What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Muhammad hỏi tôi: " Ở Vietnam thì các anh làm gì với xác chết?" Tôi nói " Chôn!" Muhammad nói ở Ấn độ những người theo đạo Hồi mới chôn, còn theo Hindu, đạo Silk thì thiêu hết. Chúng tôi dạo bước trên những phiến đá sa thạch đỏ đi dạo trong vườn. Tôi hỏi lại Muhammad: " Có bao nhiêu vườn như thế này ở trong Taj Mahal" Muhammad nói: " Bên trong có 16 ô vườn, còn tổng tất cả có 64 khu vườn, giống như ô bàn cờ vua mà người Ấn độ phát minh ra"






 
Ấy như những khu vườn ngày xưa nó không như thế này, có đủ các loài cây hoa thơm và trái lạ. Nhưng khi đế quốc Mogul suy tàn thì các loài cây cũng chết. Người ANh thì tiền đâu mà họ trồng lại. Bèn nhổ hết đi trồng cỏ. Nên ngày nay chúng ta đến chỉ còn nhìn thấy cỏ





 
Đang đi thì bọn em nhìn thấy có 2 con bò nằm ở trong khu vườn. Những người đi qua kính cẩn chắp tay lâỵ nó. Nói về bò thì vui lắm, tiện thể đây em kể luôn chuyện bò ở Ấn độ
Nếu như ở Vietnam có quan niệm là con gì mà chẳng ăn, con gì nuôi mà chẳng thịt. Thậm chí còn gọi ngu như bò.... ở phương Tây món beefsteak bò luôn là món béo bổ và khoái khẩu thì ở Ấn độ họ coi bò như vị thần. Trong kinh Veda con bò Nandi là con bò của thần Shiva ( thần phá huỷ cưỡi) nên họ tôn kính nó như một vị thần. Họ lấy đuôi con bò đặt lên đầu mình coi như thế là một sự ban phúc. Như em đã nói ở Ấn độ nững chất thải của bò đều được quý như vàng. Các hãng nước ngọt thay vì đóng sữa bò vào chai để bán thì ở đây họ đóng nước tiểu bò vào chai để bán cho người dân uống. Nhưng người dân cho rằng không tinh khiết nên chính tại vùng Agra này buổi sáng người dân xếp hàng đến nhà nào có bò để hứng nước tiểu trực tiếp của nó đưa lên miệng uống rồi khà khà vuốt râu khoái trá lắm giống như em và các bác được ly beer mát lạnh sau buổi làm việc vậy. Phân bò thì được cực kỳ coi trọng, nhà nào giầu có lắm mới có phân bò mà xài. Họ dùng phân bò đốt lên, các tu sĩ Brhamin dùng phân bò tẩy uế.... Và đương nhiên con bò quý như thế thì họ không ăn thịt, khi con bò đã già thì họ tống nó ra đường. Cho đi lang thang, đến khi nào nó ngã xuống thì lại làm mồi cho lũ chó xâu xé giống như em đã từng gặp khi leo đèo Changla vậy.
Nhà nào mà con bò đẻ ra mà bị dị tật như thừa chân, thừa đuôi thì chẳng khác gì trúng Vietlot. Dân trong vùng sẽ đến xin sờ cái chân thừa của con bò. Mắt lim dim khoái trá giống như đang vuốt ve đùi Ngọc Trinh vậy. Họ cho rằng sờ được vào đó thánh thần sẽ ban phúc cho họ. Mấy năm gần đây ông thủ tướng Ấn độ chắc cũng tôn thờ bò ra cmn một sắc lệnh là cấm buôn bán giết mổ bò trong cả nước. Làm em và mấy thằng sang đay nhìn rỏ rãi khi thấy các Thánh Beefsteak lang thang ngoài đường






 
Last edited:
Chúng tôi rời Taj Mahal theo kế hoạch còn định đi Agra Red fort. Nhưng Muhammad báo cho chúng tôi không may là ngày hôm đó nó đóng cửa. Ra tới cửa Taj Mahal Muhammad gọi điện cho một người cầm dao và thuốc lá, bật lửa củ chúng tôi ra trả cho chúng tôi. Tôi trả cho anh ấy 500 Rupies. Muhammad recommend chúng tôi vào mua đồ lưu niệm. Tôi cũng mua được 1 mô hình Taj Mahal bằng đá cẩm thạch giá 1.000 Rupies (380K VND)
Chúng tôi tìm chỗ ăn, nhưng chỉ sợ món ăn ở đây ko ăn được nên cứ đi tìm Chinese Restaurant or Europe restaurant mà ko có. Vậy chúng tôi quyết định chạy thẳng về Delhi trên đườnhg gặp quán nào ăn quán đó
Ra khỏi Agra khoảng 50km chúng tôi rẽ vào một trạm dừng nghỉ dọc đường. Vào tới nơi cũng chẳng biết gọi cái gì. Mấy thằng nảy ra sáng kiến là mua hộp bánh Chocopie uống cùng nước ngọt và ăn 1 ly kem là xong. Ăn uống xong chúng tôi tiếp tục lên đường





 
Đi một đoạn khá dài, do mải chém gió với chúng tôi ông tài xế quên mất đổ xăng. Vậy là ông phải ra khỏi đường cao tốc, quay ngược lại bên kia đường mới có cây xăng. Cái hay là khi ra khỏi đường cao tốc ông chỉ nói mấy câu với người thu vé là họ cho ra, và khi nhập lại cũng thế. Hoá ra ở Ấn độ người ta còn tin nhau nhiều lắm, chứ VN mình bây giờ lòng tin là thứ xa xỉ mất rồi. Cũng chẳng hiểu tại sao nhưng thời năm 1945 mặc dù chết đói rất nhiều nhưng ko nghe các cụ kể lại không thấy cướp bóc, ở các làng quê yên bình không phải khoá cửa ban đêm. Ở thành phố con ngừoi cư xử với nhau lịch thiệp hơn, va chạm nhẹ cũng cười xoà xin lỗi. Nhưng bây giờ các bác thấy đấy, hở ra là chém giết. Va quyệt giao thông: đâm chết người, nhìn đểu cũng chém chết, đồ đạc thì sểnh ra là mất.... Em cũng không hiểu chúng ta đang tiến tới cái gì nữa?






 
Về tới Delhi còn khá sớm, tôi đưa OTP code cho ông tài xế nhập lại. Tiền xe hết 4.600 Rupies công với thuế, phí cầu đường và phí đỗ xe hết khoảng 5.200 Rupies. Tính ra chưa đến 2 triệu VND cho cả ngày chạy quãng đường gần 600km. Như vậy là rẻ hơn VN rồi. Còn bạn nào đi muốn rẻ nữa xin mời đi tàu từ ga Akshadham. Sẽ rẻ hơn được một chút. Trên đường đi về tôi có chụp cái ga đó cho bác bạn






Do Delhi cũng chạy nhiều loại phương tiện nên xe ô tô cũng móp mép, xước xát như ở ta


 
Phương tiện giao thông ở Delhi thì đủ loại. Từ ô tô, xe đạp, xe máy, tuk tuk, xe nôi... so với VN em chỉ thấy họ thiếu mỗi chiếc xe xích lô mà thôi. Có lẽ xích lô là đặc sản của VN mình thật các bác ạ

Xe nôi




Tuk tuk






Xe máy của CS




 
Về tới KS chúng tôi liên hoan một bữa đại tiệc với mỳ tôm và ruốc. Tôi vẫn tiếc không cầm được một ít thịt hộp cá hộp đi. Nhưng ăn mỳ tôm và ruốc thế này cũng cực ngon rồi. À nhân đây cũng xin nói thêm về cái Hostel của chúng tôi một chút

Cái hostel của chúng tôi có tên là Stops Delhi Hostel, nằm ở ngay khu trung tâm của old Delhi. Cách Delhi gate khoảng 100m, trước mặt là ga tàu điện ngầm cũng có tên Delhi gate. Như thế là đi lại rất tiện. Khách sạn nằm ở mặt tiền con phố Asaf Ali. Được đánh giá 8.3 sao trên booking.com, chúng tôi trả khoảng 3 triệu VND cho 5 đêm và 4 người (sau còn 3) ở KS này (ddax gồm cả ăn sáng). Tuy mang tiếng mặt tiền, nhưng mặt tiền thật sự nó chỉ có 1m. Như vậy bạn phải đi vào 1 cái ngõ nhỏ. Bên ngoài có nhân viên bảo vệ và máy quét nhìn cũng chuyên nghiệp phết. Tầng 1 là bếp ăn, bạn có thể xuống nấu nướng những đồ của mình vào giờ đã đăng ký hay đơn giản là cứ vắng người bạn có thể nấu nướng được. Bên trên quầy lễ tân khá nhỏ. Nhưng đằng sau nó là một phòng sinh hoạt chung. Có ghế để bạn ngồi uống beer chém gió với các bạn backpacking từ khắp nơi trên thế giới. Khi uống xong chai beer bạn có thể là một vài ván bi- a hay bàn bi lắc luôn có sẵn ở đó. Và khi đã thấy phù hợp với nhau các bạn có thể rủ nhau đi ăn, đi uống beer và làm những việc gì chỉ có Chúa mới biết.
Ở trong phòng này họ có treo tấm bảng và có các tour, lớp học Yoga.... bạn thích tour nào thì đăng ký với lễ tân.
Một điều lạ là ở KS này tất cả nhân viên đều là thanh nhiên và là con trai. Từ lễ tân, bếp, tới dọn phòng. Tuy có một điều là bên trong KS đều không hút thuốc lá, điều này nó gây khó chịu cho mấy con nghiện như chúng tôi


Ngõ vào KS





Internet corner và hoàn toàn free






Giá sách nhỏ, bạn có thể ngồi đọc




 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,737
Bài viết
1,136,725
Members
192,550
Latest member
huongtra2002
Back
Top