What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Như em đã nói do vùng Quebec ảnh hưởng của Pháp trước nên đương nhiên ở đây tiếng Pháp được coi là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh chỉ đứng hàng thứ hai. Khi các bác tiếp xúc với bất kỳ một người dân nào ở đây người ta sẽ auto nói với các bác bằng tiếng Pháp. Khi các bác ngớ người không hiểu người ta mới nói tiếng Anh, kể cả họ có biết các bác là ngừoi nước ngoài, khách du lịch hay gì gì đi đó nữa.
Việc gì nó cũng có nguyên do của nó, vào năm 2017, quốc hội bang Quebec bỏ phiếu với số phiếu tuyệt đối mà có lẽ cả Triều tiên cũng không dám mơ đến. Tỷ lệ này là: 111-0 về việc chỉ cho chào "Bonjour" ở các cửa hàng, nhà hàng khách sạn.....thay cho câu chào "Bonjour/Hi" đang sử dụng
Riêng về điều này em thấy người Francophile (Chuộng Pháp) họ bảo vệ và giữ gìn ngôn ngữ rất tốt. Chính phủ thì tổ chức hàng năm Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp. Ngay cả em, khi trong công việc trao đổi e-mail với các bạn Pháp, bao giờ các bạn ấy cũng viết tiếng Pháp phía trên, rồi tiếng Anh bên dưới. Không biết mình có nên trả lời lại bằng tiếng Việt phía trên, tiếng Anh phía dưới không nữa đây :)










 
Ở Canada này luôn có sự xung đột giữa những người theo chủ nghĩa chuộng Pháp (Francophile) và những người theo văn hoá Anh (Anglophone). Nhưng ở Quebec thì khác, nơi đây chỉ chấp nhận và hấp thụ hầu như là văn hoá Pháp. Thế nên nếu các bác tới đây nói được tiếng Pháp là một lợi thế và hầu như sẽ được ưu tiên trong mọi việc.
Ngay cả cái tên Montreal cũng là từ tiếng Pháp mà ra. Trong tiếng Pháp Mont là quả núi, Real (trong tiếng Pháp cổ và tiếng Tây Ban Nha) là Hoàng gia. Montreal nghĩa là: Núi Hoàng gia do ở giữa thành phố này có quả núi nhỏ.
Sự cực đoan cũng không tốt, khi mà những người Francophile có xu hướng sống chậm, hoài cổ và khổ nhất là với số đông họ bắt những ngừoi khác lại giống mình. Vậy là vào những năm 70 của thế kỷ trước với sự kỳ thị của người Francophile, những người Anglophones họ bỏ thành phố, chuyển công ty và trụ sở đến Toronto và Montreal bị Toronto vượt mặt về kinh tế sự năng động và sức phát triển







Dòng chữ "Make art not war" biến thể từ "Make love not war" của những người Hippie từ thế kỷ trước khi phản đối chiến tranh Việt Nam!








 
Last edited:
Người Pháp lập ra pháo đài đầu tiên ở Montreal có tên là Ville Marie. Thực ra lúc đầu nó chỉ là nơi giao dịch mua bán lông thú của người thổ dân và đổi lại là hàng hoá Made in France. Nên họ lời cực kỳ lớn, khi mà ở Paris những chiếc áo choàng lông rái cá, da hải cẩu còn trị giá tới hàng nghìn quan và còn là biểu tượng của thời thượng thì nghề này còn phát đạt. Sau này với mong muốn đem tôn giáo của mình truyền ra khắp thế giới, nên các cha Công giáo mới đem những con chiên sang đây gây dựng cộng đồng công giáo đâu tiên với 50 người.









 
Khi Cartier đi đến vùng sông Saint Lawrence này, ông gặp một người tù trưởng. Sau một hồi chém gió nhăng cuội gì đó mà chẳng ai hiểu ai. Vị tù trưởng này nói với Cartier là mời ông về Kanata chơi để hàn huyên với vài chén rượu. Cái từ Kanata ở đây nghĩa là ngôi làng. Khi rời khỏi ngôi làng chắc Cartier cũng say mà đọc nhịu thành Canada. Hơn nữa ông dùng từ Canada để chỉ toàn bộ vùng này chứ không phải riêng một ngôi làng nào nữa.
Chuyện người châu âu chém gió với người ản địa xong đặt bừa một cái tên không phải là hiếm. Như con Kangaroo ở Úc cũng vậy. Khi người Anh thấy con vật lạ hỏi thổ dân "Đây là con gì?" Người thổ dân trả lời "Kangaroo" (Trong tiếng thổ dân là tao không biết). Nhưng người Anh đâu có hiểu tiếng thổ dân nên gật gù "À, đó là con Kangaroo"








 
Ngay trước mặt Nhà thờ Đức bà Montreal là một quảng trường nhỏ. Nơi đây có một bức tượng của vị Chủ tịch uỷ ban nhân dân đầu tiên của Montreal. Đó là đồng chí Maisonneuve.
Nói là chủ tịch của Montreal bây giờ thì to lắm, nhưng thời kỳ sơ khai thì đồng chí này là chủ tịch của một làng gồm 50 người da trắng định cư ở đây như post trên em đã nói.
Đặt chân lên một vùng đất hoang dã mới với tứ bề thọ địch, buộc Maisonneuve phải chọn cách liên minh với bộ lạc này chống bộ lạc khác. Và ông chọn liên minh với người Algonquin để chống lại người Iroquois. Những mùa đông đâu tiên trụ trên đất Canada này quả là khó khăn vô cùng đối với người da trắng. Em nhớ ngày xưa có đọc bộ Tình sử Angelique đến tập Angelique và con quỷ cái nói về mùa đông trên đất Canada của những người định cư mới thấy khó khăn đến chừng nào. Trời rét, đồ ăn không có, đi ra khỏi làng không cẩn thận gặp bộ lạc thù địch thì coi như được hoá kiếp. Ngoài ra còn sói, gấu... nữa. Thế nên những người định cư phải nói là cực kỳ dũng cảm.
Sau khi quay về Pháp chịu tang cha, khi trở lại Maisonneuve được bổ nhiệm thăng chức lên làm thống đốc của New France. Nhưng ông từ chối mà chọn ở lại chiến đấu bên cạnh những người dân đã sát cánh cùng ông

Ngày nay bức tượng của ông khá nhỏ bé, chẳng phải giơ tay vẫy hay giơ tay chào gì như ta vẫn thấy ở VN. Mà ông mặc bộ quân phục, tay phải cầm lá cờ cắm xuống, như khẳng định vùng đất này thuộc về chủ quyền của những người da trắng định cư.










 
Ở dưới chân bệ tượng của ông là 4 bức tượng nhỏ, đó là các bức tượng những người đồng đội của ông, cô y tá và cả người Iroquois nữa


Le Moyne- người thám hiểm, kẻ buôn lông thú. Lưng đeo súng, tay phải cầm con dao quắm nhưu sẵn sàng lột từ lông thú đến da đầu kẻ địch




Lambert Closse - Sĩ quan của pháo đài Ville de Marie. Anh hùng trong cuộc chiến chống ngừoi Iroquois.





Jeanne Mance - Một trong những y tá đầu tiên của Montreal. Con nhà quyền quý (cha bà là quan chưởng lý của nhà vua) thế nhưng bỏ cả Paris hoa lệ đến đây và quyên góp tiền bạc để xây dựng bệnh viện vì những lý tưởng mà chỉ người phương tây mới hiểu





Và người Iroquois- chủ nhân của vùng đất này và là kẻ thù của người da trắng định cư


 
Các bức tượng nằm ở các góc của chân bệ. Giữa đó là cá bức phù điêu, mô tả cảnh ngày đầu lập nên khu định cư ở Montreal này


Các vị Founding fathers quyết định thành lập khu định cư đầu tiên trên vùng Montreal này. Đó là pháo đài Ville Marie





Đặt chân lên vùng đất nào đó việc đầu tiên của những ngừoi châu Âu bao giờ cũng là đặt Thánh giá. Khẳng định chủ quyền và tôn giáo trên vùng đất mới






Maisonneuve bắn chết thủ lĩnh của người Iroquois






Trận chiến với người Iroquois





 
Khác với các thành phố sôi động khác của bắc Mỹ, bước tới Montreal cảm giác như cuộc sống chậm lại. Mọi người nhẹ nhàng làm công việc của mình, không vội vã, hối hả. Đó là một phần của tính cách Pháp đấy các bác ạ. Chúng ta thường nghe tuyên truyền rằng ngừoi Pháp hào hoa phong nhã....nhưng đó là chưa nói hết. Người Pháp sống khá chậm, cầu toàn, lãng mạn và mơ mộng. Đó là tính cách Pháp không giống bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Trong thế chiến thứ 2 nó thể hiện rõ luôn tính cách Pháp và các dân tộc khác.

Chuyện là, trong thế chiến 2, sau khi phòng tuyến sông Meuse sụp đổ, quân Đức tiến đến Paris. Thay vì đánh quân Đức đến người Pháp cuối cùng hay dù đốt cháy cả Paris cũng phải đuổi được quân Đức xâm lược...thì người Pháp lại đầu hàng rất nhanh chóng. Họ qua niệm rằng đằng nào cũng không chống nổi quân Đức thì đầu hàng luôn để thành phố Paris yêu quý của họ không bị đổ nát do bom đạn của Đức. Hơn thế nữa, họ còn cử ông già Thống chế Petain ra để đàm phán đầu hàng quân Đức cho nhanh.

Hai năm sau, khi quân Đức tiến vào Liên Xô và bị chặn ở các tuyến phòng thủ cho Mockba. Trong lúc bao vây Mockba do thiếu dầu nên quân Đức cử vài Sư đoàn đi đánh chiếm Bacu và các thành phố vùng Caucasus chiếm các mỏ dầu ở đó. Trong lúc đọc bản đồ tác chiến, Hitler nhìn thấy trên đường đi có thành phố tên là Stalingrad - Thành phố được đặt theo tên nhà lãnh đạo lúc giờ của Liên Xô là Stalin. Và để sỉ nhục đối thủ của mình, Hitler ra lệnh tấn công thành phố đó. Đen cho thành phố này, nếu cứ để tê là Volgagrad thì nó chưa chắc đã bị tấn công. Lúc này Liên Xô đã mất 600 thành phố, thị trấn vào tay quân Đức, tinh thần binh sĩ rất kém. Mất thành phố nào thì được chứ mất thành phố mang tên mình thì không thể. Ngồi từ Mockba, Stalin ra lênh giữ thành phố bằng mọi giá, cấm kể cả dân thường di chuyển ra khỏi thành phố. Và kết cục là thành phố này đổ nát không còn một chút gì.

Qua hai câu chuyện trên chúng ta cũng thấy rõ tính cách của hai dân tộc rất khác nhau. Và có lẽ chính vì kém độ máu lửa nên nước Pháp không làm được cuộc cách mạng vô sản chăng? Nếu thế thì đen cho người Pháp quá :D















 
Các bác nhìn công trình này có quen không ạ? Chắc hẳn là nhìn rất quen vì nó giống nhà thờ lớn Hanoi, nhà thờ Đức bà Paris....vì nó có chung một kiến trúc Gothic và cùng theo văn hoá Pháp. Đây là nhà thờ Đức Bà Montreal (Basilique Notre-Dame de Montreal). Và cũng giống như Hanoi, nhà thừo này nằm trên một con phố mang tên nó luôn. Phố Notre Dame
Nhưng không giống như nhà thờ lớn Hanoi, hay nhà thờ Đức Bà Paris chỉ mất vé khi leo lên tháp chuông. Nhà thờ Đức Bà Montreal mất vé ngay từ khi vào cửa










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,428
Bài viết
1,175,846
Members
192,099
Latest member
ledinhhiep
Back
Top