What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Cái biển Arrêt này nó giống như Stop trong tiếng Anh. Cái biển này rất hay, ở ngã tư có khi cả 4 phía đều có biển này. Bất kỳ ai đến đây cũng phải dừng hẳn lại quan sát. Sau đó ai đến trước, dừng trước được quyền đi trước, cứ vậy theo thứ tự.... Mất chút thời gian nhưng an toàn hơn rất nhiều. Nhưng em nghĩ cái này chỉ áp dụng được ở những quốc gia văn minh, khi con người dân tộc họ có lòng tự trọng, tự giác chấp hành. Chứ lắp ở VN mình thì sẽ chẳng có tác dụng gì hết khi mà ra đường người ta chen nhau từng tý một








 
Gia đình em đi bộ ra cảng cũ của Montreal. Đây là khu vực cổ nhất của Montreal, ngay từ năm 1611 những người Pháp đã lập nên cảng này để làm nơi trao đổi lông thú với dân địa phương. Do con sông Saint Lawrence chảy từ Ngũ hồ đổ ra Đại tây dương, mà Montreal lại nằm giưuax quãng đường này nên rất thuận tiện cho tàu bè cập cảng, chuẩn bị nước ngọt, đồ đạc còn lên đường vượt biển.
Nền văn minh loài người bao giờ cũng gắn liền với dòng sông từ đó nảy sinh ra bến cảng để người ta có thể đi lại buôn bán trao đổi hàng hoá. Thế nên các bác nhìn những thành phố phát triển nhất thế giới hầu như thành phố nào cũng gắn liền với cảng








 
Sau này ngừoi ta chuyển cảng ra ngoại thành. Chỗ cảng cũ này ngừoi ta xây lên một cái gọi là Trung tâm khoa học, nơi vui chơi giải trí và cảng ngày nay chỉ còn là nơi đậu du thuyền của hội nhà giầu










 
Phía trước cảng còn một đường sắt, không biết có còn tàu chạy qua không? nhưng các bạn Montreal bỏ hơi phí, Hanoi mình mà có đoạn đường sắt thoáng lại giữa trunng tâm như thế này thì lại mọc lên một loạt các quán trà đá, cafe...để xem tàu chạy. Có lẽ đó là loại hình giải trí quái dị và mạo hiểm nhất em từng thấy




Chẳng riêng gì Montreal, rất nhiều các thành phố văn minh mà ngừoi ta đi xe đạp hoặc đi bộ đi làm. Ông bác em ở thành phố này ngày xưa viết thư về kể hàng ngày đi làm đều đi bộ mất 30' đi và 30' về. Hồi đó ở nhà ngạc nhiên lắm, nghĩ bụng bác này dở, ô tô có sao không đi lại đi bộ? Sau này khi ra nước ngoài nhiều thì em mới hiểu. Nhưung chuyện đi xe đạp hay đi bộ chắc chỉ có những nước văn minh thực hiện được thôi. Đi bộ ở Hanoi lấy chỗ đâu mà đi, vỉa hè bị lấn chiếm bán hàng hết rồi, đi xuống lòng đường không chừng có ngày gặp bà lái xe đi guốc cao gót rồi lên thiên đàng thánh Peter lại bảo "Mày lại chết vì gái"





Những con phố cổ, nhỏ như thế này ngừoi ta cũng đem 2 cọc bê tông chặn lại mục đích chỉ để ngừoi đi bộ đi vào. Mà ngừoi đi bộ ở đây được ưu tiên số 1. Khi các bác bước sang đường (đúng nơi dành cho người đi bộ) các phương tiện cơ giới kể cả nhà bao việc thì cũng phải dừng lại nhường đường. Ông nào mà không nhường đường ngoài chuyện bị phạt nhấc người lại còn bị dân tình nhìn với ánh mắt kỳ thị nữa. Mà đó cũng là nét văn minh, VN mình học cũng khó.
Sau khi đi bắc Mỹ về, em cũng học được thói quen. Khi đi ở đường Nguyễn Trãi - Hà Nội, thấy một nhóm các cháu SV qua đường đúng vạch, em dừng hẳn lại nhường các cháu qua.Lập tức xe sau bóp còi nháy đèn inh ỏi. Xong rồi còn lách lên hạ kính chửi em nữa.



 
Em đi sang phía quảng trường Jacques Cartier. Quảng trường này được đặt tên theo nhà hằng hải, phát kiến địa lý nổi tiếng ngừoi Pháp và cũng là người pát kiến và khai sinh ra đất Canada này. Ngày xưa ở đây nằm cạnh khu định cư đầu tiên Ville Marie, nên quảng trường là nơi buôn bán trao đổi hàng hoá cũng như biểu diễn các trò lấy tiền. Chứu không như chúng ta nghĩ đã là quảng trường là phải làm nhữung việc trang nghiêm như mít tinh, tế lễ, hay đơn gảin chỉ là nơi mấy chú CS giao thông đứng rình bắt người vi phạm.
Ngày nay, quảng trường này cũng khá sôi động. Xung quanh là nhà hàng có các món đặc sản địa phương như Tôm hùm với giả khoảng 40 CAD/ người làm 3 món. Hay như các món ăn Pháp ở đây cũng luôn có sẵn, làm cho ngừoi Paris đến đây cảm gíac như ở nhà.










 
Tôi gặp một anh đứng bán mấy đồ thủ công được uốn từ sắt thành những đồ lưu niệm nhỏ. Anh hỏi tôi từ đâu tới, tôi nói từ Vietnam. Anh mừng lắm và mở cuốn album ra cho tôi xem hình anh chụp ở vịnh Hạ Long rồi hình mặc áo vua ở Huế.... Liếc nhìn quyển album thấy anh đi khá nhiều. Hỏi ra anh cũng là dân backpacking, anh nói anh làm mấy cái này chỉ để kiếm tiền đi phượt, anh có mỗi mình, vợ con không có nên cứ về Montreal, kiếm được đồng nào rồi lại xách ba lô lên đường. Nhìn thấy anh có uốn ra cái lá phong. Tôi bảo "Oh! đây là biểu tượng của quốc gia anh" Anh nói "Không phải, biểu tượng của quốc gia tôi là hoa lys" Tôi ngạc nhiên hỏi lại "Thì lá phong này trên quốc kỳ của các anh còn gì". Anh nói: "Không, hoa lys mới có trên quốc kỳ của chúng tôi" Nói rồi anh chỉ cho tôi lá cờ của Quebec với mầu xanh và hoa lys trắng. Oh hoá anh là người theo Francophile (Chủ nghĩa chuộng Pháp)
Cười bắt tay anh rồi đi mà quên mất không hỏi tên hay chụp cùng anh 1 tấm ảnh






 
Ở cuối Place Jacques-Cartier này họ dựng một cây cột thật cao. Bên trên họ để tượng người anh hùng dân tộc nước Anh - Đô đốc Nelson. Như em đã nói ở post trước, việc họ dựng tượng của Nelson ở đây cũng lạ. Vì ông Đô đốc tài năng này chẳng có tý công trạng nào với xứ Canada này, thậm chí còn chưa đến đây bao giờ. Hơn thế nữa, nhìn thấy tượng đô đốc Nelson là những người Pháp lại thấy hổ thẹn, khi lúc quốc gia họ mạnh nhất, lúc cả châu Âu đều nếm mùi thuốc súng của Napoleon...thì chính Napoleon lại thua đau đớn Nelson trong trận Trafalgar khi bị chìm 21/33 tàu trong khi quân Anh chẳng bị chìm chiếc tàu nào. Chiến thắng Trafalgar này cũng mở ra địa vị Bà chúa biển ra cho nước Anh. Và ngày hôm nay họ đặt ở đây khác nào sỉ nhục dân Francophile. Chắc vì thế nên họ đựt cái tượng tít trên cao phòng thế lực thù địch giật đổ chăng? Nói vui vậy thôi, chứ quảng trường Trafalgar giữa London họ cũng đặt tượng Nelson tít trên cao như vậy
Nhân tiện nói đến Đô đốc Nelson em lại chém với các bác vài dòng về trận Trafalgar


Cái tên Trafalgar thực ra nó là cái tên một mỏm đất ở trên eo biển Manche . Nơi mà xảy ra một cuộc hải chiến lừng lẫy nhất trong lịch sử biển. Chiến thắng Trafalgar cùng với tác giả của nó: Đô đốc Nelson và con tàu Victoria của ông đã trở thành huyền thoại, thành niềm tự hào của dân Ăng lê và những quốc gia mới nổi sau chận chiến này phải cúi đầu công nhận địa vị “Chúa biển” của nước Anh. Và trận Trafalgar đã trở thành một ví dụ kinh điển trong các sách viết về nghệ thuật quân sự.

Thế vậy trận Trafalgar Anh đánh nhau với ai? Nelson là ông nào mà hoành tráng thế?
Ngay sau khi nắm chính trường Pháp và chiếm được phần lớn châu Âu. Napoleon đã đuổi hàng hóa và các công ty của Anh ra khỏi châu Âu. Điều này làm thêm mối mâu thuẫn giữa 2 dân tộc Pháp – Anh càng thâm thù thêm. Hơn nữa Napoleon còn mạnh dạn tuyên bố “Chỉ cần 3 ngày sẽ quét sạch sương mù khỏi eo biển Manche” Ý nói sẽ quét sạch Hải quân Anh, lực lượng HQ được cho là mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Để thực hiện cuộc xâm lược này Napoleon cho tập trung một lượng quân đội, tàu thuyền khổng lồ ở Boulogne ( đối diện với Anh) ngoài ra ông còn cho tập trung quân đội ở Antwerp (Bỉ) nữa. Tập trung quân ở Boulogne thì người Anh chỉ cười. Nhưng tập trung quân ở Antwerp thì coi như xong cmnr vì Antwerp là nơi dễ tấn công Anh nhất. Tập trung quân ở đó coi như lưỡi gươm đã tuốt ra khỏi vỏ, không chiến không được.
Napoleon cũng không phải người vừa, lượng trước được sức mạnh của Hải quân Anh nên ông cho tập trung cả liên quân Pháp – Tây Ban Nha với số lượng tầu hùng hậu (33 tàu) so với HQ Anh có 27 tàu. Nhưng ở đây ông đã tính sai một nước đó là không tính đến Nelson – Vị đô đốc tài ba nhất trong lịch sử Thế giới.
Nelson một con người bình dị, các sử gia đánh giá ông “Là người nhân hậu, người cha đáng kính, có kiến thức uyên bác và tâm hồn đa cảm của người nghệ sĩ’ Và lạ kỳ thay là “Sói biển” Nelson này lúc bình thường thì lại say sóng. Chỉ khi tiếng va chạm loảng xoảng của vũ khí, tiếng đạn rít vù vù, con tàu nghiêng trong khói lửa thì “Sư tử” mới tỉnh giấc, vươn mình xòe ra những móng vuốt khủng khiếp của nó. Lúc này Nelson mới chính là mình, là nguời được ngay kẻ thù của mình ngưỡng mộ. Napoleon đã từng nói “Ông ta chính là nguời mà ta cần”
Hồi đó châu Âu có một cuốn sách “Nghệ thuật của các hạm đội tàu chiến” của Paul Gost (người Pháp). Được ca ngợi là giáo khoa của Lịch sử Hải quân. Trong đó Gost nêu rõ “Đôi hình lý tưởng là đội hình đánh theo hàng dọc, và trong trận chiến bên nào giữ vững được đội hình là người sẽ giành chiến thắng. Tất nhiên là đô đốc Willeneuve người luôn coi Gost là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh, làm trái lời Gost là tự sát...sẽ sắp xếp đội hình giáo điều kiểu đó.
Nhưng Nelson lại khác, ông dek phải tay mơ và quan điểm là chiến trận phải biến hóa khôn lường kẻ thù mới bị bất ngờ. Và quan trọng nhất ông cũng giống như Napoleon có cùng phép dùng binh “Chia cắt lực lượng địch mà đánh”. Nhưng Napoleon chỉ dùng được trên bộ, còn Nelson dùng trên biển. Và ông áp dụng ngay vào trận Trafalgar này.
Nói chung cũng dell biết bọn chúng đánh nhau như thế nào, chắc cũng súng đạn, đấu kiếm rồi đầu rơi máu chảy, cháy tàu, chìm tàu... nhưng kết quả là hạm đội của Pháp – Tây Ban Nha bị tiêu diệt sạch. 4 viên đô đốc của Pháp và Tây Ban Nha phải dâng gươm hàng (Trong đó có thống đốc chỉ huy Willeneuve).
Về phía quân Anh tổn thất lớn nhất là đô đốc Nelson đã hy sinh trên tàu Victoria của ông khi dính một viên đạn.
Cùng ngày với chiến thắng của quân Anh ở Trafalgar thì Napoleon cũng có chiến thắng ở Ulm ( Autria) Tin thất bại ở Trafalgar bay về Ulm lập tức làm nguội lạnh không khí chiến thắng nơi đây. Hào quang chiến thắng trên sông Danube đã bị dìm trong biển. Thât bại ở Trafalgar làm ô uế chiếc vương miện của Hoàng đế Pháp. Và quan trọng là ông không còn hạm đội để nuôi mộng đánh Anh nữa. Napoleon điên đầu nhưng rồi cũng AQ mình “Ta không còn hạm đội nữa nhưng ông ta cũng đã tèo” (Ông ta ở đây là Nelson). Và chính thất bại này nó lại mỉa mai cho câu nói “Hai đánh một không chột cũng què” Khi hai hạm đội Pháp và Tây Ban Nha lại thua một hạm đội Anh bị chỉ huy bởi một người vừa què vừa chột (Nelson bị chột một mắt và què một tay trước trận chiến)

Hạm đội hải quân Hoàng gia Anh ca khúc khải hoàn trở về. Nhưng không rực rỡ như trước. Mặc dù chiến thắng này quá vinh quang, quá xứng đáng. Đại bác trên các chiến hạm gầm lên những đợt tiễn biệt vị thống soái Hải quân vĩ đại. Kỳ hạm Victoria treo cờ đen, biến giá pháo thành tang lễ đưa vị chỉ huy lỗi lạc của Hải quân Anh về tổ quốc.
Người dân Anh đón mừng chiến thắng với một mắt cười và một mắt khóc. Quốc tang và quốc lễ được cử hành đồng thời. Hoàng đế Anh cho an táng Nelson với những nghi lễ trang trọng nhất. Thủy thủ anh hạ cột buồm con tàu Orient ( tàu Pháp bị Anh bắt trong trận này) làm quan tài cho vị chỉ huy của họ. Nelson được mai táng tại điện Wesminter – nơi chôn cất các vĩ nhân của Anh quốc.
Để kỷ niệm chiến thắng Trafalgar, người Anh dựng một cái cột giữa quảng trường trung tâm. Bên trên là tượng của đô đốc Nelson oai vệ nhìn ra biển. Dưới cái cột là 4 con sư tử được đúc bằng chiến lợi phẩm từ nhưungx khẩu đại bác của tàu Pháp bị Nelson bắt.
Còn số phận của con tàu Victoria thì sao? Sau trận Trafalgar con tàu Victoria không ra biển nữa, không phải do nó hư hỏng nhiều. Mà người Anh họ muốn giữ con tàu gắn liền với chủ nhân của nó. Tàu Victoria được kéo về Fortsmount đứng đó hiên ngang đón khách du lịch vào thăm quan. Hàng năm cứ đến đúng ngày chiến thắng Trafalgar (quên cmn ngày rồi :D ) họ lại mở tiệc trên con tàu đó.







 
Last edited:
Toà thị chính Monntreal

Toà thị chính này được thiết kế theo kiến trúc Pháp điển hình đó là "Phong cách thời Napoleon đệ tam" hay được gọi là "Phong cách Second Empire" Điên hình của kiến trúc này là Nhà hát Opera Garnier ở Paris. Và khi Pháp xâm chiếm Việt Nam cũng dưới thời Napoleon đệ tam này. Nên sau đó phong cách kiến trúc này được áp dụng rộng rãi ở Hanoi được dân ta gọi là "Nhà kiểu Pháp" Thế nên khi nhìn toà thị chính này chúng ta cảm thấy quen thuộc lắm.
Được xây vào cuối thế kỷ 19, khônng bị tác động bởi những hoàn cảnh đặc biệt như chiến tranh, thiên tai....chính vì thế toà nhà này cũng chẳng có mấy dấu ấn lịch sử. Trừ câu chuyện em kể dưới đây
Năm 1967, tổng thống Pháp là Charles de Gaulle được mời tới thăm hữu nghị chính thức Canada nhằm làm tan băng ngoại giao giữa hai nước. Trước đó khi chính phủ Canada tổ chức quốc tang cho vị toàn quyền Georges Vanier mà Pháp không cử một ai đến viếng. Bình thường không sao, nhưng đây ngoài vấn đề đồng minh ra vợ chồng vị toàn quyền này còn là bạn thân của Charles de Gaulle và đã từng giúp đỡ ông rất nhiều trong thời kỳ ông còn khốn khó lưu vong ở Anh.
Đến Canada, Charles de Gaulle đi thăm hội chợ triển lãm Montreal. Sau khi đi ngắm nghía một vòng, ông quay về Toà thị chính này, đứng trên chiếc ban công nhìn ra quảng trường và có bài phát biểu làm chấn động ngoại giao giữa hai nước nói riêng và làm rạn nứt cả khối Nato. Bên kia bức màn sắt Brezhnev làm ly vodka cười khà khà khoái chí cho rằng hồi cáo chung của chủ nghĩa tư bản đã tới.
Chắc sau khi đi thăm vùng Quebec này thấy thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên dồi dào, phụ nữ xinh đẹp .... Charles de Gaulle càng thấy tiếc khi các vị tiên đế của mình dễ dàng nhượng lại cho quân Anh chỉ sau cuộc chiến 7 năm (1763). càng nghĩ càng tiếc, giống nhưu một chú gà trống hăng tiết vịt cùng với đầu óc lãng mạn của người Pháp ít suy nghĩ sâu xa nên ông đứng trên ban công toà nhà này kết thúc bài diễn văn ca ngợi tinh thần Pháp và kết thúc bằng câu: "Vive Montréal! Vive le Québec!" (Montreal muôn năm, Quebec muôn năm). Đám đông reo hò phấn khích, đáng lẽ dừng ở đây thì ngon cmnr nhưng de Gaulle cũng phấn khích và nói thêm "Vive le Québec libre! Et vive la France!" (Vì một Quebec mãi mãi tự do, nước Pháp muôn năm) Cái đáng nói nhất là ông dừng lại và nhấn mạnh vào từ Libre (Tự do)
Những câu nói này lại được toát ra từ một vị thổng thống, một vị tướng, vị anh dùng dân tộc của Pháp....nên quần chúng bị kích động tới mức điên cuồng. Trên bình diện chính trị nó gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất giữa 2 nước. Lập tức thủ tướng Canada triệu hồi Đại sứ Pháp đến phản đối. Ngay tối hôm đó thủ tướng Canada có bài phát biểu trên truyền hình với những ngôn từ cứng rắn chưa từng thấy: "Tất cả người dân Canada đều được tự do. Mọi tỉnh ở Canada đều tự do. Người Canada không cần phải được giải phóng. Thật vậy, nhiều ngàn người Canada đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh thế giới trong giải phóng Pháp và các nước châu Âu khác ."
Lập tức Charles de Gaulle cắt ngắn chuyến thăm Canada, theo kế hoạch sau khi tham dự hội chợ Expo 1967 ông sẽ ghé Ottawa thăm chính thức và gặp thủ Canada. Nhưng sau sự kiện này ông lập tức lên máy bay bay thẳng về Pháp.
Bực mình, bộ trưởng tư pháp Canada mới được bổ nhiệm, Pierre Trudeau (ông này sau làm tới thủ tướng và là bố của thủ tướng Canada hiện tại) , đã công khai tự hỏi phản ứng của Pháp sẽ ra sao nếu một Thủ tướng Canada đến Brittanny và hét lên rằng " Brittany to the Bretons "*. Nói thì khó hiểu nhưng chúng ta cứ hình dung khi mời Hun Sen sang Việt Nam và ông ta đứng ở Phú quốc và nói "Phú quốc phải được giải phóng, phải trở về đất mẹ Cam Pu Chia"
Như em đã nói, bài phát biểu này nó thúc đẩy cuộc Cách mạng yên lặng ở Quebec và dẫn tới phong trào tẩy chay văn hoá Anh rồi đòi đôc lập khỏi Canada. May mà cả hai lần trưng cầu dân ý không thành chứ không thì em và các bác lại mất thêm một đống tiền xin visa nữa
-------------------------------------------------------------------------------------

*: Brittany là một vùng đất ở Pháp, nơi họ đòi ly khai và theo chủ nghĩa dân tộc Bretons





 
Đang đi thì gặp cái biển này. Nào thì "Một trong 1001 địa danh lịch sử phải vào xem trước khi chết" Cái này nó đánh đúng vào tim của em. Một thằng thích lịch sử thì có thể đứng trước 1 của 1001 cô gái đẹp nhất thế giới có thể không vào xem chứ đứng trước 1 của 1001 địa danh lịch sử chắc chắn phải vào xem nó ra răng rồi


 
Hoá ra đây là Lâu đài Ramezay (Château Ramezay) - một trong những toà nhà lâu đời nhất Montreal, khi nó được dây từ năm 1705 do thống đốc đầu tiên của Montreal xây nó làm nhà ở cho mình. Trải qua nhiều biến động lịch sử, toà nhà này đổi chủ rất nhiều, cho đến cuối thế kỷ 19, chủ sở hữu của nó định bán. Trước nguy cơ chủ sở hữu mới đạp nó đi và xây lại. Hiệp hội cổ học Montreal hô hào dân chúng biểu tình đòi chính quyền Montreal phải giữ lấy nó. Không như các nhà lãnh đạo cộng sản, chỉ cần quốc hữu hoá cmn cái nhà này là xong, hay thậm chí chỉ thị miệng như vụ Z30 cũng xong nốt. Chính quyền Montreal phải bỏ tiền ra mua ngôi nhà này trong vụ bán đấu giá mà không hề có một sự ưu đãi nào. Sau khi mua xong, ngôi nhà này trở thành bảo tàng và phải mất 12 CAD mới được vào xem


 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,718
Bài viết
1,135,998
Members
192,478
Latest member
hi88ftop
Back
Top