What's new

Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp

Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp nhát gan!


ac.jpg

Thế là đoàn chúng tôi đã đi Ai Cập!!!

Thật sự không ngờ nổi chỉ 1 câu nói bâng quơ lại thành hiện thực. Đầu đuôi là của việc mất gần 2000 USD là thế này, xem trên TTVNOL thấy có bạn hỏi về thông tin đi du lịch Ai Cập, tự dưng lại nghĩ sao mình không đi nhỉ? Táy máy mở trang của Egypt Air thấy giá vé là 20000 THB từ BK, tự nhủ, ôi , thế là có 10M VND cho vé BK – CAI – BK với 1 niềm tin sắt đá là bạt chỉ khoảng 500VND (ai dè…). Vậy là manh mún ý niệm đầu tiên về đi Ai Cập.

Qua phượt và qua buôn chuyện, chúng tôi đã tụ họp được 1 nhóm 9 người, 7 Bắc, 2 Nam. Riêng buôn về nhân thân và đặc điểm các thành viên trong đoàn thì đến cả tuần cũng ko hết!
Vì trên phuot cũng có mấy topic về Ai cập rồi, nhưng cũng đều hơi lâu, nên topic này muốn chia sẻ thêm 1 chút thông tin về Ai cập.

Lịch trình của chúng tôi là :
HN/HCM – BKK – Cairo –Luxor – Hurgada –Alexandria – Cairo – BKK – HN/HCM
Thời gian là 11 ngày, chúng tôi đã có 7 chuyến bay cả nội địa và quốc tế, vài cuốc tàu và vài chuyến xe bus đường dài.
Trước hết là 1 số thông tin trước chuyến đi
1. Visa
Visa nên xin trước khi đến AC cho an toàn. Mặc dù có visa on arrival nhưng chờ đợi mệt mỏi lắm, mà lại đắt hơn thế thì tội gì mà làm ở đấy cho nó mệt nhỉ!
Địa chỉ ĐSQ Ai Cập là số 63, Tô Ngọc Vân, HN, ko có lãnh sự quán ở HCMC nên Saigonais phải gửi ra ngoài HN làm.
Lệ phí làm visa du lịch nếu có thư mời là 16 USD, không có thư mời thì phải đi qua công ty du lịch, giá là 70 USD.
Và có vẻ như anh giai phu trách ở ĐSQ thích mình đi qua công ty hơn là đi xin visa tự túc thì phải nên vụ thư mời cũng hơi hoạnh họe, ban đầu còn yêu cầu cả chính quyền bên AC xác nhận vào thư mời nữa :p. Theo thông báo thì Visa xin tự túc phải xin trước 3 tuần, nhưng thực ra xin trước 10 ngày, 1 tuần là được. Nếu ai cần thư mời, em có thể giúp (trong tương lai gần thôi).
Visa có hạn trong vòng 3 tháng từ ngày issue, thời gian là 1 tháng, single entry, viết tay có đóng dấu và 2 con tem, nói chung xấu xấu là!

2. Bay đến Ai Cập
Có nhiều hãng bay đến Ai Cập lắm , có thể bay từ HN hoặc từ BK, tuy nhiên tại thời điểm mấy con giời đi là dịp Noel nên vé hãng nào cũng đắt. 1 số hãng có chuyến bay giá tầm 1000 – 1200 tùy thời điểm, bay từ HN, như:
Qatar: HN – BK – Doha – Cairo
http:// qatarairways.com
Thai Airway: HN – BK – Cairo
Vietnamairline: chỉ offer 1 chặng – rồi bán khách tiếp.
Giá rẻ hơn thì có:
Aeroflot: HN – Mos – Cai
Bay từ BK thì có vô số lựa chọn như Egypt Air, Kuwait Air, Air Ethiopia (qua ADD) hay vài hãng bay của châu Phi
Tip có lẽ là nên check thường xuyên, vì đôi khi giá vé rất bất tử, lên xuống như VN - Index.
Ngoài ra, sau khi fix lịch trình, có thể bay đến Cairo và bay về từ Alex hoặc Sham El Sherk hoặc Luxor, như vậy đỡ phải vòng đi vòng lại, giá vé lại tương đương mà tiết kiệm được tiền tàu hoặc bay.

Chúng tôi bay của Kuwait Air http://kuwaitairways.com với lịch trình BKK- Kuwait – Cairo, máy bay cũ, nhỏ, lúc nóng thì nóng quá mà lúc lạnh thì lạnh quá, y như khí hậu sa mạc vậy. Giá vé là 22k THB từ BK – CAI – BK, không rẻ lắm nhưng cũng là đỡ nhất trong thời điểm hiện tại. Tiếp viên không đến nỗi già như mẹ em mà chỉ như chị gái thôi, hiền lành, nền nã. Trên máy bay phục vụ đồ ăn nhiều, ngon, cho uống (nước) thoải mái và thái độ phục vụ cũng dễ chịu.
Sân bay Kuwait vừa bé, vừa xấu, vừa đắt, hải quan làm ăn vớ vẩn. Đồng Dina Kuwait đắt gần gấp 4 lần đồng USD, đến đó tôi mới biết!

Transit 6h tại sân bay Kuwait (nếu transit hơn 8h thì có thể mất 40USD xin visa on arrival để vào thăm Kuwait, nhưng bọn em ko đủ thời gian, và sau các rắc rối đã xảy ra ở SB thì quả thật cũng chẳng thèm. Với các bạn Arep thi cứ cẩn thận tốt hơn)
5338572777_8d78fc11a6_b.jpg


Sân bay Kuwait nhìn từ bên trong
5339209800_5e2a6f4332_b.jpg


Cuối cùng thì cũng nhìn thấy Cairo
5369515475_a5df3ce0a9.jpg


Các anh hải quan, cảnh sát của Ai Cập phần nhiều là hơi rude, ko giải thích, ko nói chuyện. Nhưng mà cũng buồn cười lắm, đeo cả kính râm hay quàng khăn kín mít vẫn chẳng nói gì, cho nhập cảnh bình thường. Lúc đến đoàn bọn em, các bác thu hộ chiếu lại cả đoàn, chẳng hỏi câu nào, vụt đứng dậy trao đổi với nhau tầm nửa tiếng, làm chúng em thót cả tim!
Nghe giang hồ đồn đại, đến Cairo có thể thuê dịch vụ đón tiếp gồm đón ở cửa, làm thủ tục nhập cảnh và lấy hành ly với giá hữu nghị là 50 USD/đoàn (hay 1 người gì đó). Chúng ta không phải làm gì cả trừ việc vểnh râu ngồi đợi. Nhưng kể ra thế thì đắt nhỉ!

Sân bay Cairo lộn xộn, y như cả đất nước, cả sân bay có 3 terminal nằm cách xa nhau và rời rạc, cái mới nhất Terminal 3 mới mở năm 2009, chủ yếu cho Egypt Air và các hãng trong Star Alliance. Còn lại các hãng khác đều hạ cánh ở Terminal 1. Terminal 2 thì đóng cửa để sửa chữa từ năm 2010, vì thế các hãng ở Terminal 2 cũng chuyển sang Terminal 1 hết, nhưng 1 dòng thông báo cũng ko có, trên vé bọn em vẫn ghi là Terminal 2, làm tìm gần chết! Thực tình thì Terminal 3 ko xấu (mà mới và đẹp như Suvanabumi, nhuwg đi bộ từ máy bay đến baggage claim tầm 1km, chờ lấy đồ tầm 30 min nữa. Hôm đó em bay từ Hurgada về Cairo, bay mất 50 min, lấy đồ mất 1h50, tổng cộng là gần 3 tiếng).
Terminal 1 thì ko đẹp tẹo nào, ở Arrival chẳng có gì, có mỗi 1 cửa hàng tối tăm và giá cũng đẹp. Cửa đi thì rộng, đẹp, nhiều đồ hơn, có hẳn 1 cái tầng 2 for duty free. Nhưng khi về thì khuyến cáo đừng mua rượu nhé, dù trong duty free và giá rẻ. Vì khả năng đến các nước Arab bị tịch thu là rất cao, dù vẫn nguyên sealed nhé (cái này em đã bị ở sân bay Kuwait, đi qua cửa an ninh bị thu luôn ko giải thích vì các bác hải quan tưởng rượu của em là rượu xịn! Mà ko cãi ly với họ được đâu!)
Terminal 1 – Cửa đến
5370123452_62f955f73f.jpg

Giữa các terminal (khoảng 15phut đi xe bus) có shuttle bus, cứ nửa tiếng lại có 1 chuyến, đỗ ngoài cửa 24/24. Mặc dù các anh taxi luôn miệng nói là hôm nay ko có shuttle bus, nhưng luôn có (ở bên ngoài). Đi từ T3 sang T1 buses hay dừng lại ở Bus station, thỉnh thoảng để các bác tài uống café. Ở Terminal 3, shuttle bus ở phía bên phải, cổng ra, tầng 1. Ở Terminal 1, shuttle bus dừng ở Hall 3, trước cửa Air Mall và 1 cái Hall khác nữa (nhưng em không biết là Hall gì).

Trong, ngoài terminal luôn có police và tourism police, tốt nhất là túm lấy các anh y mà hỏi, đề phòng scam. Dù sao các bác tourism police cũng được trả tiền để phục vụ mình mà, nhỉ!

Trước khi ra sân bay, các bác nên xem kỹ mình sẽ ra terminal nào, trên đường đi có biển chỉ dẫn Airline nào sẽ vào terminal nào, và khi nào đến đúng nơi thì mới thả Taxi cho đi và trả tiền.
Bọn em bị 1 vố sợ gần chết, trên đường đi anh giai taxi ko biết tiếng Anh (đếm từ 1 đến 5 cũng ko biết luôn), đi gần đến nơi thì đòi tiền thêm (cái này thì qua body languague bọn em vẫn hiểu), ko được thì để bọn em xuống giữa đường, bảo rằng nó vào hẳn tận Terminal thì sẽ mất parking fee, nên để vào đó đi bộ cũng được. Mấy cô nương hiền lành, lại ngô nghê nên đồng y, ai dè cái Terminal nó cho xuống là Terminal 3, còn terminal bọn em cần đến cách đấy 2 km. May mà có anh giai Ai Cập đẹp trai và tốt bụng chỉ dẫn, ko có chắc h này chúng em vẫn còn đang ở Ai Cập, múa bụng để kiếm tiền về VN 


- Thẻ sinh viên bắt buộc phải trang bị, tốt nhất là thẻ ISIC, vì nhiều nơi chỉ chấp nhận thẻ ISIC. Đặc biệt, Ai Cập sống dựa vào du lịch là chủ yếu, nên bán vé vào cửa rất đắt. Riêng tiền vé vào cửa đã hết khoảng 120 – 150 USD (đấy là đi 1 cách chọn lọc và tiết kiệm, tăng cường khả năng ngó và zoom 20x). Thẻ sinh viên giảm được khoảng 1/3 - ½, nên cũng đỡ hơn nhiều. Nhóm em tiết kiệm được gần trăm đô nhờ thẻ sinh viên đấy!

- Hỏi giá trước khi ăn/uống, mặc cả, mặc cả và mặc cả: dù là người quen hay bạn, dù họ có tỏ ra thân thiện đến mấy, phải luôn nhớ hỏi giá trước khi ăn và mặc cả tận lực trước khi mua đồ. Thông thường nên trả ¼ - 1/5 cho món hàng mình mua. Nêu bức tranh giấy paparus họ nói là tranh thật (bìa đen, dày dặn, đẹp) giá là 120 LE thì giá mua sẽ khoảng 20 – 25 LE. Kể cả có tag và niêm yết giá bán thì vẫn mặc cả được.

- Khi đi thuyền (motorboat, Felluca,) hay taxi, khi mặc cả, phải nói rõ nơi mình muốn đến, thỏa thuận trước là no more money, no tip! Đừng để họ xách hành ly của mình, nếu ko, họ cũng đòi tip đấy!

Nếu đi taxi và khi đến nơi (quay về) họ đòi thêm tiền thì không trả, vì thực ra họ cũng ko thể làm gì mình (ko đánh hay chửi rủa đâu, dù rằng họ sẽ tỏ thái độ) và nếu có thể, tìm cảnh sát để nhờ hỗ trợ.

Vì cả nước làm du lịch, sống bằng du lịch nên dù sao, cảnh sát và chính quyền cũng bảo vệ khách du lịch hơn, dù rằng cảnh sát cũng đòi tiền tip như thường :D


Tại các thành phố du lịch như Luxor, Aswan, ra ngoài đường hạn chế cười, trả lời người bán hàng hoặc thanh niên trên đường (nói chugn là nghiêm cấm tươi hơn hớn) mặc cho họ hỏi quốc tịch, tên, v.v vì họ sẽ giữ lại, kéo tay, cầm tay, mời mua hàng, v.v. rất mất thời gian và khó dứt ra

- 1 tip nữa là Cần phải học …… tiếng Arab, ít nhất là số đếm, để đọc giá niêm ‎yet, đọc số ghế tàu, xe, để lên tàu khỏi giành chỗ với người ta, đọc lich trình (cái này nói hơi quá). Nhiều cửa hàng có đề giá (1 miếng giấy dính vào sản phẩm) tiếng Arab và số latin, vài lần em thấy nó ko trùng nhau ;) nên mình biết giá để mặc cả (1/2 giá Arab)

Ârab ١ ٢ ٣ ٤ ٥ ٦ ٧ ٨ ٩ .
Eng 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0
 
Last edited:
Trong khu Giza, có 1 nơi mà các bạn nên đến là Cheop boat Museum - Bảo tàng Thuyền Cheop.
Đây chính là Con thuyền Mặt trời – Solar Boat, hay còn gọi là Khufu Boat được tìm thấy dưới chân Great Pyramid của Giza. Gần đấy vẫn còn cái hố sâu hoắm, dài ngoẵng là nơi đã tìm thấy con thuyền này.
Solar Boat là con thuyền được cho là làm cho Khufu (King Cheops), vị Pharaoh thứ 2 của triều đại thứ 4, thời Old Kingdom (khoảng 2500BC) và được chôn theo ông khi ông qua đời.
Tôi chưa từng nghe đến tên con thuyền này vì thực ra không đọc kỹ về Giza. Trước khi lên đường toàn chăm chăm tập trung đọc chỗ ăn chỗ chơi chỗ đú đởn và đốt tiền, nhưng 1 anh trong đoàn có nhắc về con thuyền Mặt trời và bảo Arme đưa chúng tôi ra đấy. Cả khu Giza nằm trên sa mạc, thật sự cũng khó xác định phương hướng và các địa điểm tham quan (nhất là nó lại lấp sau Great Pyramid nữa). Có lẽ vì hơi khuất nên không nhiều du khách đi tham quan Bảo tàng này).
Trước khi bước vào, tôi tự hỏi không biết con thuyền trông thế nào, tự nhủ chắc cũng chỉ to bằng con đò ở quê, và chắc sau 4000 năm thì chắc chẳng còn gì. Hoặc giả sẽ xem 1 vài khúc gỗ mục với dòng chú thích bên cạnh: "đây đã từng là con thuyền của Khufu" - Rút kinh nghiệm từ lần trước đi xem trận địa Bạch Đằng ở Quảng Yên, những gì còn lại của trận Bạch Đằng là 1 thửa ruộng tầm 30 x 40 m, lổn nhổn dăm ba cây gỗ với 1 tấm bia to ở bên cạnh "Đây đã từng là trận địa Bạch Đằng của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán".
Vào đến bên trong, nhìn tủ kính xung quanh bày vài cái mấu, cuộn thừng và tấm liếp của thuyền, cũng như mô hình con thuyền bày trong tủ, tôi tự nhủ "biết ngay mà, chẳng có gì thú vị!!" Mà mấy cái cầu thang kia dẫn đi đâu vậy ta?
Đến khi vô tình ngửa đầu lên, cái mà tôi tưởng là trần nhà, hóa ra là cái đáy thuyền! Giàng ơi, con thuyền to như 1 cái nhà - so sánh ngu quá nhỉ? được treo lơ lửng, và phải leo 3 tầng mới có thể nhìn thấy phần trên của Solar boat!
Con thuyền được phát hiện vào năm 1954 trong tình trạng hoàn toàn nguyên vẹn, được ca ngợi là 1 kiệt tác, người ta thậm chí còn nói rằng nếu thả nó xuống nước thì nó vẫn chạy. Đến tận bây giờ, nó vẫn là một trong những hiện vật cổ xưa nhất, to nhất 43.6 x 5.9m và ở tình trạng nguyên vẹn nhất của lịch sử Ai Cập. Con thuyền được làm hoàn toàn bằng gỗ, lát sàn bằng gỗ tuyết tùng chỉ có ở Lebanon, và hoàn toàn ghép lại bằng các khớp nối, ko hề có kim loại.
Cái khớp nối nó to thế này này, so sánh với bạn Nancy ở xa xa
5369926077_9e48531dc2_b.jpg

Mặc dù Cheop Boat trông vẫn nguyên vẹn, nhưng nó lại ko có buồm hoặc khoang lái (hoặc giả, trong thế giới bên kia, Pharaoh không cần những thứ đó vẫn chạy thuyền được ư?).
Một câu hỏi nữa là Tại sao lại có con thuyền hoặc thuyền dùng để làm gì và mối quan hệ của nó với Khufu thì vẫn chưa ai hoàn toàn rõ. Nhiều giả thiết đã đưa ra, Khufu sẽ dùng thuyền để đến gặp thần Mặt trời trên thiên đàng chăng? Hoặc giả có thể giống như trường hợp của Tut, Tut bị gẫy chân nên trogn lăng mộ có chôn theo rất nhiều các loại ba toong,gậy chống giúp Tut đi lại, có thể Khufu thích đi thuyền hoặc đã từng dùng thuyền đến những nơi linh thiêng hoặc đi chinh phục quân Nubian ở Upper Egypt, sau đó thuyền được chôn cùng để vua có thể sử dụng ở thế giới bên kia chăng?

Mô hình con thuyền trong tủ kính,
5369517233_b9d61c6fcc.jpg

Con thuyền Mặt trời hiện nay
5369517317_8bd8289315.jpg

Alibaba và một lũ cướp :D đi giày chuẩn bị vào :
166319_495843456161_828961161_5861265_5282682_n.jpg
 
Last edited:
Cairo là thủ đô của Ai Cập (cái này ai cũng biết) và là thành phố dông dân nhất, có khoảng gần 22 triệu dân cả nội đô và ngoại đô. Hiện nay Cairo vẫn là thành phố đông dân nhất châu Phi.
Thành phố Cairo cổ (Old Cairo) do những người Roman xây dựng lần đầu tiên, vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau công nguyên. Họ đã xây dựng một phái đài nhỏ và đặt tên là Babylone d’Egypt, tuy nhiên, mở rộng và phát triển Cairo lại là công của những người Arabe xâm chiếm Ai Cập trong gần 2000 năm sau đó. Khoảng năm 640, sau cuộc chinh phục của Alexandria, một quả đồi ở phía bắc Babylone đã được chọn làm điểm tập hợp lực lượng của tướng Amr Ibn el – ***. Địa điểm này có vị trí chiến lược, với dòng sông Nile chảy về phía đông, cho phép bao quát và kiểm soát toàn bộ khu vực đồng bằng đồng thời dễ dàng vượt sông Nil sang bờ Tây. Đây cũng là điểm thành phố bắt đầu phát triển và mở rộng, Nhưng chỉ đến 1000 năm sau, dưới thời cai trị của Salad el Din, sau đó là những người lính mamelouk đến tận đầu thế kỉ XVI, thành phố mới bắt đầu xây dựng những công trình kiến trúc Hồi giáo tuyệt đẹp (lăng mộ, madrasas, trạm dừng chân để hành hương, cung điện, …) Từ đó, Cairo trở thành một điểm gặp gỡ và trao đổi quan trọng không thể chối bỏ được trong thế giới Arab – Hồi giáo.
Cairo hiện đại được phát triển dưới thời thực dân, chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong cách kiến trúc châu Âu. Vị Phó vương Ai Cập sau khi trở về từ Triển lãm trưng bày toàn cầu tại Paris năm 1867 (hình như các quan triều Nguyễn thời Tự Đức cũng đi tham dự Đấu xảo này, ko biết họ có gặp nhau không nữa), đã thiết kế và cấu trúc lại khu vực trung tâm thành phố với tâm điểm là cung điện Talaat Harb. Nhiều năm sau, đầu thế kỉ XX, các khu vực như Zamalek, Garden City được xây dựng.
Đến năm 1930, dân số Cairo đã hơn 1 triệu người. Sự bùng nổ dân số diễn ra nhanh chóng trong những năm 1950, với những cuộc di dân khổng lồ từ khu vực nông thôn. Ngày nay, Cairo nằm trên khu vực rộng lớn với 8 quận chính, trên khoảng 65km chiều dài và 35km chiều rộng, đến tận chân các kim tự tháp, với các công trình hiện đại soi bóng trên dòng sông Nil và làm ngơ tất cả các quy tắc đương đại về đô thị hóa.
Trong khi al-Qāhirah là tên chính thức của thành phố, theo tiếng địa phương, thành phố được gọi đơn giản là tên của đất nước Misr (مصر) hay phát âm Maṣr theo phương ngữ. Chính vì vậy, đi đâu cũng nhìn thấy Misr, Banque Misr, Financial Com Misr, và chúng tôi còn đoán già đoán non xem Misr là gì !
Sân bay CAI nằm ở quân Heliopolis, cách thành phố khoảng 20km, cách Giza khoảng 15km.
Sông Nil chia Cairo thành 2 khu với 3 đảo lớn : Gezira (quận Zamalek), Roda (quận Manial) và Dahab (làng Pharaonic nằm ở quận này). Tất cả các hòn đảo này cũng như các khu vực của Cairo được nối bằng hệ thống cầu hiện đại.

Trừ khu vực trung tâm (el Midan Tahrir) do ảnh hưởng của thực dân nhiều, văn minh hơn chút, tên các đường phố được viết bằng tiếng Arab, cũng chẳng có bảng chỉ đường hoặc số nhà. Đấylà lý do chính tại sao dân Cairo không thuộc đường, kể cả lái xe taxi và dân Cairo rất nhiệt tình trong việc chỉ đường, dù toàn chỉ sai!
Một số đường phố lớn như Salad Salem hoặc 26th July dài khoảng 10km, thế nên đi taxi thì phải tả thêm nó nằm ở đoạn nào, quận nào, và tốt nhất nên lấy card của khách sạn,
Cũng như nhiều thành phố du lịch khác, hầu hết mọi người ở Cairo dù nói được tiếng Anh nhưng không biết viết hoặc ko biết đọc. Lái xe taxi cũng không ngoại lệ !!! Vì thế, nên nhờ nhân viên khách sạn viết địa chỉ sang tiếng Arab và đưa cho lái xe hoặc cảnh sát để dễ tìm hơn!
Mosque Sultan Hassan nhìn từ phía trước
168381_496007061161_828961161_5862451_118354_n.jpg


164589_495807361161_828961161_5861001_6913185_n.jpg

Bảo tàng Ai Cập, nếu đi bảo tàng này phải mất 1 tuần, nhưng chúng tôi đi 3 h là thấy chán ngấy rồi! Nên đi cuối cùng sau khi đã tham quan khắp mọi nơi
162932_495836581161_828961161_5861194_7263512_n.jpg

Điểm đến yêu thích nhất của chúng tôi - Khan el Khalid!
Ôi, khu chợ Khan – el – Khalid quyến rũ, bazaar nổi tiếng mà chúng tôi đã đốt không biết bao nhiêu xiền, lưu luyến bước chân đến tận khi ra về. Mở cửa từ 9h30 sáng (nên đến sớm để mở hàng, khi bargain hard sẽ dễ thành công hơn) đến tầm 11h khuya
168555_495848886161_828961161_5861315_6866896_n.jpg

tràn ngập các mặt hàng lưu niệm, phần nhiều trong số đó là Made in China!
168419_496002496161_828961161_5862391_5162578_n.jpg


5370129544_c84f7e984d.jpg

Và lúc sáng sớm, khi nhiều cửa hiệu còn chưa mở
162929_495850841161_828961161_5861344_7676347_n.jpg
 
Last edited:
5370546232_f531d9145a_b.jpg


164731_495850461161_828961161_5861339_7808399_n.jpg

Đã vào đây thì phải nhớ đến El – Fishawy nha, quán Tea – coffee – Shisha đã có lịch sử hơn 300 năm có lẻ
165114_495849621161_828961161_5861333_5416855_n.jpg


ngoài trà ra, có rất nhiều loại đồ uống rất lạ, ngon lắm mà em ko biết tên. Tốt nhất là đứng lên, thấy bàn khác uống gì hấp dẫn thì chỉ cho nhân viên, bảo tao muốn có 1 côc giống thế!
Quán lúc nào cũng tấp nập đến tận lúc nửa đêm. Ngồi lâu quá là sẽ bị đuổi đi ngay!
166169_496003471161_828961161_5862405_197677_n.jpg

Hút Shisai, và cả đêm trên tàu biêng biêng,váng vất mùi shishai.
Chú thich: Anh và ả bên bàn đèn (À quên, bàn hút)
5370537730_1b3a7c6462_b.jpg

Mosque trong Citadel
5389420722_f18d5c4016_z.jpg


Mosque này cũng được xây bằng đá cẩm thạch trắng, nhưng khí hậu sa mạc và bụi quá nên chẳng nhìn ra màu trắng gì cả:
5388816115_c53df0c376_z.jpg
 
Last edited:
Có vài bạn hỏi mình điện thoại của anh tour guide, đây nha: Arm/Arme: (+2) 0126664582 - Cứ bảo là bạn của bạn của Sherine hoặc bảo là bạn của Nancy hay Honey gì đó ở Việt Nam. Anh ý có thể giúp mình mua vé tàu xe, trong trường hợp gấp quá, mua tour hoặc hướng dẫn đi các nơi! Rất helpful nữa!
Nếu thời gian travel không phải peak time thì nên tự đi mua, ra không nên nhờ khách sạn hoặc agent trừ khi bạn rủng rỉnh tiền. Ly do đơn giản, vé Cai - Aswan cho Khoang nằm (2pax/khoang), 1st class nếu qua KS thì có giá 90 USD, nếu mua qua agent thì tầm >= 60 USD, nếu tự đi mua thì rẻ hơn.
Ở Cairo có 2 ga là ga Ramese /ram set/ và ga Giza. Tàu đi chỗ gần như Islamia háy Suez hay Alexandria thì khởi hành ở Ramese, còn tàu đi Aswan và Luxor thì ở ga Giza. Cả 2 đều có thể đi bằng Metro đến đó nha, rất nhanh và tiện.
Ga Ramses:
5388800957_8ae1013482_z.jpg

Nếu có thể, nên mua vé ngồi mềm loại dành cho Egyptian y, chỉ có 55LE thôi, mất thêm tiền tip cho các bạn bán vé tàu ở ga (cái này khuyến khích, vì khi được tip, thái độ của các bạn thay đổi cực kì rõ rệt, tìm vé rẻ hơn cho mình, giờ hợp ly hơn, bán giá local, v.v nói chung vui lắm) , thì kiểu gì cũng mua đươc :D và ko ai kiểm tra trên tàu là bạn có phải Egyptian hay ko, mà có thì cứ tip cho họ 10LE là được mà, (trên tàu vẫn có soát vé nha). Đội quân Alibaba và bầy cướp cũng đi kiểu đó, mặc dù mua giá cao hơn 55LE hơi nhiều 
 
Last edited:
Cairo và Giza vậy chắc là đủ rồi, nếu viết thêm chắc các bác sẽ chán ngấy mất. H ta chuyển sang điểm đến tiếp theo, Luxor nha.
Luxor là 1 điểm ko thể bỏ qua khi đi Ai Cập, nhiều người thậm chí đã bỏ qua Cairo mà đến thẳng Luxor luôn mà!
Khộng thể nói chúng tôi ko thích Luxor, nhưng cảm giác rất lẫn lộn, giữa thích và sợ! Hic, sau 1 buổi thơ ngây và dính đủ đòn, tinh thần cảnh giác lên cao dễ sợ, thế mà vẫn dính, hic hic! Chưa ở đâu mà đến hỏi đường chúng tôi cũng không dám hỏi, nhìn ai cũng chỉ liếc cái vèo 1 phát là thôi, ko dám nhìn lâu sợ người ta đòi tip  Thậm chí mình nhìn hàng hóa, nó vô tình mà rơi là họ cũng bắt đền vì “because you looked then it fall”. Về Cairo, chúng tôi kể lại cho Sherine, cô bạn người Ai cập; cô nàng phán 1 câu xanh rờn, “ ừ bọn Upper Egypt mà!”
Từ Cairo, đến Luxor dễ dàng và rẻ nhất là đi tàu. Có rất nhiều lại tàu, đủ tư thế từ nằm, ngồi; nằm cũng có nhiều kiểu nằm từ Nefertiti đến nằm kiểu 1st class. Vé tàu nằm, 1st class, A/C là đắt nhất tầm 60USD cho khách du lịch. Nhưng mà nhà chúng em đi loại rẻ hơn, là tàu Spanish và ghế ngồi, vé dành cho local, giá vé là 55LE.
Nếu ko phải quá gấp, có thể tự mua vé tàu ở ga Giza (chứ ko phải ở Ramses nha). Nhờ agent mua sẽ mất thêm tầm 10 – 15USD tiền chênh lệch vé đấy . Vé tàu cũng có thể mua online ở mấy trang web như www.osoris.com, www.safariegypt.com, www.paradisetravelegypt.com nhưng mà cũng là qua công ty thôi, còn trên trang web của Egypt trail thì cái dịch vụ mua vé online ko hoạt động đâu.
Mặc dù là tàu ngồi nhưng rất thoải mái, do thiết kế rộng rãi cả chỗ để chân và khoảng cách giữa các ghế. Tàu đi khá êm, không ồn, khu vệ sinh cũng tương đối (nếu so với tàu VN hay tàu TQ thì hơn khá nhiều đấy). Vì đi trên sa mạc thì phải, ban đêm trên tàu cực kì lạnh, nhất là phần chân nên khuyến cáo nên mang chăn hay túi ngủ hay cái gì đấy để đem lên tàu đắp.
Hửng sáng, khi bình minh lên, sương mù khá nhiều nên cảnh bên ngoài rất đẹp, cứ như đang đi trên mây với ông mặt trời đỏ ối ở đằng xa. Rất tiếc là kính tàu bẩn quá, nên chúng em có chụp nhưng không lên được.
Trên tàu có bán hàng rong địa phương nhảy tàu lên bán đồ ăn như bánh đường (là 1 cục đường phèn to như cái nắm tay có 1LE), bánh mỳ (loại to, cứng ngắc, ném chết chó). Có cả dịch vụ của nhà tàu nữa, có 1 anh nhân viên, rất đẹp trai, hình như bị ép quota thì phải, cứ 10 phút lại bê khay trà đi bán rong 1 lần, thật là tội nghiệp anh y!
Thời gian tàu chạy từ Cairo đến Luxor tầm 10h, chúng tôi lên tàu lúc 12h kém 15 và đến 9h30 thì đến nơi. Ga Luxor cũng to, nhìn hơi giống phong cách ga tàu của châu Âu nhưng ko có thang cuốn, nên với đống đồ đạc lỉnh kỉnh, chúng tôi vật vã 1 hồi mới bê được ra đến cửa ga, vừa tha lôi lại vừa phải để mắt để không cho ai động vào hành ly‎ của mình. Đón chúng tôi ở cửa ga là cả chục anh tài xế taxi và cũng chục anh của các khách sạn, tới tấp hỏi chúng tôi có phải Japanese, Chinese, Korean hay không, đi về đâu để các anh đưa về!
Ga Luxor nằm ở chính giữa ngã ba đường, đối diện bên kia đường là văn phòng Tourist Information Centre, ở đó có bán vé máy bay của Egypt Air, thông tin về đường xá, brochure miễn phí, v.v. Nhân viên ở đó cũng rất nhiệt tình, nói tiếng Anh chuẩn, và vui vẻ lắm. Giờ ở cửa của TIC là 8h – 17h nha, mặc cho các anh taxi bên kia đường lúc nào cũng lải nhải là nó chưa mở cửa đâu!
Nói chung đến Luxor thì ko nên làm 1 con nai vàng ngơ ngác, ko thì thiệt thân và tốn kém lắm! Các bạn nữ thì nên làm mặt lạnh lùng, ko cười nói hay tỏ ra thân thiện quá, rất dễ bị harassed! Chúng tôi bị 1 vụ khá sợ vì thằng lái đò, lúc đi thì quay sang các em gái rủ rê này nọ, lúc về thì đã tầm 8PM, trời tối đen như mực, đang đi đến giữa dòng Nile, nó đòi tiền tip xong dừng lại giữa sông, làm cả đoàn sợ gần chết!
Dòng sông Nile chia Luxor thành 2 phần, hầu hết các điểm du lịch nằm ở bờ Tây, cùng với các khách sạn budget và nhà nghỉ (Al Salam Camp mà chúng tôi nghỉ cũng ở bờ Tây). Ở bờ phía Đông thì chỉ có Karnak Temple và Luxor Temple, vài cái Museum, nhưng dân cư chủ yếu tập trung ở bờ Động, nên nhà hàng, chỗ ăn uống, chợ búa, trung tâm buôn bán, nhà ga, bến xe Bus, sân bay đều ở bờ Đông, giá khách sạn bên này cũng đắt hơn.
Di chuyển ở Luxor trong trung tâm thì chỉ có xe ngựa, taxi (ko có compteur metre đâu) và đi bộ. Luxor thực ra bé xíu à, cả thành phố có 2 đường ngang và 2 đường dọc theo bờ sông thôi, nên nói chung chỉ cần đi bộ.
Xe ngựa chạy quanh thành phố, giá khoảng 1USD/cuốc cho cả xe nhé!
164823_495868016161_828961161_5861504_5369243_n.jpg

Nếu các phượt thủ ở bờ Tây, thì từ nhà ga ra bến thuyền khoảng cách rất gần và có thể đi bộ được, ko cần phải đi taxi làm gì. Cứ đi thẳng con đường trước mặt ga, rồi rẽ trái là ra bến thuyền rồi.
Giá motorboat từ bờ đông sang bờ tây là 1LE, nếu đi đâu xa lắm thì mới là 3LE, nhớ mặc cả cả công mang vác hành ly nhé, không thì chịu khó tự mang vác vậy, đừng để người ta thò tay vào xách hộ mình rồi lại mất công đôi co lắm!
Những con thuyền đi ngang dọc trên sông Nile
5369521817_87748db4a6.jpg

Nhưng thực ra chúng tôi đi bằng motorboat, thì lại là cái này:
5369521887_57d66519df.jpg

Những điểm tham quan chính ở Luxor:
• Karnak Temple, Luxor Temple và Luxor Museum (ngoài ra có Museum of Mummification nữa): Đều ở Bờ Đông và khá gần trung tâm, tốt nhất nên tự ra bến tàu thuê tàu chở đi. Karnak Temple ở xa nhất - 3km và cũng đóng cửa sớm nhất (5PM) nên cần đi sớm – chắc tàu từ bờ Tây sang Karnak tầm 5 – 7LE/người/lượt thôi. Hoặc đi sang bờ Đông rồi đi taxi.
Luxor temple nhìn từ phía xa
166230_495867036161_828961161_5861494_6586324_n.jpg

Nếu đi Luxor cũng nên đi lúc sáng sớm hoặc chiều tà nha, sẽ đẹp lắm đó!

Từ đó đi ra Luxor Museum cũng gần (mở cửa đến 8PM nên cứ thoải mái). Luxor Museum thì ở ngay Trung tâm và gần ga lắm, đi bộ được.
Rút kinh nghiệm chúng tôi mua tour của Al Salam Camp đi 50 LE/người, hic hic, hóa ra chỉ đơn giản là họ xếp cho 1 cái thuyền chở sang bên kia sông rồi lại đón về thôi 
• Valley of the King, the Queen, Habo city, Hapshephut, 2 cái tươngk gì ngoài trời mà quên mất tên rồi, hic hic, : Đều nằm ở bờ Tây, có thể mua tour của khách sạn hay thuê xe đi cả chuyến, thế sẽ tiện hơn là tự đi và tự lo xe từng chặng, vì đến nơi lại phải tìm xe về ngại lắm! Chúng tôi mua tầm 50LE/người cho cả buổi (giá niêm yết là 75), nhưng kể ra vẫn đắt.
• Đi Felluca ra Banana Island và Crocodile Island: giá cũng 50LE/người – đi ra cái cù lao ở giữa sông Nile, rồi ngắm hoàng hôn rồi đi về - Nếu ko đi Nile cruise thì đi cái này cũng được, nhưng mà chúng tôi không đi vì ko có thời gian
• Cưỡi lừa, cưỡi ngựa, cưỡi lạc đà và đi khinh khí cầu: Mấy cái này ở Camp cũng quảng cáo nhưng chúng tôi ko đi vì không có thời gian, còn đi cưỡi lừa, cưỡi ngựa thì sợ về đau mông hôm sau không đi nổi, nên cắt hết!
Hoàng hôn trên sông Nile - đâu cần phải ra đảo mới ngắm được hoàng hôn đâu
5370130248_2b130e9343.jpg

Sông Nile thật yên bình
5369519081_acc7087955.jpg

với lừa ngựa nhởn nhơ gặm cỏ
5370132142_585e301417.jpg
 
Last edited:
Karnak temple, khu đền thờ rộng 100ha và cũng còn rất nguyên vẹn. Phải tốn ít nhất 3 tiéng mới đi hết được khu đền thờ , nên cố gắng đi sớm nhé. Vì Karnak lúc nào cũng đông và nhiều đoàn, nếu có thể, nên thuê 1 người hướng dẫn hoặc nhập với 1 đoàn nào đó để nghe cho đỡ phí.
Giá tourguide là 10LE/người/2 tiếng mặc dù ban đầu anh giai nói là 25LE. Nhưng mà chúng tôi vẫn ko thuê , mà đi nghe ké cho nó tiết kiệm, đất nước ta còn nghèo mà
5369523171_8411eabd4f.jpg


5370130958_f687bf65ac.jpg


Column de Memnon– điểm tham quan miễn phí duy nhất ở Luxor.
5370133876_aa6699f59d.jpg


Đền thờ Hatshephut, được xây ăn thẳng vào núi, vị nữ hoàng đầu tiên và vĩ đại nhất của Ai Cập, đây cũng là nữ hoàng đầu tiên tự làm đền thờ cho mình, với những hình vẽ vẫn còn nguyên màu sắc dù qua hàng nghìn năm.
5369524909_033131e8e4.jpg

Đi bộ từ chỗ dừng xe vào đền thờ rất xa, nên mọi người nhớ mang theo nhiều nước nhé. Lúc đi ra, có 1 cái canteen bán với giá cắt cổ nhưng mọi người vẫn mua, vì không niêm yết giá và ai cũng khát giữa trời nắng. Chúng tôi cũng ăn cái kem 6$ ở đây - cái kem nesle bình thừong trong siêu thị vẫn bán giá 1.5LE hic hic, ăn xong thấy đắng nghét!. Chỉ cần đi ra đến cửa thôi, là có rất nhiều hàng bán nước, giá chỉ 5 LE/chai. rẻ hơn ít nhất 5 lần so với căng tin trong kia.

Luxor temple đến h vẫn là khu đền rộng nhất tại Ai Cập, pha trộn nhiều thời kì kể cả thời Roman nữa
167589_495871036161_828961161_5861526_2048207_n.jpg

Luxor Temple, cái cột này là 1 trong 4 cái cột Obelik, chiếc còn lại hiện đang ở Paris rồi.
5369608773_6be63deca8_b.jpg


Chân cột được trang trí bởi 1 hàng voi truổng cời. Lúc bọn em chụp ảnh xong thì lại bị sứt 1 tẹo
5370218852_b1f13cbd4b_b.jpg
 
Last edited:
Khu trại chúng tôi ở, the first look
165732_495813021161_828961161_5861058_5178726_n.jpg

Phòng nghỉ ở Al Salam Camp, mỗi phòng có nhõn 2 cái giường là hết, chẳng có gì nữa!
168387_495813366161_828961161_5861061_31416_n.jpg


Al Salam Camp nhìn tư trong ra:
5370129922_2e2ff511ec.jpg

Như đã bảo từ trước, ở đây thì ko tiện nghi lắm đâu, 3USD/ngày, lấy đâu ra mà đòi hỏi!
Bác chủ nhà ban đầu rất rất hồ hởi, welcomed lắm! sau một buổi mới lộ ra bản mặt thật, nhưng mà thực ra cũng được, không đến nỗi lắm! Khi thanh toán thì tiền ở chỉ chiến 1/10 so với các loại tiền, hi hi, căn bản chúng em cũng dễ và ko hỏi giá.
Bữa sáng, 25LE/người - kể ra hơi đắt
168386_495814866161_828961161_5861066_1750893_n.jpg

Bữa trưa - phần khai vị:
5370130036_716b09cb2b.jpg

Bữa tối - Barbecue bên đống lửa, kể ra cũng ấm áp và cũng vui, mỗi tội ăn quả đắng :D
5370132442_928596727f.jpg
 
Last edited:
Để đi hết Luxor bờ Tây thì nên dành ra 2 ngày vì nếu chỉ đi tất cả trong 1 ngày sẽ khó có thể tiêu hóa được hết những di tích khảo cổ với các loại hầm mộ đền đài này.

Ví dụ, ngày 1 sẽ tham quan Thung lũng các nhà vua, đền thờ Hatshephut và Ramesseum rồi chiều về bờ Đông chơi,
Ngày 2 đi Tombs des Nobles, Deir – el – Medineh, thung lũng các Hoàng hậu, đền thờ Medinet Habou ; nếu có thời gian thì đi thêm 2 columns de Memnon và làng Hassan Fathy. Đây là lịch trình tham khảo từ quyển sách hướng dẫn Le routard chứ thực ra bọn tôi không đi hết được những chỗ này.

Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường đi tham quan các điểm chính của West Bank, gồm có Valley of the King, Valley of the Queen, 2 cái tượng và đền thờ của Hatshephut.
Tượng Hatshepsut đội vương miện của Upper và Lower Egypt, với bộ râu giả thể hiện vị trí Pharaonic.
3664362266_6586330580_z.jpg


Hình vẽ Cobras trong đền thờ Hatshephut - màu sắc vẫn còn nguyên
3663533667_b5f15255d5_z.jpg


Nhớ mang thẻ sinh viên đi nhé (thẻ ISIC đấy, thẻ khác họ sẽ kiểm tra và hỏi linh tinh lắm, mãi mới đồng ý). Sau cả hồi mặc cả thì bác chủ nhà Ahmed đã offer cái giá là 50LE/người (ko rẻ nhưng ít nhất nó đỡ cho chúng tôi rất nhiều về đoạn đi lại, mặc cả, thời gian; vả lại sau khi vào mới thấy bắt xe trong khu Valley không hề dễ). Đoàn sau các bác thử mặc cả giá 30LE xem sao (nhưng đoàn phải đông và các bác phải rắn cơ!)

Đi thăm Valley of the King nên đi càng sớm càng tốt, tốt nhất là tầm 6h30 – 7h, nếu không sẽ rất đông và vào hầm mộ chắc ko có không khí để thở chứ đừng nói ngắm cái gì. Nói thế thôi nhưng ko dễ tẹo nào, vì trời buổi sáng rất lạnh, ở Camp lại càng lạnh, chúng tôi ưỡn ẹo mãi mới dậy được. Máy ảnh thì nên mang máy ảnh nhỏ gọn, loại du lịch thì càng tốt, vì sẽ bị bắt để ở ngoài xe. Thực ra không mang máy ảnh đi thì cũng được, không sao cả vì đằng nào vào đấy cũng không chụp được. Một phần vì chẳng có gì đáng chụp, một phần vì cảnh sát khắp nơi, sẵn sang thu máy hoặc thu thẻ bất cứ lúc nào. Chúng em đã chứng kiến mấy cases rồi, nên tốt nhất là chẳng dại.

Nhưng nhớ mang theo mũ, kính râm và nước (nước đóng chai trong đó bán đắt như vàng, tầm 5USD/chai, trong khi ở ngoài chỉ 20 cent thôi). Nên mang theo 1 cái đèn pin để soi xem họa tiết vào những chỗ không đủ ánh sáng trong hầm mộ, vì nếu nhờ các bác ý soi hộ lại phải tip đấy.


Tiền lẻ, tiền xu thì lúc nào cũng phải thủ sẵn là đương nhiên rồi, ko thì chết vì tiền tip mất. Nếu chỉ có ít người, nên đi theo 1 đoàn nào đó để nghe hướng dẫn, rất hay và chi tiết, lại không mất tiền!
Tiền vé vào Thung lũng các nhà vua là 80LE, vì đang tuổi cắp sách đến trường nên chúng em được giảm 1 nửa. nhưng 1 cái vé đấy chỉ xem được 3 tomb thôi, muốn xem thêm thì phải mua tiếp, dưng mà cái nào chẳng giống cái nào, cái mà khác thì các bạn Ai Cập đã bán vé riêng rồi! Sau đấy lại mua vé đi mini – bus 4LE/chú nữa!
3661545919_a3c9c30f82_z.jpg

Toàn bộ khu thung lũng có 63 cái mộ được đánh dấu từ KV 1 đến KV 63 xếp theo thứ tự phát hiện được (vì thế của Tut là số 62).
3661550981_e1af6232b4_z.jpg

Cũng may chỉ có 13 cái là xem được thôi, còn những cái còn lại đang sửa chữa hoặc đóng cửa trong khi vé lại chỉ đi 3. Mà nó ko quá đẹp để bỏ tiền ra mua thêm cái nữa. Mấy cai lăng bên ngoài xấu ỉn, nói chung không nên vào. Có 1 cái mộ rất đẹp của Sethi II ở tít trong cùng, phải leo qua bao nhiêu lần bậc thang mới tới thì các bác nên để dành 1 nhát bấm để vào đấy nhé. Đấy là cái đáng vào nhất ở trong thung lũng. Ngoài ra, có mộ của King Tutakhamun – King Tut, là mộ duy nhất có mummy ở đấy- căn bản em nghĩ chắc mummy ý cũng nát quá rồi, nên không nỡ mang đi đâu nữa, mới cả để đấy để câu tiền, vì vé vào cửa là 100LE để xem 1 cái mộ duy nhất với cái mummy.
3662372796_01c70c6985.jpg


King Tutakhamun, hay còn gọi là King Tut là một vị vua lên ngôi từ khi 9 – 10 tuổi, làm vua 10 năm và chết rất sớm, lúc 18 tuổi. Đây là vị vua ko có vai trò gì trong lịch sử, tuy nhiên cực kì nổi tiếng, vì những vật dụng khai quật được từ mộ của vị vua này. Mọi thứ đều còn nguyên, xa hoa, tráng lệ và chứng tỏ trình độ văn minh vượt bậc không tưởng tượng nổi của người Ai Cập cổ đại – tôi vẫn luôn nghĩ họ văn minh hơn người Ai Cập bây giờ!

Năm 1922, Howard Carter , nhà khảo cổ học người Anh đã phát hiện ra ngôi mộ của Tut nhờ sự hỗ trợ của ngày Carnavon, và giống như Xác ướp Ai Cập, 9 người phụ tá của ông – những người phát hiện và tham gia khai quật đều chết đột tử rất nhanh sau đó, trừ Howard Carter. Ngôi mộ của Tut được xây trước, sau đó Ramses V xây ngôi mộ của mình ở ngoài, vì thế mộ của Tut được che dấu khá tốt và tránh được cặp mắt rình mò của bọn cướp mộ.

Nhà của Howard Carter, trên đường đi vào Valley of the King. Ông là người rất được tôn vinh vì đã tìm ra mộ Tut, nhưng thật tâm tôi cứ nghĩ, không biết ông có thấy hối hận vì đã làm với Tut hay không?
3661721775_ce49bd259a_z.jpg


Toàn bộ hiện vật đều trong tình trạng cực kỳ nguyên vẹn và được bày hết ở bảo tàng Ai Cập ở Cairo, trong đó đặc biệt nhất là mummy của Tut được bọc mặt nạ ở ngoài và 6 lớp coffin cả trong lẫn ngoài. Chiếc mặt nạ nổi tiếng của Tut được gắn chặt vào mummy bằng 1 loại keo dán đặc biệt, vì thế, để lấy nó ra thì Howard đã gần như đập nát người mummy, để lại 17 (hay 34 gì đó) vết thương, mà nếu vào thăm, dễ dàng thấy là phần than dưới gần như không còn gì.

Vì Tut chết rất trẻ, nên bao đầu có giả thiết là bị đầu độc! Hóa ra không phải thế, gần đây họ chụp X – quang mới biết là Tut bị gẫy chân, sau đó thành nhiễm trùng nên qua đời. Trong bảo tàng Ai Cập hiện có rất nhiều gậy chống và Batooong mà đã chon cùng Tut !

Mặc dù mang theo rất nhiều đồ đạc nhưng lăng mộ của Tut lại bé xíu, bé hơn hẳn những lăng mộ khác!

2 tombs còn lại nên đi có lẽ là Touthmosis III (KV34) hoặc Ramses IV (KV2) là đủ.
Lăng mộ Ramses:
3661582553_f50eecfa8d_z.jpg
 
Last edited:
Cho mình lộn lại Luxor một tẹo nhé, tại tìm thấy cái ảnh bình minh sương mù trên đường đến Luxor, ảnh do một thành viên trong đoàn chụp, hơi nhòe tí nhưng là cái khá khẩm nhất
IMG_3304.jpg


Còn đây là cái thuyền ( ở đây gọi là motoboat) mà đoàn mình sử dụng để tung hoành sông Nile trong 2 ngày 2 đêm ở Luxor ( cái đậu cặp bờ, không phải cái thuyền có buồm ( gọi là Feluca) nhé. Alceste còn nhớ tên cái thuyền của mình là cái gì không :D
Nile09_4.jpg


Còn tên mặc áo xanh trong hình này chính là tên lái thuyền đã tắt máy dừng thuyền giữa sông lúc 8g tối để đòi tiền thêm tiền tip.
DSC01857.jpg


Al Salam Camp
Camp01.jpg


Camp02.jpg


Camp05.jpg
 
Thêm một chút lưu ý nhỏ ở Luxor:
- Taxi: nếu đi taxi ra sân bay hay bến xe bus thì nhớ hỏi giá đã bao gốm phí cầu đường chưa nhé. Đoàn mình mặc cả giá taxi từ bến tàu đến trạm xe bus giá LE30 nhưng bị đòi thêm LE5 với lý do phí cầu đường gì đó. Túm lại tất tần tật mọi việc khi mặc cả phải hỏi giá đã bao gồm hết chưa.
Bến xe bus ở Luxor để đi Hurgada, giá vé là 35LE mua vé trên xe.
166116_496016676161_828961161_5862509_6622673_n.jpg

- Nếu chụp hình dân địa phương thì nên dùng tele từ xa, hoặc chụp nhanh rồi lỉnh đi ngay nếu không sẽ bị túm lại đòi tiền tip.
- Từ train station bước ra, rẽ trái khoảng 100m sẽ có văn phòng của hãng xe bus Upper Egypt và SuperJet.
 
Last edited by a moderator:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,360
Bài viết
1,175,379
Members
192,068
Latest member
shbet188us
Back
Top