What's new

ẤN ĐỘ DU KÝ (P1: MUMBAI), a journey to see my destiny !

PHẦN 1: MUMBAI
( E là gái, sống ở HCM, thất nghiệp nên lang thang du ký)
19/4/12
- Bay từ Dubai sang Mumbai ( trên máy bay toàn Ấn Độ, ngồi gần 2 bác nông dân bị hôi nách – kinh khủng – chịu trận suốt 4h bay) mang theo địa chỉ của ngôi chùa Iskon, to lớn nổi tiếng ở Ấn Độ đến xin ờ nhờ  Bị từ chối
- Được 1 nhóm thanh niên chỉ đường, 1 bạn trong số đó nhiệt tình dẫn mình đến tận chùa, lang thang tìm quán internet sau khi bị từ chối để tìm kiếm chổ ở.
- Sau 3h đồng hồ kiếm tìm, định quay lại sân bay ngủ đêm nay. Xin ở nhờ nhà cậu sinh viên, sau 1 hồi cậu ta xin ý kiến những bạn cùng phòng khác thì đồng ý cho mình ở nhờ vác ba-lô lẽo đẽo theo cậu ấy !
11pm: gặp gỡ chào hỏi những người bạn mới, ta yên tâm vì có thể tin tưởng các bạn !
- Tắm xong, cả nhóm dẫn ra biển, lang thang….nhìn thiên hạ ngủ ngoài đường khắp mọi nơi !
- Uống café dạo
- Ngửi mùi hôi của biển ( biển nào ở Mumbai cũng hôi)
- Bạn dẫn đi ăn chân gà nướng ! ( nhà hàng ngon nhất mình từng dc ăn)
3 am: đón taxi về, trò chuyện và cả nhóm đi ngủ lúc 4.30 am.
20/4/12
- Quay lại Iskon để gặp quản lý xin ở nhờ ( lúc này đã có số fone, đã có 1 người bạn hiện đang ở nước khác nhưng vẫn gọi về Ấn Độ trao đổi với quản lý về hoàn cảnh của mình, để cho mình ở nhờ) không liên lạc được !
- Vẫn chưa mua dc sim card ở đây vì họ bắt giấy tờ chứng minh mình sống ở Mumbai ( làm sao mà có dc chứ !)
- Vào internet tìm kiếm các contacts đang ở India xin giúp đỡ. Sau khi liên hệ với 10 người thì gặp A.G. Anh ta hỏi dì cho mình ở ké !
- Đi bộ ( cõng theo 15kg trên vai) đến nhà dì của A.G. Sau 1 hồi “trình chiếu” passport, hình ảnh, tất cả những gì có thể để dì cho ở nhờ. Di bảo 100$ cho 3 ngày ! Chào dì đứng dậy ra đi !
- A.G ở cùng tòa nhà, định ghé qua chào cậu ấy 1 tiếng trước khi đi, nhưng cậu ta ko có ở nhà, chỉ gặp bà, mẹ , người giúp việc và tài xế. Bác tài gọi cho A.G để mình nói chuyện, mình chào cậu ta ra đi vì ko có đủ 100$. Cậu ta giận dữ gọi cho dì, mẹ cậu cũng gọi cho dì, bắt mình ở lại, mình bảo họ đừng làm thế ! Họ khăng khăng bắt mình ờ lại, kéo tay mình vô nhà dì cho bằng được ! Hoàn cảnh khó xử, mình đành ở lại !
- Chiều: lang thang ra bãi biển ăn ngô nướng.
- Tối: A.G hẹn đưa mình đi bơi. Bác tài chở mình và vợ anh ta ra club – đẹp và sang trọng ! Vùng vẫy trong nước, thoải mái !
- Ăn tối cùng gia đình A.G. Bác đầu bếp nấu riêng món mì xào cho mình. Nhà A.G. giàu, có 2 cô giúp việc, 2 tài xế, 2 đầu bếp và 1 cậu nhóc ( cứ đứng nhìn mình hiếu kỳ)
- Đêm, trò chuyện với 2 anh chàng hiện đang ờ nhà dì.
- Đồng thời liên hệ tìm nơi khác ở ! Đã được chấp nhận, đêm ấy chào dì và mọi người sáng mai dọn đi ! Nhà A.G. giữ mình, nhưng mình ko thoải mái khi ở đấy nên đi !
21/4/2012
- Đã xác nhận với người bạn mới về thời gian, địa điểm đón mình !
- Đến giờ hẹn, hai bên gọi cho nhau đễ gặp. Cuối cùng mới phát hiện ra rằng 2 người ở nơi thành phố khác nhau. Trời ạ ! Lại vô gia cư ! ko biết đêm nay ngủ đâu !
- Bí quá, đành gọi cho anh chàng sinh viên xin ở nhờ tiếp tục. Cậu ta từ chối vì cả phòng về quê vào cuối tuần ! ngậm ngùi !
- 1 tiếng sau, cậu sinh viên gọi lại bảo mình đến, vì mọi người hủy kế họach để ở lại cuối tuần với mình. Thật ngại nhưng ko có sự lựa chọn nào khác !
- Bỏ balo trong phòng, ra công viên ngồi thư giãn, thật thoải mái dù bụi mù !
- Tối: mình mời các bạn ăn tối vì hôm nay là sinh nhật mình
- Đi lang thang ở các chợ đêm, thật vui !
- 11pm: các cậu nhóc bảo mình vào nhà bếp 2 phút rồi gọi mình ra, thật bất ngờ với chiếc bánh sinh nhật được thắp nến lung linh ! Họ hát bài hát sinh nhật ! Thật vui, bất ngờ và ấm áp ! Sinh nhật đầu tiên ở nứơc ngoài với những người bạn mới.

22/4
Ngày chủ nhật bình yên, lang thang phố phường. Kết thúc bằng chai rượu vang đỏ mình mua ở sân bay ( để tặng chính mình vào ngày sn)

23/4 - 24/4
Tạm biệt các bạn sinh viên, mình đến ở nhà nghỉ vì cần giải quyết vấn đề bị rận cắn đầy người ! ( do giường nhà dì chắc có rệp)
- Đi lang thang trong khu cũ kỹ, một xóm nhỏ với đầy nhà nghỉ. Gặp 1 người địa phương nhiệt tình giúp đỡ và đưa đi lang thang đó đấy !

25/4/12
- Mua vé xe lửa đi Pune, tránh xa cái bụi bặm, ồn ào của thành phố kinh tế Mumbai !
 
Sorry mình làm loãng topic nhưng mình phục bạn ghê gớm luôn. Mình ở bên Ấn thì đi đâu cũng có người kè kè bên cạnh, bạn mình còn cấm mình không được mở cửa phòng khách sạn cho người lạ. Bạn cam đảm quá.
 
PHẦN 1: MUMBAI

19/4/12
- Bay từ Dubai sang Mumbai ( trên máy bay toàn Ấn Độ, ngồi gần 2 bác nông dân bị hôi nách – kinh khủng – chịu trận suốt 4h bay) mang theo địa chỉ của ngôi chùa Iskon, to lớn nổi tiếng ở Ấn Độ đến xin ờ nhờ  Bị từ chối
- Được 1 nhóm thanh niên chỉ đường, 1 bạn trong số đó nhiệt tình dẫn mình đến tận chùa, lang thang tìm quán internet sau khi bị từ chối để tìm kiếm chổ ở.
- Sau 3h đồng hồ kiếm tìm, định quay lại sân bay ngủ đêm nay. Xin ở nhờ nhà cậu sinh viên, sau 1 hồi cậu ta xin ý kiến những bạn cùng phòng khác thì đồng ý cho mình ở nhờ vác ba-lô lẽo đẽo theo cậu ấy !
11pm: gặp gỡ chào hỏi những người bạn mới, ta yên tâm vì có thể tin tưởng các bạn !
- Tắm xong, cả nhóm dẫn ra biển, lang thang….nhìn thiên hạ ngủ ngoài đường khắp mọi nơi !
- Uống café dạo
- Ngửi mùi hôi của biển ( biển nào ở Mumbai cũng hôi)
- Bạn dẫn đi ăn chân gà nướng ! ( nhà hàng ngon nhất mình từng dc ăn)
3 am: đón taxi về, trò chuyện và cả nhóm đi ngủ lúc 4.30 am.
20/4/12
- Quay lại Iskon để gặp quản lý xin ở nhờ ( lúc này đã có số fone, đã có 1 người bạn hiện đang ở nước khác nhưng vẫn gọi về Ấn Độ trao đổi với quản lý về hoàn cảnh của mình, để cho mình ở nhờ) không liên lạc được !
- Vẫn chưa mua dc sim card ở đây vì họ bắt giấy tờ chứng minh mình sống ở Mumbai ( làm sao mà có dc chứ !)
- Vào internet tìm kiếm các contacts đang ở India xin giúp đỡ. Sau khi liên hệ với 10 người thì gặp A.G. Anh ta hỏi dì cho mình ở ké !
- Đi bộ ( cõng theo 15kg trên vai) đến nhà dì của A.G. Sau 1 hồi “trình chiếu” passport, hình ảnh, tất cả những gì có thể để dì cho ở nhờ. Di bảo 100$ cho 3 ngày ! Chào dì đứng dậy ra đi !
- A.G ở cùng tòa nhà, định ghé qua chào cậu ấy 1 tiếng trước khi đi, nhưng cậu ta ko có ở nhà, chỉ gặp bà, mẹ , người giúp việc và tài xế. Bác tài gọi cho A.G để mình nói chuyện, mình chào cậu ta ra đi vì ko có đủ 100$. Cậu ta giận dữ gọi cho dì, mẹ cậu cũng gọi cho dì, bắt mình ở lại, mình bảo họ đừng làm thế ! Họ khăng khăng bắt mình ờ lại, kéo tay mình vô nhà dì cho bằng được ! Hoàn cảnh khó xử, mình đành ở lại !
- Chiều: lang thang ra bãi biển ăn ngô nướng.
- Tối: A.G hẹn đưa mình đi bơi. Bác tài chở mình và vợ anh ta ra club – đẹp và sang trọng ! Vùng vẫy trong nước, thoải mái !
- Ăn tối cùng gia đình A.G. Bác đầu bếp nấu riêng món mì xào cho mình. Nhà A.G. giàu, có 2 cô giúp việc, 2 tài xế, 2 đầu bếp và 1 cậu nhóc ( cứ đứng nhìn mình hiếu kỳ)
- Đêm, trò chuyện với 2 anh chàng hiện đang ờ nhà dì.
- Đồng thời liên hệ tìm nơi khác ở ! Đã được chấp nhận, đêm ấy chào dì và mọi người sáng mai dọn đi ! Nhà A.G. giữ mình, nhưng mình ko thoải mái khi ở đấy nên đi !
21/4/2012
- Đã xác nhận với người bạn mới về thời gian, địa điểm đón mình !
- Đến giờ hẹn, hai bên gọi cho nhau đễ gặp. Cuối cùng mới phát hiện ra rằng 2 người ở nơi thành phố khác nhau. Trời ạ ! Lại vô gia cư ! ko biết đêm nay ngủ đâu !
- Bí quá, đành gọi cho anh chàng sinh viên xin ở nhờ tiếp tục. Cậu ta từ chối vì cả phòng về quê vào cuối tuần ! ngậm ngùi !
- 1 tiếng sau, cậu sinh viên gọi lại bảo mình đến, vì mọi người hủy kế họach để ở lại cuối tuần với mình. Thật ngại nhưng ko có sự lựa chọn nào khác !
- Bỏ balo trong phòng, ra công viên ngồi thư giãn, thật thoải mái dù bụi mù !
- Tối: mình mời các bạn ăn tối vì hôm nay là sinh nhật mình
- Đi lang thang ở các chợ đêm, thật vui !
- 11pm: các cậu nhóc bảo mình vào nhà bếp 2 phút rồi gọi mình ra, thật bất ngờ với chiếc bánh sinh nhật được thắp nến lung linh ! Họ hát bài hát sinh nhật ! Thật vui, bất ngờ và ấm áp ! Sinh nhật đầu tiên ở nứơc ngoài với những người bạn mới.

22/4
Ngày chủ nhật bình yên, lang thang phố phường. Kết thúc bằng chai rượu vang đỏ mình mua ở sân bay ( để tặng chính mình vào ngày sn)

23/4 - 24/4
Tạm biệt các bạn sinh viên, mình đến ở nhà nghỉ vì cần giải quyết vấn đề bị rận cắn đầy người ! ( do giường nhà dì chắc có rệp)
- Đi lang thang trong khu cũ kỹ, một xóm nhỏ với đầy nhà nghỉ. Gặp 1 người địa phương nhiệt tình giúp đỡ và đưa đi lang thang đó đấy !

25/4/12
- Mua vé xe lửa đi Pune, tránh xa cái bụi bặm, ồn ào của thành phố kinh tế Mumbai !

Đêm đông, tối thứ 7, ngồi một mình lại viết nhăng cuội...xin mọi người bỏ quá cho !

Nhật ký Ấn Độ


Kết thúc 3 tháng lang thang ở Úc, tôi định sẽ sang New Zealand, nhưng lúc này chị gái tôi sinh nở không suôn sẽ lắm, vả lại đã có vé máy bay từ Perth-Singapore. Nên tôi quyết định sẽ không xin visa sang New Zealand mà sẽ về nhà thăm chị mình.

Quay lại Việt Nam được 2 tuần, đầu tôi lúc nào cũng nghĩ đến Ấn Độ và Dubai. Nhất định mình phải đến đấy! Tôi thuộc dạng thích khám phá, thích “sight-seeing” hơn là đọc sách để hiểu về tôn giáo, hay văn hoá. Có lẽ do tôi hay tiếp xúc và làm việc chung với nhiều người Ấn Độ nên đầu tôi cứ nghĩ về Ấn. Rồi bị ám ảnh bởi “thiên đường trên mây” của Dubai, vả lại xem hình thái tử U.A.E đẹp trai quá, nên tôi thử xem mình có gặp được anh chàng đẹp trai này không ;)

Phiêu lưu với tôi nghĩa là cứ đi mà không có kế họach trước, để xem mình sẽ trôi dạt về đâu, chuyện gì sẽ xảy ra và để vượt qua những thách thức mà tôi không lường trước được.

Vào google gõ dòng chữ “lãnh sự quán Ấn Độ tại Tphcm”, đọc những thông tin cần thiết để tìm hiểu về visa. Hóa ra xin visa đi Ấn Độ rất đơn giản, chỉ cần in tờ đơn, mang theo hộ chiếu, 2 tấm hình và đóng lệ phí 43$ tại lãnh sự quán trên đường Nguyễn Đình Chiểu, 2 ngày sau tôi có thể lấy hộ chiếu và visa 3 tháng, double entry.

Visa AUE hơi phức tạp tí, nhưng may mắn một người bạn của tôi đang làm việc ở Dubai đã giúp tôi xin visa nhờ vào thư mời của một công ty du lịch bên đấy.

Sau khi search hết tất cả các hãng máy bay, tôi book được hành trình Singapore – Chennai – Dubai – Mumbai khoảng 300-400 $ ( lấu quá rồi nên không nhớ chính xác con số bao nhiêu)

Tất nhiên sẽ là Tiger Airways từ HCM-Singapore. Và, 9h tối, tôi một mình ba-lô trên vai đón xe ôm ra sân bay Tân Sơn Nhất. Việc ngủ ở sân bay với tôi đã trở nên quen thuộc qua vài chuyến đi trước, thế nên trong mắt tôi, sân bay Singapore có thể sánh với “khách sạn 3 sao”: sạch và đẹp, mát mẻ và tiện nghi…hô.hô…Đến Singapore lúc nữa đêm, lượn lờ kiếm xem chỗ nào ngon lành nhất để đánh giấc. Chọn một góc khuất, ít lạnh, tôi chải tấm võng ra nằm và không quên hẹn chuông thức giấc lúc 6am để bay từ Singapore sang Chennai.
Tại Chennai, tôi check-out ra khỏi hải quan để nhìn phố xá nơi đấy thế nào. Trước khi đi, tôi có hẹn với một người bạn Ân sẽ gặp nhau ở sân bay vài giờ tán phét. Ra khỏi sân bay, tôi phát bực khi chờ mãi không thấy bạn ấy đâu cả. Tôi chờ phải đến 2 tiếng ở đây, gọi điện cũng không thấy. Nghĩ rằng bị anh bạn này cho leo cây, tôi chậc lưỡi hỏi thăm đường vào thành phố thế nào. Ngoài cổng sân bay, các bác tài tuck-tuck, taxi cứ gã tôi đi xe của họ, thách giá 600 baht ( xậc, làm gì tôi có số tiền đấy). Không, nhất quyết đi bus, quyết định chờ bus.

Hết chiếc bus này đến chiếc bus kia, sao xe nào cũng đông nườm nượp, đứng chen chúc nhau vậy nè trời – Tôi tự nói với mình. Đã thế, bus còn chẳng them dừng lại, chạy tà tà, ai thích xuống thì xuống, ai nhảy lên thì nhảy…mà ai cũng nhảy được, cớ sao mình không “nhảy bus” được chứ ! Sau một lúc quan sát, tôi cũng nhảy lên một chiếc xe bus. Chỉ có 10 rupees thôi nhé (1$=50 rupees). Rất cẩn thận, tôi đeo balo nhỏ của mình trước ngực, tay đặt vào túi quần vì có chiếc điện thoại trong đấy.

Bác soát vé hỏi: where ?
Tôi trả lời: center city, please

Trên xe đông thật, đám thanh niên trai tráng cứ chểm chệ ngồi trên ghế, để mặc các cụ già đứng vin tay vào thành. Tôi ngứa mắt lắm, thầm nghĩ “bọn này tệ thật”. Ai ai trên xe cũng nhìn tôi, đứa con gái duy nhất, lại là người nước ngoài, mặc jeans, áo thun, không che mặt. Tôi cứ nhe rằng cười khi bắt gặp ánh mắt nào đấy nhìn mình. Một chị ở ghế cuối gọi tôi đứng sát lại chị, ý rằng chị sẽ xuống vào trạm tới, tôi ngồi xuống ghế của chị. Chị vừa nhổm đít dậy vừa lấy tay kéo tôi, đấy tôi ngồi xuống ghế. Vừa đăt đít xuống ghế, tôi thấy cụ già khi nãy, tầm trên 80 tuổi, đứng run run vịn tay vào thành xe. Hiển nhiên, tôi sẽ không thể ngồi yên trong khi cụ đứng được, vừa nhổm đít lên (để gọi cụ), một cô gái khác nhanh như chớp, ngay lập tức ngồi vào chỗ tôi (dù tôi chưa rời hẳn khỏi ghế). Tôi vẫn cứ gọi cụ già và quay sang nói với chị gái “rất tiếc, ghế này tôi nhường cho cụ đây”. Âý thế mà chị ta cũng chẳng chịu đứng lên, cố ngồi ép vào để chửa một chỗ nhỏ cho cụ già! Tôi lại thầm nghĩ “đứng cũng lười thế, hèn chi béo phệ ra”, chị chẳng trông rất “phốt phát” mà !
Tình tôi hay đùa, dù đứng trong xe nhưng mắt tôi lại trò chuyện với 2 anh chàng đi xe máy chạy sau. Hai anh cứ vẫn vẫn ra hiệu xuống đi chung xe, tôi ra hiệu lại “không được đâu, gặp ở thành phố nhé !” ;) Trong đầu tôi lúc ấy nghĩ, giá mình được lượn lờ thành phố Chennai bằng xe máy thì còn gì tuyệt vời hơn thế nữa!

Bác soát vé nhắc tôi xuống khi xe đỗ trước 1 trung tâm mua sắm. Nhìn quanh, tôi chẳng thấy gì dặc biệt ngoại trừ cai shopping mall ra. Uhm, thôi thì cứ xem họ có gì trong đấy, có khác Vincom là mấy không. Họ đang làm event cho một hãng nước giải khát, wow, tôi được tặng một chai trà xanh nhé! Tuyệt quá, đang khát nước mà. Phải đi tìm thức ăn vì lúc đấy đã trưa rồi, tôi lên tầng trên cùng, nhìn giá thức ăn cái gì cũng khoảng 200 rupees. Đắt quá, sao mà đắt thế ! Vậy mà đông nườm nượp, không có chỗ mà đứng (có bàn nhưng không có ghế, ai cũng đứng ăn và bốc tay). Cắn răng, tôi cũng mua 1 dĩa cơm curry với giá tầm 200 rup. Cay quá, nước mắt nước mũi chảy ra tùm lum mà vẫn không thể nào ăn hết dĩa cơm. Dù đã làm việc chung với nhiều bạn Ấn Độ, nhưng cũng không khỏi “ngại” khi chung quanh mình ai cũng “bốc tay”. Thú thật, dù biết đây là văn hoá, là truyền thống, nhưng tôi vẫn không sao thoát khỏi cảm giác “thấy bẩn bẩn” khi nhìn anh chàng đối diện vừa bốc, vừa liếm tay dĩa cơm của anh ta.

Lòng vòng một hồi, tôi phải quay lại sân bay để bay tiếp đi Dubai.
 
Re: ẤN ĐỘ DU KÝ (P1: MUMBAI): MUMBAI VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (1)

(Kỉ niệm về những ngày ở Dubai xin được chia sẽ trong một bài khác !)

4g bay từ Dubai sang Mumbai không làm tôi thấy mệt chút nào. Chiếc xe trung chuyển của JetAirway để lại trong tôi một ấn tượng mạnh. Chẳng hiểu sao mà hãng này lại dùng chiếc xe trung chuyển trông như máy cày. Chiếc xe cũ kỹ, lộc xộc, bác tài xế chiếc quần ông thấp, ống cao, dạng hai chân như thủ thế lấy sức điều khiển chiếc xe kéo này.
Các bác hải quan chỉ hỏi tôi những câu rất thân thiện “cháu đi nghỉ à?”, “Sao lại đi một mình? Đi một mình buồn lắm đấy” rồi cười, rồi đóng dấu vào hộ chíêu.

Lúc ở Dubai, một người bạn gơị ý cho tôi ngủ nhờ ở chùa Iskon – một ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở Ấn Độ. Tôi chi vào google tìm địa chỉ ngôi chùa Iskon mà không hề có một “kế hoạch dự trù” nào khác. Trời ạ, sao khi ấy tôi ngây thơ đến thế, cứ đinh ninh mình đến chùa sẽ tá túc trong chùa. Lại còn tưởng tượng đến cảnh 5g sang dậy đi quét lá đa, chiều chiều nghe giảng kinh phật!

Ra khỏi sân bay, đang loay hoay hỏi thăm tuyến xe búyt đến chùa thì một anh chàng địa phương bảo tôi rằng anh ta cùng đường đến đấy. Tốt quá rồi ! Dại gì mà không đi theo anh ta chứ, tôi thầm nghĩ.
Lưng ba-lô to, ngực ba-lô nhỏ, tôi đến khốn khổ lắm mới chen qua được đám đàn ông lực lưỡng để nhảy vào được xe búyt. “Nhảy” là từ chuẩn phải dùng cho bus và xe lửa, bởi tôi chẳng thấy xe dừng lại, nó cứ chạy chầm chậm rồi người người chen nhau nhảy xuống, xô nhau nhảy lên. Hẳn tôi như một sinh vật lạ khi mọi ánh mắt cứ nhìn về mình chằm chằm, hiếu kỳ. Ấy là lúc đấy tôi chưa biết được một điều rằng đàn ông Ấn Độ có tính “thích nhìn con gái”, mãi sau này tôi mới nhận ra.

Người bạn mới không đứng cạnh tôi, nhưng anh đảo mắt nhìn tôi để biết chắc tôi an toàn. Rồi anh ngoắc tôi xuống cùng khi đến nơi anh cần xuống. Anh cố dùng vốn tiếng anh không nhiều lắm để chỉ tôi đường đến chùa. Sau những nỗ lực không thành, tôi cảm ơn anh và bảo anh cứ về nhà đi, tôi sẽ tự lo liệu được. Chúng tôi chia tay nhau mà chẳng hề biết tên.

Điện thoại có thể nói là vật bất ly thân vào thời buổi này. Tôi loay hoanh đến các cửa hàng hỏi mua một sim điện thoại Ấn Độ nhưng chẳng ai bán cho tôi, họ yêu cầu tôi phải có giấy tờ chứng minh mục đích sinh sống, làm việc tại Mumbai. Làm sao tôi kiếm ra mấy thứ giấy tờ đấy chứ. Nhưng tôi tin Ấn Độ cũng như Việt Nam thôi, luật là luật, lách vẫn cứ lách. Thể nào rồi tôi cũng tìm ra cách này cách kia, hay chắc chắn sẽ có một cửa hàng đấy không yêu cầu giấy tờ. Về cái sim, thì đúng là ngày hôm sau tôi cũng mò được một chiếc sau khi lùng sục rất nhiều cửa hàng (họ chẳng yêu cầu giấy tờ gì hết, chỉ cần khai báo thông tin là đủ, dễ quá rồi, google vài phút là có hết). Nhân đây cũng ghi chú luôn, điện thoại ở Ấn Độ không như ở Việt Nam, mổi thành phố sẽ có những nhà mạng riêng, nếu bạn dùng sim của Mumbai ở Delhi thì sẽ bị tính phí rất cao, gọi là phí roaming (chuyển vùng).

Mumbai vào lúc tan sở người người chen chúc nhau đến nghẹt thở. Khi đang hỏi một bác công an về đường đến Iskon thì một anh chàng trông rất bảnh bao dừng lại giúp đỡ. Anh dẫn tôi đến trạm xe lửa. Đang đi thì lại gặp một nhóm 4 người bạn khác của anh ta, chúng tôi dừng lại nói chuyện và chào hỏi nhau. Sau mốt các chàng trai thảo luận, một trong số đấy – Uma, đề nghị dắt tôi đến tận chùa. Do hiều làm rằng Uma có xe hơi nên tôi hớn hở đồng ý và cảm ơn, nhưng không phải, Uma tiếp tục dắt tôi đến trạm xe lửa và tôi hiểu rằng bạn ấy sẽ đích thân dắt mình đến chùa. Nhờ kinh nghiệm “nhảy bus”, giờ tôi “nhảy tàu” khá tốt. Tàu cũng chẳng dừng lại cho khách lên, và hành khách cũng không cần chờ tàu dừng hẳn, việc “nhảy” với họ rất đỗi quen thuộc và bình thường dù rằng ai cũng thấy trước tính chất nguy hiểm của nó. Uma kể với tôi rằng anh ta từng thấy một hành khách bị cán đôi người khi nhảy tàu nhưng trượt chân xuống đường ray. Uma rất nhiệt tình ngay lúc vừa gặp tôi, anh hỏi tôi đã có vé chưa, tôi bảo chưa. Thế là anh chàng dặn tôi đứng đấy, chàng lại chạy ngược lại để đi mua vé. Nếu mua vé bình thường thì chuyện chẳng có gì đáng kế, nhưng đặt trong hoàn cảnh ga tàu đông nườm nượp, chen chúc nhau, xếp hàng mua vé phải đến cả cây số (hơi ngoa một tí đễ diễn tả cảnh đông đúc). Lúc quay về, Uma trông như vừa từ phòng xông hơi ra. Tôi thật ái ngại về sự giúp đỡ nhiệt tình này.
Sau ba lần đổi tàu, bus, taxi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được chùa Iskon. Trời lúc này đã là 8 giờ tối. Thật ái ngại khi để Uma dẫn tôi đến tận đây, tôi đề nghị anh hãy trở lại nhà đi, nhưng anh chàng vẫn chưa yên tâm, sợ tôi sẽ gặp rắc rối nếu những người ở chùa chỉ nói tiếng Hindu mà không dùng tiếng anh. Chúng tôi đến thẳng phòng “Director” - biển hiệu ghi như vậy, sau khi tôi trình bày hoàn cảnh của mình, vị Gíam Đốc chỉ tôi đi thẳng vào bên trong gặp một giám đốc khác để nói chuyện. Khi vào bên trong, tôi bất ngờ khi thấy nhân viên lễ tân đứng tiếp nhận thông tin. Ngay lập tức tôi hiểu Iskon kinh doanh giống như khách sạn. Tôi trò chuyện với anh lễ tân và xin được gặp giám đốc, nhưng anh ta bảo rằng giám đốc không có ở đây. Anh ta nói thêm rằng chùa không nhận nữ khách đi một mình, nhưng trường hợp của tôi thì anh ta sẽ châm chước cho tôi thuê một phòng đơn. Tôi hiểu ngay rằng, mình sẽ chẳng thể nào ngủ nhờ nơi đây được, khi mà họ có hẳn dịch vụ kinh doanh ngay tại trong chùa, và tôi cũng sẽ chẵng thể nào gặp được giám đốc để có thể “xin đặc ân” vì lúc ấy đã 9h tối.

Vẻ mặt buồn, tôi và Uma bước ra. Anh ta hỏi tôi sẽ ở đâu đêm nay. Ngay lúc ấy, đầu tôi chỉ có một suy nghĩ “sân bay”, nhưng tôi vẫn đi tìm một quán internet, bật skype lên với hi vọng tìm được người bạn nào đấy trong danh sách của mình hiện đang ở Mumbai. Nhưng chẳng có ai online!

Dù sao thì Uma đã bỏ cả buổi tối đi cùng tôi. Thôi thì cứ mặc kệ, no bụng đã rồi tính sau. Nghĩ sao, làm vậy. Tôi mời Uma ăn tối cùng. Chúng tôi ghé vào một quán ăn Trung Quốc gần đấy, gọi 2 bát mì xào và thêm 2 chai coca cho mỗi người. Vừa ăn vừa trò chuyện, Uma hiện đang là sinh viên MBA, ở cùng những người bạn trong một căn hộ thuê. Cậu ấy có khuôn mặt hiền từ, chân thật. Đánh liều, tôi hỏi:

- Uma nè, liệu tôi có thể ở nhờ chỗ cậu đêm nay được không? Sáng mai tôi sẽ đi.
Uma lúng túng:
- Không được đâu. Mọi người sẽ nghĩ lung tung nếu thấy tôi dẫn một cô gái về đấy !
- Ừ, tôi hiểu. Xin lỗi nha !

Mấy phút sau, Uma cứ gọi điện thoại liên hồi, tôi không hiểu cậu ấy nói gì, bởi toàn tiếng Hindu, tôi chỉ loáng thoáng hiểu ra rằng cậu ấy đang nói về tôi khi tôi nghe được “vietnamese girl”. Thì ra anh chàng gọi điện cho ba người bạn ở cùng nhà hỏi ý kiến họ xem có thể cho tôi ngủ nhờ đêm nay không. Nếu cả ba người bạn kia đồng ý, Uma sẽ cho tôi ngủ nhờ! Cuối cùng thì tôi cũng tìm được chỗ ngủ đêm ấy, tại nhà một người bạn mà chỉ mới gặp cách đấy 3 giờ đồng hồ. Câu chuyện còn thú vị hơn khi Uma đề nghị tôi ‘diễn kịch” với anh bằng cách chúng tôi phải tỏ vẻ như là bạn thân của nhau, đã quen biết nhau từ lâu và đến hôm nay tôi đến thăm chàng. Thật thú vị, ăn xong chúng tôi ngồi học về tiểu sử của nhau, để tránh cho 3 người bạn kia đặt dấu chấm hỏi với Uma.

10g đêm, tôi theo Uma về chỗ cậu ấy. Ba người bạn cùng phòng chào đón tôi với nụ cười thân thiện. Vừa nhìn thấy họ, ngay lập tức tôi cảm thấy mình được an toàn. Uma bảo tôi tắm rửa, rồi cả nhóm chúng tôi kéo nhau ra biển.

Đêm ở Mumbai, từ hành lang, vỉa hè, nhà ga đến bãi biển, bất cứ nơi đâu cũng có người nằm ngủ. Họ thậm chí không cần đến tấm bạt, chỉ việc đặt lưng xuống nền đất mà qua đêm. Nhóm 5 đứa chúng tôi đón xe lửa ra vịnh biển nơi được bao bọc bởi đại lộ Marina Drive. Gío biển làm tôi cảm thấy thật sảng khoái. Thích nhất là tôi được “tung tăng” với đám bạn sinh viên này. Chúng tôi vừa đi vừa nhảy nhót, khoác vai, bá cổ nhau. Thật khó tin chúng tôi lại có thể thân nhau khi mà chỉ mới gặp cách đấy vài giờ. Uma bàn với các bạn còn lại, dẫn tôi đến một nơi bất ngờ: đi ăn đùi gà nướng. Thật tệ là tôi đã không ghi chú lại địa chỉ quán ăn đây, bởi cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa được tìm được nơi nào có món đùi gà nướng ngon như quán ấy. Mỗi khi xem hình, tôi lại nuốt nước miếng ừng ực. Lại còn cả café nóng trong cái khí trời cũng nóng không kém cốc café. Chúng tôi cùng nhau đi dạo đến tận 4 giờ sáng mới đón taxi về, khi ấy xe lửa đã nghỉ rồi.
Các bạn ấy thật dễ thương, họ sắp xếp cho tôi ngủ một mình trong một góc gần nhà bếp. Bốn người còn lại chen chúc nhau trong một không gian nhỏ bên ngoài.

...
 
Re: ẤN ĐỘ DU KÝ (P1: MUMBAI): MUMBAI VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (2)

Sáng hôm sau, Uma đưa tôi trở lại chùa Iskon. Lúc này, tôi vẫn chưa liên lạc được với chủ trì nhưng vẫn cứ quay lại nơi đấy như tìm kiếm một vận may. Dạo quanh một vòng trong chùa xong, tôi bảo Uma hãy về đi học đi, tôi sẽ tự xoay sở được. Uma đi rồi, tôi ngồi thừ ra ở sân chùa, chẳng biết nên làm gì, nên đi đâu, về đâu. Tự nhủ, đâu ai bắt mình phải chịu thế này, cớ sự này là do mình tạo ra, mình thích “phiêu lưu” thì đây, “phiêu lưu” đang ngay lúc này, phải đứng lên mà tìm cách xoay sở. Tự nói với chính mình, tôi đi bộ ra tiệm internet, online trên Skype với hy vọng sẽ tìm được người bạn nào đấy hiện đang ở Mumbai. Gặp cái nickname Ấn nào, tôi cũng nhảy vào hỏi xem họ hiện đang ở thành phố nào của Ấn Độ, ai ai cũng bảo ở đâu bên kia của đất nước. Bỗng, một cái nick nhảy vào hỏi thăm tôi, đấy là Abhay. Tôi chưa từng hoặc không hay trò chuyện cùng Abhay trên Skype nên không tài nào mà nhớ được anh ấy là ai, đã gặp bao giờ chưa. (Công việc trước kia của tôi là kinh doanh sản phẩm ngày dệt may, nên tôi có nhiều khách hàng, bạn bè bên Ấn Độ). Thật may mắn khi tôi biết rằng Abhay đang sống ở Mumbai, tôi liền kể cho anh nghe về tình huống của mình và hỏi xin ở nhờ nhà anh. Abhay nói rằng sẽ cố gắng giúp tôi, anh gọi điện hỏi thăm xem có thể nhờ ai được không. Nhưng tôi là con gái, nếu ở nhờ nhà anh hay con trai thì sẽ rất bất tiện, mọi người sẽ bàn tán ra vào, rồi lại còn cả sự nguy hiểm có thể đến với tôi, trong khi Abhay không biết rõ tôi là người thế nào, có đáng tin cậy hay không. Cuối cùng, anh cũng tìm giúp tôi được một chỗ, đấy là nhà Dì của Abhay. Đúng là số tôi may mắn thật, may đến độ nhà Dì của Abhay lại nằm ngay trong một khu căn hộ cao cấp, gần sát chùa Iskon. Thế là, tôi chỉ việc cuốc bộ 5 phút là đến nhà Dì.

Ý thức được việc một người lạ xin ngủ nhờ có thể khiến chủ nhà mất tự nhiên hay phải cảnh giác, tôi đã chuẩn bị tâm lý và suy nghĩ làm sao để Dì có thể yên tâm về mình. Tôi giới thiệu về bản thân, về mối quan hệ giữa tôi và Abhay. Tôi đưa hộ chiếu cho Dì xem, mở máy tính cho Dì xem những tấm hình của gia đình tôi ở Việt Nam để Dì có thể phần nào yên tâm rằng: tôi có một gia đình hạnh phúc (dù chỉ xem qua ảnh), thì ắt hẳn tôi cũng là đứa tử tế. Sau khi kết thúc phần giới thiệu, Dì hỏi tôi:

- Thế con muốn ở đây bao lâu?
- Dạ, con xin ngủ nhờ nhà Dì 3 tối ạ? Con ngủ ở đâu cũng được. Tôi trả lời
- Ừ, nếu con ở 3 tối thì Dì sẽ lấy con 100 usd. Bình thường, người lạ Dì sẽ lấy 50 usd một đêm. Nhưng Dì sẽ chỉ lấy con 100 usd cho 3 đêm thôi. Dì sẽ cần copy hộ chiếu của con nữa.

Tôi bỗng sựng người lại, bối rối không biết nói gì và làm gì. Tôi thầm nghĩ chẳng lẽ tôi truyền tải ý sai cho Abhay sao? Người tôi trở nên cứng đờ lại, chưa biết phải trả lời làm sao. Bởi đấy là lần đầu tiên tôi ngủ nhờ nhà một người lạ không hề biết đến cách đi “bụi” của bọn trẻ chúng tôi. Những lần trước, tôi thường liên hệ các bạn trên Couch Surfing, nên các bạn ấy đều hiểu rằng, chúng tôi là kẻ du lịch bụi, xin ngủ nhờ (không trả tiền). Sau giây phút “đông lạnh” ấy, tôi từ từ giải thích cho Dì hiểu rằng tôi không có số tiền 100 usd để trả cho Dì, và tôi chỉ xin có thể xin ở nhờ mà thôi. Và rằng, nếu Dì không thể giúp được, tôi xin phép đi. Dì trả lại tôi hộ chiếu và tôi lại đeo ba-lô trên vai và đi.

Nhà của Abhay cũng nằm trong toà nhà đấy, chỉ cách nhau một tầng lâu. Nghĩ bụng, tôi cứ lên chảo hỏi Abhay một tiếng vì dù sao anh ấy cũng đã cố gắng giúp tôi. Tôi bấm chuông, một người đàn ông trung niên trong chiếc áo sơ-mi trắng, trông rất bảnh bao mở cửa. Tôi giới thiệu là bạn của Abhay và đến chào anh ấy. Chú ấy mời tôi vào nhà, và bảo Abhay đang ở văn phòng, rồi gọi điện cho Abhay để tôi trò chuyện qua điện thoại. Tôi chỉ nói vắn tắt với Abhay rằng tôi định bụng lên chào hỏi anh trước khi tôi đi. Abhay khi ấy hiểu lầm ý tôi, rằng tôi đi đâu đấy rồi sẽ quay lại nhà Dì. Anh bảo tôi ăn gì đấy rồi hãy đi, anh sẽ dặn người làm nấu thứ gì đấy cho tôi. Tôi từ chối, bảo rằng trời sắp tối, tôi phải đi tìm nơi khác gấp. Abhay khi ấy dường như vẫn chưa hiểu ra ý tôi, anh cứ nằng nặc tôi phải ăn uống gì ở nhà anh rồi muốn đi đâu thì đi.

- Ít ra thì em cũng phải ăn thử xoài của Ấn Độ chứ? Xoài của Ấn Độ ngon lắm đấy.
Rồi anh bắt tôi đưa điện thoại cho chú áo trắng, dặn chú lấy trái cây, nước uống cho tôi. Tôi cũng cố gắng nén lại ăn miếng xoài cho anh ấy vui (mà cổ họng tôi cứ nghẹn đắng lại). Mẹ của Abhay khi ấy đi đâu vừa về, tôi chào bà và chỉ nói chuyện vài câu xã giao. Bà biết tôi xin ở nhờ nhà Dì. Khi tôi chào bà để đi thì bà mới hiểu ra sự tình “100 usd”. Bà gọi điện cho Abhay, tôi ngăn bà lại, bảo rằng tôi sẽ đi tìm nơi khác. Bà nhất quyết không cho tôi đi, giữ ba-lô của tôi lại. Abhay lại gọi điện cho tôi:

- Em cứ ở đấy, không việc gì phải đi đâu cả. Anh biết bà ấy, bà ấy lúc nào cũng tiền với tiền thôi. Cứ ở đấy, không được đi đâu hết nghe chưa?

Cái “tôi”, cái “sĩ diện”, cái “tự trọng” hay cái …gì thì tôi cũng không tìm ra từ ngữ để diễn đạt cho cảm xúc của mình khi ấy. Tôi bỗng chốc cảm thấy mình như một đứa ăn xin, đang làm phiền gia đình người khác. Tôi làm “náo loạn” cả nhà Abhay lên, tôi nhất quyết đòi đi, mẹ Abhay nhất quyết kéo tôi lại.

- Giờ con là con gái bác, con không phải đi đâu hết. Bà nói

Tôi oà khóc như một đứa trẻ, mà không thể nào ngăn nước mắt lại được. Bà kéo tay tôi, lôi tôi xuống nhà Dì (chính xác là từ “lôi”) vừa đi bà vừa nói “con cứ ở đây, không có tiền nong gì hết”. Tôi sức trẻ thế mà không bằng sức của bà, bà kéo tôi đến trước cửa nhà Dì, bấm chuông, Dì ra mở cửa, họ nói gì đấy với nhau tôi không hiểu. Nỗi sợ của tôi lúc ấy là sợ Dì hiểu lầm tôi dùng sức ép nhà Abhay để buộc Dì phải cho tôi ngủ nhờ. Sau khi mẹ của Abhay và Dì trò chuyện xong, Dì vui vẻ quay sang nói với tôi “con cứ ở đây, nhưng Dì cần copy hộ chiếu của con”.

Dù sao thì tôi cũng chẳng có chỗ nào khác để ở, thôi cứ ở tạm nhà Dì trước rồi sẽ tìm nơi khác sau. Chiều hôm đấy, tôi đi bộ ra bãi biển Juhu. Theo cách nhìn của cá nhân tôi thì chẳng có bãi biển nào ở Ấn Độ đẹp bằng bãi biển ở Việt Nam cả. Ở Juhu, tôi thậm chí còn không thấy được màu xanh của biển, mà chỉ toàn màu xám, đục ngầu mà thôi. Đi dạo khắp bãi biển, tôi cũng chẳng thấy ai tắm biển cả. Thiết nghĩ đàn bà, con gái Ấn Độ thì không được tắm do văn hoá truyền thống. Đến đàn ông cũng không thấy ai tắm biển. Dù mang tiếng là đến Ấn Độ, song kiến thức về văn hoá, phong tục nơi đây tôi cực kỳ nghèo nàn. Bù lại, các hoạt động ở bãi biển rất tấp nập. Từng xe đẩy bán ngô nướng, bánh trái giống hệt ở Việt Nam. Tôi mua một trái bắp nướng, ngồi bệt xuống cát vừa ăn vừa ngắm người qua lại (dù tôi mua phải trái bắp nướng còn sống, nhưng vẫn cứ ăn…vì tiếc tiền)

...
 
Re: ẤN ĐỘ DU KÝ (P1: MUMBAI): MUMBAI VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (3)

Abhay nhắn tin hỏi tôi đang ở đâu. Tôi trả lời đang ở biển, ăn ngô nướng. Anh bảo tôi khi xong việc, anh sẽ dẫn tôi và vợ anh đến “Câu Lạc Bộ Bơi và Đi Bộ” Anh sẽ cho tài xế chở tôi và vợ anh đến, còn anh lái xe thẳng từ văn phòng đến Câu Lạc Bộ (CLB) luôn. Nhà Abhay kinh tế rất khá, nếu không muốn nói là giàu. Nhà anh có hai tài xế riêng, 3 người làm và 2 đầu bếp. Tài xế nhà Abhay chở tôi và vợ anh trên chiếc BMW đời mời và sang trọng. Đây là lần đầu tôi gặp Abhay ngoài đời, anh trông rất trẻ (mà trẻ thật, chỉ mới sinh năm 1983). Chúng tôi trò chuyện một chút về công việc, sau đấy là về chuyến đi “quái gở” của tôi. Rồi tôi nhảy bùm xuống hồ bơi để tung tăng bơi lội, cảm giác thật sảng khoái. Đấy là một CLB tiêu chuẩn 5 sao nên rất sang trọng. Tôi cười thầm “đêm qua mới ở trong khu ổ chuột, đêm nay lại ở chỗ 5 sao, hô.hô…thật là thú vị” Tôi đắc chí lắm với cái suy nghĩ của mình, và cho cả “chuyến chu du” của mình. Vợ Abhay là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp, trông rất hiện đại. Trước khi lấy chồng, chị là Kiến Trúc Sư, lấy chồng rồi chị nghỉ việc ở nhà. Chị hỏi tôi muốn ăn gì để chị gọi đầu bếp chuẩn bị. Chị cho tôi biết nhà chị ăn chay, nên sẽ bất tiện cho tôi một chút. Song, tôi là người rất dễ trong việc ăn uống, lại còn ăn ké thì sao mà lại “dám” đòi hỏi gì chứ.

- Em ăn gì cũng được chị ạ. Mọi người ăn gì em ăn nấy. Tôi trả lời
- Nhà chị ai ăn gì thì đầu bếp nấu riêng em à !
- Vậy, em ăn mì xào nhé!

Abhay chở tôi và vợ anh ấy về nhà. Ba mẹ Abhay đang ngồi ăn tối. Thấy chúng tôi về, bác gái gọi tôi ngồi vào bàn ăn, trong khi vợ Abhay xuống bếp dặn một lần nữa đầu bếp nấu mì xào cho tôi. Bữa ăn nhà Abhay theo phong cách Tây. Mặc dù là ăn chay, nhưng các món ăn rất phong phú và ngon miệng. Tôi ăn khá nhiều, đến nỗi không thể hoàn tất món mì xào của mình. Trong lúc tôi ngồi ăn, một cậu bé giúp việc cho nhà Abhay chặc 14, 15 tuổi cứ đứng nhìn tôi, có lẽ tôi là vị khách nữ nước ngoài đầu tiên chăng? Bữa tối ở nhà Abhay làm cho tôi thấy rõ sự phân biệt tầng lớp giàu và nghèo ở Ấn Độ. Tôi không dám khẳng định sự phân biệt này xảy ra ở mọi nơi, hay chỉ với riêng gia đình nhà bạn tôi. Đầu bếp và người giúp việc không được ngồi ăn cùng chủ. Trong lúc chúng tôi dùng bữa, họ chỉ đi lại xung quanh để phục vụ món ăn. Thấy cậu bé nhìn tôi chằm chằm, vợ Abhay nhăc nhở cậu đi xuống bếp để tôi được tự nhiên.

Sau bữa tối, tôi xuống nhà Dì để ngủ. Tối hôm đấy, tôi gặp hai anh thanh niên, họ thuê một phòng trong căn hộ của Dì để ở. Lúc này, tôi mới hiểu ra nguyên do của “100 usd” vì Dì cũng cho thuê phòng, nên sẽ không có chuyện “ngủ nhờ miễn phí” cho tôi. Chúng tôi ngồi trò chuyện cùng nhau đến tận nữa đêm. Tối đấy, tôi cũng nhận được trả lời từ một người trên Couch Surfing về việc cho tôi ở nhờ. Anh ấy hẹn ngày mai sẽ đón tôi lúc 4 giờ chiều tại chùa Iskon. Thế nên, tôi thông tin ngay cho Dì biết tôi chỉ ngủ đêm nay thôi, và sẽ đi vào ngày mai.

Dì sắp xếp cho tôi ngù trong một chiếc giường đặt ngoài phòng khách. Nghĩ rằng nhà Dì sạch sẽ nên tôi không kiểm tra chiếc giường trước khi đặt lưng nằm xuống. Đêm ấy, tôi không tài nào ngủ được vì bị “ngứa” khắp người. Sáng ra, toàn thân tôi nổi từng hạt nhỏ, màu đỏ, li ti khắp tay, chân, đùi và lưng. Ban đầu, tôi đoán đấy là muỗi. Nhưng đến khi nhìn vào tấm lót bàn ăn, thấy những con rận nhỏ bò li ti. Tôi sực nghĩ ngay đến rận giường. Chắc chắn là chiếc giường có rận, nên toàn thân tôi mới bị ngứa và nổi hạt đỏ nhiều như thế. Một cảm giác ghê sợ chạy khắp cơ thể tôi, bởi tôi rất sợ những loài côn trùng nhỏ tý. Dì mời tôi dùng bữa sáng, mà đầu óc tôi chỉ quanh quẩn với lũ rận kia, tôi sợ chúng bò vào ba-lô và trốn đâu đó trong đống quần áo của tôi. Lúc ấy, tôi chỉ muốn giặt hết đống quần áo của mình, nhưng tôi lại sắp phải đi. Hơn nữa, nếu tôi sử dụng máy giặt hay dùng quá nhiều nước để giặt quần áo thì thật chẳng hay tí nào, tôi đoán là Dì sẽ không vui nếu tôi hỏi nhờ Dì ấy. Chậc lưỡi, nghĩ thầm: “Thôi, kệ nó, tới đâu thì tới, cứ đến nhà anh bạn kia xem thế nào rồi tính sau.”

Dihrea là người tôi xin ở nhờ trên Couch Surfing, tôi nhắn tin để xác nhận lại việc anh sẽ đón tôi lúc 4pm tại chùa Iskon. Đúng giờ, tôi đi bộ lại chùa, đi tới, đi lui tôi vẫn không nhìn thấy anh ấy đâu cả. Tôi gọi điện cho anh, anh bảo đang ở trước cổng chùa. Tôi cũng đứng trước cổng chùa, cơ sao lại không nhìn thấy nhau? Chẳng lẽ chùa còn có một cổng chính khác ở hướng khác ư? Tôi tự hỏi. Tôi cứ loanh quanh gần cổng chùa để tìm Dihrea. Anh gọi lại cho tôi:

- Kelly, cả hai ta đều bị nhầm lẫn. Anh đang ở chùa Iskon, nhưng mà là ở Pune. Còn em cũng đang ở chùa Iskon, nhưng mà ở Mumbai.
- Ôi trời đất ơi! Tôi trả lời anh mà người tôi như chết trân ra giữa đường.
- Ừ, không sao. Đành hẹn em lần khác nhé. Khi nào đến Pune cứ đến chỗ anh.

Vậy là tôi mắc cái lỗi chết người, không kiểm tra khoảng cách địa lý trước khi liên hệ xin ở nhờ. Giờ thì biết đi đâu đây? Tôi không thể nào vác mặt đến nhà Dì xin ngủ lại thêm một đêm, vì bản thân tôi cảm thấy không thoải mái, Dì chắc cũng chả thích thú gì, lại nghĩ đến cái giường đầy rận (dù trước khi đi tôi đã nói cho Dì nghe cái giường có thể có rận). Tôi lại rơi vô tình huống dở khóc dở cười, chẳng biết đi đâu về đâu. Tôi bước vào một quán nước, ngồi thừ người trong đấy để suy nghĩ về…chuyến đi của mình. Tôi giận mình không chịu lên kế hoạch cho hẳn hoi, đàng hoàng. Giận mình đòi làm “dế mèn”, đi là đi, không có kế hoạch, không sự chuẩn bị…lúc đấy vừa giận bản thân, vừa mệt mỏi vì ngửa ngáy toàn thân. Giây phút ấy tôi bỗng muốn bỏ cuộc, muốn về nhà…

...
 
Thời điểm tôi "lang thang" ở Ấn Độ là thuộc dạng "điếc không sợ súng". Đây chỉ là kể lại hành trình,và xin có lời nhắn đến các bạn nữ KHÔNG NÊN "bụi" một mình ở Ấn Độ, khá nguy hiểm đấy các bạn ạ.
 
Re: ẤN ĐỘ DU KÝ (P1: MUMBAI): MUMBAI VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (4)

Tôi gọi điện cho Uma, đành liều hỏi cậu ấy liệu tôi có thể quay lại chỗ các bạn ấy ngủ nhờ hai đêm được không, vì hai ngày sau tôi có hẹn gặp với một người bạn cũng là đối tác kinh doanh của tôi ở Mumbai. Uma nghe xong, nói với tôi:

- Kelly, bạn phải có kế hoạch về chổ ở chứ? Cuối tuần nên bọn tôi ai cũng chuẩn bị về quê đây, chỉ mình tôi ở lại. Nhưng một mình tôi ở đây, mà bạn lại là con gái thì hàng xóm sẽ nói thế này thế kia, bất tiện lắm.

- Ừ, cậu nói đúng. Xin lỗi nha, Uma. Tôi làm phiền cậu quá. Cuối tuần vui vẻ nha. Bye cậu.

Cúp máy, tôi thấy mình đúng là vô duyên. Uma nói rất đúng, tôi phải có kế hoạch dự phòng cho chỗ ở của mình chứ !? Sao tôi lại có thể vô trách nhiệm với chính bản thân mình như thế này? Tôi lại đứng thừ người ra với cái mặt tần ngần.
15 phút sau, Uma gọi lại cho tôi:

- Kelly, bạn cứ đến đây. Bọn tôi không về quê nữa, cứ đến đây đi.
- Không, không, Uma ơi. Tôi không thể làm phiền các bạn được nữa. Cứ về nhà với gia đình đi.
- Kelly, nghe này, đừng có lằng nhằng nữa. Đến đây ngay, nghe chưa? Lúc này, Uma nói bằng giọng đanh thép với tôi, như thể ra lệnh cho tôi.

Vậy là tôi vừa vui, vừa ngại, cõng ba-lô đón xe lửa đến nhà Uma. Tôi không bước vào nhà vì các bạn ấy quyết định ở lại Mumbai cuối tuần này, nên đã gọi công ty diệt gián và chuột đến khử trùng căn phòng. Chúng tôi ra công viên gần đấy ngồi trong khi đội diệt côn trùng phun hoá chất. Hôm đấy lại trúng ngày sinh nhật tôi, tôi đề nghị mời cả bọn đi ăn tối. Chúng tôi đi lòng vòng và cuối cùng dừng chân ở Subway. Tôi hơi bất ngờ vì đấy là lần đầu tiên các bạn ăn thức ăn nhanh. Tôi hiểu rằng có thể các bạn ấy đang là sinh viên, nên chưa bao giờ mua thức ăn nhanh để ăn vì giá cả cũng không rẻ. Tôi vui vì các bạn ấy khen thức ăn ngon. Trên đường về, Uma và Deepack bào có việc bận, phải ghé vào nhà bạn một lát. Tôi và Sandip đi bộ ra công viên ngồi chờ. Trong lúc chỉ có tôi và Sandip, tôi kể cho bạn ấy nghe tình huống ngày hôm qua, khiến tôi rơi nước mắt. Khi Uma quay lại, thấy mắt tôi vẫn còn đỏ, Uma tưởng Sandip nói gì làm tôi khóc, cậu ta hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra. Tôi bảo không có gì, chỉ là tôi vui vì xúc động. Sandip kể vắn tắt cho Uma nghe, Uma bất chợt ôm tôi vào lòng “ồ, Kelly, Kelly”. Cậu ấy như một người em trai của tôi vậy đấy !

Chúng tôi nổi hứng, mỗi đứa cầm một cây gậy…đấu kiếm ở công viên. Bụi bay mịt mù, mọi người nhìn tôi…vì đứa con gái nước ngoài duy nhất đang…”đánh nhau” với 4 thằng con trai.

Căn phòng bề bộn, ngổn ngang sau khi phun hoá chất. Mỗi đứa xúm một tay lau dọn. Uma bắt tôi vào tắm rửa. Khi tôi vừa bước ra, căn phòng bỗng…mất điện, nhưng thay vào đấy là ánh sáng của những ngọn nến cùng bài hát “Happy Birthday”. Tôi rất bất ngờ và xúc động. Thì ra trong lúc tôi và Sandip ngồi ở công viên, Uma và Deepak đi mua bánh kem để chúc mừng sinh nhật tôi. Chiếc bánh được đặt trên một chiếc ghế đẩu có trải một tấm khăn sọc ca-ro, trông rất đẹp. Đấy là chiếc bánh đẹp nhất tôi được thấy. Sau khi thổi nến, cắt bánh, bốn anh chàng lần lượt đút bánh kem cho tôi. Khi đấy tôi cứ nghĩ là các anh chàng tình cảm, đút bánh kem vào miệng tôi. Sau này tôi mới biết đấy là văn hoá truyền thống của người Ấn. Chúng tôi khui chai rượu sâm-banh mà tôi mua ở sân bay để chuẩn bị cho sinh nhật của mình. Đấy cũng là lần đầu những anh bạn của tôi uống rượu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,024
Members
192,358
Latest member
nepchongtruot
Back
Top