What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Đến Akshardham Ravi - người lái xe tuk tuk bỗng dừng lại ven đường và nói với tôi: " Ở bên trong họ không cho chụp ảnh đâu, cậu đứng ở ngoài này mà chụp vào. Xong rồi cậu cứ vào trong đó, khi nào ra ngoài này thì gọi đt cho tôi"
Tôi hỏi Ravi bên trong có chỗ ăn trưa ko tôi sẽ ăn trưa luôn trong đó. Ravi bảo có. Tôi chụp vội cái ảnh rồi leo lên xe để Ravi đưa vào cổng.
Nhưng trước khi bước vào đền thì tôi lan man sang Hindu giáo một chút.

Hindu giáo

Một tôn giáo bao giờ cũng phải có 2 phần quan trọng là: Giáo lý và Hành lễ. Và tôn giáo trên thế giới bây giờ rất nhiều giáo phái. Nhưng có 2 nhánh lớn nhất là nhánh bắt nguồn từ Do Thái giáo và nhánh bắt nguồn từ Hindu giáo. hai nhánh này chiếm tới 80% dân số trên thế giới đi theo
1. Nhánh bắt nguồn từ gốc Do thái giáo: Trong gốc này có 3 nhánh quan trọng là: Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Do Thái giáo.
- Thiên Chúa giáo thì phát triển từ cái gốc là bộ kinh Thánh của ngừoi Do thái. Sau này họ sửa đi chút ít, thêm phần Tân ước vào là họ có một giáo lý hoàn chỉnh của họ. Sau này phân chia ra Chính thống giáo, Tin Lành... nhưng cái họ vẫn dùng Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo và có chăng chỉ khác nhau về sự hành lễ mà thôi.
- Hồi giáo cũng thế họ cũng phát triển từ Do thái, thêm kinh Qur' an của họ vào. Nói chính xác khi Muhammad được Thượng đế mặc khải cho kinh Qur' an thì cũng bắt nguồn từ Do Thái giáo. Sau này các phái như Sunni và Shiite thì cái gốc của nó vẫn ladf kinh Qur' an
2. Nhánh bắt nguồn từ Hindu Giáo: Trong nhánh này có những tôn giáo lớn như sau: Hindu giáo, Phật giáo, Jain, Sikh...
Cái gốc chung của những tôn giáo này từ bộ kinh Veda tuy nhiên những tôn giáo sau này như Phật Giáo, Jain, Sikh.... cũng phủ nhận một phần bộ kinh Veda trong khi người Hindu không được phủ nhận 1 chữ.

Đấy là nói về Giáo lý. Còn cách hành lễ thì sao. Tất cả các cách thức hành lễ đều xuất phát từ quá trình lý giải giáo lý. Trong thread này tôi chỉ xin phép nói sơ lược về một số cách hành lễ cơ bản của đạo Hindu mà thôi.
Như phần trên tôi đã nói, cái nguyên tắc cơ bản đầu tiên của đạo Hindu là chia xã hội thành 4 giai cấp chính và 1 giai cấp bên ngoài. Ngoài ra còn một số nghi lễ nữa. Có cái còn và có cái đã bỏ:
- Tục Sati ( đã bỏ): Tục này là tục khi người chồng chết, người vợ phải bước lên giàn thiêu cùng chồng. Và những người thực hiện nghi lễ sẽ quạt lửa đốt củi để thiêu sống người vợ đến chết. Khi người Anh sang thấy tục lệ này dã man quá bèn ban lệnh cấm. Nhưng nó vấp phải rất nhiều sự phản đối đến từ những người Hindu bảo thủ. Họ cho rằng những người phụ nữ này họ tận tâm với chồng và muốn khi chết trở thành nữ thần Mata - thần địa phương ở khu vực đó. Và mãi cho đến năm 1987 vẫn còn có phụ nữ tự nguyện lên giàn thiêu cùng chồng.
- Tục hồi môn: Luật Manout quy định, khi cưới cô dâu phải mang của hồi môn về nhà chồng. Và phải chịu đựng ông chồng mặc dù ông này có như thế nào đi chăng nữa. Nên những gia đình Hindu chỉ mong sinh con trai. Ngay những người phụ nữ trong gia đình khi đi cầu nguyện cũng cầu: "Xin thần cho nhà cửa đầy những con cháu dâu nhưng ít con cháu gái, xin được thấy mặt cháu nội và chắt nội...." Thế nên một gia đình không sinh được con trai bị cho là bị trừng phạt vì tội lỗi ở kiếp này hay kiếp trước. Trên thực tế nếu sinh con gái ở Ấn Độ (Nhất là vào thế kỷ trước trở lại) thì chỉ có phá sản về của hồi môn. Hơn nữa chính vì thế các "đức" ông chồng sau khi lấy vợ còn liên tục quấy rối về của hồi môn. Tha hồ bạo hành, đánh đập người vợ. Thậm chí còn giết vợ vì nếu lấy vợ mới ông ta lại có thêm của cải từ hồi môn mà những người vợ mang đến cho.
Chính vì quan niệm này cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật về biết sớm giới tính thai nhi đã làm sự phá thai ở Ấn độ tăng lên khủng khiếp. Riêng ở Mumbai năm 1986 có tới hơn 8.000 ca phá thai sau khi xét nghiệm giới tính. Trong đó chỉ duy nhất có 1 trường hợp là phá thai bé trai. Còn lại hơn 8.000 bé gái phải chết oan uổng vì quan niệm này



 
Các vị thần của Hindu giáo​

Các vị thần trong Hindu giáo cũng rất phức tạp. Người ta thờ vô thiên lủng các vị thần. Đạo Hindu lại cho tự do phát triển nên họ có đến hơn 2 triệu vị thần. Mà nhiều như thế thì làm sao mà biết được, hơn nữa người Hindu còn quan niệm các vị thầm mặc dù có phép thuật vô biên nhưng cũng chết, cũng tái sinh rồi lại đầu thai vào một hình dáng khác nên vô cùng rối rắm và phức tạp. Thế nên em chỉ biết một số thần chính để chém gió cùng các bác

Tam thần Hindu (Trimurti)
Ba ông này là ba ông quan trọng nhất của đạo Hindu giống như tam đầu chế vậy. Nhưng nó mang tính triết học rất cao.
1. Thần Brahma: (Thần sáng tạo) Ông này có tới 4 khuôn mặt và theo truyền thuyết 4 bộ kinh Veda phát đi từ 4 cái mồm của ông này và 4 giai cấp của Ấn độ cũng sinh ra từ 4 bộ phận trên cơ thể ông này
2. Thần Vishnu: ( Thần duy trì) Ông này thì có 4 cái tay, da xanh xám là thần duy trì hay bảo vệ sự tồn tại của thế giới.
3. Thần Shiva: ( Thần huỷ diệt, biến hoá): Ông này được cho là có sức mạnh tối cao, biến hoá khôn lường nên chũng chẳng biết đâu là avatar của ông ấy. Lúc thì là một người đàn ông có con mắt thứ 3 trên trán, rắn quấn quanh cổ. Lúc thì ông lại là phụ nữ... nhưng một số người đi thờ linga và cho đấy là biểu tượng của thần Shiva nên cũng chẳng hiểu như thế nào nữa

Các vị thần khác

- Thần Krishna: Ông này được cho là hoá thân lần thứ 8 của thần Vishnu. Da xanh, mặt mũi hiền lành nhìn như trẻ con, tay cầm sáo... Ông là vị thần của tình thương, dịu dàng, và tình yêu trong Hindu giáo.
- Thần Agni: Ông này được cho là hiện thân ở ba tầng: Dưới đất ông ta là thần lửa, trên không trung là thần sét, và trên bầu trời là thần mặt trời.
- Thần Indra: Ông này được mô tả mặt đỏ, ngồi trên con voi trắng có 4 cái ngà. Ông là thần của sấm sét mưa bão.. Ngoài ra cũng hay say rượu, nhậu nhẹt và thuường xuyên quấy rối tình dục phụ nữ
- Thần Soma: Thần mặt trăng
- Thần Ganesha: Ông này được thờ cúng nhiều ở Ấn độ nên em kể qua câu chuyệ về ông ta một tý:
Thần Parvati là vợ của thần Shiva, vị thần nhiều quyền năng nhất. Mà đương nhiên vợ của vị thần quyền năng như thế phải đẹp cmnr. Mà đẹp thì nhiều kẻ dòm ngó nê khi bà tắm bị rất nhiều kẻ xấu nhìn trộm. Chắc các thần Ấn độ ngày xưa nhà cũng nghèo nên nhà tắm hở hang tứ phía ;) . Bực mình bà này đẻ cmn ra thần Ganesha với mục đích để canh cho mình tắm. Các thần ngày xưa sinh sản vô tính là thường đâu cần phải tới mãi sau này như cừu Dolly đúng không các bác?
Một hôm thần Shiva đi uống rượu về định bước vào phòng vợ của mình là thần Parvati làm tý. Nhưng lúc này thần Ganesha đang đứng gác . Lại không biết Shiva là ai nên nhất quyết ko cho vào. Sẵn hơi cồn trong người, thần Shiva điên tiết rút kiếm chém bay cmn đầu của thần Ganesha và đá cmn cái đầu đó đi. Parvati lúc này vừa tắm xong đang nằm khô ráo nước thấy thế thì buồn lắm. Thần Shiva an ủi sẽ làm cho Ganesha sông lại. Nhưng tìm cái đầu của Parvati không thấy, Shiva bèn nói với Parvati rằng " Sẽ lấy bất kỳ đầu của sinh vật nào đi ngang để gắn lại cho Ganesha. Đúng lúc đó một con voi đi ngang qua, thần Shiva chém đầu con voi và gắn lại lên đầu Ganesha. Và từ đó thần Ganesha có hình dáng đầu voi thân người là thế.
Thần Ganesha này vốn tính trẻ con, thích ăn kẹo dễ tính và luôn ban phước cho con người nên được thờ cúng rất nhiều


 
Các loại quỷ thần


- Ravana: Chúng ta không lạ gì quỷ vương này trong Sử thi Ramayana. Quỷ vương này hình thành từ chân vị thần tạo hoá (Brahma) giống như giai cấp Sudra vậy. Trong sử thi, văn học từ thời kỳ Vedic đã mặc định cho những sinh vật sinh ra từ chân thần Brahma là những sinh vật xấu xa, không đáng coi trọng. Ravana đại diện cho tính dục, dâm đãng, ăn cắp đồ cũng tiến và ăn thịt người

- Raksasa: Phiên âm tiếng Hán Việt là La sát. Trong kinh văn Phật giáo thường gặp, La Sát là loài hung thần ác quỷ, loài này hình tướng và mặt mày rất ghê gớm, thích ăn thịt người. Nam La Sát có thân đen, tóc đỏ, mắt xanh; nữ La Sát giống như người phụ nữ xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, chuyên ăn thịt uống máu loài người

- Mahisha: Quỷ trâu. Đại diện cho cái xấu, chuyên lừa lọc người khác.... Chính vì thế nên ngược lại với Bò là một loài vật được tôn thờ, thì trâu là một loài bị ghét và được quyền ăn thịt (may quá :)) )


Các nữ thần


- Nữ thần Devi: Khi Ngưu quỷ Mahisha tu luyện và trở lên bất tử. Hắn chiếm đoạt thế gian và đe doạ tới thần Indra là sẽ chiếm cả thiên đàng. Sau những lần đánh nhau thua, Thần Indra phải cầu cứu ba vị thần tối cao là Brahma, Vishnu và Shiva. Ba ông này đang ngồi nhậu, chém gió nghe thấy thế ôm chầm lấy nhau ( em không rõ như thế nào nhưng chắc cũng giống mấy ông say rượu nhà mình hay ôm nhau bắt tay bắt chân vậy) rồi từ cơ thể của 3 ông này sinh ra một nữ thần xinh đẹp là Devi. Thần Braham cho nàng con sư tử đê cưỡi, thần Vishnu cho nàng vũ khí ( đĩa bay, đinh ba..) để dùng. Còn thần Shiva đang sẵn cốc rượu uống dở trao cho nàng để nàng uống

Nghe đồn là Devi xinh đẹp lắm. Em cũng chẳng biết xinh đẹp như thế nào chứ bà này bà ấy có tận tới 16 cái tay. Lấy về lơ mơ cãi nó 1 tay nó túm tóc, một tay nó vả, một tay nó tét mông, một tay nó bóp d thì chết con mẹ nó mình luôn phải không các bác?

Ấy thế nhưng Ngưu quỷ thì nó đâu có sợ thế nên nó mới chết. Mahisha đến cầu hôn Devi nhưng nàng Mahisha cười vang ghê rợn khắp thế gian và không những cự tuyệt mà còn đánh nhau với hắn

Mahisha cũng không phải tay vừa, trong cuộc chiến với Devi hắn biến hình liên tục. Nhưng một khi nàng Devi đã uống rượu vào thì mắt tinh lắm. Nàng cưỡi sư tử, phi đinh ba, bắn đĩa và giết chết Mahisha.

Nàng Devi trở thành hình mẫu cho người phụ nữ Ấn độ luôn bị coi thường và đàn áp. Nàng không lấy chồng, sống không phụ thuộc vào đàn ông, dung mãnh và can đảm chứ không rụt rè và cam chịu như người phụ nữ Ấn độ. Nàng hoàn hảo, xinh đẹp và tuy không có đàn ông nhưng nàng cũng tự sinh sản vô tính.

Từ vầng trán của nàng đẻ ra một nữ thần Kali đáng sợ. Nữ thần này thay vì đeo dây chuyền kim cương hay vàng gì đó làm trang sức thì nàng lại dùng đầu và cánh tay của tù binh đeo lên cổ làm vật trang sức. Đôi mắt đỏ ngầu long sòng sọc và chiếc lưỡi của Kali thì luôn thè ra đầy máu.. nhưng chẳng hiểu sao bà lại được coil à nữ thần mẹ vĩ đại

- Nữ thần Parvati: Bà này là vợ hai của thần Shiva, em gái của thần Vishnu, biểu tượng cho sự chiến thắng giữa cái thiện và cái ác. Bà này là mẹ của rất nhiều vị thần. Được mô tả là có tới 8 cánh tay và cưỡi hổ đi dạo.

- Nữ thần Dugra: Bà này là nữ chiến binh bất khả chiến bại. Có 8 tay: 1 tay cầm roi, một tay cầm khiên, một tay cầm kiếm, một tay cầm đinh ba, một tay cầm cung, một tay cầm chuỳ, một tay cầm chuông, một tay cầm móc câu. Và trong cuộc đời hoạt động của bà có tới 108 bí danh khác nhau ;)

- Santoshi Maa: Nữ thần Hoà bình. Bà này là thần mới được đưa vào thờ cúng. Được cho là cháu nội của nữ thần Dugra. Nhưng hình ảnh thì khác hẳn. Bà được mô tả như người phụ nữ xinh đẹp và giống con người nhất. Ngồi trên toà sen và cầu chúc hoà bình cho nhân loại.



 
Last edited:
Em vô cùng hâm mộ bác Tùng. Vì hâm mộ bác nên em tìm hết tất cả các topic của bác để em đọc. Qua các bài viết của bác em không chỉ biết về danh lam thắng cảnh mà còn mở mang thêm rất nhiều về kiến thức lịch sử văn hóa. Đa tạ bác rất nhiều!!!!!!!!!:D
 
Ravi thả tôi ở trước cổng. Từ chỗ xe dừng cho đến cổng vào tôi phải đi bộ vào một đoạn khá dài. Vào bên trong thấy cả cái sân rộng lớn có thể đỗ được cả ngà chiếc xe ô tô, như thế mới thấy được sự rộng lớn của đền thờ này. Và như thường lệ khi vào các đền thờ tôi không phải mua vé. Nhưng ở bên trong không được chụp ảnh và để làm triệt để điều này bên trong sân trước khi vào đền họ có chỗ gửi đồ. Sau đó phải qua cửa an ninh một lần nữa, họ khám tất cả mọi thứ, phải cởi giày, cởi thắt lưng như làm an ninh lên máy bay vậy. Thế nên tất cả những âm mưu đem máy ảnh vào chụp lén đều tèo hết. Nói vậy thôi vì Ấn độ đa tôn giáo, sắc tộc nên chắc người ta đề phòng các phần tử cực đoan sang đánh bom




Cổng vào




Vào trong sân





Nơi gửi đồ, từ đây trở đi là tôi không chụp ảnh được nữa



 
Khônhg được chụp ảnh thì em thuổng vài cái ảnh trên mạng về để hầu các bác, với mục đích bác nào đến được Delhi thì hãy rẽ qua đền này. Phải nói là rất đẹp. Còn thông tin thì sau khi ra khỏi đền em mua được cuốn sách giới thiệu qua về ngôi đền nên cũng hiểu sơ sơ

Ngôi đền này được khánh thành năm 2005 và được coi là ngôi nhà của các vị thần. Nhưng bên trong lại thờ chính một ông tên là Bhagwan Swaminarayan. Ông này được coi như là hiện thân của các vị thần trong Đạo Hindu vậy. Chính vì em không hiểu đạo này lắm nên cũng không rõ như thế nào. Nhưng theo kinh Veda thì các thần sau khi chết đi lại hoá thân, đầu thai vào những người khác... nên ông này chắc được coi là hoá thân của các vị thần

Bước vào trong ngôi đền, nó quá rộng mà chỉ dẫn của nó lại dùng một số danh từ địa phương nên em phải hỏi quầy Information rất may là các cô gái ở đây rất nhiệt tình chỉ dẫn. Nhưng về sau em phát hiện ra, chẳng phải hỏi han gì hết, cứ đi theo một tour nào có HDV rồi mình trà trộn vào nghe ké là ok.
Vào tới bên trong, bên tay trái là khu vườn và bên tay phải em là khu đền chính. Thoạt nhìn nó rất to lớn và cực kỳ đẹp
Cái hình dưới đây là mặt ngoài ngôi đền đó. Hai bên trước khi vào là 2 quầy nhỏ gửi giầy dép. Các bác để ý cái tấm đá trắng lát dưới nền kia. Cực hay luôn, khi em cởi giầy ra dưới cái nhiệt độ gần 40 độ em nghĩ sẽ bị bỏng chân. Nhưng khi bước vào tấm đá trắng thì nó mát lạnh, không hiểu tấm đá đó nó có tính chất ko hấp thụ nhiệt hay ngừoi ta có chiêu gì mà làm được như thế. Còn bước ra ngoài tấm đá trắng mà ra đá đỏ thì bỏng chân thật


 
Khu đền chính này được gọi là Mandir. Và nó được xây hoàn toàn bằng đá, không được dùng kim loại đen làm ô uế các vị thần. Như vậy có nghĩa là nó không được dùng một tý xi măng, sắt thép nào. Nó có 9 vòm, bên ngoài chạm trổ đến 20.000 bức tượng của các vị thần

(Toàn bộ ảnh bên trong này là em thuổng trên mạng hết. Chứ em ko được chụp, mà có được chụp cũng không chụp đẹp được ntn)

 
Xung quanh đền là những hồ nước thiêng, thấy bảo đây chưa nước của hơn 100 con sông thiêng của Ấn độ người ta đem đổ vào đây. Và buổi tối ở một trong những cái hồ này có nhạc nước phục vụ bà con Hindu giáo. Chủ yếu nói về sự xuất hiện của các vị thần hay những bộ sử thi....






Chỗ nhạc nước ban ngày


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,135,002
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top