Công nhận lá Bép ngon lắm.
- Trong lá rau bép có tới 16 loại Aminoacid (trong số 20 Aminoacid quan trọng không thể thiếu đối với con người) tham gia xây dựng Protein nhằm đảm bảo các chức năng xúc tác, miễn dịch, vận chuyển… cho các hoạt động sống hàng ngày của cơ thể.
- Qua phân tích tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, thành phần cũng như hàm lượng các chất khoáng trong lá rau bép khá cao, trong đó K, Fe, Cu, Zn, Mo, Mg và Mn cao hơn nhiều so với xà lách, bông cải trắng…
- Hàm lượng đường trong lá rau bét cũng đạt 0,93%, do vậy khi nấu canh có vị ngọt; đồng thời với hàm lượng đường khử 0,88% giúp cơ thể dễ hấp thụ nguồn năng lượng này một cách nhanh chóng.
- Nhân hạt lá rau bép chứa khoảng 10,9% Protein, 1,6% lipid và 50,4% tinh bột – nguồn bổ sung quan trọng trong điều kiện thiếu lương thực.
- Sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên, không bón phân, phun thuốc trừ sâu nên lá rau bép hạn chế được các tác nhân gây ngộ độc như dư lượng nitrate, kim loại nặng…
- Không chỉ ngon, đủ calo, an toàn, lá bép còn chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên cần cho sức khỏe. Chất chiết xuất trong lá cây bép có chứa các chất kháng sinh có ích cho cơ thể.
Trongraulamvuon tổng hợp
Ngoài ra đọt mướp đắng cũng bán ngoài chợ. Dịp khác tôi phải ăn thử.
Tôi tiếp tục cuộc hành trình đi về hướng Ban Mê Thuột.
Khúc đầu đến Đăk Mol thì đường hơi vắng. Còn đoạn đường sau đến Đức Mạnh là đông dân và tôi lại phải tiếp tục rẽ theo QL14. Nói chung là đường đẹp, khá bằng phẳng. Tôi cảm thấy buổi trưa ở cao nguyên nóng thiệt.
Trên đường mùa này có bán nhiều bơ. Tôi cũng ghé mua 1 ít cà phê rang tại lò, được bà chủ vui tính mời vào nhà ăn cơm, nhưng mới mua giúp vài cái bánh chưng ế, nên đành từ chối.
Tìm được nhà nghỉ sạch đẹp. Lên phòng ngủ mọt giấc, chiều lúc xuống lại, bà chủ thấy chó, không cho ở. Tìm nhà trọ khác.
BMT khá rộng và nhiều quán buôn bán nhộn nhịp. Buổi tối ở đây ko có lạnh. Phuong chỉ tôi đến quán Cà Te nằm trên đường Lê thánh Tong, ếch um cà đắng, gà 7 vị Tây Nguyên. Thấy quán đó ế quá. Chạy tìm dược một quán lấn vỉa hè rất đông khách, có món ếch, thấy có mình tôi, ông chủ xin lỗi là ko thể dành riêng 1 bàn cho tôi được. Tôi hỏi mua mang về thì được., nhưng thôi hẹn dịp khác.
Tôi tìm ra nơi bán bún Đỏ. Khu này tập trung hầu như là 4 quán, nằm ngay góc Phan Đình Giót và Lê Duẩn. Các quán này đều bán Bún Đỏ và bún riêu mà thôi. Tôi chọn quán đông khách nhất vào ngồi.
Cọng bánh trong tô bún to như cọng bánh canh, có màu đỏ lạt gạch cua, trong tô có thêm 1 viên chả cá hấp, 1 trứng cút, 1 miếng riêu cua chủ yếu làm bằng thịt heo băm và trứng, tôi ko cảm nhận thấy mùi cua hay tôm gì cả, 1 miếng tóp mỡ, giá và rau cải được trụng sẵn trong tô. Tôi cảm thấy tô bún của tôi được đậm đà là nhờ tôi nêm vào thêm thìa mắm tôm. Tô bún tôi thấy cũng gần tương tự như tô canh bún của người bắc.
Trên mang tôi thấy người viết bài về món bún này coi bộ nổ bừa bãi quá. Nồi nước lèo tại đây không hề có xương heo. Con Meo của tôi chạy lùng xục các góc bàn đầy rác rưới mà ko hề tìm được 1 mảnh xương để gặm.
Tôi hỏi bà chủ về tiểu sử của món này, hóa ra bà chủ bị câm.
Giới trẻ ở đây vào buổi tối họ thường uống, sữa bắp, đậu nành, đậu xanh, đậu phọng.....