What's new

An Giang mùa nước nổi-lễ hội Dolta của người Khmer vùng Bảy Núi (có đua bò)

An Giang mùa nước nổi-lễ hội Dolta của người Khmer vùng Bảy Núi (có đua bò)

ĐẾN AN GIANG MÙA NƯỚC NỔI VÀ LỄ HỘI DOLTA CỦA NGƯỜI KHMER VÙNG BẢY NÚI (CÓ ĐUA BÒ)TỪ CHIỀU 09 - 11/10/2015 (CHỐT ĐOÀN)
An Giang là 1 tỉnh miền Tây Nam Bộ giáp với biên giới Campuchia, có rất nhiều cảnh quan và ẩm thực độc đáo, đến An Giang mùa nước nổi để ngắm thảm bèo cũng như thế giới tự nhiên xanh mát ở rừng tràm Trà Sư. Đã hơn 2 năm rồi ko trở lại để trải nghiệm cảm giác du thuyền trên mặt hồ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình của hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Năm nay miền Tây mùa lũ về trễ so với mọi năm nhưng cũng là có...lũ. Tháng 9, 10 là thời điểm thích hợp để về An Giang đón mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư, Búng Bình Thiên, hay tham quan núi Cấm, núi Sam và thưởng thức ẩm thực xứ mắm Châu Đốc. Đã lâu ko đi, nay thấy cuồng chân quá nên muốn rủ rê thêm vài mem cho có bạn đồng hành.
Các điểm tham quan:
- Rừng tràm Trà Sư: nơi có thảm bèo xanh ngắt trông như một bức tranh.
- Núi Sam: chùa Bà, lăng Thoại Ngọc Hầu,
- Hồ Tà Pạ: Là hồ nước hình thành do việc khai thác đá, nước trong, bên dưới là lớp rêu nên nhìn hồ khi nào cũng có màu xanh ngắt. Đến hồ Tà Pạ sẽ được ngắm cánh đồng lúa ở dưới chân núi, từng thửa ruộng như những tấm thảm lớn. View ở đây như một bức tranh sơn thủy, non nước hữu tình lắm.
- Cánh đồng Tà Pạ: còn được xem là ruộng bậc thang độc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Núi Cấm: nơi có tượng Phật Di Lặc to nhất VN.
- Búng Bình Thiên: cách Châu Đốc khoảng 30 km. Đây là một hồ nước ngọt (người dân địa phương còn gọi là hồ nước Trời hay hồ nước đổi màu), ở sát biên giới Campuchia. Tương truyền, cuối thế kỷ 18, tướng nhà Tây Sơn là Võ Văn Vương kéo quân về An Giang và ông chọn miệt đất này làm căn cứ để tích trữ lương thực, thao luyện binh sĩ. Mùa khô, khu vực này là một vùng đất khô cằn, thấy binh sĩ thiếu nước trầm trọng, ông liền lập đàn làm lễ tế cáo trời đất xin ban cho nguồn nước. Khấn vái xong, ông rút gươm đâm thẳng xuống lòng đất trũng. Lạ thay, khi lưỡi gươm vừa cắm xuống mặt đất thì một dòng nước ngọt trong vắt phun lên rất cao. Theo thời gian, nước tràn ngập thành hồ như ngày nay. Võ Văn Vương đã đặt tên nơi này là Búng Bình Thiên. Nếu đi vào tháng 10 có thể thấy đầm sen đẹp và làn nước 2 màu rõ rệt. Nơi đây cũng là đầu nguồn lũ của sông Tiền, sông Hậu.
Lịch trình chi tiết:
- Chiều thứ 6 (09/10) tập trung khởi hành tại cầu vượt Nguyễn Văn Linh - Bình Chánh lúc 17g30: Từ SG theo đường N2 chạy thẳng về Tp. Cao Lãnh (129km) , lúc 21g30 & nghỉ đêm tại đây để sáng hôm sau rút ngắn khoảng cách đến AG (sẽ ghé tham quan Tràm Chim trên đường đi).
- Sáng thứ 7 (10/10): 05g30 sáng dậy vs cá nhân & khởi hành đi AG theo tỉnh lộ 846 qua phà Cao Lãnh (đường chạy rất mát vì cặp theo bờ sông Tiền & sông Hậu). Đến AG theo QL91C vào tham quan Búng Bình Thiên lớn và xem lễ hội đua bò của người Khmer. Buổi trưa sẽ ăn tại đây. Đến Búng Bình Thiên, khi bông điên điển trổ vàng mặt nước, chúng ta sẽ có dịp du thuyền trên mặt hồ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nghe những bài ca vọng cổ đến xao lòng, tham quan Búng Bình Thiên lớn và xem lễ hội đua bò của người Khmer. Buổi trưa sẽ ăn tại đây đồng thời cũng có dịp thưởng thức những món ăn dân dã Nam bộ như: chuột đồng nướng chao, cá lóc nướng trui, lẩu mắm cá đồng ăn kèm bông súng và bông điên điển, tép rong xào bông điên điển, cá linh non chiên bột, cá linh non kho với trái me non… Và đặc biệt là cá leo, một loại cá đen ở trong đồng, đến mùa nước nổi theo con nước lớn tràn ra Búng và món tung lò mò của người Chăm. Sau nghỉ trưa 1g tiếp tục tham quan Búng Bình Thiên nhỏ và làng người Chăm (tìm hiểu về con người cũng như phong tục tập quán cuộc sống của người Chăm, nếu may mắn được cho ở lại qua đêm thì sẽ trải nghiệm thú vị hơn về cs người Chăm), thánh đường Hồi Giáo Mas Jid Khoi Ri Yah rộng lớn. Nếu còn thời gian sẽ đến tham quan giồng Cây Da có cây da to 18 người ôm ở ấp 1, xã Vĩnh Khánh cách Búng Bình Thiên khoảng 7km. Đến 16g khởi hành ra Tp. Châu Đốc, tham quan và thưởng thức những món ăn mộc mạc, siêu rẻ nhưng rất ngon, như bún nước lèo cá lóc, bánh khọt, bánh xèo nhân bông điên điển... Nghỉ đêm tại đây.
- Sáng CN (11/10): 6g tập trung ăn sáng & khởi hành qua tham quan núi Sam, núi Cấm, rừng Trà Sư, & cuối cùng là hồ - cánh đồng Tà Pạ. 15g khởi hành về lại SG. Đến SG lúc 21g, chia tay hẹn ngày off share hình, kết thúc chuyến đi.
Vì để an toàn cho chuyến đi nên chủ theard chỉ sẽ nhận gạch cứng là 12 mem (6xe).
Tổng chi phí cho chuyến đi: 550k/nguời (dư trả lại, thiếu đóng thêm).
Bao gồm: vé tham quan các điểm, khách sạn, ăn 5 bữa, phí qua phà.
Không bao gồm: quà mua về, ăn chiều thứ 6 khởi hành, ăn tối ngày thứ 7 khi tham quan sinh hoạt tự do tại Châu Đốc.
- Xăng xe: xế - ôm tự chia nhau.
Offline gặp mặt vào ngày thứ ba 06/10/215 tại cafe "bệt" Bưu điện Tp HCM lúc 19g. Để tôn trọng mọi người mong các bạn đến đúng giờ, ko chấp nhận trễ quá 15' (sẽ gạt tên ra khỏi ds gạch cứng của chuyến đi).
Vật dụng cần chuẩn bị: dù che nắng, nón, mắt kính râm, kem chống nắng, kem chống côn trùng, máy ảnh - quay phim, thuốc đặc trị, dầu gió, thuốc đau bụng, nước uống.
Yêu cầu bắt buộc:
- Các xế chuẩn bị, kiểm tra thật kỹ con ngựa sắt của mình trước khi xuất phát (vỏ xe, thắng xe trước & sau, thay nhớt, đèn xe trước sau, kính chiếu hậu đầy đủ...). Đặc biệt quan trọng xe phải có giấy tờ đầy đủ kể cả bảo hiểm.
- Không được tự ý tách đoàn, tách nhóm hay tự quyết định mọi việc có liên quan đến quyền lợi của cả nhóm.
- Không chạy qua mặt người dẫn đoàn và chậm hơn người chốt đoàn trong suốt quá trình di chuyển trên đường đi.
CHÚ Ý:
- Plan này chỉ nhận những bạn năng động, vui vẻ, hòa đồng, hoạt bát; ko phân biệt tuổi tác, vùng miền; ko nhận những "tiểu thư hay công tử" chỉ biết cá nhân mình.
- Mem nào đến ngày đi bị bệnh cảm, chủ theard sẽ ko chấp nhận cho đi theo cùng nhóm (tránh để lây nhiễm cho cả nhóm).
Các bạn tham gia vui lòng cho thông tin chi tiết theo mẫu:
- Họ tên
- Năm sinh (tiện xưng hô)
- Số điện thoại liên lạc
- Face hoặc email
- Nơi cư ngụ (để tiện sắp xếp xế - ôm)
Chốt ds khi đã đủ số lượng. Ngày off bạn nào vắng mặt xem như bỏ cuộc chơi, sẽ thay thế người khác vào.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thọai: 0944. Năm ba một. Hai hai bốn (xin lỗi các bạn vì sợ bị spam nên mới để như vậy!) Thụy
Chào đón mọi người đến với miền Tây mùa nước lũ!!!
 
Last edited:
Re: An Giang mùa nước nổi-lễ hội Dolta của người Khmer vùng Bảy Núi (có đua bò)

Sau buổi off, tóm tắt lại cho các bạn tham gia như sau:
Tập trung xuất phát tại cầu Nước Lên lúc 18g chiều ngày thứ sáu 09/10/2015. DS đã post lên facebook của nhóm. Các bạn nhớ đúng giờ nhé!
Chú ý: nhớ mang theo áo phản quang.
Các bạn tham gia vào cung này rồi thì nên chuẩn bị hành trình ccho chuyến đi sắp tới của mình, ko nên nghe những lời của những người rãnh việc, ko biết gi mà cứ tỏ vẻ ta đây biết nhiều để tám chuyện người khác nhé,
 
Re: An Giang mùa nước nổi-lễ hội Dolta của người Khmer vùng Bảy Núi (có đua bò)

Xin copy 1 đoạn của anh Huỳnh Phúc Hậu vào đây để bổ sung thông tin nhé...còn nhận người thì cho mình theo 1 suất nhé:
"Đua bò Chùa Rô, ngày hội của bà con Khmer Tịnh Biên mừng Tết Dolta"

Tuần rồi tôi có làm việc với sư Cả trụ trì chùa Rô, có một số thông báo cho các bạn rõ:
- Đua Bò lần này được sự cho phép của UBND Huyện, tổ chức vào ngày 10/10/2015 để vừa mừng Tết Dolta , vừa gây quỹ ủng hộ xây dựng chùa
- Chùa Rô sẽ tự đứng ra tổ chức đua bò theo đúng phong tục cổ truyền của người Khmer. Ban tổ chức , Trọng tài là những nông dân quanh chùa. Không phải là trong tài của phòng TDTT huyện
- Năm nay làm thí điểm, nếu thành công UBND huyện sẽ giao cho chùa Rô và một số chùa trong huyện Tịnh Biên có sân đua tổ chức hàng năm vào lễ Dolta
- Các Chùa lân cận ở Tịnh Biên rất ủng hộ Chùa Rô tổ chức đua bò. Các chủ bò đã liên tục tập dợt, các xã tự thi tuyển , để chọn ra những đôi bò giỏi nhất đem đến chùa Rô thi đấu
- Các đôi bò thi đấu với tinh thần lễ hội Dolta của người Khmer, không hơn thua sát phạt nhau, không dùng tiểu xảo... như các giải vòng huyện, tỉnh
- Giải thưởng được Sư cả đặt ra. Tuy không lớn nhưng được mọi người vui vẻ ủng hộ
 
Re: An Giang mùa nước nổi-lễ hội Dolta của người Khmer vùng Bảy Núi (có đua bò)

Tiếp đây là hướng dẫn vào chùa Rô:
Thông tin về đường vào Chùa Rô - ấp Vĩnh Thượng, xã An Cư , huyện Tịnh Biên :
Từ thị trấn Nhà Bàng, có ngã 3 , ta có 2 hướng đi Chùa Rô:
1- Đi hướng tay trái , tỉnh lộ 948 về hướng Tri Tôn, đi khoảng 5km bên tay phải có ngã 3 : rẽ phải theo đường "Ô Tà Bang"
( Các bạn hỏi đừơng vô chùa Thiếc là đúng , nhiều người biết hơn chùa Rô vì nằm gần Tỉnh Lộ. Chạy qua khỏii chùa Thiếc khoảng 4-5km là tới chùa Rô )
2- Từ thị trấn Nhà Bàng, ta đi hướng tay phải, theo tỉnh lộ 91. Đây là đường đi cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên , thị trấn Xuân Tô. Đi khoảng 7km đến một khúc cua , qua khỏi cua vài trăm mét bên phải có ngã 3 , có bảng chỉ đường "Ô Tà Bang " (Kế bên có bảng hiệu "Quán vườn ổi Bảy Thìn) . Chạy theo đường đó vô 4-5km, qua khỏi vườn ổi Bảy Thìn vài km là tới chùa Rô . Đường này dễ đi hơn
 
Re: An Giang mùa nước nổi-lễ hội Dolta của người Khmer vùng Bảy Núi (có đua bò)

Sau buổi off, tóm tắt lại cho các bạn tham gia như sau:
Tập trung xuất phát tại cầu Nước Lên lúc 18g chiều ngày thứ sáu 09/10/2015. DS đã post lên facebook của nhóm. Các bạn nhớ đúng giờ nhé!
Chú ý: nhớ mang theo áo phản quang.
Các bạn tham gia vào cung này rồi thì nên chuẩn bị hành trình ccho chuyến đi sắp tới của mình, ko nên nghe những lời của những người rãnh việc, ko biết gi mà cứ tỏ vẻ ta đây biết nhiều để tám chuyện người khác nhé,

Ủa, chị ơi, cho em hỏi địa chỉ facebook của nhóm là gì ạ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,374
Bài viết
1,175,445
Members
192,073
Latest member
kecsoctrang07
Back
Top