What's new

[Chia sẻ] Armenia, nơi của những câu chuyện huyền bí

Xin chào cả nhà, mình đã tham gia diễn đàn cũng không được lâu lắm. Mình cũng rất thích lăn tăn đi đây đi đó cho hiểu biết thêm nhiều điều. Số là có dịp được theo chân một đoàn làm việc sang Armenia từ 25-27/5/2013 vừa qua, mình đã tranh thủ ít thời gian để khám phá đất nước này. Mình xin chia sẻ những cảm xúc cùng những tâm tư của chuyến đi ngắn ngủi này dành cho các bạn quan tâm. Bạn nào đã từng đi đến vùng đất này, nếu có thông tin gì thêm thì cùng mình chia sẻ luôn nhé.

1. Thông tin cơ bản:
Đầu tiên, mình xin nói về chuyện làm thủ tục để sang Armenia. Đoàn mình đi có 12 người, trong đó 3 bác đã có Hộ chiếu Ngoại giao (Diplomatic) và có 8 bác mang Hộ chiếu Công vụ (Official), chỉ có mình là Hộ chiếu phổ thông. Vừa qua thì Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Armenia về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 09/04/2013. Vì vậy bác nào mà có Hộ chiếu ngoại giao, công vụ coi như là ổn nhé. Đối với các bạn mang hộ chiếu phổ thông như mình thì hơi phức tạp chút. Armenia không có cơ quan ngoại giao nào đặt tại Việt Nam. Hai nước đang dự kiến đặt Đại sứ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau (theo tin đồn ;)). Do đó, bác nào muốn vào Armenia phải xin Visa ở Đại sứ Armenia ở Bắc Kinh (Trung Quốc), phí làm visa là 7USD nhưng vé máy bay sang Bắc Kinh hơi cực hihi.

8915142367_d80cddf886_z.jpg


Sau khi lo đầy đủ mọi thủ tục, giờ đến việc di chuyển đến Armenia bằng con đường nào. Aremina hiện nay đang tiếp giáp với 4 quốc gia khác bao gồm: Georgia (Gruzia), Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), Azerbaijan và Iran. Tuy nhiên cả Azerbaijan và Iran đều không được Armenia đặt quan hệ ngoại giao vì tranh chấp lãnh thổ (mình sẽ nói ở phần sau). Do đó, nếu bác nào tính đường bộ, thì có thể vận chuyển từ Georgia hoặc Iran (bạn rất thân của Armenia). Mình thì di chuyển bằng máy bay. Để bay đến đây, mình đã di chuyển theo chuyến Hồ Chí Minh - Moscow - Yerevan. Ngoài ra, các bác có thể bay từ Ukraine, Đức,...để đến Armenia.
8915145357_28e10275ba_z.jpg


2. Bắt đầu khám phá:
Trước khi đi, mình đã tìm hiểu khá nhiều về thông tin ở Armenia, đặc biệt là lịch sử của đất nước này. Armenia là một đất nước còn khá mới mẻ với nhiều người, và đây là một trong số ít quốc gia không có China town và có cả chính sách hạn chế người Trung Quốc nhập cảnh để tránh tình trạng “đô hộ kiểu mới” của TQ.
Đến sân bay của thủ đô Yerevan vào lúc 23h, cả đoàn đã khá mệt mỏi do phải di chuyển khá dài từ Việt Nam. Ấy thế mà phần nhập cảnh khá nhọc nhằn với đoàn vì 1 lý do hết sức đơn giản là “lần đầu tiên có đoàn Việt Nam đông sang Armenia”. Do vậy, an ninh sân bay bối rối trong việc làm thủ tục, ngay cả hộ chiếu ngoại giao cũng không có quyền ưu tiên gì. Nói chung mọi thứ cũng ổn, ra ngoài sân bay, mình lên chuyến xe chở cả đoàn về khách sạn tại quảng trường trung tâm thủ đô.

8915763026_76d800b9ff_z.jpg


Điều đầu tiên mà mình cảm nhận về đất nước này đó là nó hiện đại hơn mức mình nghĩ rất nhiều lần. Đường sá, nhà ở, các công trình được quy hoạch một cách thông minh và rất gọn gàng. Có lẽ, đất nước này đã bắt đầu tạo thêm cho mình nhiều động lực để tìm hiểu rồi :)

[
 
Last edited:
Nghe chuyện của bác Deepblue khiến mình thấy vui ghê. Nhất là chuyện anh Liên Xô nhảy vào can thiệp :))
À, nếu không phiền bác chia sẽ hình chụp Ararat được không?

Mình không rõ cách post ảnh, mình cũng chưa có trang ảnh riêng để gửi link cho bác. Bác cứ google "Ararat Dogubayazit" là sẽ ra hình. Dogubayazit là nơi mình đến, nằm dưới chân Ararat.

Đây là mình search ở trên flickr: http://www.flickr.com/search/?q=ararat+dogubayazit
 
Mấy hình ảnh mình mới lục lại được. Đây là khu vực Dogubayazit dưới chân núi Ararat bên phía Thổ Nhĩ Kỳ. Bữa đó mình ở đây gần 2 ngày, nhưng núi Ararat lớn chỉ hiện ra trong khoảng 10-15 phút mây tan. Hồi đó đi xem núi chưa có kinh nghiệm, chỉ plan 1-2 ngày, sau rồi mới biết những đỉnh núi lớn có khi mây phủ suốt hàng tuần...



















 
Theo mình biết thì lãnh thổ của Armenia ngày nay ban đầu thuộc Đế quốc Ba Tư (Iran) và Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ thừa kế pháp lý cho Ottoman) cho tới trước thế kỷ 19. Vào thế kỷ 19, Đế quốc Ottoman và Đế quốc Ba Tư (cùng là Hồi giáo nhưng theo các nhánh khác nhau) suy yếu trầm trọng trong khi Đế quốc Nga phát triển xuống phía Nam. Trong cuộc chơi này có tay của Đế quốc Anh với căn cứ ở Ấn Độ (ngày nay là Ấn Độ, Pakistan và Afganistan) - khi thì ủng hộ phe này, khi thì ủng hộ phe kia, khi thì tiện tay chiếm luôn làm thuộc đia. Tóm lại, Chiến tranh Nga-Ba Tư diễn ra với kết quả là Ba Tư mất đất, còn Nga được đất (ngày nay là Georgia, Azerbaijan và một phần Armenia - trong đó Gruzia (Georgia) và Armenia theo Kito giáo). Chiến tranh Nga-Ottoman có kết quả là Nga chiếm được Krym và nhiều vùng giáp Biển Đen, đồng thời lập ra một loạt quốc gia Balkan như Hy Lạp, Nam Tư, Bulgaria v.v. Đến Thế chiến I, Ottoman và Nga lại đánh nhau. Người Armenia trên thế giới lũ lượt ủng hộ Đế quốc Nga Chính thống giáo để giành độc lập cho phần đất còn lại khỏi tay Ottoman. Ottoman bèn ra tay trước bằng cuộc diệt chủng người Armenia - theo người Armenia có 1,5 triệu người Armenia bị giết, còn theo Thổ thì chỉ 200 ngàn. Cuộc diệt chủng bắt đầu bằng việc bắt và giết chết 100 ngàn lính Armenia có trong thành phần Quân đội Ottoman, tiếp theo là bắt và đi đày toàn bộ các gia đình Armenia trên lãnh thổ Ottoman vào sa mạc. Tuy nhiên, Ottoman vẫn thua Đế quốc Nga trong Thế Chiến I và mất đất vào tay Nga. Phần đất này nhập vào phần lãnh thổ Armenia có sẵn trong Đế quốc Nga - máu Nga và máu Armenia đã đổ như suối để có được nước Armenia ngày nay. CMT10 nổ ra, Armenia tuyên bố nhập lại vào Liên bang Xô viết. Sau đó thì các bạn đã biết rồi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,675
Bài viết
1,171,167
Members
192,349
Latest member
sv388livevip
Back
Top