What's new

[Chia sẻ] An Giang - Du Ký

An Giang, đối với không ít người chỉ liên tưởng đến chùa bà Châu Đốc, một địa danh quá nổi tiếng với giới mộ đạo cũng như giới kinh doanh buôn bán, liên tưởng đến một vùng tứ giác Long Xuyên mênh mông lúa nước, đển một tỉnh dân số thuộc hàng đông nhất miền tây nam bộ và cũng thuộc hạng nghèo nhất nhì tây nam bộ.
Đối với tôi, An Giang như một duyên nợ, vài năm trước tôi cũng có dịp đi tới nhiều nơi thuộc AG, từ thành phố LX cho tới những huyện vùng sâu, những xã nghèo thuộc loại nhất nhì AG, những chuyến đi gấp gáp cũng không để lại ấn tượng gì nhiều. Cho tới giờ phải đi công tác lâu hơn, tôi mới có thời gian đi những nơi chưa đi, tìm hiểu nhiều điều chưa được biết về cảnh vật và con người nơi đây.
Nói đến AG không thể không nhắc tới mùa nước nổi, mùa nước nổi vốn là đặc trưng của miền Tây nam bộ, nhưng với AG ấn tượng có lẽ mạnh mẽ hơn bởi lẽ AG nằm trong khu vực tứ giác LX với tổng diện tích gần 500.000 km2. Mùa nước nổi trước kia mang về cho người dân nhiều nỗi khó khăn, nước ngập, đi lại khó khăn, đồng ruộng không gieo hái được, thế nhưng mùa nước nổi cũng mang theo bao sản vật của thiên nhiên đó là nguồn cá dồi dào, nước mang phù sa về cho cánh đồng màu mỡ.

Buổi sáng thanh bình trên khúc kênh gần thị trấn Tri Tôn.
triton13-091of1.jpg


triton13-094of53.jpg


Trường học mùa nước nổi, ngôi trường gần thị trấn Tri Tôn nên điều kiện tốt hơn vùng sâu vùng xa, nói chung nước nổi cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới chuyện học hành của các em.
triton13-092of53.jpg
 
Tớ spam tí về núi Ba Thê :

Ngày xưa có một ông ham vui có đến 3 bà vợ. Ngày nọ ba bà gặp nhau và tuyên bố tẩy chay ông chồng bằng cách kéo nhau lên núi ở . Ngọn núi ấy có tên là Ba Thê , còn ông chồng từ ngày bị ba bà vợ bỏ ngày ngày ra chân núi ngóng lên trông chờ , chổ ấy ngày nay là Thị Trấn Vọng Thê .

Ai tin thì tin hổng tin thì thôi nhé.
 
Tớ spam tí về núi Ba Thê :

Ngày xưa có một ông ham vui có đến 3 bà vợ. Ngày nọ ba bà gặp nhau và tuyên bố tẩy chay ông chồng bằng cách kéo nhau lên núi ở . Ngọn núi ấy có tên là Ba Thê , còn ông chồng từ ngày bị ba bà vợ bỏ ngày ngày ra chân núi ngóng lên trông chờ , chổ ấy ngày nay là Thị Trấn Vọng Thê .

Ai tin thì tin hổng tin thì thôi nhé.

Nghe đâu tên gọi thị trấn Vọng Thê xuất phát đúng như câu chuyện này, chỉ có điều là ông chồng này ngóng 3 bà khác chứ không phải ngóng 3 bà đã bỏ đi :))
Ai tin thì tin không tin cũng mặc kệ. :LL

Núi non mãi cũng nóng nực, xin phép chen ngang vài hình ảnh về sông hồ cho nó mát mẻ vậy.

Cù lao Ông Hổ và nhà lưu niệm bác Tôn (Chủ tịch Tôn Đức Thắng)

Hiện tại Cù Lao Ông hổ là xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang quê hương của chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Trên cù Lao có ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của bác Tôn. Từ Tp Long Xuyên qua cù lao Ông Hổ có thể đi bằng 1 trong 2 bến phà, Phà Ô Môi hoặc phà Trà Ôn.

Sơ đồ một góc cù lao Ông Hổ
BenphaMyHoaHung.jpg

Hoàng hôn trên bến phà Ô Môi

benphaomoi5of9.jpg


benphaomoi1of9.jpg


Phà Bắc An Hòa
benphaomoi7of9.jpg


Hoàng hôn trên cù lao Ông Hổ
benphaomoi9of9.jpg
 
Câu chuyện về cù lao Ông Hổ :Các bậc cao niên ở đây kể rằng, thuở xưa, vùng đất này là một khu rừng rậm rạp, nhiều muông thú. Vào thời khẩn hoang, những đoàn người đi mở đất từ phía Long Xuyên đã chặt cây rừng kết bè vượt sông Hậu sang khai phá rừng hoang làm ăn. Họ vào rừng đốn củi, săn bắt, xuống sông đánh cá, dựng nhà, lấn rừng lập làng.

Một năm kia, nước sông Hậu dâng lên cuồn cuộn gây lũ lớn, nhấn chìm dải cù lao. Con người và muông thú phải vật lộn trong dòng lũ để bảo toàn mạng sống. Gia đình nọ trong lúc chống xuồng tránh lũ đã phát hiện một chú hổ con bị kiệt sức, sắp chết đuối. Họ vớt hổ con lên xuồng đưa về nhà chăm sóc, cho ăn ở cùng với người. Trong tình thương yêu của con người, loài mãnh thú cũng trở nên hiền hòa, thân thuộc.
Gia đình ấy có một cô con gái bị mù. Đáp lại ơn cứu mạng, nuôi dưỡng, hổ thường vào rừng săn bắt muông thú về cho gia chủ. Hằng ngày, khi bố mẹ vào rừng làm rẫy, hổ cho cô bé mù cưỡi lên lưng đưa cô đi theo. Người và hổ thân thiết như đôi bạn tri kỷ. Đến một ngày, cô gái đổ bệnh qua đời. Hổ buồn rầu và một thời gian sau cũng chết theo. Dân làng thấy hổ ăn ở có tình có nghĩa chẳng khác gì con người nên đã lập miếu thờ, gọi là miếu thờ ông Hổ. Cái tên Cù lao ông Hổ cũng ra đời từ đó.(nguồn Internet)

Trên cù lao vẫn còn một miếu thờ nhỏ gọi là miếu Ông Hổ, qua bao năm tháng, đổi thay, sửa chữa, trùng tu ...miếu Ông Hổ ngày nay có tượng ông Hổ bằng xi măng đặt nằm trên một ngôi mộ lót gạch men sáng bóng. Trong thâm tâm trước khi đến miếu Ông Hổ, mình hình dung đó là một ngôi miếu nhỏ, nằm dưới gốc cây cổ thụ gì đó, tuy không to nhưng nó toát lên vẻ cổ kính, uy nghiêm và cũng thật gần gũi giống như câu chuyện lưu truyền về ông Hổ vậy. Thật buồn và thất vọng, dường như sau mỗi lần sửa chữa, trùng tu thì những đình đền miếu mạo hết thảy đều bị biến dạng và không còn sự cổ kính uy nghiêm như ban đầu.

Bình minh cù lao

binhminhlx2of12.jpg


Myhoahung2of19.jpg


Đường ra miếu ông Hổ
mhh13of16.jpg
 
Cù lao ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) cũng là quê hương của chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Tại đây vẫn còn căn nhà gỗ do cụ thân sinh của Bác Tôn làm từ năm 1887 và một khu bảo tàng những hiện vật mà Bác Tôn đã từng sử dụng từ hồi niên thiếu cho tới khi mất.

Hình ảnh Bác Tôn và Bác Hồ ( Hình chụp lại từ ảnh trong bảo tàng)
mhh4of16.jpg


Khuôn viên khu bảo tàng, tương tự như một công viên nhỏ, một mặt giáp bờ sông Hậu, nơi có rất nhiều chim, cò tập trung làm tổ.
Myhoahung7of19.jpg


Gian nhà thờ, nơi có đặt tượng của Bác Tôn
Myhoahung9of19.jpg

Hiện bảo tàng còn lưu giữ nhiều vật dụng mà Bác Tôn đã từng sử dụng, từ những vật dụng như đôi giày ba ta, bộ quần áo đại cán, cối xay tiêu, đồng hồ, xe đạp, thậm chí còn có cả một bộ đồ nghề mà chính bác khi còn sống thường dùng để tự tay sửa xe.

Đồng hồ & cối xay tiêu do Liên Xô tặng
mhh6of16.jpg

Máy quay phim do Đông Đức tặng bác
mhh7of16.jpg

Xe đạp và bộ đồ nghề sửa xe của bác
mhh5of16.jpg

mhh10of16.jpg
 
Tôi xin góp với bạn vài hình ảnh về khu di tích Bác Tôn tại xã Mỹ Hòa Hưng
Tôi đi đến cù lao ông Hổ từ bến phà Ô Môi trong nắng chiều, đây là những nhà nuôi cá bè trên sông

IMG_0053.jpg


Nhà tưởng niệm Bác Tôn, nơi có đặt tượng bán thân của Bác Tôn, được xây dựng rất hoành tráng, sàn gỗ đẹp và đặt biệt là các bức hoành phi trên điện thờ được chạm trổ tinh xảo những hình ảnh quen thuộc của làng quê Nam Bộ.

IMG_0060.jpg


IMG_0059.jpg


Từ cổng trước của khu di tích là bảng hướng dẫn này

IMG_0061.jpg


IMG_0066.jpg


Đối diện là ngôi nhà lưu niệm nơi mà khi còn niên thiếu Bác Tôn đã sống cùng gia đình, có các di ảnh của ba mẹ, anh chị em Bác Tôn treo khắp nhà

IMG_0065.jpg
 
Một góc siêu thị miễn thuế Tịnh Biên. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá bài bản nhưng các gian hàng lại quá thưa thớt, có lẽ do cơ chế quản lý và lượng khách ở đây không được đông nên không thu hút được các đơn vị mở gian hàng. Tỷ lệ các gian hàng chắc chỉ chiếm được khoảng 10-15% chủ yếu tập trung ở mặt trước và đầu góc. Hàng hóa cũng không được đa dạng lắm, về giá cả thì có rẻ hơn nhưng cũng tùy mặt hàng.
tinhbien1of19.jpg


tinhbien2of19.jpg


tinhbien3of19.jpg


Quầy hàng mỹ phẩm. Mặt hàng này bán rất nhiều, và giá cũng khác nhau tùy theo gian hàng.
tinhbien18of19.jpg


Đồ Trung Quốc cũng chiếm tỷ lệ khá cao, giá cả thì cũng chẳng biết mắc hay là rẻ nữa vì cũng chẳng biết chất lượng của các bác THAH này như thế nào nữa. :LL
tinhbien19of19.jpg
 
Trên đường từ Châu Đốc lên Tịnh Biên, chạy ngang cầu Tha La gặp cảnh một bác đang lôi con bò xuống sông để tắm. Cảnh tượng bình dị nhưng khá thú vị khiến tôi cũng mò xuống chân cầu theo dõi bác ý tắm cho con bò :D

tinhbien8of19.jpg


tinhbien9of19.jpg


tinhbien10of19.jpg


Toàn cảnh cánh đồng khi nước lên.
tinhbien5of19.jpg


Sinh hoạt thường nhật của người dân mùa nước nổi : Lưới cá
tinhbien14of19.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top