What's new

[Chia sẻ] Ai Cập

"Nothing compares" (Không gì so sánh bằng) hay "The gift of the Sun" (Món quà/sự ban tặng của mặt trời) là những khẩu hiệu quen thuộc của ngành du lịch Ai Cập. Ai Cập không phải chỉ có kim tự tháp, đền thờ, nền văn minh cổ hơn 5000 năm trước, sa mạc chói chang mà còn có những bãi biển đẹp.

Văn minh Ai Cập hình thành từ sự định cư của con người dọc theo sông Nile nên cũng rất dễ hiểu khi hầu hết các di tích này nằm bên hai bờ và rải rác theo dọc chiều dài của nó. Sông Nile chảy từ phía nam lên hướng bắc và đổ ra Địa Trung Hải. Vì vậy người ta gọi hạ lưu sông Nile là Ai Cập hạ (Lower Egypt) còn từ Cairo trở ngược về phía nam theo sông Nile tới Aswan là Ai Cập thượng (Upper Egypt).

egypt_map.gif

(nguồn: http://www.africantravelinc.com/AboutATI/images/egypt_map.gif)

Ngoài vùng đất màu mỡ ở hai bên bờ sông Nile và dọc theo Địa Trung Hải, phần còn lại hầu hết là sa mạc. Sông Nile chia Ai Cập thành hai phần: Sa mạc phía đông và tây. Đặc biệt sa mạc phía tây có những ốc đảo gắn liền với lịch sử của dân Ả rập.

Kênh đào Suez cắt ngắn đoạn đường giao thương hàng hải giữa châu Âu và Ấn Độ còn phân nửa. Thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, người Ai Cập đã có ý định nối liền biển Đỏ với sông Nile để thuyền bè có thể đi lại giữa biển Đỏ và Địa Trung Hải. Sau khi Ba Tư thâu tóm Ai Cập, họ đã thực hiện ý định đó, trong đó có những đoạn thuyền được kéo bằng ngựa trên cạn. Ngày nay, kênh Suez không nối biển Đỏ với sông Nile nhưng nối thẳng ra Địa Trung Hải.

Phía đông kênh Suez là bán đảo Sinai. Theo lời dẫn trong một cuốn sách du lịch, dù Sinai là vùng đất thánh hay là vùng đất giao tranh giữa các đế quốc cổ hay hiện đại thì nó vẫn luôn đặc biệt.

------
Có 2-3 threads Ai Cập nhưng thấy box châu Phi còn ít quá nên em làm thêm quả Ai Cập nữa nhé, với lại các bác kia chưa tường thực vụ múa bụng (c).
 
Lăng mộ vua - the Valley of the Kings

Đến sân bay Luxor vào sáng sớm, tôi mặc cả với ông lái taxi để thuê chiếc taxi trọn ngày. Giá ông ta đưa ra ban đầu là 500 pounds (5.6 Egyptian pounds = 1USD), sau một lúc trả giá thì ông ta đồng ý với 230 pounds để đi các nơi như thung lũng vua, hoàng hậu, đền Hatshepsut và đền Karnak. Đền Luxor ở gần khách sạn, chỉ đi bộ 10 phút nên sẽ đi vào sáng hôm sau trước khi về lại Cairo. Ở Ai Cập, có thể nói là giá cả cho khách du lịch đều đưa ra rất cao, từ taxi cho tới đồ lưu niệm và bạn phải biết mặc cả.

Khu lăng mộ vua nằm trong thung lũng của một ngọn núi đá vôi. Sau khi lên ngôi, các vị vua Ai Cập bắt đầu cho làm lăng mộ cho mình, có khi họ chết trước khi hoàn thành và ngày nay chúng ta có thể thấy các lăng mộ vẫn còn dang dở. Lăng tẩm của họ là những địa đạo đào sâu trong vách núi đá, từ đơn giản cho tới phức tạp với các phòng ốc, hành lang, nhiều tầng lớp. Có khoảng 62 lăng mộ lớn và cho tới nay người ta vẫn còn tiếp tục khám phá thêm nữa. Các lăng mộ đều trang trí bằng hình vẽ, chữ viết tượng hình thể hiện cuộc sống của đời thường cũng như của vua chúa.

Chụp hình hay quay phim bên trong lăng mộ đều bị cấm. Theo lời đồn của mấy du khách thì nếu bị phát hiện chụp hình họ có thể tịch thu luôn cả máy ảnh. Khi vào xem lăng vua Ramsses IV, lúc đó chỉ có tôi với người trông coi mộ, ông ta gợi ý cho tôi chụp hình không flash. Tất nhiên là phải backsheesh (cho tiền típ). Lưỡng lự một chút tôi đồng ý. Chụp không flash sẽ không ảnh hưởng gì đến mấy hình vẽ quý báu đó. Sau này khi ở thung lũng hoàng hậu tôi cũng đã chụp thêm một lần nữa.

Ở thung lũng vua, ngoại trừ lăng của Tutankhamun và Ramsses IV phải mua vé riêng, các lăng còn lại có thể mua vé thường. Một vé thường cho phép xem 3 lăng, nếu bạn muốn xem hết tôi nghĩ phải mua ít nhất là 3 vé thường. Các trang trí bên trong khá giống nhau, chỉ khác nhau ở kiến trúc.

Thung lũng vua, hoàng hậu nằm trong dãy núi này
DSC09331.jpg


The colossi of Memnon - hai bức tượng bằng đá cát của Amenhotep III trong tư thế ngồi nhìn về hướng đông, đã đứng vững với thử thách của thời gian từ 3400 năm trước.
DSC09329.jpg


DSC09335.jpg


Đường đi vào thung lũng vua
DSC09345.jpg


DSC09385.jpg


DSC09391.jpg


Các nhà khảo cổ học đang làm việc
DSC09404.jpg


Những lăng tẩm được đào vào trong núi và được lấp lại không còn dấu vết. Sau khi các nhà khảo cổ tìm ra, họ cho xây cửa bên ngoài như thế này để du khách có thể tham quan lăng
DSC09361.jpg
 
Kiến trúc lăng thông thường có một hành lang chính, từ đó thông ra các phòng có chức năng khác nhau
DSC09363.jpg


Những bức ảnh chụp không flash và phải cho tiền típ (thí dụ như một bác trông coi mộ như vầy)
DSC09398.jpg


DSC09365.jpg


DSC09367.jpg


DSC09370.jpg


DSC09374.jpg


DSC09375.jpg


Mặt trên của áo quan bằng đá của vua Ramsses IV
DSC09376.jpg


Không hoành tráng về mặt kiến trúc như các kim tự tháp, mộ vua có giá trị cực lớn với các hình vẽ và chữ viết cũng như các hiện vật đã tìm thấy. Chỗ này quá lớn và quá nhiều, ngay cả đi bộ cũng đủ mệt rồi nhưng rõ ràng là không thể không tới.
 
Đền Hatshepsut

Cuộc đời của nữ hoàng Hatshepsut là một câu hỏi lớn cho những nhà nghiên cứu về Ai Cập. Hatshepsut là con của vua Tuthmoses I, là vợ của Tuthmoses II và là mẹ kế của Tuthmoses III. Trong đó Tuthmoses II là con cùng cha khác mẹ với Hatshepsut. Tuthmoses II và Hatshepsut không có con trai nên Tuthmoses III là con của Tuthmoses II với người vợ khác đã lên ngôi. Tuy nhiên Hatshepsut là người đã nắm quyền hành ngay cả khi Tuthmoses II còn sống và đến khi bà ta chết vào khoảng 1493 trước công nguyên. Đền Hatshepsut, được xây xong vào khoảng 1483 trước công nguyên, có cấu trúc trông hiện đại và rất khác với những công trình đã được xây vào cùng thời đó. Sau khi Hatshepsut chết, người ta cho rằng Tuthmoses III đã phá bỏ những hình tượng cũng như đục bỏ tên của Hatshepsut. Cho đến nay các nhà Ai Cập học vẫn còn tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của hành động này.

Vài hình ảnh của đền Hatshepsut

DSC09421.jpg


DSC09427.jpg


DSC09515.jpg


DSC09473.jpg


DSC09510.jpg


DSC09494.jpg


DSC09461.jpg


DSC09456.jpg


Đền Hatshepsut có kiến trúc bên ngoài tương tự như một công trình hiện đại chỉ có điều dãy hành lang không sâu và không phòng ốc vì có lẽ đây chỉ là đền thờ chứ không phải là nơi ở. Cái này làm tôi liên tưởng đến mấy cái chùa động Ajanta và Ellora ở Ấn Độ được đục trong vách núi 2000 năm sau.
 
Last edited:
Điểm cuối trong ngày là đền Karnak. Đến lúc này thì đầu óc mình đã bão hòa và không còn có thể cảm nhận thêm gì nhiều mặc dù Karnak hoàn toàn là một nơi khác với những nơi mình đã đến và là nơi có số du khách đứng thứ hai chỉ sau kim tự tháp Giza. Đền Karnak được xây dựng và sử dụng bởi các triều đại khác nhau từ 2000 năm cho tới khoảng 200 năm trước công nguyên. Điểm thú vị cần xem là các bức tranh điêu khắc trên những bức tường lớn ghi lại những chiến tích và trận thắng đẫm máu. Tôi không còn nhớ rõ chi tiết nhưng một hướng dẫn viên, mà mình chỉ nghe ké, chỉ một bức điêu khắc và nói là theo nghiên cứu thì trận này hắn thua nhưng không hiểu sau đã cho khắc chiến thắng lên đó.

10067467766_ae3656821b.jpg


10067522793_ee17e514eb.jpg


10067446095_e5d6e5e0db.jpg


10067439595_4037e96278.jpg


Những chiếc cột đá cao 10m và có đường kính 3m rất ấn tượng, khi xưa đã chống đỡ mái nhà cũng bằng đá có sức nặng 70 tấn.

10067447525_29e5be9ed6.jpg


10067490466_76ea0c87fb.jpg


10067432035_9f1771f53c.jpg


10067478296_2a17940f50.jpg
 
Anh ơi những tượng đó vẫn còn ạ hiii Ai cập nổi tiếng chăc họ tạo lâu lắm rồi nhi? nhìn đẹp quá lên đây thây mọi người pót ảnh hii nhìn chỗ nào cũng muốn đi :(
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,343
Bài viết
1,175,304
Members
192,061
Latest member
sunwinrepublican
Back
Top