What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Rời Alchi, chúng tôi chạy thẳng về Leh. Trên đường có mấy cái ảnh đẹp đẹp hầu các bác.
Trong lúc chạy về thôi thì em "Vừa đi đường vừa chém gió" với các bác tý cho vui
Ấn độ ngày xưa là một đất nước rất giầu có. Tài nguyên dường như vô tận, muông thú nhiều vô kể, chạy nhảy khắp nơi. Nhưng chính vì họ hiền lành quá. Lấy tinh thần triết học làm chính nên giữa các vùng sống ôn hòa ít khi xảy ra chiến tranh. Và chính vì thế họ thiếu một vị Hoàng đế kiểu như Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa hay Charlemagne của châu Âu để thống nhất các vùng đất lại. Dẫn đến khi có sự xâm lăng của ngoại bang, họ không đoàn kết được và dần dần như bó đũa bị bẻ gãy từng chiếc một. Mãi sau này các Hoàng đế triều đại Mogul và nhất là Đại đế Akbar mới thống nhất họ lại.
Và khi thực dân Anh xâm chiếm Ấn độ, họ bóc lột vơ vét đến tận xương tủy. Bóc một loạt vàng bạc, đá quý ở các cung điện ra để lại một bộ mặt nhem nhuốc như ta thấy thời nay











 
Khi giành được độc lập, mặc dù thể chế chính trị dân chủ, đa nguyên đa đảng nhưng Ấn độ lại đi theo nền kinh tế XHCN các bác à. Ngạc nhiên chưa? Cũng là một nền kinh tế kế hoạch, chính phủ cũng kiểm soát thị trường tài chính, lao động, cũng hạn chế kinh tế tư nhân, .... Nói chung là gần giống như nước mình những năm bao cấp vậy. Thế nên quan hệ VN -AD những năm đó nồng ấm lắm. Em nhớ hồi bà Indira Gandhi rồi con trai bà là Rajiv Gandhi bị ám sát. Đài tiếng nói VN dành cả 1 buổi tối tường thuật về vụ ám sát này. Hồi đó em còn nhỏ, chẳng hiểu gì nhưng vẫn nhớ Đài tiếng nói VN có kể hàng triệu người dân Ấn độ biểu tình rồi giương biểu ngữ chống bọn phản động ám sát mẹ con nhà bà. Rồi đây là hành động bẩn thỉu đê hèn của các thế lực thù địch....Ngày hôm sau suốt từ các quán nước chè đầu ngõ đến các cơ quan công sở người ta không làm việc (em biết việc này vì hồi nhỏ ko có người trông nên ông già toàn đưa lên cơ quan chơi) mà bàn tán về vụ ám sát đó cứ như ám sát chính thủ tướng của Vn chúng ta vậy.
Hồi đó hình như để tỏ lòng tiếc thương bà Indira và con trai bà là Rajiv nước mình có treo cờ rủ thì phải. Rồi cái vườn hoa ở ngay trung tâm bờ hồ được đặt theo tên bà Indira Gandhi. Mãi đến sau này mới chuyển vườn hoa Indira Gandhi về chỗ hồ Thành công. Chuyện này nó cũng giống chuyện Công viên Lê Nin vậy








 
Tại sao có vườn hoa Indira mà không có vườn hoa Rajiv? Em cũng nghe loáng thoáng vài nguyên nhân nhưng một trong những số đó là do ông Rajiv này không kiên định đi theo con đường XNCN nữa, không lấy nền kinh tế kế hoạch XHCN làm kim chỉ nam nữa mà đứng trước sự đói nghèo của nhân dân ông chuyển sang kinh tế thị trường mà lại dell có cái đuôi XHCN. Trong đó chủ yếu là phát triển kinh tế tư nhân, bỏ kiểm soát giá.... nhưng mãi đến năm 1991 kinh tế Ấn độ mới thực sự được cởi trói hoàn toàn mà tự do hóa kinh tế








 
Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 này giống như TQ, Ấn Độ trở thành công xưởng của thế giới. Nhưng họ khá khôn, không dung túng cho hàng giả hàng nhái và biết chọn những thế mạnh của con người mình để phát triển. Hơn nữa họ không bị rào cản ngôn ngữ so với phương tây nên phát triển về mặt công nghệ phần mềm khá nhanh và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới. Em có thằng em ngày xưa làm cho Fsoft hỏi nó tại sao VN không lấy xuất khẩu phần mềm sang Mỹ làm trọng điểm mà lại xk sang Nhật là chủ yếu. Nó nói có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số đó là không cạnh tranh được với Ấn độ vì họ không bị rào cản ngôn ngữ. Nhưng xuất sang Nhật thì lợi thế ngôn ngữ của Ấn độ không còn. Thế mới tiếc cho cả cái thế hệ 7x của bọn em và trước nữa toàn đi học tiếng Nga các bác à. Bố khỉ học tiếng Nga đến 6-7 năm mà chẳng biết cái mẹ gì. Sang Nga chúng nó chửi cho cũng cười. Chỉ biết mỗi câu xờ pa xi pơ, Ia liu bờ liu che bia.... Bây giờ bác nào giỏi tiếng Nga thì đi khắp nơi trên thế giới mà muốn giao tiếp chắc chỉ có vào khu đèn đỏ mà nói chuyện với Cave








 
Nhờ các tập đoàn Đa Quốc gia outsourcing mà kinh thế Ấn Độ phát triển rất nhanh. Thực gia bài học về tiếp nhận những công nghệ bẩn của thế giới này những quốc gia nào kém phát triển hơn cũng phải nhận để phát triển và đổi lại các vấn đề về môi trường.... Ngay cả Nhật bản, Hàn quốc những năm 50,60 của thế kỷ trước cũng thế. Nhờ vào những đồng tiền đó họ xây dựng đất nước của mình mình lên và dần dần phát triển được các thương hiệu của mình như Sony, Toshiba, Toyota, Samsung, LG, Hyundai... và chính những tập đoàn này lại đem công nghệ bẩn đẩy sang nước khác kém phát triển hơn họ. Hiện nay VN mình cũng đang bị như thế cũng đành chấp nhận thôi. Nhưng nhìn vào tương lai thì chán lắm, được đồng nào ăn chia rồi tham nhũng hết sạch, nên chẳng thấy những tập đoàn tương lai của VN đâu cả








 
Bác nào đã đọc "Thế giới phẳng" của Thomas Friedman thì biết. Nhờ chênh lệch khoảng cách múi giờ mà người Ấn Độ có thể làm thuê cho người Mỹ các bác à. Đêm đến, một bà già nào ở Mỹ buồn buồn muốn gọi điện tâm sự đến tổng đài. Lập tức cuộc gọi được nối sang Ấn Độ. Một em gái Ấn Độ xinh đẹp và giọng ngọt như mía lùi nhấc máy và hầu chuyện bà. Bà già kia cứ tưởng được tâm sự với một cô gái người Mỹ nhưng thực ra lại là người Ấn độ. Hay như các công ty ở Mỹ hết giờ làm, up tài liệu lên trên mạng. Đêm hôm đó (giờ Mỹ) các nhân viên ở Ấn độ đang là giờ làm việc, họ load về làm. Sau đó lại up lên, sáng hôm sau công ty ở Mỹ nhận được tài liệu đã được xử lý thuận tiện cho cả đôi bên vì lương ở Ấn Độ thấp hơn và tài liệu được xử lý nhanh và liên tục. Đó chỉ là một trong muôn vàn ví dụ mà người ta có thể làm.








 
Tổng GDP của Ấn Độ đạt gần 2.000 tỷ USD tương đương với Nga, Ý, Brasil và một số anh hào khác. Nhưng do dân số quá đông nên GDP bình quân đầu người của họ còn kém VN các bác à. Hơn nữa ở Ấn độ có sự phân hóa rất lớn về khoảng cách giữa người giầu và người nghèo. Nên nguyên lý Pareto ở Ấn độ lại còn chưa chính xác vì chưa đến 10% người giầu ở Ấn độ chiếm hơn 90% của cải của toàn xã hội








 
Thôi chém tạm thế đã, chém nhiều rồi sa đà nguy hiểm lắm. Em tiếp tục kể câu chuyện trên đường đi của bọn em cho các bác
Trên đường đi rất nhiều doanh trại quân đội. Ấy thế nhưng có vẻ họ mất cảnh giác lắm, bọn em chụp ảnh lung tung cả mà không thấy ai ra nhắc nhở gì.








 
Trạm thu vé BOT :D




Người Ấn độ rất hay ra đường vẫy xe tải đi nhờ. Thường họ ngồi sau thùng xe và không mất phí gì cả. Chính anh lái xe tải backup cho bọn em cũng cho vài người đi nhờ như thế


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,175
Members
192,390
Latest member
inhopcartonj
Back
Top