What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Rời khỏi khulawng này em đi ngó nghiêng lung tung các khu lăng bên cạnh nói chung là toàn phế tích vì người ta chưa thể phục chế được hết do khu này quá rộng. Có chăng chỉ còn lăng của người thợ cắt tóc còn tương đối nguyên vẹn. Mà kể cũng lạ, ông Humayun này thế nào mà lại cho ông thợ cắt tóc ở cùng với mình. Hay ông ấy định đem ông thợ cắt tóc này xuống dưới kia để tiếp tục phục vụ mình sao?








Lăng ông thợ cắt tóc


 
Ngay ở cổng vào họ có một bảo tàng nho nhỏ nơi lưu giữ một số đồ còn sót lại trong lăng. Và mô tả quá trình tôn tạo, khôi phục lăng


Sa bàn khu lăng






Một số đồ dùng






Trong quá trình tôn tạo thì cái biểu tượng này nằm trên nóc vòm là khó nhất. Sở dĩ em chụp lại bức hình này vì em xem trong bộ phim tài liệu em đã kể. Họ phải tìm được người phục chế. Xong phải tìm cách đưa lại lên mái vòm....


 
Ra ngoài không cần gọi điện, Riva đã đợi tôi sẵn ở ngoài. Nhìn thấy tôi ông nhoẻn cười và nổ máy xe. Tiếp tục đến điểm thứ 2 của tôi là India gate. Nhưng trước tiên rẽ qua thăm phủ Thủ tướng, Dinh tổng thống, Nhà Quốc Hội, Bộ Quốc phòng... nói chung là khu đầu não chính trị của Ấn độ đã
Con xe tuk tuk, gào máy lên nhả ra những làn khói đen sì đưa tôi qua những con phố tiến vào trung tâm New Delhi và tất nhiên những con phố này khá sạch sẽ so với khu tôi ở.







Bãi xe

 
Ngôi nhà này có tên Bikaner chẳng biết là nhà gì nhưng ông nào ở đây chắc phải là quan chức VIP lắm hay đại gia tỷ phú gì đó





 
Chạy một lúc thì chúng tôi tới khu đầu não chính trị của nước bạn. Kiểu cũng giống như khu Ba Đình nhà mình ấy các bác à. Nhưng nó rộng và lớn hơn nhiều. Ở đây tập trung một chỗ những cơ quan đầu não nhất: Dinh Tổng thống, Dinh thủ tướng, Bộ Quốc phòng, nhà quốc hội.... Và tất cả các nhà này đều mang kiến trúc Anh









 
Nước Ấn độ thời trước nó không " nhỏ" như bây giờ đâu các bác ạ. Mà nó là nước cực lớn, gồm cả Pakistan, Bangladesh. Chỉ sau khi giành độc lập nó mới bị chia cắt như thế
Ấy trước đây là cùng một nước nhưng bây giờ quan hệ giữa Ấn độ và Pakistan khá căng thẳng. Thậm chí khi em khai vào form xin visa Ấn độ còn phải trả lời các câu hỏi như: " Có họ hàng nội ngoại gì với Pakistan hay không? đã đi lính cho Pakistan bao giờ chưa?.... giống như Israel kỳ thị, nghi ngờ các nước Hồi giáo vậy. Thế nên mặc dù từ Delhi đến Islamabad chưa đến 2h bay nhưng không hề có chuyến bay thẳng nào, rồi thi thoảng em và các bác lại đọc báo nghe đài thấy có xung đột ở vùng Kashmir .... mọi chuyện nó đều có nguyên nhân của nó và em xin phép các bác bắt đầu lải nhải chém gió một chút.










 
Sự chia cắt Ấn Độ

Vào thời hoàng kim, nước Anh bao giờ cũng tự hào về thuộc địa Ấn độ giống như một viên kim cương trên vương miện của hoàng gia họ. Và họ cố giữ lấy bằng được. Nhưng sau WW2 đế quốc Anh rơi vào khủng hoảng và họ quyết định cho Ấn Độ độc lập và dự kiến là tháng 6 năm 1948 sẽ trao trả độc lập cho Ấn độ

Để thực hiện điều này họ phải đàm phán với các đẳng phái tôn giáo ở Ấn độ. Và lúc đó Ấn độ có 3 tôn giáo lớn là: Đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Silk cùng tồn tại.
Mấy tôn giáo này đã cùng chung sống hoà bình với nhau cả nghìn năm trước và đó một mần là do một số Hoàng đế triều đại Mughal mà đặc biệt là Đại đế Arbar ( tôi sẽ viết về ông này sau) dầy công xây dựng. VD như ngày lễ của Đạo Hindu các tu sĩ Hồi Giáo cũng đến dâng lễ, và những tu sĩ Bà la môn cũng thăm mộ của các tu sĩ Hồi giáo. Nói chung là tốt đời đẹp đạo
Ở đời bao giờ cũng thế, khi khó khăn thì nắm chặt tay nhau lắm. Nhưng khi có miếng bánh thì lại cãi nhau về phần ăn chia. Lúc này người đứng đầu Liên đoàn Hồi giáo là Muhammad Ali Jinnah lo sợ khi độc lập người Hồi giáo sẽ bị yếu thế trước người Hindu ( số đông hơn) nên kiên quyết đòi tách ra lập quốc gia riêng.
Ông Jinnah này cũng tài, nhìn bề ngoài ông giống như một chính khách phương Tây hơn là Hồi giáo. Ông mặc comple, uống rượu, hút thuốc.... thế mà lại lãnh đạo được những người Hồi giáo.

Tuy đã cùng đấu tranh giành độc lập, Jinnah và Đảng Quốc đại Ấn Độ do Jawaharlal Nehru bất đồng về số phận Ấn Độ sau độc lập.

Nehru kiên quyết các tôn giáo sẽ cùng tồn tại trong một quốc gia thống nhất. Tuy nhiên, là thiểu số, người Hồi giáo lo ngại quyền lực sẽ luôn về tay người Hindu. Người Anh cũng mong muốn một đất nước Ấn Độ chia nhỏ thay vì một nước lớn độc lập.

Thỏa hiệp được đưa ra, trong đó Pakistan sẽ có nhiều quyền lực trong một Ấn Độ liên bang, nhưng không được các bên chấp nhận

Trên thực tế, người Hồi giáo bao giờ cũng vào thế yếu hơn người Hindu vì chiếm số ít nên khi có lời kêu gọi độc lập thì tất cả những người Hồi giáo đều ủng hộ và sự mâu thuẫn giữa hai bên ngày càng căng thẳng

Đấu tranh trên bàn không được, Jinnah kêu gọi một cuộc tổng đình công của người Hồi giáo và chính nó châm ngòi cho một quả bom chỉ nhăm nhe nổ. Bạo lực bắt đầu bùng phát.







 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,083
Members
192,368
Latest member
8kbetmotorcycles
Back
Top