What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - những ngày đông rực nắng

Như vậy, cuối cùng tôi đã đặt chân đến Ấn Độ một ngày mùa đông nắng vẫn còn vàng óng, vẫn tươi màu rực rỡ. Hành trình dài đăng đẵng lần này, tôi không thật sự nghĩ là sẽ thực hiện được ngay từ lúc bước chân lên đường. Đã hơn 2 tháng xa quê, xa nhà, xa bè bạn,… con đường độc hành lang thang qua nhiều vùng đất mơ ước, nhiều học hỏi, nhiều khám phá… có lắm điều hay ho nhưng cũng nhiều khi buồn tê tái. Không biết đã có bạn nào một mình lang thang từ Saigon đến Ấn Độ, chỉ bằng đường bộ hay chưa, nhưng tôi rất vui vì cuối cùng mình đã làm được điều mà-tôi-đã-từng-nghĩ-là-mình-sẽ-không-bao-giờ-làm được – thực hiện được chuyến đi hoàn toàn bằng đường bộ từ Việt Nam đến Ấn Độ.


PB170780-1.jpg

Vẫy tay chào Nepal những ngày thu xanh, tôi một mình lầm lũi len lỏi qua dòng người đông đúc đi kiếm chuyến xe về Gorakhpur.


Một mình lặng lẽ rời Saigon vào một đêm mưa cuối mùa tầm tã, tôi không ra Bắc để tiện đường sang Trung Quốc mà lại bắt đầu hành trình này bằng chuyến xe đêm đi Gialai, để từ đó sang Lào. Từ Nam Lào những ngày mưa mù, tôi chôn chân ở Siphandon những hoàng hôn rực lửa, rồi mải miết trượt dài đến Bắc Lào để sang vùng Xinhuabanna, Vân Nam, Trung Quốc. Lang thang mê mải vùng Vân Nam, Tứ Xuyên trong những ngày mùa thu vàng mù sương cao nguyên tuyệt đẹp … cũng là thời gian tôi chờ đợi, chuẩn bị cho hành trình mơ ước lên Tibet – chuyến đi mà tôi đã chuẩn bị nhiều lần trước đây những đến lúc này vẫn chưa thực hiện được.


PB180876-1.jpg

Một buổi sáng yên bình ở Kushinagar, Ấn Độ, nơi Đức Phật nhập cõi Niết Bàn – đây là nơi được cho là đã làm lễ hỏa táng Đức Phật.



PB191020-1.jpg

Những gì còn lại ở Sarnath, Varanasi, nơi Đức Phật thuyết giảng kinh kệ cho chúng sinh


Cuối cùng, chuyến tàu Thành Đô – Lasha cũng đưa tôi đến được miền đất của các chư thiên – Tây Tạng huyền bí. Choáng ngợp với một Tây Tạng hùng vĩ về thiên nhiên, huyền bí về tâm linh, chân tình mộc mạc trong cuộc sống của người bản xứ… với quá nhiều điều hay ho, mà một chuyến đi ngắn ngủi chỉ để mở đầu cho những mơ ước kế tiếp, tôi tìm đường sang Nepal trong những ngày thu xanh vời vợi, để rồi lại bị mê mệt, đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và tình người nồng hậu nơi đây.


PB190936-1.jpg

Rắc tro trên sông Hằng – để thỏa ước nguyện của những người không được hỏa táng bên bờ sông thiêng.


PB241683-1.jpg

Một sáng mai sớm ở Chùa Vàng – Thánh địa của đạo Sikkim, ở Amrista[/I]


PB221265-1.jpg

Thánh đường Hồi Giáo ở Delhi



PB260162-1.jpg

Tham dự một lễ cưới lúc 1 giờ sáng ở Agra – tự nhiên được mời!


Lần khân mãi, rồi cuối cùng tôi cũng rời Nepal và đặt chân được lên đất nước Ấn Độ vào một ngày mùa đông nắng vẫn tràn ngập, vẫn mênh mang khắp chốn… Như vậy, tôi đã đến Ấn Độ một cái nôi của văn minh nhân loại, một đất nước của huyền thoại, xứ xở của nhiều điều kỳ bí và cả nhiều mâu thuẫn…để bắt đầu hành trình hăm hở khám phá mới – dù đây không phải là lần đầu tôi đến Ấn Độ.


(tbc.)
 
Last edited:
Thế là xong. 2 tuần ròng rã đọc bài của backpackervn.
Lang thang ngày buồn, vào phượt và gõ backpackervn, tự nhiên lôi ra được bài này. Hình như, đây là bài đầu tiên của bpk tại phuot.vn?
Mình đọc phải đến 90% các bài viết của bpk, và thấy hình như có mỗi bài viết này được bpk viết đầy đủ, như vĩ thanh của 1 cuốn tiểu thuyết, còn lại như Lang thang đường bộ Bali 1 mình, hay xa hơn bali, hay Phillipines... đều không có 1 cái kết trọn vẹn. Có thể nhiệt tình viết đã giảm, cảm xúc và mạch viết đã không còn sau những lần "đi hoang" giữa các bài viết.
Nhưng dù sao, cảm ơn bpk đã cho mình 1 định nghĩa khác về Ấn Độ. Vì từ trước đến nay, định nghĩa về Ấn Độ của mình chỉ là bài Made in India, còn lại chỉ là suy nghĩ Ấn Độ bẩn, Ấn Độ mất an toàn...
Sau bài này, mình đã có thêm 1 điểm must come.
 
Ban oi, lich trinh cua ban di nhu the nao vay ? Minh sap di India, nho ban tu van cho minh lich trinh cua ban duoc khong ? chi phi, van chuyen va hotel... Email cua minh : [email protected]. Ban add FB cua minh bang email nay cung duoc. Cam on ban nhieu nhe.
 
Chào các bạn!

Do không biết hỏi ở đâu nên mình đành tạm post ở đây. Mình rất muốn hỏi kinh nghiệm khi phượt dài ngày của các bạn. Đó là:

- Bạn làm sao để nhớ hết các chi tiết (tên, địa danh, giá tiền...) và đặc biệt là cảm xúc ở những nơi bạn tới? Đặc biệt khi bạn di chuyển liên tục giữa nhiều nơi trong ngày thì làm thế nào để có thời gian ngồi ghi chép lại hết các sự kiện (gồm cả suy nghĩ cảm xúc) đã xảy ra??

- Và bạn làm tnao để ghi chú chính xác tên 1 địa điểm mà bạn chụp ảnh (khi mà có lẽ bạn chụp hàng ngàn bức ảnh)?? Khi mình tham quan nhiều nơi liên tiếp trong cùng 1 ngày, mình chụp ảnh và xem lại thì thường bị lẫn lộn, ko nhớ chính xác ảnh nào chụp ở nơi nào (vì có những địa danh tên rất khó nhớ và hình ảnh của chúng hơi giống nhau)

Rất mong bạn nào có kinh nghiệm vui lòng chia sẻ cho mình. Cám ơn nhiều :)
 
Trước hết là cảm ơn anh chủ thớt đã viết bài rất hay. Mê mải đọc đến 10 trang rồi mắt díp vào mà vẫn ko rời!
- Em muốn comment dưới mỗi đoạn anh viết mà ko biết nên chỉ viết tạm ở đây
- Đang có seri phim Cô Dau 8 tuổi nên em càng quyết tâm đi chơi Ấn, bởi mê anh đẹp trai Shiv trong vai chồng 2 của Anandi quá, một mẫu người đàn ông ko có thực ở cuộc đời này !
- Nghe lời hướng dẫn tò mò muốn xem hình anh chủ thớt thì " Ôi thần linh ơi" sao mà đẹp trai thế! Yêu du lịch như thế này, viết văn hay và hấp dẫn như thế này, lại còn đẹp trai nữa, chuyển sang thích anh thay vì anh Shiv không có thực kia mất rồi !!!!!!
- Đùa anh chút xíu đừng giận nhé! Thèm đi Ấn mà vẫn sợ trong đầu đất nước họ nhiều tệ nạn cho phái nữ ko an toàn.Lại thêm việc ông xã không hào hứng cho kế hoạch Ấn Độ chút nào ! :)
 
Re: Varanasi - Bình minh tan sương trên sông Hằng – 6

@ trantrakhuc, cám ơn sự chân tình của bạn! Nhưng bạn làm bpk ngại quá! Rất mong là sắp tới sẽ được bạn chia sẻ cảm giác tuyệt vời sau chuyến đi Ấn Độ - Nepal.
....................................................


(cont.)


Sáng nay, ý định chính của tôi là ra thăm sông Hằng, lần đầu tiên trong đời, để được tận mắt nhìn thấy con sông đã đi vào huyền thoại, thơ ca... Và tôi đã đến đây rồi. Thơ thẩn bên sông, tôi nhìn trời, nhìn đất, nhìn sông, nhìn người, nhìn cuộc sống nhộn nhịp bên sông, bên đời… nhìn sông Mẹ có lẽ đang ngày càng trĩu buồn vì gồng gánh mỏi mệt những tội lỗi, những bụi bặm trần gian ngày càng dồn dập về như lũ mùa vì những cuộc mưu sinh, cạnh tranh, bon chen mà người hiền ngày càng khó sống, của cuộc đời ngày càng phàm tục, càng nhiều tham vọng, dày mưu mô… mà con người đã trút xuống dòng sông, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Người đến rồi về thơ thới hân hoan trong thân xác tươi mới nhẹ nhõm, tội lỗi để lại bên bờ sông, trong lòng sông, để rồi, chính con sông lại chở nặng những tội đày, oằn mình chảy … Chảy đến bao giờ sông ơi? Bao giờ sông lại trong? Đến bao giờ…?


Lòng vòng bên bờ sông, không dự định lang thang nhiều, nên sau khi quanh quẩn ở gần khu Dashashwamed, tôi rẽ trái đi dọc bờ sông tiếp để đi từ cái ghat nổi tiếng nhất dọc bờ sông Hằng ở Varanasi, ghat Dashashwamed này, đi qua vài ghat có niên đại từ những năm 1.600 để lên đến ghat Manikarnika, ghat làm lễ hỏa táng lớn nhất ở Varanasi. Các ghat này do các quốc vương hoặc các quận công giàu có xây dựng nên trong vài trăm năm gần đây. Tuy không mang lại được kiến trúc huy hoàng của thành Varanasi của 3.500 năm về trước, nhưng những chiếc ghat với các kiến trúc độc đáo này đã làm cho Varanasi đã mang một vẻ duyên dáng bên sông rất lạ.


Tôi muốn đến Manikarnika, sau khi đã viếng thăm sông Hằng để tìm hiểu, chiêm nghiệm thêm về tập tục hỏa táng của người Hindu, … Trước đây vài tháng, tôi có một người bạn, nữ, cũng từng đi đến Varanasi 1 mình, đã ngồi bên bờ sông ở ghat Manikanika cả ngày trời, để chiêm nghiệm về sự ngắn ngủi của một kiếp người. Khi về Sài Gòn, bạn có chia sẻ lại cảm nhận về “cuộc sống sao mà phù du” ngay lúc đó của bạn, và cả việc bạn bỏ cơm cả mấy ngày sau mỗi khi liên tưởng đến mùi mỡ người cùng khói bốc lên đậm đặc, quẩn quanh hoài ở 1 khúc sông... Cũng “may” (?!) là tôi đã từng ngồi cả buổi để quan sát nghi lễ hỏa táng ở bờ sông thiêng Bagmati, kế bên đền Pashupatinath, Kathmandu, nên tôi cũng bớt lạ lẫm hay ít bị sốc, chỉ có chút ngạc nhiên về 1 điều khác. Ở Nepal, người ta xây từng bệ xi măng hay bê tông bên bờ sông và thủ tục được tiến hành trên đó nên mọi thứ trông gọn ghẽ, tươm tất. Còn ở đây, người ta chất củi thành từng ụ bên bờ sông, rồi cứ thế mà đốt, luân phiên hết chỗ này chuyển qua chỗ khác rồi quay lại chỗ cũ, nên trông bờ sông nơi tiến hành nghi lễ hơi lộn xộn và ít vẻ trang nghiêm.


PB190917.jpg



PB190918.jpg

Ghat Manikarnika, nơi tiến hành nghi lễ hỏa táng lớn nhất ở Varanasi​


Thêm 1 điều khác nữa là ở đây cấm chụp hình, (bị bắt sẽ phạt tiền rất nặng) không như bên Nepal, bạn có thể chụp hình tự nhiên (đừng quá thô lỗ, lăng xăng chạy tới chạy lui chọn góc hình đẹp (!?) lúc tang gia bối rối… là được). Rồi thêm 1 điều nữa là ở đây luôn có các cò từ gạ gẫm đến dụ dỗ rồi hù dọa khách về việc mời đến nơi có vị trí tốt để xem các nghi lễ này, không được thì hù dọa là cấm không cho người ngoại đạo vào xem… Nhưng tôi cứ lờ đi tất cả để đến tận nơi. Và khác với ở Nepal, khách chủ yếu ngồi từ bờ sông bên này nhìn sang lễ hỏa táng bên kia (sông rộng chừng 8-10m, cỡ kênh Nhiêu Lộc), còn ở đây, thiên hạ (nhất là mấy bạn khoai Tây) xông đến đứng ngồi rất gần nơi làm lễ, làm bpk cũng tò mò lân la theo đóm ăn tàn ghé đến gần hơn, nên cảm giác lại “thật” hơn, nặng nề hơn và ám ảnh nhiều hơn khi nhìn thấy rất gần mọi công đoạn, quá trình của việc hỏa táng, có khi chỉ cách 3-4m trước mắt mình. Rất ấn tượng và ám ảnh khi nhìn những thân xác vừa mới đó, giờ đang cháy đen, rồi thành tàn tro trong củi lửa đang phừng phực suốt ngày đêm nơi đây... Các nghi lễ hỏa táng cho từng người có phân biệt khác nhau bởi gỗ tốt gỗ xấu, có bổ sung gỗ có hương liệu hay không… nhưng mỗi một phận người giờ chỉ cần vài ba giờ đồng hồ là về với đất trời, với sông Mẹ… Sao vẫn còn mê mải!


(tbc.)

Sợ nhất là cảnh tượng hỏa táng này, nghe nói người ta nếu nhà nào nghèo quá, họ không có tiền mua củi làm giàn thiêu, thì quấn vải thả trôi sông Hằng đại luôn, vì vậy con sông này là ô nhiễm nhất mới phải.
 
Ôi thế bây giờ có visa vào Ấn thì có phải xin visa vào Nepal nữa ko ạ?
Em rất muốn là sẽ được chiêm ngưỡng cả các di tích của Nepal nữa. Nhưng quả là mù tịt thông tin.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,028
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top