What's new

722 Theo 1 cách nhìn khác => "722 R"

Sự thật về 1 cung đường _ 722R

Vậy là mọi thứ đã End lại 1 cách nhanh chóng, trải qua 5 ngày đã có lúc "tuyệt vọng và tưởng chừng như bỏ cuộc" nhưng tất cả cũng đã vượt qua nó để rồi trở về lành lặng. Tất cả đều nhờ vào sự may mắn và đôi chút 1 phần "tâm linh" đã giúp đỡ 13 con người vượt qua cung đường mà có lẽ khó có thể quay lại nhìn nó 1 lần nữa "722R" gần như là 1 ám ảnh và là 1 kỷ niệm ko thể nào quên cho một chuyến đi. Nó sẽ rất khó nếu không có tinh thần đồng đội. Vì nhờ nó mà 13 người chúng tôi đã vượt qua được bản thân và hơn hết là vượt qua tất cả.

Cung đường mang tên "722 theo 1 cách nhìn khác". Đúng thật sự là khác, khác ở đây vì ai cũng chọn con đường dễ dàng và gần như là toàn hoa hồng. Còn riêng chúng tôi chọn "cách nhìn khác" vì đi theo hướng khác, 1 lựa chọn khác, … để tới điểm. Cùng 1 điểm chung là điểm kết thúc là Đạ Long nhưng ở đó đã có 3 nhóm tách ra 3 hướng. Và hướng mà chúng tôi chọn là hướng "khó khăn - đầy nguy hiểm"

850km là đoạn đường mà chúng tôi đã trải nghiệm và khám phá .

Dấu ấn để lại trong tôi chính là 120km đoạn từ Gia Nghĩa đến Đạ Long. 120km đối với mọi người thì đi chừng 2.5 tiếng. Ấy vậy mà chúng tôi xuất phát từ 6h sáng và đến nơi đúng 12h đêm. 18 tiếng ròng rã cho cả 1 cung đường, 7 tiếng với 5km trong rừng không 1 ánh đèn. Chỉ có ánh đèn của 7 chiếc xe của nhóm rong ruổi trong đêm. "Vực sâu – vách núi - cát - dốc - độ cao - lối mòn - suối - cầu 1 thanh gỗ" Đó là những thử thách mà chúng tôi đã trải qua. Để rồi chúng tôi cảm thấy mình mạnh mẽ và trưởng thành hơn rất nhiều.

Cám ơn tất cả các thành viên đã cùng sát cánh bên nhau trong những giai đoạn tưởng chừng như "tuyệt vọng và bỏ cuộc" và đặc biệt là anh Đông – kiểm lâm trạm Đạ Long đã giúp cho chúng tôi vượt qua những con đường gần như mang tên "722 huyền thoại theo 1 cách nhìn khác".

Câu chuyện tưởng chừng như vừa mới: Bắt đầu !!!
 
Last edited:
Gia Nghĩa - K'Rông Nô
Ngày thứ 2 của cuộc hành trình, 4 người còn lại đã tập trung đông đủ tại Gia Nghĩa.Thị xã Gia Nghĩa đón chúng tôi với cái se se lạnh của phố núi.Tạm biệt Gia Nghĩa, tạm biệt những người dân thật mến khách,tạm biệt phố núi thật yên bình đoàn chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình mới-hành trình đến với Đạ Long.Và..thật thú vị biết bao khi 13 người đều chưa hề biết sẽ đi đoạn đường nào, chẳng hề biết những khó khăn nào đang chờ mình vượt qua.Cả đoàn háo hức lên đường. Con đường đất đỏ như trải dài trước mặt, nhà cửa hai bên thưa thớt Mọi người không có vẻ gì là vội vã, từ từ thưởng thức bữa sáng với món cơm tấm thịt nướng và ly càfê tự pha có một không hai của chị Sea.Men theo những con đường đang dang dở, những buôn làng còn phản phất nét ven hóa của vùng núi phía Bắc, dọc theo những ngọn núi nhấp nhô cả đoàn lên đường với tâm trạng háo hức và thật ung dung vì : hơn 100km đi làm sao cho hết ngày .Trên đường đi, bắt gặp đâu đó nụ cười hồn nhiên của các em bé vùng cao, những ánh mắt tò mò của bà con ven đường, nụ cười của 13 anh em .Tiếng cười nói hòa với bầu không khí thật đặc biệt của Tây Nguyên làm cho 13 con người xích lại gần nhau hơn.Đặc biệt nhất là với sự khéo léo của anh caonguyen_dom, đoàn đã giúp 2 ông bà già vá xe ngay bên đường ( sau này ai cũng bảo nhau rằng nhờ thế mà cả đoàn dường như có người phù hộ cho đoạn đường đầy khó khăn tối hôm đó).Sau khi vượt qua bến đò để qua sông cả nhóm đã đến được K'Rông Nô và chuẩn bị bắt đầu với 722.
Sau khi ăn sáng xong, vẫn với tinh thần 120km thôi, không có gì phải vội, cả đoàn dừng lại tự sướng để đánh dấu mình đã đến Đăk Nông ^^
attachment.php

Con đường quang co đang trải dài trước mặt, đoàn xe lại bon bon trên đường
Vẫn với chút chủ quan, đoàn của nó không ngần ngại dừng chân ghi lại cảnh đẹp mỗi khi có thể.
attachment.php

Và tại nơi đây, “truyền thuyết về Nắng Cao Nguyên” được bắt đầu . Không biết tại sao người ta lại gọi cái ngã ba mà cả đoàn ăn khuya hôm trước là ngã ba sung sướng, nhưng với Nắng Cao Nguyên, đó có lẽ là ngã ba…chả sướng tí nào
Đoàn lại tiếp tục hành trình đi tìm thác gấu. Thế nhưng, dự định đi vào thác Gấu đành phải gác lại vì khi hỏi đường thì mỗi người chỉ một hướng, không biết phải đi hướng nào, không biết chính xác đó có phải là cái thác mình muốn đến không, cũng không tìm được chỗ gửi xe để trekking xuống thác. Thế là quyết định ngắm cảnh trước khi tìm đường ra TL722 cùng với câu hỏi “còn sớm quá, phải làm gì cho hết ngày đây ?”
attachment.php

Người thì vui vẻ tạo dáng, người thì trở nên trầm tư trước khung cảnh hoang sơ
attachment.php

Khi đoàn đang bon bon đổ đèo thì thấy một bác trai dẫn chiếc xe bị xì lốp cùng với bác gái lẽo đẽo cuốc bộ theo sau. Không chút ngần ngại leader ra hiệu cho cả đoàn dừng lại và lấy đồ nghề ra sửa giúp bác ấy.
attachment.php

Và không phải con đường nào cũng đầy hoa hồng
attachment.php

Những mái nhà đơn sơ, những cô bé H'Mông , những cảnh vật thật nên thơ đang hiện ra trước mắt
attachment.php

Vừa hỏi đường, vừa vận dụng GPS, cuối cùng cả đoàn cũng tìm được ngã ba để đi đò sang đường ra QL27. Con đò với dây kéo và ròng rọc, cứ ngỡ không còn tồn tại ở thời @ thì nó lại rất phổ biến ở nơi đây!
Ra đến QL27 cũng đã hơn 1h, đoàn ghé vào ăn cơm trưa ở một quán có chị chủ khá vui tính và anh chủ thì khá hiền. Ân tượng trước đoàn phượt, anh chị đã bán cơm cho đoàn với giá hữu nghị và còn tặng thêm mấy tô nước lẩu bò làm canh. Kể ra đi phượt cũng có nhiều cái lợi
Và lúc này ai cũng mang trong mình tâm trạng háo hức được chinh phục 722.
722- cả một câu chuyện dài đang chờ chúng ta .

Bác ơi cho em hỏi chút là trong đó cũng có đồng bào H'mông à? Đồng bào di cư vào đây năm nào hả bác?
 
Bác ơi cho em hỏi chút là trong đó cũng có đồng bào H'mông à? Đồng bào di cư vào đây năm nào hả bác?

QUÁ TRÌNH DI CƯ, VÀI NÉT VỀ NGƯỜI H’MÔNG Ở VIỆT NAM

Quá trình di cư của người H’mông vào Việt Nam

Người H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương Bắc. Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì người H’mông xuất hiện sớm nhất ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang. Cách đây 5000 năm đã có liên minh bộ lạc do tù trưởng Suy Vưu làm thủ lĩnh. Suy Vưu tức là Vua của Cửu Lê. Cũng trong thời kỳ này có liên minh bộ lạc khác do Hiên Viên đứng đầu, nổi lên ở thượng nguồn sông Hoàng Hà. Hai liên minh bộ lạc này luôn xung đột với nhau, cuối cùng Cửu Lê bị bại trận, Hiên Viên xưng Hoàng đế (vào khoảng 2.700 năm TCN).Ở thời kỳ của vua Nghiêu, Thuấn, Vũ (theo truyền thuyết) lại xuất hiện liên minh mới là “Tam Miêu”, “Hữu Miêu” hoặc “Miêu Dân” và khá hùng mạnh. Họ đã đứng lên chiến đấu rất kiên cường chống lại các thế lực nhà nước do các Vua đứng đầu.

Trong các thế kỷ 16 đến 11 T.Cn, phần lớn người dân “Tam Miêu” cùng các tộc người khác ở miền trung lưu Trường Giang được gọi là “Kinh Sở”, có thời kỳ còn gọi là “Nam Man”, đời sống kinh tế khá phát đạt, có một bộ phận được gọi là “Kinh man” rất cường thịnh. Đến các triều Ân, Chu, nhà nước Trung Quốc vẫn coi Kinh Man là thù địch. Từ đó trở đi, sự đối địch giữa Nam Man và Bắc Địch ngày một gia tăng, làm cho tình hình Trung Quốc không lúc nào được yên ổn.Như vậy từ Cử Lê đến Tam Miêu, Nam Man, Kinh Sở đều có mối liên hệ về nguồn gốc với nhau. Có thể coi đó là tổ tiên của người H’mông hiện nay. Lúc đầu người H’mông cư trú ở phía bắc sông Hoàng Hà, giai đoạn phát triển nhất của họ là Tam Miêu, về sau do sự phát triển và mở rộng lãnh thổ của người Hán, họ lui dần xuống phía nam của con sông này. Sau nhiều cuộc chiến diễn ra rất khốc liệt giữa người Hán với người H’mông, người H’mông luôn thua trận và phải rút về lưu vực sông Dương Tử, rồi vượt qua con sông này đi về phía Nam và Tây Nam, khu vực giáp giới với 5 tỉnh của Trung Quốc hiện nay là Hồ Nam (Tương), Quý Châu (Kiềm), Tứ Xuyên (Xuyên), Hồ Bắc (Ngạc) và Quảng Tây (Quế), lấy Nguyên Giang làm trung tâm.

Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người H’mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang. Riêng một số nhóm ở Thanh Hoá, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào. Người H’mông đến Việt Nam bằng các con đường khác nhau và chia thành nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính

- Đợt thứ nhất, khoảng 100 hộ, thuộc các họ Lù, Giàng từ Quý Châu đến khu vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thời gian vào quãng cuối đời Minh, đầu đời Thanh của lịch sử Trung Quốc, tương đương với những năm có phong trào của người Miêu ở Quý Châu chống lại chính sách “cải tổ quy lưu” và bị thất bại, cách đây trên 300 năm. Từ đây, họ bắt đầu tiếp tục di cư vào sâu hơn đến các tỉnh thuộc Đông Bắc Việt Nam

- Đợt thứ hai, khoảng trên 100 hộ, trong đó có những hộ thuộc họ Vàng, họ Lý cũng vào khu vực Đồng Văn. Còn một nhóm khác số người ít hơn, thuộc các họ Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Si Ma Cai, Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sau đó có khoảng 30 hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang phía Tây Bắc Việt Nam. Thời gian của đợt di chuyển này cách đây trên 200 năm. Một số hộ người H’mông này sau đó tiếp tục di cư rải rác đến các tỉnh của Tây Bắc Việt Nam

- Đợt thứ ba, số người Hmông di cư vào Việt Nam đông nhất, gồm khoảng trên 10 ngàn người. Phần lớn họ từ Quý Châu, có một số từ Quảng Tây và Vân Nam sang, chủ yếu vào các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái… Thời gian của đợt di cư này tương đương với thời kỳ của phong trào “Thái Bình Thiên Quốc”, trong đó có người Miêu tham gia, chống lại nhà Mãn Thanh từ năm 1840 đến 1868. Về sau, họ tiếp tục di cư đến các huyện của các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam.

Về sau hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam. Các con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang. Riêng các nhóm H’mông cư trú ở hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An và các huyện giáp biên giới Lào của Sơn La như Mai Sơn, Mộc Châu, Sốp Cộp, Sông Mã cũng từ Lào và các tỉnh miền núi miền Bắc vào trên dưới 100 năm trở lại đây.

Từ sau ngày đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới (1986), tình hình di chuyển của người H’mông luôn gia tăng, theo hai hướng Bắc – Nam và Đông – Tây. Vì vậy, số địa phương có người H’mông sinh sống ngày càng tăng lên đáng kể.

2. Vài nét về dân số người H’mông ở Việt Nam

Trước năm 1960, dù có một số tài liệu được công bố về dân tộc H’mông, vẫn chưa có một công trình nào xác định được chính xác dân tộc H’mông ở Việt Nam có bao nhiêu người. Chỉ đến ngày 1 - 3 - 1960, với cuộc Tổng điều tra dân số toàn miền Bắc, người ta mới biết được người H’mông có 105.521 người. Đến cuộc tổng điều tra dân số toàn miền Bắc lần thứ hai ngày 1 - 4 - 1974, người Hmông có 348.722 người.

Như vậy, sau 14 năm dân số người H’mông tăng thêm 243.201 người. Tại cuộc Tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ nhất (1 - 10 - 1979), dân số H’mông là 411.074 người. Ở cuộc Tổng điều tra dân số toàn quốc lần thứ hai (1 - 4 - 1989), dân số H’mông là 558.053 người, vậy là sau khoảng 10 năm, dân số H’mông tăng thêm 146.979 người, bình quân hàng năm trong giai đoạn này tăng 3.2%. Đến cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam lần thứ ba (1 - 4 - 1999), dân số H’mông là 787.604 người, sau 10 năm tăng thêm 229.551 người, bình quân tăng hằng năm là 3.4%. So với các dân tộc ở Việt Nam, tốc độ tăng dân số bình quân của người H’mông thuộc loại cao.

Người H’mông không những có tỉ lệ phát triển dân số cao mà còn có tốc độ di chuyển dân cư khá lớn. Nếu như năm 1960 họ chỉ có mặt ở 398 xã, năm 1979 có mặt ở 677 xã, thì năm 1989 họ đã có mặt ở 802 xã và năm 1999 có mặt ở trên 1.000 xã. Chỉ tính ở cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, họ đã có mặt ở tất cả các vùng trong cả nước, đông nhất là khu vực Đông Bắc 445.782 người (56.60%), tiếp đến là Tây Bắc 289.000 người (36.69%), Bắc Trung Bộ 39.373 người (4.99%), Tây Nguyên 12.392 người (1.57%), đồng bằng Sông Hồng 533 người, Đông Nam Bộ 431 người và đồng bằng sông Cửu Long 53 người.

H’mông là một dân tộc có dân số tương đối đông (trên 9 triệu người), cư trú ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, trong đó đông nhất là ở Trung Quốc (khoảng 7,5 triệu người). Ở Việt Nam, người H’mông có trên 80 vạn, ở Lào – khoảng 25 vạn, ở Thái Lan – 15 vạn… Trong vài ba thập niên gần đây, người H’mông còn có mặt ở một số nước ngoài châu Á như: Pháp, Mỹ, Canada, Ốtxtrây lia …

Ở nước ta, người H’mông nằm trong nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ H’mông – Dao (gồm ba dân tộc: H’mông, Dao và Pà Thẻn). Trước năm 1979, họ được gọi là người Mèo. Ở Trung Quốc, người H’mông được gọi là người Miêu. Ở Lào gọi là người Mẹo. Hiện nay, ngoài Trung Quốc, còn ở hầu hết các nước trên thế giới, họ đều được gọi là H’mông.

Gần đây có người cho rằng, nên gọi dân tộc này là Mông, thay cho H’mông, nhưng cũng có những ý kiến khác không tán thành và cho rằng bản thân trong chữ viết của họ, người H’mông viết tên dân tộc mình là Hmôngz; lại có ý kiến cho rằng Mông là một tục từ không được đẹp và ảnh hưởng đến tinh thần tự tôn của dân tộc này. Một số nhà khoa học nước ngoài có lưu ý, nếu viết là Mông thì có thể nhầm với dân tộc Mông ở Mông Cổ và Trung Quốc… Vì vậy, theo chúng tôi viết tên dân tộc này là H’mông, đó là cách viết chính xác nhất.
 
Trò vui hứa hẹn còn ở phía trước. Định bụng vậy nên hailua kiếu không uống và về sớm nghỉ ngơi đặng hôm sau "sẽ trở lại và phá hoại gấp đôi" :D Bác Vampire cùng phòng không về cùng mà ở lại ca cổ tiếp. Đúng là càng ca càng nổ nên lúc về phòng ông này lăn ra ngủ khò và ngáy o o. Đúng là "thật tình cờ và thật bất ngờ", đã vậy phải cho "thủ phạm" sững sờ :)) Vậy mà hồi chiều quả quyết ngủ êm không ngáy :gun
Lại lôi máy ảnh ra, định quay mà hết thẻ nhớ. Thôi thì lấy di động ghi âm lại tiếng ngáy của Ma cà rồng vậy. Phải nói hợp âm đó mà dùng để dọa con nít thì tụi nó... nín đ** =)) còn mềnh thì mất ngủ nên phải quậy lại cho nạn nhân lãnh đủ :D

IMG_1055_zps9c99a503.jpg
 
Bác Vampire chỉ là khai vị-tạm gọi là The Hangover Part 1, trò "hãm hại nhau" còn tiếp tục với The Hangover Part 2-cơ hội để nhóm 722R phục thù hailua (vậy là mọi người hết ngậm đắng nuốt cay vì toàn đóng vai nạn nhân nhé). The Hangover Part 2 không có hình công khai vì đêm đó hailua một mình lên Lubu có chụp nhưng giấu kĩ lém (NO) Cơ hội lấy bằng chứng nằm trong tay bác caonguyen_dom. 8h tối trên đỉnh nhắn tin cho bác caonguyen_dom: "Call me" -> "Chi vậy?"-> "Gọi đi em hết tiền rùi" Sim dự phòng còn nhiều tiền nhưng ko thích đổi lung tung. Chờ lâu thiệt lâu không thấy gọi chán quá vậy là "party" một mình :( Chả có gì nhiều: chỉ đem theo chút xíu Vang Pháp thôi :D
Lát sau lại có tin nhắn của bác caonguyen_dom: "Có gọi được đâu cu" :)) Dĩ nhiên là không gọi được rùi. Trên đỉnh Lubu có hòn đá to chắn sóng, nhắn tin thì được còn nghe gọi thì chập chờn, phải leo lên 1 mõm đá, đứng thẳng, tay cầm di động giơ lên trời-một hình ảnh làm lâm tặc vùng đó hết dám đi đêm và có chuyện bàn tán =)) Thật ra không định "sa đọa" gì nhiều. Trước nghe nói nhóm 722R offline ở đâu đó, thể nào cũng có bia bọt rượu chè. Nếu cú gọi đó trót lọt thì bác caonguyen_dom có cơ hội ghi âm lại, cùng lắm là: "Kê máy sát cổ họng nha! Bên này tui uống cái ực thì bên kia ông làm cái rột hết ly nha!" :)) Sau này mới biết, cú offline bất thành, không có bia bọt gì hết. May quá suýt nữa thì bác caonguyen_dom có cơ hội dùng trà đá thay rượu và hailua lãnh đủ (uống hết) 100% (beer)
 
Vì để vuột mất cơ hội dìm hàng hailua nên đến chuyến Tằng Hách The Hangover Part 3 thì bác caonguyen_dom bị hailua, Vampire, linhluu kết hợp dìm hàng hết sức thê thảm. Chẳng qua cũng chỉ là tiếp nối tiết mục văn nghệ đêm đó mà thôi. Văn nghệ của nhóm 722R mang đậm bản tính dân tộc sâu sắc: “Cháy lên đi lửa thiêng cao nguyên… và đốt luôn đi trụi lông Cao Nguyên” =)) Sau chầu nhậu ông này lăn ra ngủ mê man và... lộ hàng. Nhìn “ngứa mắt” nên hailua lấy quẹt ga xoẹt vài nhát ai dè cháy phừng phừng :)) Đến lúc Vampire chụp hình được thì “2 đống rơm” của bác caonguyen_dom trụi lủi. Tuy bày trò “dã man” nhưng bác caonguyen_dom phải cảm ơn mềnh đã hộ giá, vì thím linhluu thấy đốt rơm cháy chưa đã nên đòi… đốt đuốc ở dưới :DE Phải cố lắm mới cản được thím linhluu đốt rừng phòng hộ của bác caonguyen_dom. Nhưng chỉ cản được lúc đó thâu, thím linhluu hẹn khi khác đi chung sẽ ra tay làm nốt dự định. Còn lúc ấy thím chỉ trét lọ nồi để hạ bớt hỏa khí :)

1351_zps465aa812.jpg


1353_zps471e63bb.jpg



Hình ảnh cảm động không thua gì khi các phuoter tặng quà thăm hỏi các em nhỏ. Vừa cảm động vừa cảm cúm
:))

1352_zps50287186.jpg


Lần sau đi chung với linhluu bác caonguyen_dom bảo trọng, nhớ giữ gìn lông thể nghen
=))


Chỉ những ai cùng đi chuyến 722R đó mới hiểu khi trở về từ cõi chết thì người ta không sợ trời, không sợ đất, chỉ... sợ nhau thôi ;)
 
... vì thím linhluu thấy đốt rơm cháy chưa đã nên đòi… đốt đuốc ở dưới :DE

Thôi rồi Lượm ơi!!! Linhluu đã có cơ hội ra tay trước khi "nạn nhân" được cảnh báo :T Ngay tại đúng chốn cũ! Đấy chỉ có thể là định mệnh :D
https://www.phuot.vn/threads/103809-OCTL-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-M%E1%BB%ABng-Ph%C6%B0%E1%BB%A3t-l%C3%AAn-7-%E2%80%93-T%E1%BA%B1ng-H%C3%A1ch-%E2%80%93-17-18-8-2013?p=927636#post927636
 
Đêm đó nằm chịu trận Vampire chừng... 15', ra tay xong cũng thấy nguôi ngoai, kế đó mơ về viễn cảnh ngày mai sẽ phá ai khoái chí quá ngủ luôn :D

Sáng ra trước là hít thở không khí Đà Lạt cho tỉnh người, kế đó đi ăn sáng với đặc sản phở Đà Lạt. Ai quan tâm đặc sản chứ mềnh thì quan tâm... người bán :))
Khách tới quán nhộn nhịp đông vui như lễ hội (sắp giao thừa mà lị). Nhóm chú ý tới 2 người đẹp. Lúa chỉ tự hỏi công lực mấy ẻm leo núi thế nào, cho nên lúc đó có nhìn giò cẳng người ta chằm chằm cũng dễ hiểu =)) Còn 2 người kia thì tự hỏi Đà Lạt sớm hơi lành lạnh mà 2 em mặc "mát" thế, đúng là công lực cao (c) Xuống Sài Gòn nóng đổ lửa sẽ thế nào ;)

IMG_1059_zps5ab0b1c7.jpg


Giơ máy "rình" 2 em kia hơi lâu, quên mất người bán, người bán tưởng cả bọn "rình" ẻm. 2 ông kia nhanh chóng làm mặt lạnh giả nai ngay, còn lúa đang cầm máy không kịp giấu, thế là dính nỗi oan Thị Kính :help Ẻm "chưởng" lại 1 câu không đỡ nỗi vì "chạm đến nỗi đau thầm kín của đàn ông chúng ta" =)) : "Chú kì quá à! Chụp cháu hoài zậy?"
Ối mẹ ơi chú hoa râm xuống dưới... cằm, không ngại già đâu cháu, nhưng còn hơn nửa ngày nữa là bước sang năm mới, đợi lúc đó hẳn gọi nhau chú cháu ngọt xớt bé ơi :gun

IMG_1061_zps7e0f6a4b.jpg
 
Ăn sáng xong lại lên đường. Vừa thoát khỏi 722 lại nhảy vào 723, 725 :))

IMG_3002_zps3b1270db.jpg


Điểm đến chưa được tiết lộ, nhưng đường đi có nhiều cái hay ho. Thấy hay là ghé, còn "điểm đến" hả? Khi nào đến không quan trọng :D Khi nào về còn chưa biết nữa là =))
Background đẹp, có rừng có núi có sương giăng mây phủ... còn điểm nhấn là gì thì phải ghé vào khám... và... phá ;)

IMG_0369-Copy_zps098d48ef.jpg


Là một vườn hoa, tranh thủ thưởng lãm hoa Đà Lạt nào :)

IMG_0382-Copy_zpsc9bf60ac.jpg


IMG_3003_zps189264bb.jpg


IMG_3004_zpse1731836.jpg
 
Ban đầu còn đứng xa xa ngắm hoa :)

IMG_3006_zps1e3708df.jpg


Lát sau "manh động" rờ hoa (có ngắt hoa không thì hem biết (NO))

IMG_3011_zps1c5f8fd7.jpg


Không ngắt mà rinh luôn cả cây để tỉnh tò =))

IMG_0381-Copy_zps3882e5da.jpg


Một màn tỉnh tò giữa khung cảnh lãng mạn toàn hoa và lãng... xẹt giữa khung cảnh toàn camera =)) Chỉa máy sang hoa tiếp nào, gần hơn chút nữa

IMG_4424_zps765b26bf.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,737
Bài viết
1,136,676
Members
192,547
Latest member
CashApp5424
Back
Top