NÚI TRÀ SƯ
Kỳ Lân Sơn là tên chữ hiếm người biết của Núi Trà Sư.
Theo nhiều giai thoại mà những người sống trên Núi kể lại, trước kia người dân trong vùng thường gọi là núi Tà Sư vì có nhiều vị đạo sĩ tu trên chót núi. Một thời gian sau, người dân quen gọi trại ra là núi Trà Sư. Có hai đường lên núi Trà Sư.
Đường đi bộ: Theo quốc lộ 91 đối diện Cửu Trùng Đài, cạnh tiệm bán thuốc núi
Đường đi xe: Từ Ngã Ba cây Mít chạy theo con đường trải đá mi vào khoảng 150 mét rẽ trái có con đường dốc láng xi măng rộng khoảng 3 mét chạy Sáu Xứng và Năm My có con đường dốc đá lên Núi Trà Sư.thẳng lên núi Trà Sư hướng Điện Huỳnh Long ( xe 50 chỗ chay được).
Núi Trà Sư chỉ cao 146 mét nhưng có nhiều Chùa Chiền, Am, Miếu… đồng thời cũng là nơi thường diễn ra những sinh hoạt tâm linh huyền bí. Lúc nào núi Trà Sư cũng có đông đảo khách thập phương thượng sơn cúng bái.
Theo đường đi bộ, bước 70 bậc cấp là đến khu vực chùa Tây Hưng. Lên 70 bậc cấp nữa, gặp ngôi Hòa Sơn Tự nằm bên trái con dốc. Hòa Sơn Tự do Sư cô Thích Nữ Như Nhã trụ trì từ năm 2008. Ngôi chùa nhỏ nhưng khang trang, sạch sẽ với những viên gạch men lót nền, tường sáng ngời, với tượng thờ chính là Phật Quan Âm một tay bắt ấn, tay kia cầm bầu nước cam lồ rưới xuống trần gian.
Sau tượng Phật Bà trong tư thế đứng, che đầu bằng chiếc lá sen là bức bích họa Phật Thích Ca tham thiền.
Chùa có từ lâu đời, khởi thủy bằng tre lá sau được người dân tôn tạo dần dần bằng gạch xây. Khi Sư cô Nhã về trụ trì đã tôn tạo khang trang như hiện nay.
Theo các bậc tam cấp, bước qua cổng chào là vào khu vực của Điện Huỳnh Long.
Từ đó theo những đường vòng, dẫn đến điện Huỳnh Long, qua Sân Tiên, Điện Quan Âm, Hang Hổ...
Tại Ngã Ba rẻ theo tay trái là lối đi dẫn đến miễu thờ hòn đá lăn, đi tiếp khoảng 50 mét theo con đường dốc thoai thoải đến ngôi chùa Bồng Lai với phong cảnh u tịch.
Đi bộ tiếp khoảng 200 mét đến miễu thờ Hòn Đá Lăn - tảng đá núi to lớn nằm choán một góc miếu thờ Bà Chúa Sơn Lâm.
Theo người dân nơi đây kể lại: Ngày 25-7-1991, có hai hòn đá, một hòn nặng khoảng 1 tấn, một hòn chừng 300kg, lăn từ đỉnh núi xuống nằm ngay góc miếu.
Nhưng có điều lạ là hai tảng đá không lăn thẳng xuống triền dốc mà lăn vòng vào ngay miếu thờ bà Cửu Thiên Huyền Nữ.
Tảng đá nặng cả tấn chỉ làm văng tượng thờ của Bà ra ngoài, riêng miễu thờ chỉ bể vách tường phía sau, ba mặt đều còn y nguyên.
Từ đó, hai tảng đá yên vị tại chỗ, Người dân sơn nhũ vàng hai hòn đá gọi đó là Chư vị Sơn thần và hương khói thờ tự.
Người ta xây một ngôi miễu khác cạnh miễu Sơn Thần, để thờ Cửu Thiên Huyền Nữ.
Địa điểm này rộng thoáng mát, du khách thường ghé lại tham quan và cúng bái.
Tiếp tục đi lên phía đỉnh núi, đến một mặt phẳng có diện tích khoảng 80m2 là sân tiên.
Khu vực sân tiên có bốn điểm thờ cúng: Cửu Quyền, Chánh Soái Đại Càn Và Trăm Quan Cựu Thần và một tảng đá khổng lồ nằm sừng sững giữa trời xanh.
Bước lần theo bậc thang lên khoảng 100 mét sẽ gặp ngay hang Ông Hổ; nơi đây có hai động đá, một bên là điện Ngũ Hổ và một bên là điện Cửu Phẩm nằm sâu trong hang đá.
Theo hướng điện Cửu Phẩm đi lên khoảng 25 mét, sẽ gặp miễu Bà Chúa và tảng đá thần.
ĐIỆN HUỲNH LONG
Từ Hòn Đá Lăn có hai ngã lên điện Huỳnh Long. Một ngã dốc cao, khúc khuỷu, ngã còn lại đường khá bằng phẳng, ngang qua một quán võng bằng tre lá khá đẹp mắt rồi lên dốc cao ngắn. Lần bước xuống núi vòng về phía tay trái, đi chừng 50 mét, sẽ gặp điện Huỳnh Long. Điện Huỳnh Long nằm trên cao ở một vồ đá, đường lên khúc khuỷu, bậc đá có tay vịn chắc chắn, tạo cảnh quan đẹp.
Điện Huỳnh Long là một cái hang hẹp, thấp, có đặt cái sạp có vạc tre lưu niệm nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ - Phật Giáo Hòa Hảo nghĩ ngơi khi đến tịnh tu tại đây. Bước vào chánh điện: Phía trái là ban thờ ông Đạo Xom (Lê Nhựt Long), Sơn Thần. Phía phải thờ bài vị: Cửu Huyền Trăm Họ, ông chín Phạm Văn Tân (chủ điện Huỳnh Long). Chính diện sát vách hang là bàn thờ: Chính diện thờ tôn ảnh Đức Phật Thầy Tây An. Phía trái là tôn ảnh bán thân Đức Huỳnh Gíao Chủ; Quan Thượng Đẳng Nguyễn Trung Trực; bài vị Trăm Quan Cựu Thần. Phía phải tôn ảnh toàn thân Đức Huỳnh Gíao Chủ; tượng Phật Bà Quan Âm.
Theo lời kể của cô Năm Hiền là cháu nội ông Ba Xom hiện đang giữ Điện Huỳnh Long. Trước kia, thời Đức Phật Thầy Tây An, Ngài và các ông Đạo đệ tử chọn nơi đây là nơi tịnh tu nên trong bổn đạo thường gọi là Điện Thầy. Đức Phật Thầy Tây An có lần đến ngồi tịnh nơi đây 49 ngày.
Điện Thầy xưa kia là cốc của ông Chín Phạm Văn Tân, ông Chín là bổn đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, ông lập cốc tại đây tu tập và gìn giữ nơi các ông Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lưu tới ngồi tu tịnh. Sau khi ông Ba Xom về tu ông nhường cốc cho ông Ba Xom lui xuống triền núi lập cốc khác. Ông Ba Xom tiếp quản cốc ở tu tập cho đến cuối đời.
Theo lời kể lưu truyền trong gia đình ông Đạo Xom. Đức Huỳnh Gíao Chủ đã 3 lần đến Điện Thầy. Lần đầu tiên Ngài đi cùng Đức ông, Đức Bà và vài người thân tộc. Lần thứ hai đi cùng Đức ông và ông Út Quốc. Lần thứ ba đi cùng 1 bổn đạo (chưa xác tính được là tên), vào khoảng năm 1938, Ngài cùng 1 tín đồ đi xe đạp từ Hòa Hảo đến Núi Sam, Ngài bảo người tín đồ ở lại đây giữ xe, một mình đi bộ vào Điện Thầy. Ngài mượn ông Đạo Xom ở nơi đây tịnh tu 64 ngày.
Nhắc qua về người tín đồ đi cùng với Đức Thầy, nghe lời ở lại giữ xe, chờ quá lâu ngày trong dạ rất bồn chồn lo lắng, không biết Ngài đi đâu mà không dám tự về Tổ Đình vì không biết trả lời sao với Đức Ông vì Đức Thầy chỉ dặn ở giữ xe mà không nói đi đâu, nên cứ thấp thỏm ở tại chỗ giữ xe mà chờ. Sau 64 ngày tịnh tu, trước khi về, Đức Thầy hỏi ông Đạo Xom: Nơi đây, trước giờ chưa có tên phải không ?
Và Ngài đặt nên là Huỳnh Long Điện (Huỳnh là họ của Đức Thầy, Long là tên tộc của ông Đạo Xom).
Điện Huỳnh Long chính thức có tên và được bổn đạo biết từ năm 1939. Khi Đức Thầy mở Đạo ông Đạo Xom có về Tổ Đình Hòa Hảo quy y với Đức Thầy, sau đó không bao lâu thì ông viên tịch.