What's new

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Chào các bạn,

Kể từ lúc gia nhập cái hội “Phượt” này, tui đã dẫn các bạn theo vài cuộc rong chơi, từ Hà Tiên qua Kép, rồi lang thang về Đất Mũi, xuyên U Minh… Xen vào giữa là trở về những ngày tháng cũ, nhìn lại những bến phà xưa mà giờ này có nhiều bạn trẻ chưa một lần biết đến. Tất cả là để mong chia sẻ cùng nhau những vui, buồn trên đường đi phượt. Rất vui vì các bài viết đã được nhiều bạn trẻ theo dõi và góp ý. Hy vọng rằng bài kế tiếp này sẽ không làm các bạn thất vọng. Xin mời !

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang!

Lời mở đầu:

Nhìn cái tựa hơi bị “hoành tráng”, tự mình cũng thấy ngài ngại. Nhưng thật ra đó là “mơ ước”, mà mơ ước thì chẳng làm chết ai bao giờ, đôi khi nó còn có vẻ lãng mạn nửa. Thôi thì cứ mơ. Rong chơi ngàn dặm thì phải trên 1000km lận, nào phải giỡn chơi. Cho nên cuộc rong chơi tương đối dài ngày, thực hiện được nó phải giải quyết được các điều kiện sau:

1/Thiên thời: ở đây tui muốn nói tới thời tiết. Chuyến đi dự kiến cuối tháng ba đầu tháng tư, lúc này trời chưa vào mùa mưa, còn bão thì phải tháng 8 trở đi mới có. Vậy thì yên tâm lên đường.

2/Phương tiện: Dĩ nhiên đó là con Daehan cùi bắp mua từ năm đầu thế kỷ XXI, tới nay là 12 năm rồi, nhưng ngoại trừ việc phải thay sên dĩa, vỏ ruột, bu-gi…thì cái máy chưa một lần bị rã, bởi vì cho tới nay nó vẫn chưa bao giờ để chủ nhân phải “nằm đường”!

3/Địa lợi: Ý tui là tình hình đường sá, dốc đèo có hiểm trở không, an ninh có vấn đề gì chăng? Chạy con Daehan bèo thì chắc “bọn ác” ít khi dòm ngó; nhưng cũng không cấm chúng “nghía” tới “trang thiết bị” đi đường! Cho nên phải lựa đường mà chạy, hỏi thăm kỹ lưỡng trước mỗi đoạn hành trình. Còn lại thì…hên xui!

4/Sức khỏe: He he, cái này mới cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại của cuộc rong chơi. Chỉ cần 1 trong 2 người bịnh “quạng” bất tử, thì lập tức chuyến đi chấm dứt ngay!

Chuyến đi này, tuy có dự định từ trước, đã thực hiện các chuyến đi nháp…nhưng ngày giờ và cơ hội xuất phát cũng chỉ được quyết định rất “thình lình”. Lộ trình cũng đã dự kiến, thực tế chắc chắn không theo ý mình muốn, nhất là mấy nguyên tắc như: đi trên dưới 100km ngày, hoàn thành mỗi đoạn đường trong vòng buổi sáng hay đừng quá trễ, hoặc cứ theo các cung đường đã định.v..v...đều có thể thay đổi do nhiều lý do khách và chủ quan, như đã nói. Cuối cùng, để tăng tính hấp dẫn của bài viết, tác giả sẽ chỉ tiết lộ theo trình tự thời gian, đúng như những gì đã xảy ra trong chuyến đi, không nói trước, không dự kiến dự cò gì cả.

Phần 1 : Đường lên Cao nguyên.

Lỗ Tấn (1881-1936), nhà văn Trung Quốc - Danh nhân văn hóa thế giới, đã viết “Mặt đất làm gì có đường, chỉ do con người đi mãi mà thành đường”. Ông nói không sai, nhưng xem đường là chỉ do con người làm nên thì còn thiếu, bởi vì còn có đường đi của kiến, đường đi quen thuộc của thú rừng…không kể “đường đi” trên không của các loài chim thiên di hàng năm. Mà thôi, đó chỉ là suy luận cho vui, dẫu sao, đường do con người làm nên mới thật là quan trọng.
Nước là dấu hiệu đầu tiên mà các nhà khoa học muốn tìm thấy để xác định một hành tinh có sự sống hay không. Cho đến bây giờ mọi cố gắng tìm kiếm nước trong không gian vẫn chẳng kết quả gì. Và địa cầu vẫn là hành tinh xanh đơn độc, lang thang trong mênh mông vũ trụ! Cho nên sự quan trọng của nước là tuyệt đối. Nó quyết định sự sống còn của các sinh vật.
Dòng sông, theo tôi là một “kiểu hình” của nước, tích góp từ những chút giọt nhỏ nhoi nơi thượng nguồn, rồi “chảy” theo từng địa thế của đất. Và nếu nói theo Lỗ Tấn thì mặt đất làm gì có sông, chỉ do nước tự góp nhặt đâu đó rồi cùng nhau “chảy” về phía thấp mà thành.
Các bạn thân mến,
Tôi xin phép nói lan man chút đỉnh như trên về con đường và dòng sông bởi vì, có lẽ, mọi chuyến đi, xa và dài ngày, đều không thể thiếu chúng. Nhờ chúng cuộc đi trở nên thú vị và hấp dẫn. Chuyến đi của chúng tôi cũng sẽ qua những con đường và cũng sẽ dọc theo những dòng sông.
 
Last edited by a moderator:
1.1/Chuẩn bị:
Những lý do để thực hiện chuyến đi:
*Cháu Nội đã vào lớp một,cháu Ngoại đã 10 tháng tuổi,cha mẹ chúng không cần lắm tới Ông Bà (thật ra phải nói là Ông Bà đã bớt lo lắng về chúng).
*Chưa vào mùa mưa,thời tiết đang thuận lợi.
*Công việc sinh nhai có người tâm phúc quán xuyến.
*Sức khỏe cả 2 đang ổn định.
*Đã thực hiện những chuyến đi “nháp” cần thiết,nhất là chuyến đi ngắn ngày (04 ngày) trên đoạn đường khá dài về Đất Mũi (#700km)vào tháng 2/2012 (Đi theo Đường Nam Sông Hậu).
*Nỗi thôi thúc và lòng quyết tâm …phiêu lưu vẫn chưa nguội lạnh.

Ngày 31/3/2012,Bà xã tui sẽ dẫn dắt Đội Dưỡng sinh Tp Long xuyên tham dự Liên hoan TD DS Tp HCM mở rộng với tư cách là HLV Trưởng,sau đó ,ngày 02/4/2012 lên Đà Lạt học khóa bồi dưỡng HLV DS toàn quốc.
Và chúng tôi quyết định đó là đoạn đầu lộ trình của “cuộc rong chơi”.
Những ngày giửa tháng 3 Bà Xã hay cằn nhằng : Ông sắp xếp đồ đạc của Ông chưa?Ông có coi lại xe chưa? Thắng thiếc,vỏ ruột sao hổng thấy ông đem kiểm tra ….Ối xời ơi …chuyện nhỏ,bà yên chí,còn nửa tháng lận!Thật ra cái tánh của tui cũng thuộc loại lửng thửng bèo giạt mây trôi lắm nên bả cằn nhằng thế cũng không thừa.
Tuy nhiên ,trước cuộc hành trình xa,hơi mạo hiểm,tui không thể “vô tư” ,nên cũng có mó máy vô con Daehan 12 năm tuổi chút đỉnh,nào là phải ghép cái “sàn nước đuôi” của con Chaly qua để kéo dài chút đỉnh một cách “lịch sự” cái ‘đít” của con Daehan (cũng như các loại xe wave,đều không có sàn nước),nhằm đặt cái túi hành trang số 1 hơi ra đàng sau để “phượt ôm” bớt “sát” cho bác tài dễ chạy.Gắn lại 2 kiếng chiếu hậu ,hàn lại chống ngã,…và trước lúc lên đường đã thay mới vỏ ruột bánh sau,mua một bộ cạy vỏ ,bugi,bóng đèn và thay nhớt.
Hành trang:
*Thiết bị :
-1 Cà nông 400D
-1 Cà nông 350D
-1 Sony compact,16M có khả năng quay phim HD
-Ống kính 17-85
-Ống kính zoom 75-300
-Ống kính 18-55
-Ống kính 28-90
-Ống dòm monocular 1000X
-Đèn pin
-Điện thoại di động
-Mini laptop Asus ,Ổ cứng 320G,để lưu trử ảnh.
*Y tế:
-Một số thuốc thông dụng như Bactrim,Paracetamol,tiêu chảy…
-Thuốc đặc trị levothyrox,Kim tiền thảo,Diệp hạ châu…
-Cồn y tế tẩm trong bông gòn.
-Băng keo cá nhân…
*Những thứ khác:
-2 võng cá nhân,kèm 4 sợi dây dù 3,8m
-2 bộ quần áo đi mưa + 1 áo mưa cánh dơi
-Dao,kéo,2 tách uống trà,1ly giử nhiệt,1 gà mèn mini 3 ngăn(món này tui phản đối vì chẳng thấy ích lợi,thuộc một trong vài thứ chỉ làm cồng kềnh thêm cho chuyến đi xa cần gọn ghẻ),nhưng tui cũng buộc lòng phải tuân thủ ,sau này quả thật tính lo xa của “quý bà” là không thừa.
-1 nồi cơm điện nhỏ (món này tui phản đối quyết liệt )nhưng xếp đã “quyết” nên tui cũng “bó tay”.
 
Last edited:
1.2/ Ngày 30-3-2012 : Long Xuyên-Sài Gòn (190km)

Các bạn thân mến,
Với tôi mọi chuyến đi rong đều bắt đầu từ Thành phố Long xuyên, dĩ nhiên, vì đó là thành phố quê hương của tôi. Nhưng đã mấy cuộc rong chơi rồi, tôi chưa giới thiệu gì về thành phố này cả.

attachment.php


Nằm trên bờ Tây Sông Hậu, Thành phố Long xuyên là tỉnh lỵ của An Giang, sầm quất thứ 2 sau Cần Thơ trong khu vực Đồng bằng sông Cửu long, dân số khoảng 300.000 người, cách Sài Gòn 190km.

attachment.php


Có lẽ đây là thành phố có hệ thống sông rạch chằng chịt nhất miền Tây. Ngoài kinh Long Xuyên - Núi Sập, các rạch Tầm Bót, Cái Sơn, Gòi lớn, Gòi bé...là những con rạch chính đan nhau trong nội ô, khiến thành phố có một vùng-quê-nội-thị hiếm nơi nào có được.

attachment.php


Nếu qui hoạch tốt, sạch hóa các dòng nước này tạo những con đường rợp mát chạy ven các bờ kinh, với những hàng bằng lăng tím hay bọ cạp nước vàng tươi...cả thành phố sẽ trở nên một khu vườn sinh thái tuyệt vời! Ha ha,tôi lại mơ mộng nữa rồi.

attachment.php


attachment.php


Thôi, xin hãy trở về thực trạng, dù sao Long Xuyên cũng là một thành phố đẹp, với con rạch Long Xuyên xẻ đôi khu vực trung tâm, chia nơi này thành 2 khu rõ rệt, khu hành chánh và khu thương mại. Nối liền 2 khu đó có 2 cầu, Hoàng Diệu và Duy Tân. Cầu Hoàng Diệu có lẽ là một trong những chiếc cầu thời thuộc địa còn sót lại ở miền Tây và là một chiếc cầu đẹp.

attachment.php


Công viên Nguyễn Du, nằm trên bờ sông Hậu, bên khu hành chánh, có một hồ nước vốn cũng là con rạch năm xưa, thật không hổ danh khi mang tên thi hào họ Nguyễn bởi cảnh quan quyến rũ của nó. Tiếc thay, gần đây người ta bỗng cho xây cây cầu bê tông “hoành tráng” một cách thô kệch, bắc ngang chiếc hồ không lấy gì lớn lắm, khiến cái nên thơ xưa đã không còn như cũ!

Ngay khu vực chợ có 2 di tích cấp quốc gia là Đình thần Mỹ Phước và Chùa Ông Bắc.

Trường Đại học An Giang, thành lập năm 1995, là trường Đại học công lớn thứ 2, sau Đại Học Cần Thơ.

Hò ơ...Long Xuyên nước ngọt gió hiền
Tàu xuôi Nam Hải ngược miền Nam Vang.
Thương hồ chiếc dọc chiếc ngang,
Tiếng rao lảnh lót nhịp nhàng chèo khua...
Chèo vô núi Sập lựa con khô sặc cho thiệt ngon,
lựa trái xoài cho thiệt dòn,
đem ra Long Xuyên lựa gạo cho thiệt trắng, thiệt thơm.
Em về em dọn một bữa cơm,
Để người quân tử, hò ơ... ăn còn nhớ quê...[12]

Cuối cùng, tôi xin trích dẫn mấy câu ca dao đó để khái quát một Long Xuyên đẹp đẽ, dễ thương và bắt đầu cuộc rong chơi...ngàn dặm!
 
Last edited by a moderator:
1.3/ Khởi hành:
Long xuyênSài gòn: 190km

1.3.1/Long xuyên-Vàm Cống.
Ngày khởi hành,sáng sớm tui tranh thủ chạy đi uống cà phê cùng một số thân hửu và chào từ giả họ.Trong số này có những người mà trước đây vài tháng đã từng nhắn nhủ chừng nào đi cho tao hay để sắp xếp,đi theo.Lúc đó tôi dự trù ít nhất cũng có 2 cặp nửa “máu lửa” giống mình,cuộc đi sẽ không “đơn độc”,bớt “lạnh giò”khi “nhị thân độc mã” trên đường thiên lý,nhất là những chốn vắng vẻ,xa xôi!
Tiếc thay,giờ chót tất cả đều có lý do “chính đáng”để “hẹn lại lần sau”!He he,cái “hẹn lại lần sau” của tụi bây giống với câu chúc trúng con Mẹc dưới nắp chai Tiger quá!Thôi,2 đứa tui đành đi “một mình” vậy!
9h,đã hoàn tất việc ràng rịt hành lý,bị số 1 phía sau,bị số 2 phía trước,máy ảnh và phụ kiện mỗi người có túi riêng.


attachment.php


Như thường lệ trước mỗi cuộc hành trình,hai vợ chồng cùng thắp nhang lên các bàn thờ,cầu nguyện chuyến đi bình an và con cháu ở nhà mạnh khỏe.

attachment.php



09h30,khởi hành.
Dòng sông Hậu đoạn phà Vàm Cống rất rộng,khoảng gần 2000m,nhưng giờ đây có vẻ chật hẹp hơn bởi nhiều Tàu viễn dương đang đậu giăng mặt sông chờ lên hoặc xuống hàng.
Phà Vàm Cống bây giờ nhộn nhịp hơn xưa,ban ngày luôn có khoảng 5 chiếc hoạt động liên tục trên sông.Nhiều khách du lịch rất thích vượt sông bằng phà,thay vì cầu,để hưởng cái lồng lộng của trời cao,cái hiền hòa của dòng trường giang mênh mông chảy.

attachment.php


Phà cũng còn là nơi kiếm sống của nhiều dân nghèo,họ mua bán nước uống,quà vặt hoặc vé số…Cuộc đời nhiều người,gắn liền với những chuyến đò qua lại,suốt một hay nhiều thế hệ.

attachment.php



Nhìn dòng sông mênh mông,xuôi chảy về phía hạ lưu,nơi đang có chiếc cầu dây văng hiện đại,thay thế nhiệm vụ của những chiếc phà,tôi bất chợt ngậm ngùi nghĩ đến mai kia con đò này cũng sẽ hoàn thành vai trò “lịch sử”,bến phà "trăm năm" cũng sẽ ngừng hoạt động,như kiếp nhân sinh rồi cũng có lúc…chia tay!

attachment.php



Ha ha,đó là chuyện của ngày mai,giờ hãy trở về thực tại.
 
Last edited:
Nhìn về phía thượng lưu,tôi thấy có một số xà lan đang bốc cát lên những con tàu lớn,chắc là để xuất sang Singapore!

attachment.php



Sự khai thác vô tội vạ vì lợi nhuận đã làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở,gần đây nhất là vụ sạt lở kinh hoàng tại phường Bình Đức,thành phố Long Xuyên,mà các phương tiện thông tin đã lên tiếng báo động!
Thêm vào đó là những làng cá bè đang “rải rác một cách tập trung” dọc theo bờ của dòng sông…

attachment.php


…cùng với nhiều nhà máy đông lạnh thủy sản xuất khẩu,thuộc các công ty xuất khẩu thủy sản lớn như Agifish,Afiex,Nam Việt,Tuấn Anh….và gần đây nhất là Công Ty Sao Mai,chiếm một vùng rộng lớn phía bờ đầu kinh Lấp Vò –Sa Đéc.

attachment.php



Tất cả đều rất cần thiết,góp phần phát triển kinh tế,tạo nên một toàn cảnh náo nhiệt,như chứng minh một kết quả tốt đẹp của đầu tư đúng đắn.
Tuy nhiên,bên cạnh những đóng góp tích cực,sự sản xuất có vẻ vô trách nhiệm đã gây nên những hậu quả mà tương lai sẽ gánh chịu,nếu không kịp thời chấn chỉnh.Lòng sông mất cát thì lở mất bờ,bè cá đặc sông thì gây ô nhiểm,tệ hại nhất là các nhà máy đông lạnh hàng ngày xả biết bao chất bẩn lên mặt nước,tung vào không gian biết bao mùi hôi thối,ô uế cả một góc trời.
Nhiều lần khi ngang qua phà Vàm Cống ,chạy dọc suốt đoạn đường có công ty SM,tôi phải lợm giọng vì mùi hôi tỏa lên từ nhà máy.Tội nghiệp những người dân sống tại đây từ biết bao đời,giờ phải hứng lấy cái mùi vô cùng khó chịu,suốt ngày suốt đêm,suốt năm suốt tháng!
Ngày xưa,tôi thường tắm sông cùng bọn trẻ trong làng ,sau mùa nước lũ,nước sông hết phù sa,nhìn trong xanh đến độ chúng tôi đã từng uống trực tiếp mà không thấy ngại ngùng.Bây giờ,chỉ xuống tắm thôi mà ai cũng ớn!
 
1.3.2/Vàm Cống-Sài Gòn.

Rời bến phà,chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.Trước tiên là ghé nhà Ba tôi tại chợ Vàm Cống,thăm Ông và báo tin đi xa:có lẽ 3 hay 4 tuần sắp tới con không về thăm Ba được(tôi hay về thăm Ông vào cuối mỗi tuần,nay thông báo để Ông ấy khỏi trông).
Ông cụ ,93 tuổi,cười hề hề,nói mày đi bằng chiếc xe đó hả.Dạ.Ông lại cười khục khục,lắc đầu.Thằng S.,em bà con ở nhà kế bên, nói với qua: “ tui sợ ông luôn!”.

attachment.php



10h30’,con Daehan nổ máy,trực chỉ Sài gòn.
Con kinh Lấp Vò-Sa đéc không rộng,bề ngang chỉ khoảng hơn trăm mét,nhưng từ lâu là một trong những thủy lộ nối liền Sông Tiền(phía Sa đéc) và Sông Hậu (phía Lấp vò,Vàm Cống). Đó là đường vận chuyển chính yếu của hàng nông,thủy sản,xi măng,đá xây dựng…và cũng là “giòng sông lơ đảng”đón đưa những con thuyền du lịch về với thiên nhiên,hướng tới ước mơ sống vui trong một môi trường bền vững.

attachment.php


Ngày nay,dọc theo 2 bờ kinh này là rất nhiều nhà máy xay xát,kho gạo của các công ty lương thực.

attachment.php


Một vùng đất nghèo nàn trước kia,giờ là đất hứa của nhiều đại gia lúa gạo,giá đất ruộng khoảng 1,5 tỉ đến 2 tỉ đồng 1000m2,được các công ty mua để làm kho,nhà máy, trong khi các nơi khác chỉ 100 hay 200 triệu đồng.Nhìn thấy thế,ai cũng nghĩ nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu long chắc là “thắng lớn”.Thật ra,chỉ một số ít người trồng lúa khá lên nhờ lúa gạo còn phần đông vẫn sống nghèo khổ "để" giúp cho các đại gia thu mua lương thực hưởng lợi,các công ty chế biến gạo xuất khẩu làm giàu,lợi nhuận này thể hiện rõ nét nhất trên các công trình xây dựng kho bãi,nhà máy.Đó là nghịch lý đồng bằng Sông Cửu Long,vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất nước!

12h30.
Chúng tôi tới Cầu Mỹ Thuận,vượt sông Tiền,một thời nhộn nhịp với bến phà quan trọng nhất và “cổ” nhất miền Tây.


attachment.php


Qua khỏi cầu Mỹ Thuận,chúng tôi dừng nghĩ tại một quán võng,ăn trưa.Quán võng là một “đặc sản” của miền Tây,hiện diện khắp các nẻo đường từ biên giới Việt Nam – Campuchia đến các con đường lớn , nhỏ khắp đồng bằng Cửu Long.Nó giúp cho những khách đường xa,vừa nghĩ “ chưn” vừa nghĩ lưng,tạm tránh cái nóng trên đường,thưởng thức ly nước dừa ngọt mát,ly thốt lốt dịu thơm hoặc ly cà phê đá làm cho tỉnh ngủ.
Dần dần,quán võng được các nơi khác bắt chước,nhất là các đoạn đường qua những cánh rừng cao su miền Đông.Cũng có thể nói quán võng dường như là đặc sản của Việt Nam,nếu xét trên số lượng và quy mô.Trong hành trang,chúng tôi có mang theo 2 chiếc võng,e rằng sẽ không có cơ hội sử dụng.
Dọc đường,chiếc giỏ đựng nồi cơm điện bị đứt,nồi rớt,sợ hỏng bộ phận điện nên bà xã tui quyết định sẽ gửi về Long Xuyên,không mang theo.Hoan hô cái …sự đứt dây!
Sau mấy chục phút nghĩ ngơi,chúng tôi tiếp tục đi và trạm dừng kế tiếp,cũng là một quán có võng,gần Long An,uống 2 trái dừa rồi tiếp tục đi về phía Sài Gòn.

attachment.php



Một trận mưa thật lớn ập đến ngay cửa ngỏ vào thành phố,dù có áo mưa,loại có cả quần,nhưng chúng tôi vẫn phải đứng đợi vì mưa quá lớn,sợ ướt hành trang.Cuối cùng phải mua thêm 1 áo cánh dơi (tổng cộng 2 cái),để bao lấy 2 bị hành lý và đi vào Sài gòn theo Đại lộ Võ văn Kiệt.
Lâu quá rồi tôi không đi Sài Gòn bằng xe gắn máy,chỉ ngồi xe khách mọi sự đều do tài xế lo,nên bây giờ sự thay đổi của cửa ngỏ vào thành phố đã làm tôi bối rối.Đường ngang,đường dọc,đường vòng,cầu vượt…khiến tôi không nhận ra cái lối vào quen thuộc sau khi qua khỏi cầu Bình Điền.Sự bối rối kèm theo cái nhịp độ hối hả của dầy đặc các phương tiện giao thông,của các đèn tín hiệu xa lạ,khiến tôi chỉ còn biết ôm cua tay mặt chạy tới,chừng phát hiện ra mình sai đường “cũ” thì đã muộn,chạy lạng quạng bị phạt thì rối chuyện.Thôi,đành cứ tà tà chạy tới và hỏi một vị chạy xe gắn máy cùng chiều,cháu ơi đường nào vô Trần Quốc Toản vậy cháu?Trần Quốc Toản nào?Con hổng biết.Chết mẹ,câu hỏi của tôi lại về một con đường “cổ”,đã đổi tên từ lâu,mà bây giờ cái đầu óc mụ mị của ông già 64 tuổi hay quên,làm gì nhớ nổi,càng muốn nhớ lại càng quên.Cũng may,trong chốc lát tôi bổng bớt ngu hỏi liền con đường bên cạnh,…còn vô Nguyễn Tri Phương thì chạy ngã nào …cháu?À ..vậy thì chú cứ chạy thẳng đường này,chú sẽ tới cầu Nguyễn Tri Phương rẻ trái …

attachment.php


Tuy nhiên,chạy được một đổi ,thì con đường tiếp cận một dòng kinh,bấy giờ tôi mới nhận ra quan cảnh ghe đậu quen thuộc thuở nào trên bến Bình Đông,thì ra đây là Đại lộ Đông Tây(hay là Võ văn Kiệt),đoạn tôi đang đi có lẽ là bến Lê quang Liêm cũ. Từ đây,tôi không khó để tìm đường rẻ vào khu Chợ lớn quen thuộc.

attachment.php


Và lúc này tôi cũng nhớ ra con đường “cổ”Trần Quốc Toản là đường 3 tháng 2 và dĩ nhiên không khó khăn để tới.Chúng tôi tìm đến khách sạn Phương Lợi ,gần chợ Bà Hạt,nơi mà bà xã đặt trước để đội DS Tp Long Xuyên lên tới vào lúc 24h đêm nay, có chỗ nghĩ ngơi lấy sức thí đấu vào ngày mai, 31 tháng 3.
 
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Ngày 31/3/2012.

Bà xã tôi cùng đội Dưỡng sinh hôm nay tham gia thi đấu tại Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Phú Thọ(Trường đua Phú Thọ).Tôi rảnh cả ngày nên dự kiến sẽ “lòng vòng” Sài Gòn chơi.
Trong cuộc hành trình này,Sài gòn chỉ là một điểm dừng phụ,vì nó quá quen thuộc.Với thời gian chỉ 2 buổi sáng và chiều,không dễ gì lang thang cho hết cái thành phố mênh mông lớn này.Tôi bèn dự kiến một chương trình rong chơi có chủ đề trong khoảng thời gian ít ỏi đó.Và “tìm lại dấu giày xưa”chính là “topic” của hôm nay,sẽ qua các điểm sau:
*1/Nhà chú ruột,đây là nơi mà tôi ở chơi vào dịp hè mỗi năm cùng với mấy thằng em họ khi còn bé và cũng là nơi tôi ở suốt một năm học cuối cấp tại trường Pestrus Ký.Hôm nay tới,trước là để thăm Bà Thím nay cũng ngoài 90 tuổi,sau là hỏi thăm đường sá trước khi lên Đà Lạt.Thằng em tôi nói,đường Sài gòn –Đà lạt đi “vô tư”,nhưng sao hổng bỏ xe đây rồi mua vé Thành Bưởi đi cho nó khỏe.He he,nếu thế thì tao cần gì phải gò mình trên con Daehan “cùi bắp”từ Long xuyên lên!
*2/Trường Pétrus Ký,nơi tôi đã từng “mài đủng quần”năm cuối cấp.Lớp Đệ Nhất A2 của tôi nhìn thấy các cửa sổ lầu 1 của trường Đại học khoa học kế bên,nơi đó thấp thoáng bóng áo blouse trắng của các sinh viên đang giờ T.P. khiến bọn học trò chúng tôi âm thầm ngưỡng mộ!
Là một trong vài ngôi trường cổ kính và danh tiếng của Sài Gòn,nơi mà nhiều nhân tài đất nước đã từng theo học,P.Trương Vĩnh Ký bây giờ trở thành trường chuyên,mang tên Lê Hồng Phong,vẫn giữ truyền thống đào tạo học sinh giỏi.Thật ra,học sinh vào trường này,phần lớn vốn đã giỏi,lại thêm cái tự xem là có “trách nhiệm học giỏi”nên ai cũng cố gắng hết khả năng của mình!Tôi chạy ngang qua thoáng chốc,nét cổ kính trường xưavẫn còn và một chút bồi hồi nhớ lại những ngày xa!
Rời trường P.Ký,tôi tiếp tục đi “tìm lại dấu giày xưa”qua đường Hồng Thập Tự,nay là Nguyễn thị Minh Khai,thẳng ra Dinh Thống Nhất,nơi đây có một khu Công viên rộng lớn,với các bãi cỏ xanh và vườn cây cổ thụ đầy bóng mát.

attachment.php



Đây thực sự là công viên văn hóa với một bên là đường Alexandre de Rhode,người khai sinh ra chữ quốc ngữ,một bên là đường Hàn Thuyên,người có công phát triển chữ Nôm,cũng là người đầu tiên đưa Đường luật vào thơ Nôm,còn gọi là Hàn luật.
Trên khoảng công viên phía đường Hàn Thuyên,bên hông nhà thờ Đức Bà,trước đây cũng có một “Nhà Văn Hóa”lớn của đất nước,đứng lặng lẽ trên một bệ cao,mặc áo dài khăn đóng,tay cầm một quyển sách,đó là Nhà bác học Pétrus Trương Vĩnh Ký.Bây giờ tượng không còn,nhưng “dấu giày xưa”chắc chắn vẫn còn in đâu đó,trong tôi.Bởi vì,dưới chân tượng,tôi vẫn còn hình ảnh cũ!.Nhiều bạn,vốn người Sài gòn,bây giờ không còn nhớ đến bức tượng này,cãi cọ “sôi nhông” tôi trưng bằng cớ,kiếm bậy vài chầu kem Bạch Đằng ngon tuyệt!

attachment.php



Nhớ khi xưa,thỉnh thoảng,vào ngày cuối tuần…
...“Từ miền Tây lên thăm em Phú Thọ
Trưa Sài gòn một thuở nắng bâng khuâng,
Lá vàng khua nhè nhẹ dưới gót chân,
Đôi giày mọi lặng thầm nghe tiếng bước.
Hàng me xanh kia làm sao biết trước
Gót chân ai sẽ chạm lối công trường…
Và Sài gòn chợt nắng dội,mưa tuông
Về chốn cũ,ta nhớ hoài …mưa,nắng!

Công viên Thống Nhất ngày nay vẫn là tụ điểm văn hóa của các bạn trẻ Sài Gòn.Những bãi cỏ xanh rộng mênh mông,với một chút gió và một chút nắng rơi xuyên qua tán lá của những hàng cổ thụ,nhiều bạn trẻ tụ tập đây đó,đàn hát,tâm sự…Cà phê “bệt”Hàn Thuyên đã trở thành một thương hiệu, “sang trọng” một cách bụi bặm,lãng mạn!

Tôi tiếp tục chạy thẳng xuống Công trường Quách thị Trang,nhin ngôi chợ Bến thành,từ lâu được xem như là biểu tượng của Sài Gòn.Chợt nhớ lại trước đây có lúc,vì lý do phát triển,người ta định phá bỏ,để xây dựng lại một chợ “Bến Thành mới” với qui mô nhiều tầng lầu đồ sộ,để thích ứng với nền kinh tế “chớm” phục hồi.May mắn thay điều đó không xảy ra,nên giờ đây tôi có thể chụp được một tấm hình Chợ Bến Thành xưa rất đẹp!

attachment.php



Đảo quanh vòng xoay Quách thị Trang,phía sau tượng bán thân của chị, nhìn về hướng đường Lê Lợi,vẫn lừng lững tượng đài Tướng Trần Nguyên Hãn,người có công đầu trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Hạ thành Xương Giang,trước khi Liễu Thăng kéo đại quân vào đất Việt 10 ngày(08-11-1427),là chiến công quan trọng của Trần Nguyên Hãn,giúp Lê Lợi đánh thắng quân Minh sau 10 năm kháng chiến.
Giờ đây hình tượng danh tướng oai hùng trước con đường mang tên Chủ soái Lê Lợi,như nhắc nhở ta luôn nhớ về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.
Tôi tiếp tục qua đường Lê Lợi,một trong những con phố đắc giá bậc nhất Sài gòn.

attachment.php


Tôi chưa từng ghé những cà phê sang trọng như La Pagode,Brodard,Givral,Continental… vì cảm thấy mình không…với tới.Nhưng kem Bạch Đằng ,dù giá không hề rẻ,vẫn luôn là lựa chọn để “ngồi đồng”mỗi khi có dịp ngang qua.

Cho nên,“Tìm lại dấu giày xưa” tại khu vực này,tôi không thể không ghé Bạch Đằng.Bà xã chẳng có đây,tôi đành phải ngồi “một mình”.Gọi ly kem 70.000đ,tuy mắc,nhưng tôi không chỉ thưởng thức cái tuyệt vời của vị kem ngon,mà còn “enjoy” cái “view” sôi động quen thuộc bên ngoài,để thầm ôn lại các kỷ niệm ngọt ngào ngày xưa cũ!

attachment.php


Thêm một ảnh dễ thương bên ngoài thềm kem Bạch Đằng.

attachment.php


Không thể ngồi lâu vì thời gian quá ít, “Tìm lại dấu giày xưa”khiến tôi tiếp tục cuộc rong chơi.
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

*3/Giờ là lúc quay về chốn Sài Gòn 300 năm cũ,nghĩa là tôi sẽ đi tìm lại bến sông xưa.
Rời quán kem,tôi qua Nguyễn Huệ,chạy xuống bến Bạch Đằng,theo đường Võ văn Kiệt(Đại lộ Đông Tây),cặp theo sông Sài gòn,rồi qua bến Chương Dương,cặp theo rạch Bến Nghé.

attachment.php



Cái tên Bến Nghé đi liền với Sài Gòn.Và lịch sử Sài-gòn-300-năm cũng không phải là dài,nên những công trình kiến trúc trên dưới 100năm,những công trình mà “màu thời gian” đã làm nên cái giá trị nghệ thuật và lịch sử không thể đo lường bằng hiện vật;nhất là khi những công trình ấy vừa tập trung lại vừa mang tính đặc trưng của nền kinh tế đất nước,kinh tế nông nghiệp,mà trên cơ sở đó,Sài gòn đã hình thành,tồn tại và phát triển:đó là một thành-phố-thương-cảng.
Đúng thế,lịch sử hình thành của Sài Gòn đi đôi với sự phát triển thương mại,mà trong đó,khinh doanh lương thực(đặc thù của nền kinh tế nông nghiệp)là rất quan trọng;nhất là vào những năm đầu thế kỷ trước,khi mà một vùng đất mênh mông đầy tiềm năng ở hạ lưu sông Mekong đang trong thời kỳ đầu khai phá.
Đồng bằng sông Cửu Long thật sự đã trở thành vựa lúa lớn nhất nước ta,cung cấp một số lượng gạo xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới.
Người Hoa giỏi nghề buôn bán,mở chành lúa ở khắp miền lục tỉnh để thu gom lúa gạo,rồi vận chuyển về Sài Gòn.Hệ thống sông rạch chằng chịt của miền Nam khiến việc vận tải bằng phương tiện thủy là kinh tế nhất.
Người Hoa,với bản chất thương mãi vốn có,cũng đã thấy ngay phương thức kiếm tiền này và nhiều ông “bang” đã trở thành chủ của những chiếc ghe chài 300,400 tấn chuyên vận chuyển lúa gạo.
Người Hoa lại sống tập trung tại vùng Chợ Lớn,nên bờ kinh Tàu Hủ trở thành điểm chọn tốt nhất để làm nơi tập kết hàng nông sản từ miền lục tỉnh đưa lên.Do đó,trên bến Bình Đông hình thành một khu phố với hệ thống kho hàng rộng lớn,làm nơi trung chuyển các loại nông sản,chủ yếu là lúa gạo.

attachment.php



Từ các kho hàng này,một phần nhỏ cung cấp cho nhu cầu lương thực vùng Sài gòn –Chợ Lớn hoặc ra các tỉnh miền Trung và Tây nguyên,phần còn lại được tiếp tục vận chuyển qua kho 5,Khánh Hội, để xuất khẩu ra nước ngoài,hoặc chở ra các tỉnh phía Bắc,bằng đường biển!
Theo tác giả Ngũ Yên (Tạp chí Nhà Đẹp , số tháng 3 năm 2001) thì: “Sài Gòn là một thành phố bến sông,có đi dọc theo bến Chương Dương,bến Hàm Tử và Trần văn Kỉểu (trước đây là bến Le quang Liêm)mới thấy hết được cái hồn của đô thị này.Cái hồn của nó là một phép tính gộp của những ngọn gió từ sông lên,cảnh trên bến dưới thuyền,mùi hàng hóa đến rồi đi,mùi kho bãi,mùi cá tôm,mùi rác,nhất là mùi của những không gian cũ xưa…”.Thật sự tôi không biết Ông Ngũ Yên là ai,nhưng với tôi,khi đọcnhững dòng này thì cảm phục ông rất nhiều qua cách tả thật sống động như trên.
Sài Gòn đúng là một thành-phố-bến-sông và trong quá khứ, theo tôi có lẽ Bình Đông là một bến sông quan trọng .

attachment.php


Bến Bình Đông,cùng với những kho nông sản,là một hệ thống nhà phố của các Ông chủ người Hoa với nét kiến trúc độc đáo,Đông Tây hòa quyện do các người thợ lành nghề từ Singapore mộ tới.Các căn phố này,bây giờ vẫn còn như nguyên vẹn nét trang trí của thời thuộc địa,đặc biệt với những ban công sắt uốn,duyên dáng,lãng mạn.

attachment.php


attachment.php


attachment.php



Theo Sơn Kim (Nhà Đẹp,tháng 2,2004) “Ở thành phố Sài Gòn hôm nay,ai còn yêu ban công,buổi chiều muộn,khi tan sở,hãy dành chút thời gian chạy về bến Mễ cốc,quận 6,để tận hưởng cảm giác ngất ngây trước những ban-cong đẹp.Trên một dãy phố dài,ngôi nhà cổ nào cũng có ban-công.Những chiếc ban-công không giống nhau sao lại hài hòa đến thế.Cũng là sắt thép , gạch đá đấy thôi ;nhưng từng chiếc ban-công xưa thẩm thấu hết cái duyên ,cái tình để cùng làm toát lên nét lãng mạn cho dãy phố bên sông.
Nhân đây xin trích vài mẩu văn thơ bình dân liên quan đến Sài gòn Chợ lớn ,trong đó phần nào thể hiện tính cách bến sông ấy :
“……Chợ Lớn giáp ranh Sài gòn,
Đường xe ngựa chạy thẳng bon nửa giờ.
……Rạch kinh ghe đậu kẹo lềnh,
Phố phường lầu cất ở trên chỉnh tề,
Nhà máy bảy sở bộn bề,
Tiệm kia tiệm nọ ê hề bán buôn
……….(theo Nguyễn thị Thanh Xuân,Nguyễn Khuê-Trần Khuê trong Sài gòn Gia Định qua thơ văn,NXB TpHCM , 1987)
……Kể từ Chợ Lớn xuống vườn
Đường đi nước bước chưa tường nên hư
Ruột ngựa xuống đến Ngã Tư
Đường về Rạch Cát cũng như đường này,
Bình Đông , Xóm Củi là đây
Chèo qua xóm Quán không đầy một canh
Chỗ này nhiều đứa gian manh
Ngủ quên một chút có anh mất đồ.
(Vè lưu thông đường ghe)”

(He he,hồi đó thì mất đồ,chứ bây giờ thì mất cả …mạng!)

(Chú thích:Các ảnh cũ trên đây Doigiaymoi mạn phép post mà không biết tác giả,vì lượm được trên net,vài ảnh có xuất xứ từ Tạp chí Nhà Đẹp,các số đã dẫn trong bài viết,mong quý tác giả niệm tình tha lỗi,đa tạ!)
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Đại lộ Đông Tây làm thay dổi hoàn toàn quan cảnh trước đây.Vẫn những bến sông xưa,chạy theo các con rạch mang tên ngày cũ,nhưng bây giờ đã đổi khác.Con đường mới,rộng rãi,hiện đại thích hợp cho một thành phố năng động,phát triển,giải quyết phần nào nạn ùng tắc giao thông.

attachment.php


Trong hành trình “tìm lại dấu giày xưa” hôm nay,tôi không thể nào bỏ qua cái bến Bình Đông mà hôm qua tình cờ tôi trở lại.Đó là nơi mà tôi đã từng biết đến, như những hình ảnh đầu tiên của Sài –Gòn-đô-hội,khi theo Ba tôi trên chiếc ghe chài chở gạo từ miền Tây lên vào mỗi dịp hè.
Bây giờ,Đại lộ Đông-Tây,tuy đã bắt đầu làm nhiệm vụ với những mục tiêu nhằm phát triển thành phố,nhưng đã mất rồi một chốn cũ đáng quý và đáng yêu!

attachment.php


Từ trên chiếc cầu đi bộ bắc ngang kinh Tàu Hủ mới xây,thay thế cho cầu chữ U bằng sắt đen cũ kỹ,tôi đứng nhìn dãy phố xưa hiếm hoi còn sót lại,lòng bồi hồi tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan,người đã sống cùng thời với Sài Gòn những ngày đầu khai phá :
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ,lâu đài,bóng tịch dương.

attachment.php


Cầu chữ U (cũ),trên bến Bình Đông.

attachment.php



Sự thay thế này là cần thiết,nhưng đã phải hy sinh những giá trị văn hóa vốn được tạo nên chỉ một lần trên đời này với những hoàn cảnh lịch sử đặc thù không có tiền lệ như trường hợp của Sài Gòn và khu phố cổ Bình Đông,thì thật tiếc lắm thay!

attachment.php


Bến Bình Đông và khu phố cổ còn sót lại.

Bây giờ,đứng trên cầu vượt,nhìn dòng kinh lặng lờ chảy,thật chậm,như níu kéo cái hồn cổ rêu phong trên các mái ngói xưa còn lại bên kia,lòng tôi không khỏi nằng nặng một nỗi niềm khó tả.

attachment.php


Tôi bổng nhớ lại ngày xưa,khoảng những năm 60 thế kỷ trước,vào dịp nghĩ hè,tôi thường theo Ba tôi đi Sài Gòn bằng ghe chài chở gạo.Khi đó,Ba tôi làm “Tằng khạo”,giống như thuyền trưởng ,ghe H.T1 của Ông Bang K. tại Long Xuyên.
Ông Bang có 5 chiếc ghe chài trên 300 tấn mỗi chiếc,chuyên chở gạo từ miền Tây đi Sài Gòn.Trải qua một hành trình dài mấy ngày bằng đường sông từ Long xuyên qua Chợ Mới,Mỹ Tho,Kinh Chợ Gạo,Kinh Nước mặn,Sông Sài Gòn,rồi vào kinh Tẻ và cuối cùng là kinh Tàu Hủ với bến đổ Bình Đông.Khi đó bao giờ trong tôi cũng háo hức một nỗi vui của cậu học trò tỉnh lẽ khi sắp sửa đặt chân lên đất Sài Gòn.
Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh đen ngòm của những chiếc ống khói nhà đèn Chợ Quán,khi ghe chậm chạp di chuyển theo lòng kinh Tàu Hủ hoặc chiếc cầu sắt chữ U đen đúa,cao nghệu bắc ngang qua dòng kinh đen láng váng bóng dầu .
Tôi cũng không thể nào quên được thứ âm thanh hổn tạp,vang lên từ chốn náo nhiệt của hai bờ kinh : tiếng động cơ của các loại phương tiện vận tải , nhất là của những chiếc xích lô máy nghe thật chói tai,tiếng còi in ỏi của các thứ xe,tiếng rao hàng của các người bán rong,Việt có,Hoa có…tạo nên một âm thanh hổn tạp,đặc trưng của một góc nhỏ Sài Gòn .Chưa hết,vì qua ô cửa sổ của ghe,tôi còn thấy những chú Khách mặc chiếc áo “xá xẩu” lạ lùng với chiếc nón rộng vành có chóp nhọn thật đặc trưng,vai đang kẻo kẹt một đòn gánh với hai gióng hàng to đang rao lớn bằng thứ tiếng Tàu nghe lạ quắc để bán một thứ chè mà sau đó thỉnh thoảng tôi cũng khoái ăn : chí mà phủ.
Ngoài ra,đối với cậu bé quê như tôi,bến nước san sát ghe thuyền chờ lên xuống hàng hóa không đáng chú ý bằng những chiếc xe tải có cái mui lá khum khum như cái mu rùa đang tới , lui trên bến để vận chuyển hàng đi,hoặc những chiếc xe ngựa ngộ nghỉnh với túm lông gà sặc sở trên đầu cùng vòng cổ đầy chuông và lục lạc,vang rộn rã theo tiếng vó gỏ nhịp nhàng trên đường nhựa .Tôi cũng đâu có để ý gì đến những căn phố lầu cùng các kho gạo bên cạnh,có chăng chỉ là sự tò mò thoáng qua trước cảnh nhộn nhịp lên xuống hàng của các công nhân bốc vác ,oằn lưng dưới bao gạo nặng,trên chiếc “đòn dài” nhịp nhàng lên xuống theo từng bước chân đi.
Đó,bến Mễ cốc của một thời ấu thơ tôi như thế.Nó đến với tôi mỗi khi hè về trong suốt những năm tháng thơ dại.Rộn ràng khi ghe đến vào buổi chiều,hay lao xao bừng tỉnh sau một đêm ngủ muộn vì nôn nao đợi sáng để bước chân lên nhà Chú tôi ở gần chợ Hòa Bình,nơi có mấy thằng em họ đang chờ đợi…
Thôi,mọi chuyện giờ đã là quá khứ,chỉ mong rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn,như hình ảnh đang tươi mới dưới kia.

attachment.php
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

*4/Buổi chiều,tôi qua nhà thi đấu Phú Thọ,để rước bà xã và chào từ giã mấy người quen.Đội Long xuyên giành được giải 3,một kết quả không tệ.

attachment.php


Nhà thi đấu nằm trên đường Lý Thường Kiệt,ngang với Trường Đại Học Bách Khoa,đã một thời tôi hay lui tới.Chàng sinh viên tỉnh lẽ vẫn còn những kỷ niệm khó quên khi lang thang qua các con đường im vắng giữa các Khoa,hoặc ngồi chờ “người bạn nhỏ” bên buội tre vàng trường Hóa học.Nghe nói bây giờ buội tre vẫn còn và biết đâu đang có một “gã khờ” nào đó,lặng lẽ ngồi chờ …để nhặt lá tre rơi!
Không còn thời gian,nên khi chạy ngang qua tôi chỉ ngoái nhìn ngôi trường cũ để mong “tìm lại dấu giày xưa”…
……..
Chợt một sáng bồi hồi đôi giày mọi
Đếm dấu chân từng đã bước một thời,
Giữa trường xưa nhè nhẹ lá khô rơi
Ta bỗng thấy ngập tràn hương ngày cũ.

Chợt một sáng bồi hồi qua lối nhỏ
Giữa sân trường rất lạ lại rất quen
Ta chậm đi qua mấy vạt cỏ xanh
Mong tìm lại dấu giày xưa đã bước.

Chợt một trưa nắng vàng sân ngày trước
Ta trở về như khách lạ lãng du.
Trong không gian âm ĩ những lo âu
Thèm một chút lặng yên trưa Hóa học,
Thèm một chút tiếng xe Lam chợt đến
Rồi chợt đi mang nỗi nhớ mênh mông,
Thèm một ổ bánh mì trưa,lót dạ.
Buội tre vàng cũng thèm chút …ngày xưa!
Gió thoảng qua rơi lá úa sân trưa,
Lòng chợt thấy bồi hồi,em,“blouse”trắng
Khoảng sân kia có còn nguyên vạt nắng?
Đợi buổi học chiều ngập cỏ lá tre.

Chiều Phú Thọ sân trường nghiêng bóng nhỏ
Áo ai bay trong gió nhẹ,lá bay
Phòng lab xưa có còn ai đứng đợi?
Ta trở về,tìm lại dấu giày xưa!

Phòng lab xưa có còn lưu dấu cũ?
Đợi một ngày,ta tìm lại bóng ta!
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,150
Members
192,343
Latest member
77winfun
Back
Top