What's new

Apa Chải - Pắc Ma - Bum Nưa - Pa Tần. Trải nghiệm đáng nhớ

Tây Bắc những cung đường huyền thoại...

Một một chuyến đi dù là đi đến đâu, ngõ ngách nào, xa hay gần, dù đường khó hay đường dễ...Chắc chắn đều để trong lòng những kẻ lãng du như tôi và các bạn đồng hành một hoài niệm, một cảm xúc mà trong đời chắc không bao giờ có thể quên.

Chinh phục cực Tây Apa Chải - Nghĩ dưỡng Sapa. Cung đường đã in sâu trong tâm trí tôi.

Đã đi rất nhiều nơi, nhưng chưa cung đường nào có thể đem lại cho tôi một cảm xúc lớn lao như thế, được trek 2 cột mốc lịch sử của tổ quốc, được cùng các bạn trải qua những đoạn đường cực khó, cùng chịu đói,chịu khát, chịu nắng cùng các bạn đồng hành...Và đặc biệt là được quen các bản trẻ thật đáng yêu và cùng đam mê đi bụi như tôi. Những người bạn đồng hành mà tôi sẽ không bao giờ quên.

P/S: Mình chưa bao giờ có ý định sẽ viết hồi ức, vừa vì bận mà vừa vì ngại văn dở nữa...Huhu..Nhưng muốn viết bài này sau này già còn có cái mà xem lại cho vui :D

Demo vài ảnh cung đường chúng tôi đã qua.

Mục đích lớn nhất của chuyến đi: Chinh phục cực tây Apa Chải, ngã 3 Việt - Lào - Trung

Thành công lớn nhất của chuyến đi: Mốc 17 (Nậm Là): Nơi con sông Đà Chảy vào đất Việt

Trải nghiệm đáng nhớ của chuyến đi, một vài hình ảnh trong chuyến đi (trong ảnh là con xe chuẩn bị được đoàn trục vớt)Rồi trục vớt xe đoàn :DĐường qua Pắc MaKhám phá cung đường mới mở Bum Nưa - Pa Tần

Một chuyến đi, nhiều điểm đến, nhiều trải nghiệm, cảm xúc không thể nào tả cho hết.
 
Last edited:
Sẵn tôi xin giới thiệu sơ nét về Kiến trúc nhà sàn truyền thống và đời sống của người dân tộc Thái.


Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi - "tụp cống" khum khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa "Pua tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng.
Người Thái có câu: "Khửn song phái/ cái song đay" - tức là mở hai cửa/ đi hai thang. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu thang: "Tang chan" và "Tang quản". "Tang chan" ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. "Chan" là phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em... thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa, cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía.
Cầu thang dành riêng cho nam giới - "tang quản" ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng với 7 vía.
Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa - "Chík pháy". Bếp lửa phía "tang quản" dành cho người già, bếp chính ở phía "tang chan" dành cho nữ giới và những công việc nội trợ. Giữa núi rừng trùng điệp, bếp lửa hồng trên nhà sàn như trái tim hồng, sưởi ấm và nuôi dưỡng cả về vật chất và tinh thần cho mỗi con người.
Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thang dành cho nam giới gọi là "quản". Đây là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến khu vực này, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian thờ tổ tiên - "hỏng hóng" và cột thiêng - "sau hẹ". Trên cột thiêng treo hình thần rùa bằng gỗ, ba bông lúa - "sam huống khẩu" và ba nhánh rau thì là - "sam hóm chík"... Ngoài ý nghĩa có tính biểu tượng của tô tem giáo thì còn mang bóng dáng của thuyết thiên - địa - nhân.
Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn: "hướn đi tẳng cang tèn/ hướn én tẳng cang vên/ lốm luông pặt bấu chại/ lốm hại pặt bấu pay" - nghĩa là: Nhà tốt dựng nơi cao ráo/ nhà đẹp dựng giữa mường/ gió to thổi không xiêu/ bão lớn không lay động.
Nhà sàn được trang trí nhiều hoa văn hoạ tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song của sổ, trên "khau cút" của nhà người Thái đen. "Khau cút" vẽ vân sen/ đầu kèo vẽ vân én/ mái nhà xén bằng dui - "khau cút tẻm lai bua/ sinh dua tẻm lai én/ nhả ca bén tin con", đã trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của ngôi nhà sàn người Thái đen Tây Bắc.
"Khau cút"là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên đòn nóc - "tiêu bôn", trước hết để chắn gió - "pảy lốm" cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình quý tộc xưa còn làm thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình trăng khuyết hướng vào nhau so le trên"khau cút". Giải thích về biểu tượng "khau cút" có nhiều ý kiến khác nhau như: Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tượng của một nền văn minh lúa nước, hoặc đó là những búp cây guột - "cút lo ngong" có nhiều ở Tây Bắc, hay gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anh em luôn nhớ về nhau… Dù có cách giải thích thế nào, thì khi bắt gặp hình "khau cút"trên nóc nhà sàn, là mỗi người Thái đen Tây Bắc lại thêm ấm lòng, nhớ về anh em, bản mường yêu dấu.
Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đôi thuồng luồng - "tô ngựa", linh vật làm chủ sông, suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song cửa sổ chạm các hoa văn, hoạ tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp lại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban - "bók ban", búp cây guột - "cút lo ngong"… Nhà sàn người Thái trắng - "Táy khao" thường có lan can xung quanh hoặc trước nhà rất đẹp. Thiên nhiên được phản ánh một cách sống động, thể hiện tinh tế quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. (internet)

Người Thái sống quây quần theo từng bản làng ở những thung lũng, mỗi bản có khoảng vài chục nóc nhà kề nhau. Họ sống chủ yếu bằng trồng lúa nước và chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò... hoặc đi làm thêm, đi kiếm củi. Ở đây hầu như mọi nhà đều tự nấu rượu ngô, rượu sắn... Để phục vụ gia đình mình hoặc bán kiếm thêm thu nhập.
 
Tại đây sau khi đổ xăng cho một số xe hơi thiếu xăng thôi, còn 30km nữa có cây xăng(theo anh chủ quán) vào đó đổ xăng cho đỡ tốn tiền, tiết kiệm tiền cho đoàn. Chúng tôi nhắm thẳng đi tiếp để tới Pa Tần. Pa Tần là xã thuộc huyện Nậm Pồ, Điện Biên.

Cảnh người nông dân đốt xác cỏ hay xác cây hoa màu bón phân cho đất, chuẩn bị vù kế tiếp.


Cận cảnh hơn.


Đường tới Pa Tần cũng có những chỗ lầy như thế này


Đi thêm đoạn nữa thì gặp đoạn đường đang thi công, xe ủi , xe lu chắn ngang giữa đường. Nhìn từ xa tôi không khỏi lo lắng khi thấy cảnh đó, liền suy nghĩ sao mà đi được nữa bây giờ nhỉ, may mắn là khi tới gần vẫn có thể đi được tốt và đoàn chúng tôi nhanh chóng vượt qua.

Sau này mới thấy đoạn đường đang làm mà được như thế này đã là quá may mắn cho chúng tôi rồi.
 
Last edited:
:D noí thật bác lý lịch em hơi phức tạp ạ.....Em là người Quảng Nam nhưng sinh ra và tuổi thơ em gắn liền với Tây Nguyên nắng và gió (Daklak), học DH và làm ở SG, hiện đang công tác ở Hà Nội bác ạ, chắc khoảng 2 tháng nữa em về lại SG. :D
Hôm nào về sg lại thì anh em giao lưu
 
Qua đoạn đường đang thi công tiếp tục chúng tôi lại được ngửi bụi tiếp. Từ lúc này đường đi lúc tạm được, có rải nhựa nhưng ổ gà lổm chổm, lúc thì bụi mịt mù.
Đường này mà đi cua không vững xòe như chơi, vừa đá dăm vừa cát sỏi rất trơn trượt Rồi bụi bặm
 
Và hoàng hôn buôn xuống. Chúng tôi cũng sắp tới Pa Tần.

Trong khi đó sau này mới phát hiện ra một cặp xế ôm đang oánh lẻ, không biết là chờ đoàn anh em phía sau hay là thấy hoàn hôn lãng mạn quá nên không muốn bỏ lỡ thời khắc này. :D

Ôm thì xí xớn đã đành Rồi cả xế cũng xí xớn nốt :) (giống mình quá)
 
Tại một nơi cách cặp xế ôm kia đang điên cuồng sướng cho nhau khi hoàng hôn buông xuống, một cặp xế ôm khác cũng không bỏ cơ hội sướng cho nhau. :))



Đoạn đường đã đi qua.


Tại Pa Tần chúng tôi vào quán nước nghỉ ngơi, trước đó đã đổ thêm 1,5 lít xăng mỗi xe, không tìm thấy cây xăng như anh chủ quán kia đã giới thiệu, còn cách Bảo Lâm khoảng 20km và Mường Nhé khoảng 50km nữa thôi. Lúc này đã 19h

 
Tuy cách Mường Nhé khoảng 50km nữa thôi,nhưng đường từ lúc này đi thì đoạn đường từ Si Pha Phìn tới đây chỉ là muỗi thôi. Biết điều đó nên đổ thêm mỗi xe 1,5 lít xăng cộng thêm xăng còn trong xe nữa và kèm thêm 2 chai Aquafina loại 4 hay 500ml nữa thì dự là đủ để đến Mường Nhé.

Tôi gọi điện đến nhà nghỉ Bưu Điện ở Mường Nhé để chốt phòng bảo họ đợi chúng tôi đến không họ lại cho đoàn khác thuê thì xong phim luôn vì đợt này Apa Chải đông như quân Nguyên, tôi cũng hỏi thêm anh chủ để đặt cơm tối nữa, nhưng đúng như trước lúc lên đường từ HN đã biết cơm ở đó mắc quá, khoảng 120-160k, hic..:(. Cảm ơn anh chủ nhà nghỉ và tắt điện thoại để tìm phương án khác tốt hơn, tiết kiệm hơn thì được chị chủ quán giới thiệu quán cơm ở Quảng Lâm, giá mềm hơn (khoảng bằng ½ ở Mường Nhé) và cơm theo chị chủ quán nước thì tốt,nhiều món. Chị dặn đi khoảng 21km nữa,tới trung tâm Quảng Lâm (khu đông dân cư hơn ở đây), đi qua cây cầu khá lớn khoảng 1km, bên trái đường có quán cơm bình dân thì ghé vào đó. Thủ quỹ đàm phán xong đặt cọc 300k và chúng tôi lên đường đi Quảng Lâm.


Sau khoảng 45 phút cũng tới quán cơm đã hẹn ở Quảng Lâm, lai rai giải mỏi chén chú chén bác một lúc thì lại nhắm hướng Mường Nhé mà thẳng tiến. (tại đây trước khi lên đường, dồn cơn tức trong lòng với con bé Bi để dành sáng mai chửi nó mới được,vì giờ chưa được chửi. Hehe :D ).
 
Có chút nhầm lẫn, mục tiêu phía trước là tới Mường Nhé, Pa Tần còn khướt
Và hoàng hôn buôn xuống. Chúng tôi cũng sắp tới Pa Tần.

Trong khi đó sau này mới phát hiện ra một cặp xế ôm đang oánh lẻ, không biết là chờ đoàn anh em phía sau hay là thấy hoàn hôn lãng mạn quá nên không muốn bỏ lỡ thời khắc này. :D

Ôm thì xí xớn đã đành Rồi cả xế cũng xí xớn nốt :) (giống mình quá)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,327
Bài viết
1,175,239
Members
192,050
Latest member
khoangsanamico
Back
Top