ải đã quen với xe leo núi. Ngòai ra còn rất nhiều dạng tay lài được chế biến thêm thắt với mục đích có được một tay lái vừa ý, hợp gu với người dùng.
bikeforums2_1_1_1.jpg

Chủ nhân chiếc xe này chắc là phi công

Độ cao của tay lái touring thường không quá thấp, đa phần từ bằng đến cao hơn độ cao của yên tùy vào ý của mỗi người nhưng nhìn chung nó tạo một tư thế đạp thỏai mái, dễ điều khiển, dễ quan sát.

BA GA – TÚI

Một đặc thù khiến của touring bike trông không giống ai đó là những baga chở đồ (racks) trước sau. Hai bên baga sau phải có khung chắn cứng cáp để túi đồ không bị lắc hoặc cạ vào bánh, căm. Bề mặt bên trên của baga thường khá hẹp để giảm kính thước bề ngang khi máng 2 túi 2 bên. Chất liệu có thể là thép hay nhôm nhưng nhìn chung rất cứng cáp ít rung lắc. Ở baga trước thường có lỗ để bắt ốc vào đọan giữa phuộc. những lọai xe dùng thắng đĩa thường phải có lọai bát riêng để baga không cạ vào thắng
boltsbroke.jpg

tìm một cái baga chắc chắn để khỏi phải thấy cảnh xe đi đồ ở lại ntn

Túi chở hành lý cũng ngộ ngộ không với bất kỳ lọai túi nào. Có 3 nhóm túi chính:
Túi lớn hai bên trước sau: đây là những túi chính, to và nặng được gắn 2 bên baga trước và sau. Những túi này nặng nên phải gắn càng thấp càng tốt để xe được cân bằng và giảm thiểu việc rung lắc. nhưng cũng không được thấp quá khiến túi có thể cạ xuống đường khi ôm cua rất nguy hiểm.
65432496jy0twfiN-2.jpg

với bộ túi đầy đủ, chiếc touring bike có thể nhận ra từ hằng trăm mét

quick1.jpg

Mặt sau với thiết kế khoa móc chắc chắn và thuận tiện giúp việc tháo lắp túi đồ nhanh chóng

Túi phía trước tay lái: thường nhỏ gọn dùng chứa những đồ có giá trị, quan trong và thiết yếu (như tiền bạc, giấy tờ, máy ảnh, điện thọai, GPS, thức ăn nhanh…). Một số túi còn có túi đựng bản đồ trong suốt ở bên trên hỗ trợ việc dò đường trong lúc đạp. những túi này có thể tháo ra gắn vào xe nhanh chóng dễ dàng có quai đeo và thường được mang theo khi người đạp rời khỏi xe. Một số bát gắn túi trước còn có khóa rất an tòan.
Những túi khác: mặt trên của baga sau thường bỏ không hoặc chỉ chở những vật nhẹ. Việc chở nặng ở vị trí cao này khiến xe dễ rung lắc. nhưng nếu chuyến đi dài ngày và phải đem theo nhiều đồ đạc nhất là lều bạt thì cũng không còn chọn lựa nào khác ngòai vị trí này. (trừ phi kéo theo cái rờ-mót phía sau) có những lọai túi chuyên dụng cho vị trí này nhưng xét cho cùng thì có thể sử dụng bất cứ lọai túi nào miễng sao buột ràng cho chắc chắn là được. ngòai ra những lọai túi gắn đưới yên hay giữa sườn cũng có nhưng những túi này thường rất nhỏ và thường dùng để chứa đồ nghề hay ruột dự phòng.

Đa phần những túi chuyên dùng được sử dụng những vật liệu vải chống nước, chống thấm tốt rất bền và nhẹ. (bác Xuyênviet đã có bài viết về túi ở đây). Những bát, khóa được thiết kế sẵn có thể điều chỉnh vị trí tới lui dễ dàng, giúp việc treo túi vào xe rất nhanh chóng và chắc chắn.
 
Last edited:
NHỮNG BỘ PHẬN KHÁC:

Thắng: hầu hết touring bike sử dụng thắng V (V-brakes) hay thắng treo (cantilever brakes) đây là những lọai thắng đơn giản, dễ chỉnh sửa và cho một lực thắng mạnh hơn những lọai thắng hàm (caliper brake). Điều này giúp bạn an tòan hơn khi xe chở nặng tạo ra quán tính lớn, đặc biệt khi đổ dốc. Nhưng, một lý do quan trọng hơn là, chỉ với những lọai thắng này bạn mới có cơ hội sử dụng những cặp bánh lớn và gắn vè.

473_380629912038909_1275784759_n.jpg

Thắng -V và thắng treo


Gần đây một số hãng đã sử dụng thắng đĩa cho touring với ưu điểm lực thắng mạnh, không gây mòn niềng, không làm nóng vỏ ruột khi đổ dốc dài và tỏ ra hiệu quả hơn trong môi trường trơn ướt, nếu lỡ cán chó méo niềng hay bị gãy căm thắng vẫn họat động bình thường. Nhược điểm lớn nhất của thắng đĩa là khó sửa chữa thay thế dọc đường. Đĩa có thể bị vênh nếu vận chuyển không cẩn thân. Nếu thắng đỉa nằm trên gắp chéo có thể gây khó khăn trong việc gắn baga sau. Ngòai ra bạn phải nghĩ đến việc sườn phuộc và đặc biệt là căm phải gồng gánh nhiều hơn cho mỗi lần bóp bóp.

7287_380630185372215_1842912164_n.jpg

Việc đưa thắng đĩa vào giữa hai gắp sẽ không gây khó khắn khi lắp baga sau


Yên: Kẻ thù lớn nhất của dân đi tour. Nếu bạn không phải là mông dân lâu năm bạn cứ thử đạp mỗi ngày khỏang 100km, liên tiếp trong ba ngày thì bạn sẽ hiểu nguồn gốc nhà họ mông trong làng phượt. Nhiều người còn cho rằng yên là bộ phận quan trọng thứ 2 trên chiếc touring chỉ đứng sau sườn. Vì dù xe có ngon cách mấy, trớn vù vù, nhẹ tênh nhưng ngồi không nổi thì cũng hỏng. Thật khó cho ra lời khuyên bạn nên chọn lọai yên nào cho phù hợp, vì sương chậu mỗi người mỗi khác và cách đạp thế ngồi của từng người cũng khác nhau. Do vậy, tốt nhất hảy thử qua vài lọai yên để tìm cho mình một dạng hợp nhất. Nhiều người cứ nghĩ, yên càng to càng dầy càng êm thì sẽ bớt “ông mê”. Thực tế không hẳn như vậy. Một cái yên có thể rất thỏai mái với người này nhưng lại là ác mộng của người khác. Đó cũng là lý do yên da vẫn được yêu chuộn đến giờ này. Lọai yên da có một đặc tính rất đặc biệt, đó là nó sẽ tự trở nên vừa vặn với sương chậu cũng như cách đạp của bạn sau một thời gian sử dụng. (cũng phải vài ngàn km) Vì vậy càng sử dụng lâu chíếc yên da càng trở nên dễ chịu hơn. Và đó là ưu điểm duy nhất của nó bên cạnh những nhược điểm như; thô, nặng, kị nước, khó bảo quản (nếu để lâu không dùng hoặc không bảo dưỡng thường xuyên da sẽ bị khô nức) và đắt tiền.

1004036_380630855372148_657552308_n.jpg

Brooks và Titanico LD, hai nhãn hiệu yên da được giới touring yêu thích

Nếu sử dụng yên nhựa mút, nên dùng lọai đừng cứng quá và cũng đừng nhỏ quá. Nên chọn lọai có lỗ thông hơi (nếu bạn hợp với lọai này), giúp bạn ngồi lâu vẫn thông thóang hạ nhiệt cuộc sống. Và dù yên nào cũng cần có thời gian làm quen. Bạn chỉ có thể biết chiếc yên có thật sự hợp với bạn hay không sau khi dùng thử một thời gian vời vài chuyến đi dài.

Vè (fenders): có người thích dùng có người không. Thử xem qua bản thăm dò này sẽ thấy đa số vẫn thích dùng vè. Nhiều người cho rằng nếu phải đi dưới trời mưa thì từ đầu đến chân cũng đều ướt, nên có vè hay không cũng vậy. Nhưng phải nhớ, sau cơn mưa đường vẫn ướt, và việc bùn đất văng đầy mặt đầy đầu không dễ chịu chút nào. Chưa nói đến xe cộ hành lý sẽ trông thật thảm hại sau một cơn mưa. Ngay cả khi trời không mưa, đường vẫn thi thỏang gặp những vũng nước. Thường theo phản xạ bạn sẽ giảm tốc độ để nước đừng bắn lên người, nhưng với chiếc touring dài đòn và nặng trỉu hành lý, việc mất trớn sẽ lấy đi của bạn khá khá sức lực. Cứ cho lâu lâu cả km mới gặp một vũng nước nhưng nếu tính cả ngày đạp cả trăm km việc tránh những vũng nước sẽ lấy của bạn bao nhiêu sức và thời gian. Nói vậy nhưng có lúc bạn không nên dùng vè hoặc phải tháo vè ra để đi tiếp (cái này mình đã phải làm), đó là những khi bạn đi qua những đọan đường sình lầy có nhiều đất sét. Nếu đọan đường lầy ngắn hoặc không nhiều đất sét lắm thì không sao, bằng ngược lại đất sẽ bám vào vỏ xe và cạ vào vè, sườn, thắng cho đến khi chiếc xe không nhích được nữa. Nhiều khi tháo vè ra vẫn chưa đủ mà chốc chốc bạn phải dừng xe để cạy bớt đất đi mới chạy tiếp được.

1013809_380631008705466_796388540_n.jpg

Đất cở này thì vè nào cũng bó tay

Một lý do khác khiến nhiều người không gắn vè chính là sự cồng kềnh, tốn diện tích trong việc vận chuyển, đóng thùng cho xe. Nên dùng vè bằng nhựa có độ đàn hồi tốt để lỡ có va quẹt hay dính bùn đất cũng không bị móp méo. Thậm chí nếu phải gở vè ra dọc đường bạn có thể gấp chúng lại buột vào xe dễ dàng mà không bị hư hỏng biến dạng.
 
Last edited by a moderator:
Người ta nói nghề chơi cũng lắm công phu. Chỉ là cái xe đạp nhưng để hiểu biết đến nơi đến ngọn như bác quả cũng kỳ công. Rất cám ơn bác chia sẻ. Chơi xe đạp thì có nhiều người, hiểu và sửa được chắc không nhiều. Mong bác tiếp tục chia sẻ.
 
Rất nhiều bạn cho rằng xe nào mà chả đi được nên bài viết của anh rất kịp thời . Xe em gắn vè 45k có thể tháo nhanh trong vài phút .

DSC_4005.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top