What's new

"Rip current" dòng chảy xa bờ giết chết bạn khi đi tắm biển

sake

Phượt thủ
Tránh xa dòng nước xa bờ khi đi tắm biển

Dòng chảy xa bờ, Dòng chảy xa bờ là danh từ tôi tạm dịch từ “rip” hay “rip current”. Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).

(Ghi chú: tôi rất cám ơn nếu có anh chị nào cho biết danh từ chính xác hơn để dịch từ rip current)
160510-tam-bien.jpg

Hình ảnh trên cho chúng ta thấy một dòng chảy xa bờ. Trong thí nghiệm này, người ta rắc chất màu sát bờ biển. Người ta quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.

Dòng nước ngược này có thể ổn định không thay đổi trong suốt cả tháng hoặc cả năm, tuy nhiên chúng cũng có thể liên tục thay đổi mỗi vài giờ. Ở một số bãi biển, dòng nước ngược này không đi hướng ta biển mà chạy dọc theo bờ biển.
Vì sao chúng ta phải nhận ra dòng chảy xa bờ trước khi xuống biển? Vì chúng rất nguy hiểm.

Tại sao dòng chảy xa bờ nguy hiểm?
[video=google;-3122210368327006932]http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#[/video]
http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#

Dòng chảy xa bờ là được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên bờ biển. Nó cũng là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp cứu nạn và chết đuối khi tắm biển. Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic! Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.
[video=google;-3122210368327006932]http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#docid=8117434235126788273[/video]
http://video.google.com/videoplay?docid=-3122210368327006932#docid=8117434235126788273

Dòng chảy xa bờ rất nguy hiểm vì nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức hoảng loạn rồi chết đuối do kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ.

Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo người đó ra chỗ sâu hơn dù người đó đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể chết đuối.

Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển.

Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.
160510-tam-bien21.jpg

160510-tam-bien3.jpg

Trong hình trên đây, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu (breaking waves) thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm
160510-tam-bien4.jpg

Một ví dụ khác như hình trên đây. Vùng không có sóng bạc đầu chính là dòng chảy xa bờ. Vùng này rất nguy hiểm dù chúng lặng sóng. Khi chúng ta đi vào vùng này, chúng ta có thể bị bị dòng chảy xa bờ cuốn trôi ra biển.

Làm thế nào để nhận ra dòng chảy xa bờ?
Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.
Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

· Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.

· Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn

· Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển

Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ

Các khảo sát cho thấy dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước. Dòng chảy xa bờ chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu (breaking waves) và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ. Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến người biết bơi bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ khiến người đó mau chóng kiệt sức rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.
Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.

160510-tam-bien5.jpg

Lời khuyên của chuyên gia khi chúng ta bị rơi vào dòng chảy xa bờ:

· Bình tĩnh. Không hoảng loạn
· Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ
· Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ
· Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
· Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.
· Một lần nữa, bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.

Để giảm nguy cơ rơi vào dòng chảy xa bờ, bạn cần phải có những hiểu biết về chúng, biết cách nhận dạng và không nên bơi trong hoặc gần dòng chảy xa bờ.

Bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn (ở Úc là vùng giữa cờ đỏ và cờ vàng). Bạn cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.


160510-tam-bien6.jpg

nguồn http://halobuy.com

Lời kết

Trước khi tắm biển, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và độ an toàn của bãi biển mà chúng ta sắp xuống tắm. Chúng ta cần dành vài phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ và không nên bơi gần những vùng đó. Khi chẳng may rơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta cần bình tĩnh tìm cách thoát ra khỏi dòng chảy đó bằng cách bơi song song với bờ biển hoặc bơi vuông góc với dòng chảy xa bờ để vào vùng có sóng bạc đầu để nhờ sóng đưa chúng ta vào bờ. Tuyệt đối không nên bơi ngược dòng chảy xa bờ và luôn nhớ là vùng bờ biển lặng sóng không có nghĩa là nơi đó an toàn.

Chúng ta hãy cùng nhau phổ biến kiến thức về dòng chảy xa bờ này đến các cha mẹ trẻ, đến mọi người để giúp các con chúng ta tắm biển một cách an toàn.


Xem thêm..
Nguồn :http://shop.baylenvietnam.com/viewN...Tranh-xa-dong-nuoc-xa-bo-khi-di-tam-bien.html
 
Theo tôi thì khi đi biển thường gọi những dòng nước này là Dòng (nước) CUỐN ra xa (bờ). Dòng nước này kéo người ra khỏi bờ cát.

Dùng "Dòng chảy xa bờ" thường hiểu là các dòng nước chảy ở ngoài biển xa, dòng nước không gần bờ.
 
Thật sự cảm ơn, trước đây tôi cũng đã ngờ ngờ vẫn đề này mỗi khi đi biển, qua bài viết này tôi đã có được hiểu biết cặn kẽ và hệ thống hơn.. tiếc là ko thank 2 lần đc
 
Last edited by a moderator:
Rip current: Mạch cuốn ngầm (???) Dòng cuốn ngầm

Thường khi đi bơi hoặc snorkeling đôi khi cũng cảm thấy dòng nước đột ngột thay đổi nhiệt độ từ ấm trở nên lạnh và xiết hơn chỗ mình vừa bơi qua... Thường trong trường hợp ấy thì em bơi ngang dòng chứ ko quay vào bờ... thấy nước ấm trở lại thì mới yên tâm...

Không hiểu đó có phải 1 dấu hiệu của Rip Current không...

Thanks bài viết có ích!
 
Rip current: theo Mèo, thuật ngữ này có thể dịch là "Dòng phản lưu ven bờ" vì nó được hình thành theo cơ chế:

Đây là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Chúng ta biết là sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển.

Điều này cũng giống với cơ chế hình thành dòng phản lưu xích đạo trong hệ thống hải lưu thế giới nên Mèo nghĩ có thể vay mượn một tí từ thuật ngữ "dòng phản lưu xích đạo" :D
 
Cảm ơn bạn. Đọc bài này mới hiểu tại sao năm ngoái đi Đồ Sơn mình lại vô địch trong lần thi bơi với mấy anh bạn. Chính bản thân mình cũng thấy ngạc nhiên vì tốc độ bơi quá khủng (hôm đó từ bờ ra đến biển báo nguy hiểm). Rất may là khi vào thì bọn mình lại bơi theo hướng khác chứ không bơi ngược trực diện hướng vừa ra.
 
Re: "Rip current" dòng chảy xa bờ giết chết bạn khi đi tắm biển

Ko ngờ bị dính ngay lần đi lặn ở Nha Trang vừa rồi.
Thật tình dù lúc đấy rất tỉnh táo không hoảng loạn nhưng vẫn không còn đầu óc để =)) nghĩ ra được cách nào thoát khỏi dòng nước cuốn trôi. May mà có người bơi thuyền ra cứu.
 
Last edited:
Re: "Rip current" dòng chảy xa bờ giết chết bạn khi đi tắm biển

Cảm ơn bạn Sake, bài viết của bạn đã thêm cho mình một kiến thức rất thiết thực để góp phần an toàn cho các du khách của mình, ( Nhờ bạn..mình cũng chém gió thêm được bao thông tin lưu ý cho du khách chú ý khi di biển mùa hè....hiiiiiiiii)
Thank..thank..lại thank phát nữa
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,407
Latest member
Dungpham11223344
Back
Top