Yem cũng rống các pác nói ở trên là đi đâu cũng tìm cách lái một phát, nhưng mà phải lái hiên ngang cơ, mới oách.
Ở Cao Bằng có một loại rau, giống như rau bí, ăn bùi, ngon, hình như gọi là rau bò đái thì phải. Vì ăn xong thì lái khai hơn bò. Khai dã man, khai khủng bố lun. Yem đả 2đĩa rau ấy rồi đánh dấu lung tung, sướng. Dạt dào bay toả, làm phấn khỉ cả cái không khí mát rười rượi trên sông Bằng Giang.
Các pác đã bao giờ "đánh dấu" từ trên cầu xuống sông chưa? Mà phải tìm cái cầu nào cao cao kìa, mới thoáng. Yem lùm rùi. Từ trên cầu Cỏ May trên đường vào Vũng Tàu ấy. Mát mẻ, lồng lộng ...
Xong, mới thấy rằng có khi phải đổi cái câu "Thứ nhất quận công... thứ nhì đánh dấu từ trên cầu".
Nhưng một trong những lần oánh dấu đáng nhớ nhất là ở Pa-di, nước Phá Lang Sa, ngay gần chưn tháp Ép-phen ý. Oách là chỗ đó không có toa-lét. Vô phước ra đến chỗ ấy mà nổi cơn mắc thì chỉ có cách ôm bụng, nhăn hay nghiến răng cầm cập, mắt liếc ngang liếc dọc mà vãn đành chịu.
Có phải mình mình như vậy đâu, cả ngàn người, Tây- Ta-Tầu - Tưởng gì cũng rứa. Trên đời, có phải lúc nào muốn làm người tử tế mà được đâu. Lúc ấy chỉ có cách phải liều đánh dấu bậy thôi.
May, nhìn thấy có 3 cây thông quây vào nhau... Đúng là 3 cây chụm lại nên hòn núi cao. Thế là tương phãn chí.
Thế nhưng có lẽ vẫn chưa sướng bằng quả yem "oánh dấu" ngay giữa Thiên An Môn, Bắc Kinh. Bước vào cổng, người ta đã mời "giải quyết" trước khi tham quan cho nó thêm phần vệ sinh rồi.
Cái anh Tàu Khựa chỉ được cái khoản này là luỵch sự. Không có thì cũng chết, vì rộng và đi xa lại ở nơi "trang nghiêm". "Đi" hết rùi, lấy gì mà oánh dấu nữa? Xin thưa vưỡn còn. Hết là mới hết cái anh đại với anh tiểu thôi.
Cái anh cơ số trung, yem nén lại, quyết chí nhè lúc tới chỗ hoành tá tràng nhất, tức nơi vua yết triều, ngay giữa bậc thang đá của bá quan văn võ đi chầu, dồn hết ngàn năm căm thù, làm một phát long trời lở đất...
Quả ấy, phải tầm cỡ vũ qua Bắc Hải, sấm động Bắc Vang lun.
Mặt mũi hớn hở, ngực hẳn phải nở đầy rôm, kệ mịa mọi chuyện trên đời, huống hồ gì người chung quanh. Với yem, nó còn long trọng hơn cả chấm phượt.
Không nói phét, từ bé chưa bao giờ lồm được quả "trung" nặng mùi như thế. Ngào ngạt, đặc quánh. Bịt tai gài lỗ mũi không kip.
Mà không biết tại sao hôm ấy gió cứ quật đi quật lại, dặt dìu, bốc lên rồi dập xuống liên hôi.. cho đến khi phảng phất, lảng bảng...
Sướng, nhớ tới ông bà, các cụ tổ tiên...