What's new

Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp

Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp nhát gan!


ac.jpg

Thế là đoàn chúng tôi đã đi Ai Cập!!!

Thật sự không ngờ nổi chỉ 1 câu nói bâng quơ lại thành hiện thực. Đầu đuôi là của việc mất gần 2000 USD là thế này, xem trên TTVNOL thấy có bạn hỏi về thông tin đi du lịch Ai Cập, tự dưng lại nghĩ sao mình không đi nhỉ? Táy máy mở trang của Egypt Air thấy giá vé là 20000 THB từ BK, tự nhủ, ôi , thế là có 10M VND cho vé BK – CAI – BK với 1 niềm tin sắt đá là bạt chỉ khoảng 500VND (ai dè…). Vậy là manh mún ý niệm đầu tiên về đi Ai Cập.

Qua phượt và qua buôn chuyện, chúng tôi đã tụ họp được 1 nhóm 9 người, 7 Bắc, 2 Nam. Riêng buôn về nhân thân và đặc điểm các thành viên trong đoàn thì đến cả tuần cũng ko hết!
Vì trên phuot cũng có mấy topic về Ai cập rồi, nhưng cũng đều hơi lâu, nên topic này muốn chia sẻ thêm 1 chút thông tin về Ai cập.

Lịch trình của chúng tôi là :
HN/HCM – BKK – Cairo –Luxor – Hurgada –Alexandria – Cairo – BKK – HN/HCM
Thời gian là 11 ngày, chúng tôi đã có 7 chuyến bay cả nội địa và quốc tế, vài cuốc tàu và vài chuyến xe bus đường dài.
Trước hết là 1 số thông tin trước chuyến đi
1. Visa
Visa nên xin trước khi đến AC cho an toàn. Mặc dù có visa on arrival nhưng chờ đợi mệt mỏi lắm, mà lại đắt hơn thế thì tội gì mà làm ở đấy cho nó mệt nhỉ!
Địa chỉ ĐSQ Ai Cập là số 63, Tô Ngọc Vân, HN, ko có lãnh sự quán ở HCMC nên Saigonais phải gửi ra ngoài HN làm.
Lệ phí làm visa du lịch nếu có thư mời là 16 USD, không có thư mời thì phải đi qua công ty du lịch, giá là 70 USD.
Và có vẻ như anh giai phu trách ở ĐSQ thích mình đi qua công ty hơn là đi xin visa tự túc thì phải nên vụ thư mời cũng hơi hoạnh họe, ban đầu còn yêu cầu cả chính quyền bên AC xác nhận vào thư mời nữa :p. Theo thông báo thì Visa xin tự túc phải xin trước 3 tuần, nhưng thực ra xin trước 10 ngày, 1 tuần là được. Nếu ai cần thư mời, em có thể giúp (trong tương lai gần thôi).
Visa có hạn trong vòng 3 tháng từ ngày issue, thời gian là 1 tháng, single entry, viết tay có đóng dấu và 2 con tem, nói chung xấu xấu là!

2. Bay đến Ai Cập
Có nhiều hãng bay đến Ai Cập lắm , có thể bay từ HN hoặc từ BK, tuy nhiên tại thời điểm mấy con giời đi là dịp Noel nên vé hãng nào cũng đắt. 1 số hãng có chuyến bay giá tầm 1000 – 1200 tùy thời điểm, bay từ HN, như:
Qatar: HN – BK – Doha – Cairo
http:// qatarairways.com
Thai Airway: HN – BK – Cairo
Vietnamairline: chỉ offer 1 chặng – rồi bán khách tiếp.
Giá rẻ hơn thì có:
Aeroflot: HN – Mos – Cai
Bay từ BK thì có vô số lựa chọn như Egypt Air, Kuwait Air, Air Ethiopia (qua ADD) hay vài hãng bay của châu Phi
Tip có lẽ là nên check thường xuyên, vì đôi khi giá vé rất bất tử, lên xuống như VN - Index.
Ngoài ra, sau khi fix lịch trình, có thể bay đến Cairo và bay về từ Alex hoặc Sham El Sherk hoặc Luxor, như vậy đỡ phải vòng đi vòng lại, giá vé lại tương đương mà tiết kiệm được tiền tàu hoặc bay.

Chúng tôi bay của Kuwait Air http://kuwaitairways.com với lịch trình BKK- Kuwait – Cairo, máy bay cũ, nhỏ, lúc nóng thì nóng quá mà lúc lạnh thì lạnh quá, y như khí hậu sa mạc vậy. Giá vé là 22k THB từ BK – CAI – BK, không rẻ lắm nhưng cũng là đỡ nhất trong thời điểm hiện tại. Tiếp viên không đến nỗi già như mẹ em mà chỉ như chị gái thôi, hiền lành, nền nã. Trên máy bay phục vụ đồ ăn nhiều, ngon, cho uống (nước) thoải mái và thái độ phục vụ cũng dễ chịu.
Sân bay Kuwait vừa bé, vừa xấu, vừa đắt, hải quan làm ăn vớ vẩn. Đồng Dina Kuwait đắt gần gấp 4 lần đồng USD, đến đó tôi mới biết!

Transit 6h tại sân bay Kuwait (nếu transit hơn 8h thì có thể mất 40USD xin visa on arrival để vào thăm Kuwait, nhưng bọn em ko đủ thời gian, và sau các rắc rối đã xảy ra ở SB thì quả thật cũng chẳng thèm. Với các bạn Arep thi cứ cẩn thận tốt hơn)
5338572777_8d78fc11a6_b.jpg


Sân bay Kuwait nhìn từ bên trong
5339209800_5e2a6f4332_b.jpg


Cuối cùng thì cũng nhìn thấy Cairo
5369515475_a5df3ce0a9.jpg


Các anh hải quan, cảnh sát của Ai Cập phần nhiều là hơi rude, ko giải thích, ko nói chuyện. Nhưng mà cũng buồn cười lắm, đeo cả kính râm hay quàng khăn kín mít vẫn chẳng nói gì, cho nhập cảnh bình thường. Lúc đến đoàn bọn em, các bác thu hộ chiếu lại cả đoàn, chẳng hỏi câu nào, vụt đứng dậy trao đổi với nhau tầm nửa tiếng, làm chúng em thót cả tim!
Nghe giang hồ đồn đại, đến Cairo có thể thuê dịch vụ đón tiếp gồm đón ở cửa, làm thủ tục nhập cảnh và lấy hành ly với giá hữu nghị là 50 USD/đoàn (hay 1 người gì đó). Chúng ta không phải làm gì cả trừ việc vểnh râu ngồi đợi. Nhưng kể ra thế thì đắt nhỉ!

Sân bay Cairo lộn xộn, y như cả đất nước, cả sân bay có 3 terminal nằm cách xa nhau và rời rạc, cái mới nhất Terminal 3 mới mở năm 2009, chủ yếu cho Egypt Air và các hãng trong Star Alliance. Còn lại các hãng khác đều hạ cánh ở Terminal 1. Terminal 2 thì đóng cửa để sửa chữa từ năm 2010, vì thế các hãng ở Terminal 2 cũng chuyển sang Terminal 1 hết, nhưng 1 dòng thông báo cũng ko có, trên vé bọn em vẫn ghi là Terminal 2, làm tìm gần chết! Thực tình thì Terminal 3 ko xấu (mà mới và đẹp như Suvanabumi, nhuwg đi bộ từ máy bay đến baggage claim tầm 1km, chờ lấy đồ tầm 30 min nữa. Hôm đó em bay từ Hurgada về Cairo, bay mất 50 min, lấy đồ mất 1h50, tổng cộng là gần 3 tiếng).
Terminal 1 thì ko đẹp tẹo nào, ở Arrival chẳng có gì, có mỗi 1 cửa hàng tối tăm và giá cũng đẹp. Cửa đi thì rộng, đẹp, nhiều đồ hơn, có hẳn 1 cái tầng 2 for duty free. Nhưng khi về thì khuyến cáo đừng mua rượu nhé, dù trong duty free và giá rẻ. Vì khả năng đến các nước Arab bị tịch thu là rất cao, dù vẫn nguyên sealed nhé (cái này em đã bị ở sân bay Kuwait, đi qua cửa an ninh bị thu luôn ko giải thích vì các bác hải quan tưởng rượu của em là rượu xịn! Mà ko cãi ly với họ được đâu!)
Terminal 1 – Cửa đến
5370123452_62f955f73f.jpg

Giữa các terminal (khoảng 15phut đi xe bus) có shuttle bus, cứ nửa tiếng lại có 1 chuyến, đỗ ngoài cửa 24/24. Mặc dù các anh taxi luôn miệng nói là hôm nay ko có shuttle bus, nhưng luôn có (ở bên ngoài). Đi từ T3 sang T1 buses hay dừng lại ở Bus station, thỉnh thoảng để các bác tài uống café. Ở Terminal 3, shuttle bus ở phía bên phải, cổng ra, tầng 1. Ở Terminal 1, shuttle bus dừng ở Hall 3, trước cửa Air Mall và 1 cái Hall khác nữa (nhưng em không biết là Hall gì).

Trong, ngoài terminal luôn có police và tourism police, tốt nhất là túm lấy các anh y mà hỏi, đề phòng scam. Dù sao các bác tourism police cũng được trả tiền để phục vụ mình mà, nhỉ!

Trước khi ra sân bay, các bác nên xem kỹ mình sẽ ra terminal nào, trên đường đi có biển chỉ dẫn Airline nào sẽ vào terminal nào, và khi nào đến đúng nơi thì mới thả Taxi cho đi và trả tiền.
Bọn em bị 1 vố sợ gần chết, trên đường đi anh giai taxi ko biết tiếng Anh (đếm từ 1 đến 5 cũng ko biết luôn), đi gần đến nơi thì đòi tiền thêm (cái này thì qua body languague bọn em vẫn hiểu), ko được thì để bọn em xuống giữa đường, bảo rằng nó vào hẳn tận Terminal thì sẽ mất parking fee, nên để vào đó đi bộ cũng được. Mấy cô nương hiền lành, lại ngô nghê nên đồng y, ai dè cái Terminal nó cho xuống là Terminal 3, còn terminal bọn em cần đến cách đấy 2 km. May mà có anh giai Ai Cập đẹp trai và tốt bụng chỉ dẫn, ko có chắc h này chúng em vẫn còn đang ở Ai Cập, múa bụng để kiếm tiền về VN 


- Thẻ sinh viên bắt buộc phải trang bị, tốt nhất là thẻ ISIC, vì nhiều nơi chỉ chấp nhận thẻ ISIC. Đặc biệt, Ai Cập sống dựa vào du lịch là chủ yếu, nên bán vé vào cửa rất đắt. Riêng tiền vé vào cửa đã hết khoảng 120 – 150 USD (đấy là đi 1 cách chọn lọc và tiết kiệm, tăng cường khả năng ngó và zoom 20x). Thẻ sinh viên giảm được khoảng 1/3 - ½, nên cũng đỡ hơn nhiều. Nhóm em tiết kiệm được gần trăm đô nhờ thẻ sinh viên đấy!

- Hỏi giá trước khi ăn/uống, mặc cả, mặc cả và mặc cả: dù là người quen hay bạn, dù họ có tỏ ra thân thiện đến mấy, phải luôn nhớ hỏi giá trước khi ăn và mặc cả tận lực trước khi mua đồ. Thông thường nên trả ¼ - 1/5 cho món hàng mình mua. Nêu bức tranh giấy paparus họ nói là tranh thật (bìa đen, dày dặn, đẹp) giá là 120 LE thì giá mua sẽ khoảng 20 – 25 LE. Kể cả có tag và niêm yết giá bán thì vẫn mặc cả được.

- Khi đi thuyền (motorboat, Felluca,) hay taxi, khi mặc cả, phải nói rõ nơi mình muốn đến, thỏa thuận trước là no more money, no tip! Đừng để họ xách hành ly của mình, nếu ko, họ cũng đòi tip đấy!

Nếu đi taxi và khi đến nơi (quay về) họ đòi thêm tiền thì không trả, vì thực ra họ cũng ko thể làm gì mình (ko đánh hay chửi rủa đâu, dù rằng họ sẽ tỏ thái độ) và nếu có thể, tìm cảnh sát để nhờ hỗ trợ.

Vì cả nước làm du lịch, sống bằng du lịch nên dù sao, cảnh sát và chính quyền cũng bảo vệ khách du lịch hơn, dù rằng cảnh sát cũng đòi tiền tip như thường :D


Tại các thành phố du lịch như Luxor, Aswan, ra ngoài đường hạn chế cười, trả lời người bán hàng hoặc thanh niên trên đường (nói chugn là nghiêm cấm tươi hơn hớn) mặc cho họ hỏi quốc tịch, tên, v.v vì họ sẽ giữ lại, kéo tay, cầm tay, mời mua hàng, v.v. rất mất thời gian và khó dứt ra

- 1 tip nữa là Cần phải học …… tiếng Arab, ít nhất là số đếm, để đọc giá niêm ‎yet, đọc số ghế tàu, xe, để lên tàu khỏi giành chỗ với người ta, đọc lich trình (cái này nói hơi quá). Nhiều cửa hàng có đề giá (1 miếng giấy dính vào sản phẩm) tiếng Arab và số latin, vài lần em thấy nó ko trùng nhau ;) nên mình biết giá để mặc cả (1/2 giá Arab)

Ârab ١ ٢ ٣ ٤ ٥ ٦ ٧ ٨ ٩ .
Eng 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0
 
Last edited:
Cảm ơn Alceste nhé, để mình liên hệ thử xem sao. Hồi đó nhóm bạn đi thì xin visa thế nào? Bạn cũng không cần phải nộp thư mời hả bạn?? Thanks.
 
Tốt nhất là bạn nên có thư mời. Mình đã nói chuyện và biết đã có trường hợp người Việt xin visa sang Ai Cập rồi từ đấy mua tour đi Thổ Nhĩ Kỳ vì rất gần, sang Thổ thì tìm cách trốn ở lại hoặc đi nước khác nên việc xét visa cũng chặt hơn.
Và nhân viên sứ quán cũng nói là họ biết thừa việc nhiều người Việt tự làm thư mời và tự ký nhưng các trường hợp xét hồ sơ tài chính đảm bảo và có lịch trình cẩn thận thì thường là họ vẫn chấp thuận.

Việc có thư mời đảm bảo chẳng có gì khó, liên hệ với các văn phòng tour uy tín thì họ gửi thư mời để làm visa dễ ợt. Và riêng với Ai Cập thì việc mua tour để du lịch là 1 việc nên làm so với việc tự đi.
 
Chào bạn Mihtua, các ơn bạn rất nhiều đã chia sẻ thông tin với mình. Mình sẽ cố xin cho được visa vì mình nào đến giờ khoái tự "phượt' hơn là mua tour đi. Mình hy vọng mọi việc sẽ suôn sẽ. Thanks Bạn.
 
Nếu bạn dư dả thời gian và không ngại khổ thì ok thôi chứ thực sự riêng Ai Cập tớ recommend là nên làm tour, không phải tour của VN mà là VP tour bên Ai Cập. Có khá nhiều vp tour uy tín trên LP hay các trang khác như lastminute hay noga tours, bạn có thể liên hệ trước qua mail đề nghị họ làm lịch trình và nhờ gửi thư mời để làm visa, có thể làm tour cho cả chuyến đi hoặc theo từng chặng.

Ai Cập là 1 nước mà các dịch vụ về du lịch cũng như các đơn vị kinh doanh phối hợp với nhau cực tốt, giá tour không hề đắt và có giá phòng theo tour sẽ rẻ hơn rất rất nhiều lần so với việc bạn tự đặt. Ngoài ra bạn cứ tưởng tượng là trời nắng nóng, giao thông ở Cairo thì cực kì terrible (cả thành phố là khoảng 22tr dân và số lượng xe ô tô là rất nhiều), di chuyển trong thành phố mất 1 - 1,5h là chuyện bình thường nên những việc mà ta tự định làm như đi chơi, đi mua vé tàu, đi tìm khách sạn,... sẽ tốn rất nhiều sức và không hề dễ dàng vì dân Ai Cập thấy du khách nước ngoài luôn có tư tưởng chặt chém hoặc cò mồi kiếm commission. Ngoài ra khi đi các công trình mà không có guide hướng dẫn thì phí mất 50% giá trị của chuyến đi đấy.

Không biết bạn định đi đợt nào chứ mùa cao điểm ở Ai Cập là vào khoảng tháng 12- tháng 2 do ít nóng nhất nên giá cả cũng đắt hơn kha khá đấy, mùa thấp điểm là mùa hè do nóng quá thì giá lại rẻ đến mức nhiều khi ko tưởng tượng nổi.
 
Wow, cảm ỏn Bạn Mihtua rất nhiều về thông tin này. Chắc có lẽ mình sẽ theo advice của Bạn quá. Tour ở Ai cập như bạn nói thì mình OK, chứ mua tour công ty Việt nam thì mình chạy luôn. Mình sẽ search những công ty du lịch uy tín bên đó và đặt tour với họ xem sao. Mình dự kiến là đi vào tháng 1 năm 2013 (năm sau đó), vậy là mùa cao điểm rồi, chắc là đi theo hướng bạn tư vấn cho mình sẽ tốt hơn vì mình sẽ đi với con gái 11 tuổi của mình nữa. Ah bạn cho mình hỏi luôn là bạn có nghe bạn bè của bạn đi Ai Cập về rồi họ recommend công ty du lịch nào bên Ai Cập tốt không? Thanks Bạn.
 
Thế thì bạn giống mình. Mình vừa đưa gia đình có cả bà già (mẹ mình hơn 65 tuổi rồi) và con gái (hơn 3 tuổi) đi Ai Cập trong khoảng hơn 2 tuần. Cũng tìm hiểu rất nhiều thông tin và cuối cùng đã làm việc với Noga tours http://www.nogatours.com/
Bọn này được recommend khá tốt trên LP cũng như trên mạng và như mình thấy là chất lượng được thật. Riêng tiền khách sạn mà bọn này đặt cho mình, nếu mình tự book cũng đã bằng tiền cả tour rồi. Ngoài ra đi các nơi đều có guide tiếng Anh ngon, giúp tránh rất nhiều phiền nhiễu do dân Ai Cập đeo bám khách du lịch rất ác. Có gì bạn PM mình email thì trao đổi rõ hơn.
 
Chào Mihtua, sáng giờ mình ngồi search thông tin về tours của Noga, thấy tour rẻ và tổ chức tốt ghê, nhưng mình không tìm được địa chỉ email của họ. Bạn vui lòng email cho mình địa chỉ email của họ với, cảm ơn Bạn nhiều nhé. Thấy họ nói là không cần deposit money luôn, hay ghê hen. Chắc chắn là mình sẽ book tour ở đây rồi cho nó an toàn khi travel với con mình và gía cả thấy cũng cực kỳ hợp lý luôn. Mình muốn PM bạn nhưng không iết địa chỉ email của bạn là gì vậy? Email của mình là [email protected]. Bạn giúp mình với nha. Cảm ơn Bạn nhiều nhiều lắm nha.
 
chán thật cái tròn tròn bạn không hiểu đó là người ta trồng cỏ để chông sa mạc hóa đó mà.. hệ thống giàn phun quay tròn sẽ tạo ra được mảng cỏ hình tròn thế thôi...hihi
 
Rất tuyệt vời ,mình đã dành cả buổi chiều để đọc về các chuyến đi, trong đó có các chuyến đi của các bạn ,rất nhiều thông tin bổ ích ,mình cũng đang lên kế hoạch để đi Egypt ,Để được ngắm Kim tự tháp và cảm nhận Sa mạc. Rất cám ơn những thông tin hữu ích.
 
Re: Ai cập du ký! Hành trình của Alibaba và 7 tên cướp

Mình đi Ai Cập - Jordan tháng 11 năm 2011. Xin khẳng định là Visa Ai Cập không hề khó, thậm chí anh nhân viên ở ĐSQ Ai Cập cũng rất nhiệt tình tư vấn cho mình. Sau rốt, mình không cần thư mời, không cần chứng minh tài chính và chỉ một tuần sau là có Visa. Lưu ý có một vài giấy tờ sau có thể thay thế cho những giấy tờ bạn không có:

- Thay vì yêu cầu thư mời từ phía đối tác Ai Cập, có 2 cách để bạn chứng minh với ĐSQ: Hoặc bạn nhờ một công ty du lịch làm giúp cái giấy bảo lãnh, hoặc bạn nhờ sếp kí cho mình một cái giấy giới thiệu. Mình đã sử dụng phương pháp thứ hai là viết một bức thư giới thiệu bằng tiếng Anh, trong đó nêu rõ tên tuổi và một vài thông tin cá nhân, xác định nơi làm việc, vị trí làm, nếu có thể thì nên viết thêm một chút về niềm đam mê du lịch cũng như khao khát đến Ai Cập. Dĩ nhiên chẳng người sếp nào rảnh đến mức đi viết thư giới thiệu cho nhân viên đi du lịch, nên tốt nhất bạn hãy tự viết và thuyết phục sếp kí cho mình.

- Mình còn trẻ, độc thân, của nả chả có gì trong người nên khi đi xin Visa Ai Cập hoàn toàn không có chứng minh tài chính gì hết. Chỉ in sao kê ngân hàng (highlight cái phần lương lên, mà lương thì cũng thấp) hoặc làm cái trò là nhờ người gửi tiền vài tài khoản rồi ra ngân hàng xin xác nhận tài khoản đang có nhiêu tiền đó.

- Hành trình là rất nên có trong bộ hồ sơ xin Visa. Nếu có thời gian thì làm chi tiết, còn nếu không thì chỉ cần ghi Ngày 1 đi đâu, làm gì, Ngày 2 đi đâu, làm gì.


Về việc đặt tour hay không: Ai Cập là nước thu đến 11% GDP mỗi năm từ du lịch, nên dĩ nhiên nền công nghiệp du lịch bên này siêu chuyên nghiệp và chặt chém cũng không ít. Nếu không có thời gian thì nên đặt tour sỉ (toàn bộ hành trình) hoặc đi đến thành phố nào thì đặt tour đến đấy (nói là tour chứ đôi khi cũng chỉ phái đến một bác lái xe, còn lại đi đến đâu khách tự xử đến đấy.) Phương tiện công cộng tại các thành phố của Ai Cập không thuận tiện và không dễ xài (trừ Cairo) nên nếu phải đi ra các điểm tham quan xa thành phố thì dĩ nhiên là nên mua tour. Mình thì rất hạn chế đi tour vì không thích (đã từng đi bộ một mạch từ bến tàu bờ Tây Luxor vào Thung Lũng của các Vị vua) nên không dám ý kiến và góp ý nhiều về các khoản đi tour này.

Về con người Ai Cập thì cảm nhận chung dĩ nhiên là rất phiền phức. Điều này thì không có gì khó hiểu vì họ đã sản sinh ra một lớp người chỉ chuyên đi móc túi dân du lịch theo đúng nghĩa bóng và nghĩa đen. Tuy nhiên mình đã có cơ hội tiếp xúc và trò chuyện với rất nhiều những người Ai Cập đáng yêu, nên dù sao ấn tượng về con người cũng được vớt vát phần nào.

IMG_8921.jpg

Ban đêm ở quảng trường Tahrir. Những con đường đầy khói và hơi cay và bụi đến từ các khu vực đụng độ với cảnh sát và quân đội.

Phần cuối hành trình của mình là khi Ai Cập diễn ra cuộc đại biểu tình lần thứ 2 trong năm 2011 (trước bầu cử). Mình khẳng định là không có gì phải lo lắng cả. Nếu bạn sợ thì tốt nhất hãy tránh xa các khu vực biểu tình (các khu vực du lịch vẫn diễn ra bình thường, thậm chí vài trăm mét cạnh quảng trường Tahrir người ta vẫn ngồi ăn như không có chuyện gì xảy ra.) Bản thân mình đã chứng kiến biểu tình 5 lần tại 4 nơi khác nhau trong hành trình vừa qua, đã đứng giữa đám đông khổng lồ của quảng trường Tahrir, đã bị dính hơi cay ở khu vực đụng độ với cảnh sát (tại ham hố chui vô chứ không ai xúi dại cả) và vẫn đi ra bình thường. Dĩ nhiên không khuyên các bạn làm như vậy (mình là phóng viên nên liều bay vào phỏng vấn và chụp hình thôi).
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,793
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top