Trên đường về nhìn thấy khách sạn của ngài đương kim tổng thống đứng trơ trọi, lạnh lẽo tối om một góc. Em xin kể hầu các bác một câu chuyện khác trước rồi chuyện của vị đương kim tổng thống kể sau
Các bác nhìn xuống phía góc dưới bên phải của màn hình thấy dòng chữ Macy chứ ạ? Macy thì ai cũng biết là tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ rồi. Nhưng câu chuyện ở đây là kể về người sáng lập ra nó, ông Strauss. Em cũng không định kể chuyện này, nhưng mấy hôm nay thấy mạng xã hội của VN chửi bới một chị là công an nhưng vô văn hoá, mạt sát xúc phạm người khác...nên em kể để thấy làm sao chúng ta phải trở thành những người văn minh. Những cái đó tiếc thay trong nhà trường không dạy mà họ toàn dạy những cái phù phiếm giáo điều...câu chuyện thực tế thì chẳng ai nói cả.
Em kể chuyện ra đây cũng chẳng phải để dạy đỗ ai, nhưng nó là một câu chuyện cảm động, và biết đâu khi chúng ta ngồi suy nghĩ, sống chậm lại sẽ thấy có nhiều điều có ích
Chúng ta đều biết con tàu Titanic bị chìm ngay trong chuyến đi đầu tiên của nó. Nhưng có thể nhiều người chưa biết trong lúc con tàu hấp hối anh hùng và kẻ hèn nhát luôn cùng xuất hiện. Họ đứng cạnh nhau trong cuộc thử thách như trong bóng tối và ánh sáng để làm nổi bật nhau lên. Trong vụ đắm tàu những con chuột to nhất bao giờ cũng bỏ chạy sớm nhất. Bruce Ismay, giám đốc điều hành của công ty White Star Line sau một hồi điên khùng gào xé đã lẳng lặng ngồi xuống giữa đám đàn bà và trẻ con trên xuồng cứu sinh. Ismay sống, nhưung danh tiếng của ông đã chết nhục nhã. Trong phiên toà xử vụ đắm tàu sau này, Ismay được trắng án, nhưng thẩm phán đã buộc tôi Ismay là
"Hèn nhát". Ismay rũ người xuống như đi ra pháp trường. Nhiều tháng sau, mỗi khi ngồi bên lò sưởi, tay nhâm nhi ly cognac. Chợt nghe lũ trẻ chạy qua cửa sổ hét lên
"Thằng hèn". Hay vào một ngày đẹp trời, viên thư ký già vốn trọng lễ phép, giáp mặt ông ta ngoài đường không ngả mũ chào...Ismay thấy tiếc là không chết luôn đêm hôm ấy.
Đã hơn 100 năm trôi qua, khi đọc lại khúc ca bi tráng, không khỏi không bàng hoàng cảm phục tinh thần hiệp sĩ chân chính, tấm lòng cao cả của những anh hùng từ cao tới thấp, từ sang trongj tới bình dị và chúng ta không thể ngăn nổi những dòng nước mắt tiếc thương.
Số phận sắp đặt thật nghiệt ngã khi trên chuyến tàu định mệnh đó có cả 3 người giầu trong top 5 thế giới lúc bấy giờ. Đó là John Jacob Astor - tỷ phú bất động sản, Ben Guggenheim - tỷ phú ngành ngân hàng và Strauss - tỷ phú, người sáng lập cty bán lẻ Macy. Và cả ba cùng từ giã cõi đời như những vị anh hùng
Sau khi đưa vợ con lên xuồng cứu hộ, Astor đứng lên nhường chỗ cho một người phụ nữ không địa vị, tiền tài ở khoang hạng 3. Ông thực hiện quy tắc thiêng liêng muôn đời của biển cả
"Phụ nữ và trẻ em xuống xuồng trước". Guggenheim không muốn chết khi không tươm tất, ông mặc vội bộ quần áo dạ đẹp nhất để chết như một quý ông. Những dòng chữ sau này được Guggenheim gửi cho vợ
“Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”
Còn Strauss, ông kiên quyết không lên xuồng dù được các thuỷ thủ mời xuống. Ông nói
“Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. Vợ ông khi ông giục lên thuyền bà kiên quyết không đi bà nói:
“Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”
Hai ông bà dìu nhau ngồi xuống boong tàu sẵn sàng đón nhận cái chết không sợ hãi. Sau này ở New York người ta dựng tượng ông bà với dòng chữ
“Tình yêu không thể nào bị nhấn chìm dù có nhiều nước biển đi nữa”. Ông bà trở thành biểu tượng của tấm lòng cao cả, của tình yêu sắt son không thể tách rời.
Nếu chúng ta chỉ nói về giới doanh nhân quý tộc mà không nói đến những con người bình dân quả là một thiếu sót. Một người cha bế hai con nhỏ xuống xuồng cứu sinh, trao chúng cho những người lạ. Nhoà đi trong nước mắt anh trở lại với đám đàn ông trên boong tàu. Và anh chết vô danh như một anh chàng nào đó, không để lại gì ngoài vài dòng chữ run rẩy nguệch ngoạc trên một tờ giấy cũ.
Xuồng đã đầy chỗ, một người phụ nữ chậm chân hốt hoảng. Một người lính pháo binh già vừa giải ngũ, bộ mặt đen sạm vì súng đạn. Anh có quyền được sống. Nhưng không, anh vội vàng đứng dậy
"Thưa cô! mời cô ngồi đây". Người vợ mới cưới vội kéo tay anh. Nhưng không, gạt tay vợ trong nước mắt. Anh đã từng chiến đấu trong chiến tranh, nhưng ở đây, nơi cái sống và cái chết chỉ cách nhau khoảnh khắc. Anh đã trở thành người anh hùng chân chân chính và đã hy sinh cùng với hàng ngàn người đàn ông khác cho thần Poseidon.
Cách đây hơn 100 năm mà phương tây họ văn minh như thế, tôi cũng không hiểu họ được giáo dục như thế nào, họ học cái gì? nhưng nhân cách, danh dự con người luôn được đặt lên trên hết. Những người như Astor, Guggenheim, Strauss đều là những tỷ phú hàng đầu thế giới. Gia tài họ thừa sức mua 100 chiếc tàu Titanic. Nhưng họ chịu chết để danh dự không bị hoen bẩn. Còn chúng ta thì sao? có mấy đồng nhưng tự cho mình cái quyền được coi thường, được mạt sát người khác. Có mấy đồng mà đã hỏi "Mày biết tao là ai không?".... Xem ra khoảng cách tới văn minh vẫn còn xa lắm