trantin84
Chấm tử
Chấm 12N 108E ở đâu?
Chấm Phi Liêng nằm giữa chấm Bình Phước và Ô Kha trên cùng vĩ tuyến 12N và giữa chấm Buôn Wing và Mương Mán trên cùng kinh tuyến 108E. Khu vực này cách đây 10 năm là một điểm nóng của dân đào vàng, nằm trong lòng thung lũng, bao quanh bởi đèo Chuối, đèo Phú Mỹ, những vạt rừng thông, rừng tre, cây tạp và cả gỗ quý. Ngày nay, vàng đã không còn, máu đã ngừng đổ, thung lũng này là nơi cư ngụ của một làng dân tộc người H'Mông. Khu vực này cũng đang được khảo sát về sản lượng Vônfarm.
Cũng cách đây 6 năm, một vài chấm tử đã mon men tới gần, nhưng tất cả đều không vào được do đặc thù rừng núi quá dày đặc và những mối lo ngại về an toàn. Còn một đặc điểm rất lý thú nữa, là khu vực này thuộc về tỉnh Lâm Đồng, đường vào thuộc huyện Lâm Hà, nhưng cái chấm lại nằm trên đất Đắk Nông. Một con suối lớn, nơi vẫn còn in sâu dấu tích của khai thác vàng, chính là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh này.
Và khi đan mê lên tiếng!
Với tốc độ phá rừng kinh khủng tại VN, bao gồm cả lâm tặc lẫn những người trồng cây kinh tế. Thì việc mảnh rừng ngày xưa nay trở thành đồi trọc cũng không có gì lạ. Nối sau những thành công của chấm Bình Phước, chấm ÔKha, nhiều chấm tử lại thèm thuồng cái trung điểm quyến rũ mà bí ẩn đấy. Khi những cảnh báo về độ khó của địa hình khu vực không còn cản được đan mê ngày một dâng cao, chúng tôi đã mon men tìm lối đi vào đó.
Sau những đoạn đường như thế, và vài giờ đồng hồ băng rừng, cái chấm còn cách chúng tôi 600m
Chấm Phi Liêng nằm giữa chấm Bình Phước và Ô Kha trên cùng vĩ tuyến 12N và giữa chấm Buôn Wing và Mương Mán trên cùng kinh tuyến 108E. Khu vực này cách đây 10 năm là một điểm nóng của dân đào vàng, nằm trong lòng thung lũng, bao quanh bởi đèo Chuối, đèo Phú Mỹ, những vạt rừng thông, rừng tre, cây tạp và cả gỗ quý. Ngày nay, vàng đã không còn, máu đã ngừng đổ, thung lũng này là nơi cư ngụ của một làng dân tộc người H'Mông. Khu vực này cũng đang được khảo sát về sản lượng Vônfarm.
Cũng cách đây 6 năm, một vài chấm tử đã mon men tới gần, nhưng tất cả đều không vào được do đặc thù rừng núi quá dày đặc và những mối lo ngại về an toàn. Còn một đặc điểm rất lý thú nữa, là khu vực này thuộc về tỉnh Lâm Đồng, đường vào thuộc huyện Lâm Hà, nhưng cái chấm lại nằm trên đất Đắk Nông. Một con suối lớn, nơi vẫn còn in sâu dấu tích của khai thác vàng, chính là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh này.
Và khi đan mê lên tiếng!
Với tốc độ phá rừng kinh khủng tại VN, bao gồm cả lâm tặc lẫn những người trồng cây kinh tế. Thì việc mảnh rừng ngày xưa nay trở thành đồi trọc cũng không có gì lạ. Nối sau những thành công của chấm Bình Phước, chấm ÔKha, nhiều chấm tử lại thèm thuồng cái trung điểm quyến rũ mà bí ẩn đấy. Khi những cảnh báo về độ khó của địa hình khu vực không còn cản được đan mê ngày một dâng cao, chúng tôi đã mon men tìm lối đi vào đó.
Sau những đoạn đường như thế, và vài giờ đồng hồ băng rừng, cái chấm còn cách chúng tôi 600m