What's new

[Chia sẻ] Bắc Hà Si Ma Cai đầu xuân

Tranh thủ online bằng điện thoại đểu đọc tin nhắn của các bạn. Ok, sẽ post lịch trình và sơ đồ chi tiết. Đang phê với hoa mận hoa đào nở tung tóe ở Sapa. :D Các bạn đợi đoàn về show hàng nhé. :D

Và đâyyyyyyyyyyyyyy, hàng về (c)


picture.php

1. Quãng đường: Theo đường kẻ xanh trên bản đồ, tổng chiều dài gần 200km. (Không tính quãng đường HN-LC đi tàu) Bao gồm:

Ngày 1: 22h lên tàu, 6h30 tới Lào Cai.

Ngày 2: Từ Lào Cai theo đường 4D tới Mường Khương, ra cửa khẩu MK chơi và về ăn trưa tại Mường KHương. Quán ăn Anh Mùi ở trung tâm MK ăn khá ngon 40k/người. Chiều chạy MK - Pha Long - Sông Chảy - Simacai, tới Bắc Hà lúc 8h30. Nghỉ tại KS Đăng Khoa do bạn thoasapa giới thiệu có 100k/phòng sạch sẽ. Ăn tại quán Ngân Nga thực đơn rất phong phúc và ngon 50k/người.

Ngày 3 (Chủ nhật): Sáng 7h dậy chạy Bản Phố, Hoàng Thi Phố chơi. Nên chạy sâu vào Hoàng Thi Phố chơi chứ Bản Phố rất chán. 9h quay lại dinh Hoàng A Tưởng (quá chán, đằng sau còn có cái hay ho hơn đằng trước :shrug:) ngó 1 cái rồi vào chợ Bắc Hà chơi vừa kịp lúc chợ đông nhất. Muốn xem chợ ngựa thì đi sâu vào đằng sau chợ Bắc Hà. Ở đây có 2 đặc sản nổi tiếng là rượu và tương ớt (cay, ngon). Ăn trưa tại Bắc Hà và dông về theo đường 70, chạy mất hơn 2h. Gửi xe lên tàu về và ngồi chơi. :D Tối lên tàu và về HN lúc 5h sáng.

2. Phương tiện: Xe máy. Đoạn đường từ MK, Pha Long, Sông Chảy, Simacai không chạy được ô tô do đường xấu và cầu tạm đang làm.

3. Chi phí: Xấp xỉ 1 triệu đồng/người. Nếu đi tàu bằng ghế cứng hoặc ghế ngồi mềm chỉ có thể bớt 200k/chiều nhưng đau lưng/mông và dễ mất đồ.

4. Chú ý: Vùng cao hay lạnh đột ngột và có sương mù lúc sáng/ tối nên chuẩn bị cẩn thận áo mưa, áo rét và xe cộ (đèn). Nếu có thể nên có ít nhất 1, 2 xe máy lắp đèn sương mù dễ chạy hơn. Riêng đoạn Pha Long, sông Chảy, Simacai nếu trời mưa thì đường lầy trơn trượt rất nguy hiểm. Có đoạn trời nắng chạy qua mà bột đất đỏ mịn phủ trên đường gần 10cm.
 
Last edited by a moderator:
Nghe cô dọa sợ quá, chạy thôi cho nó lành... CÒn cái vụ bỏ cơm ăn Cỏ thì còn phải xem cơ chứ chả có gì là chắc với Gr cả.:LL:LL:LL

Tộ xư thằng bạn đểu. Cho nó đi nhờ về nó ném đá mình chiu chít thế này. Tao xách bom sang nhà mày bây giờ. :))

@all: Thôi các bạn cho mình xin. Tớ đã chạy sau lại bị các bạn quăng đá lia xia thế thì đỡ không nổi. :(( À mà chưa thấy 2 bác bên xóm post hình nhỉ. Chắc đang ngồi make up hình. :p

@tommy_ngo: Anh trân trọng đề nghị em không spam và làm phiền mọi người. :)
 
Thêm được 1 cái tranh thủ lúc nó không lởm

IMG_6589.jpg


Và đây là em mẫu "Cam Quýt Mít Na" lúc đang làm dáng cho các bác pờ dồ chụp ểnh... :D
IMG_6616.jpg
 
Em tranh thủ thêm được phát nữa. Cái này là trên đường từ Mường Khương đến Si Ma Cai. Nhìn cái chị cong mông lên xảy thóc kìa... hí hí. Ông chồng rất là gia trưởng, chả làm gì ngồi xem mông vợ... Chán
IMG_6676.jpg


Còn cái này là chỗ gần đấy, 2 em gái Mông tí tởn cưỡi xe máy. Ui xinh là xinh...

IMG_6663.jpg


Thêm bông đào rừng nữa cho nó Xuân

IMG_6444.jpg
 
Post thử hàng hộ lão lipton: :))


Chúng tôi hướng về Simacai vào một ngày cuối tháng 2/2009, gạt đi những bận rộn đời thường, để kịp ngắm một thoáng mùa xuân vùng Tây Bắc.

Đoàn đông hơn dự kiến ban đầu, khi tới ga Hà Nội, chúng tôi gặp thêm 3 người bạn, những người bạn không quen, chẳng biết mặt, chẳng thuộc tên…những người bạn chỉ giống nhau một đam mê cháy bỏng là phiêu lãng trên những cung đường hùng vĩ của miền sơn cước.

Đặt chân đến Lào Cai vào 6h sáng, khi mà cả thành phố vẫn mờ trong sương. Phố núi là thế, vẫn yên ả, bình lặng. Ngay cả cái ồn ào náo nhiệt của bến tàu Lào Cai, cũng không đủ để đánh thức cả thành phố đang say ngủ.

Một bát phở nóng nghi ngút khói, một ly cafe đặc sánh, đủ để xóa tan đi những mệt mỏi của chuyến tàu đêm, để 24 thành viên trong đoàn hứng khởi lên đường.

Cung đường đầu tiên do trưởng đoàn Greenline thông báo : Lào Cai – Mường Khương. Đường nhẵn mịn và mềm mại ôm vòng quanh núi. Tôi đã thoáng nghe, những tiếng xuýt xoa nhè nhẹ, của ai đó...ngây ngất với những thửa ruộng bậc thang, với núi, với mây mờ đang quện vào nhau.

Càng lên cao, sương mù càng dày đặc. Cái se lạnh của sáng sớm miền sơn cước, vị thanh khiết của buổi tinh sương cứ ngấm dần vào da thịt, cơ thể chúng tôi bắt đầu nhẹ bẫng, bồng bền trôi theo từng khúc cua uốn lượn giữa núi rừng. Đoàn đi thong thả, và cố gắng ghi lại những khoảnh khắc thật đẹp của vùng đất biên ải. Anh em trong đoàn bấm máy liên tục, và tôi biết, mỗi khoảng khắc đẹp được ghi vào trong máy, cũng đã in sâu vào ký ức của mỗi người.
 
Mường Khương, miền đất dữ ?

Cơn mưa phùn chợt đến, dù chỉ thoáng qua cũng làm con đường trơn trượt. Cả đoàn lấm lem bùn đất sau gần 3 giờ lang thang từ Lào Cai đến thị trấn Mường Khương. Thị trấn nhỏ bé chỉ cách biên giới Việt – Trung vài km.

Chúng tôi tiếp tục hành trình từ thị trấn Mường Khương lên cửa khẩu. Ra khỏi thị trấn khoảng 1km, đoạn đường núi quanh co, chợt bừng sáng dưới ánh nắng mặt trời. Mưa phùn, sương giăng kín từ Lào Cai đến thị trấn Mường Khương, vậy mà thiên nhiên vẫn kịp ưu ái cho khoảnh đất nhỏ bé, nơi biên cương của Tổ quốc này.

Nắng lung linh, sưởi ấm những thửa ruộng bậc thang, nắng xuyên qua mây tạo thành những thửa ruộng bậc thang úp ngược trên nền trời xanh ngắt. Suốt đoạn đường 11km lên cửa khẩu Mường Khương, chúng tôi đã biết bao lần phải dừng lại, ngất ngây với núi, những ngọn núi hùng vĩ, hiên ngang vươn thẳng lên trời.

Cửa khẩu Mường Khương, không có 1 đoàn quân tinh nhuệ trực chiến, chỉ có vài người đàn bà Mông Hoa, cặm cụi cuốc đất, tỉa ngô. Mảnh ruộng lẫn đá và đất. Mũi cuốc phải thật nhẹ nhàng, lách qua khe đá. Hạt ngô giống, trộn lẫn với phân được tỉa vào hốc…hứa hẹn một mùa ngô mới bội thu.

Tôi đã gặp những người phụ nữ Mông Hoa, cần mẫn và lam lũ, và với tôi - Mường Khương, miền đất biên ải dữ dội mà lại thật hiền hoà.
 
Giờ các bác chuyển phỏm viết văn ạ? Thôi đừng, gái thì mấy bác có cả rồi, văn thêm làm gì nữa cho khổ đời các thiếu nữ khác. Hôm nào off các bác cứ mây mây cho em, thế là vui cả mấy đường :D

Chừ viết gì cho kéo giữ lại cảm xúc nổi? Viết gì cho thấy lòng người bên sườn núi nắng bên kia lại sương? Viết chi cho thấy cảm giác níu chặt nhau trên đoạn đường Mường Khương-Si Ma Chai khi xe vất vả băng qua sỏi cát, một bên chênh vênh núi một bên hun hút vực? Viết gì để thấy lòng bồi hồi mừng rỡ khi thấy từng xe từng xe trong đoàn vượt đoạn đường khó nhất để tụ họp anh em?

Em chịu.

Chỉ có cái hôm em bảo một chị bạn mình mà sống như người dân tộc miền núi chắc mình chết vì chán và buồn mất. Giờ đi rồi nghĩ lại, chắc cũng chả chán chả chết đâu, coi như xóa bớt 95% bộ nhớ về thế giới phức tạp ngoài kia đi, quên thời gian đi, mặc váy xòe vào, lẽo đẽo lên đèo xuống núi, há chẳng phải thế là sống sao?

À quền, em gúc được tí thông tin vặt chia sẻ với cả đoàn, để bác lipton tham khảo tên Si Ma Cai cho cháu tiếp theo :D


Có nhiều cách lý giải cho cái tên Si Ma Cai. Có người chiết tự, Si Ma Cai có nghĩa là vùng đất của rồng ở. Thượng nguồn sông chảy trên đất Si Ma Cai là Pha Long, một xã sặc sỡ bản sắc của huyện Mường Khương – Lào Cai, nơi có cửa khẩu Lùng Cố Nhin nổi tiếng (sang Trung Quốc), nơi có ngã ba sông Xanh, sông Trắng gặp nhau. Pha Long, còn gọi là Phá Lùng, theo tiếng Quan hỏa, đó là con rồng hoa. Đánh vật với đá phiến, đá tảng dọc sông Chảy (bà mẹ sinh ra thủy điện đầu tiên của Việt Nam, thủy điện Thác Bà), chúng gặp vùng đất của các vị rồng ở.

Bí thư huyện ủy Si Ma Cai, ông Tráng Seo Hùng, người Mông gốc gác Sín Chéng, thì nhất nhất phải cho rằng: Si Ma Cai là lối đọc chệch (bà con vùng cao thì phát âm cái gì cũng chệch so với người dưới xuôi) của cái tên Sín Mà Cái (hay Sín Má Cải), Sín là mới, vùng đất mới (như các địa danh Sín Chải, Sín Cái, Sín Thầu… vẫn thường gặp ở rất nhiều miệt rừng) theo tiếng quan hoả; còn Mà Cái là cái chợ bán con ngựa. Về chiết tự thì điều này rất đúng. Cũng lại hợp lý ở chỗ: bao đời nay, đến tận thế kỷ hai mươi mốt khi loài người hè nhau đi du lịch cung quế Mặt Trăng với lại Sao Hoả bỏng lửa rồi, đường lên nhiều xã của Si Ma Cai vẫn chỉ bé bằng bụng ngựa. Ngựa quẩy hàng xuống chợ, bụng ngựa còn chịn mòn nhẵn hai vách đá cao. Nên cái chợ ngựa có vai trò cực lớn và tuần nào cũng nhóm họp ở Si Ma Cai nghìn đời trước cũng là hợp lý. Dưới Bắc Hà, huyện cũ, huyện vốn chứa cả đất Si Ma Cai nay trong bụng mình, đã làm du lịch Chợ ngựa Bắc Hà quảng bá trên internet, trên các tài liệu hướng dẫn du lịch rồi đó ư? Xưa, đường không có, phương tiện duy nhất là ngựa. Sử cũ còn chép: trước đây, chợ ngựa họp trong khu huyện lị Si Ma Cai hiện nay, ở cạnh khu rừng cấm. Sau, dân đông mà đất chật ngựa nhiều, chợ ngựa mới tách một nửa sang cái chợ Si Ma Cai sặc sỡ thổ cẩm hiện nay, gọi là chợ ngựa mới (Sín Mà Cái) – cũng như chính sách dãn dân mà nhà nước ta vẫn làm. Từ bấy, bà con có một phong tục rất hay: trước mỗi phiện chợ ngựa (như chợ xe máy, chợ ôtô dưới xuôi), bà con tổ chức đua ngựa, chọn ngựa, định giá ngựa. Trai vùng cao đi chọn ngựa, có lẽ phải kỹ càng như nhiều người đi chọn vợ. Họ "thử" ngựa bằng cách đua từ chợ mới sang chợ cũ. Lẽ ra, khi có Chợ Ngựa Mới rồi, thì con đường nối hai chợ (nay trải nhựa) phải được gọi là "Trường đua" tiếng quan hỏa thì mới đúng.
Nguồn: http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/si-ma-caib-i-canh-n-i
 
Last edited:
Chà chà,
Không văn thì thơ vậy, em có câu thơ con nhái thể hiện chút cảm xúc chuyến đi này:

Sương Pha Long gác hờ mi mắt,
Gió Quý Hồ vờn đuổi tóc mai.
Hai mươi bốn thành viên - Một hồn Tây Bắc,
Tình dạt dào cháy bỏng tuổi lang thang.

Vnlang thang sáng tác nhá, he he
 
À quền, em gúc được tí thông tin vặt chia sẻ với cả đoàn, để bác lipton tham khảo tên Si Ma Cai cho cháu tiếp theo :D


Có nhiều cách lý giải cho cái tên Si Ma Cai. Có người chiết tự, Si Ma Cai có nghĩa là vùng đất của rồng ở. Thượng nguồn sông chảy trên đất Si Ma Cai là Pha Long, một xã sặc sỡ bản sắc của huyện Mường Khương – Lào Cai, nơi có cửa khẩu Lùng Cố Nhin nổi tiếng (sang Trung Quốc), nơi có ngã ba sông Xanh, sông Trắng gặp nhau. Pha Long, còn gọi là Phá Lùng, theo tiếng Quan hỏa, đó là con rồng hoa. Đánh vật với đá phiến, đá tảng dọc sông Chảy (bà mẹ sinh ra thủy điện đầu tiên của Việt Nam, thủy điện Thác Bà), chúng gặp vùng đất của các vị rồng ở.

Bí thư huyện ủy Si Ma Cai, ông Tráng Seo Hùng, người Mông gốc gác Sín Chéng, thì nhất nhất phải cho rằng: Si Ma Cai là lối đọc chệch (bà con vùng cao thì phát âm cái gì cũng chệch so với người dưới xuôi) của cái tên Sín Mà Cái (hay Sín Má Cải), Sín là mới, vùng đất mới (như các địa danh Sín Chải, Sín Cái, Sín Thầu… vẫn thường gặp ở rất nhiều miệt rừng) theo tiếng quan hoả; còn Mà Cái là cái chợ bán con ngựa. Về chiết tự thì điều này rất đúng. Cũng lại hợp lý ở chỗ: bao đời nay, đến tận thế kỷ hai mươi mốt khi loài người hè nhau đi du lịch cung quế Mặt Trăng với lại Sao Hoả bỏng lửa rồi, đường lên nhiều xã của Si Ma Cai vẫn chỉ bé bằng bụng ngựa. Ngựa quẩy hàng xuống chợ, bụng ngựa còn chịn mòn nhẵn hai vách đá cao. Nên cái chợ ngựa có vai trò cực lớn và tuần nào cũng nhóm họp ở Si Ma Cai nghìn đời trước cũng là hợp lý. Dưới Bắc Hà, huyện cũ, huyện vốn chứa cả đất Si Ma Cai nay trong bụng mình, đã làm du lịch Chợ ngựa Bắc Hà quảng bá trên internet, trên các tài liệu hướng dẫn du lịch rồi đó ư? Xưa, đường không có, phương tiện duy nhất là ngựa. Sử cũ còn chép: trước đây, chợ ngựa họp trong khu huyện lị Si Ma Cai hiện nay, ở cạnh khu rừng cấm. Sau, dân đông mà đất chật ngựa nhiều, chợ ngựa mới tách một nửa sang cái chợ Si Ma Cai sặc sỡ thổ cẩm hiện nay, gọi là chợ ngựa mới (Sín Mà Cái) – cũng như chính sách dãn dân mà nhà nước ta vẫn làm. Từ bấy, bà con có một phong tục rất hay: trước mỗi phiện chợ ngựa (như chợ xe máy, chợ ôtô dưới xuôi), bà con tổ chức đua ngựa, chọn ngựa, định giá ngựa. Trai vùng cao đi chọn ngựa, có lẽ phải kỹ càng như nhiều người đi chọn vợ. Họ "thử" ngựa bằng cách đua từ chợ mới sang chợ cũ. Lẽ ra, khi có Chợ Ngựa Mới rồi, thì con đường nối hai chợ (nay trải nhựa) phải được gọi là "Trường đua" tiếng quan hỏa thì mới đúng.
Nguồn: http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/si-ma-caib-i-canh-n-i

Ặc ặc! Em thì lại được nghe giải thích thế này về Si ma cai ạ: Đó có nghĩa là "phố...cứt ngựa":D. Bởi vì, phát âm của từ "phố cứt ngựa" trong tiếng Tàu (ngày trước người Hoa sống ở đó nhiều) đại loại là gần giống như thế cơ ạ! Chả biết cái nào mới đúng? Hi hi, =)) nhưng mà em nhớ hồi em còn tuổi teen em lên Si ma cai thì đường toàn là ...cứt ngựa thật! Mà ở Bắc Hà cũng thế nhá :), nhưng thường thì ngày CN người H'mong dắt ngựa đi chợ là ngày mà có những người chuyên đi hót...cứt ngựa được ngày làm ăn. Họ còn tranh nhau í! Bởi vì BH có mận Tam hoa được bón toàn bằng...cứt ngựa. Chả biết có phải vì thế mà nếu ai tinh ăn thì thấy ăn mận Tam hoa ở BH ...ngon hơn những nơi khác các bác ạ. Hí hí...:D
 
Pha Long hùng vĩ

Chúng tôi nghỉ trưa tại thị trấn Mường Khương. Bữa cơm khá thịnh soạn đến ngạc nhiên tại vùng đất heo hút này. Thịt ngựa xào, gà rang cháy cạnh, cá sông, rau cải mèo…Mệt và đói, khiến bữa cơm ngon hơn?

Chặng đường từ Mường Khương vượt đèo Pha Long là một chặng đường đáng nhớ. Nắng và gió lồng lộng đẩy chúng tôi lên đèo. Đã quen với những khúc cua, đã quen với những vách núi cao vút, nhưng cả đoàn dường như đi chậm lại. Chúng tôi lướt qua từng con dốc, lướt qua những nếp nhà đơn côi, chênh vênh trên đỉnh núi. Những nếp nhà mái ngói, vách đất quanh năm âm thầm giữ ấm cho biết bao gia đình. Tôi chắc rằng, thật nhiều năm sau đó, chúng tôi vẫn không thể quên cái cảm giác bồng bềnh, phiêu lãng trên đỉnh đèo Pha Long năm nào.

Đoàn dừng chân bên một bãi đất nhỏ ven đường, dưới chân chúng tôi là một ruộng rau vừa gieo hạt.

Ở đó, không gian của chúng tôi, là một khoảng trời bao la trước mặt, xanh ngắt đến tận chân trời; là những thửa ruộng bậc thang đang ưỡn mình đón nắng trưa, là dãy núi sừng sững che chắn cho miền đất biên thùy. Lưng đèo Pha Long, phảng phất mùi khói nương, phảng phất mùi café ấm áp, phảng phất cả những ánh mắt say mê của những thành viên bất phân tuổi tác, nghề nghiệp.

24 con người chúng tôi, mỗi người đến từ một miền của đất nước. Vô tình gặp nhau trước đó vài ngày. 24 con người hòa chung một nhịp, say sưa, choáng ngợp trước một Pha Long hùng vĩ, lộng gió đang giang tay đón chúng tôi vào lòng.
 
Càng lên cao, sương mù càng dày đặc. Cái se lạnh của sáng sớm miền sơn cước, vị thanh khiết của buổi tinh sương cứ ngấm dần vào da thịt, cơ thể chúng tôi bắt đầu nhẹ bẫng, bồng bền trôi theo từng khúc cua uốn lượn giữa núi rừng. Đoàn đi thong thả, và cố gắng ghi lại những khoảnh khắc thật đẹp của vùng đất biên ải.

picture.php

Em múa phụ họa theo bài của lão lipton. Đây là đoạn đoàn xe vừa thoát khỏi 40km toàn mưa và sương mù dày đặc. Thú thật là lúc này em thở phào được một tí vì trời hửng chút nắng. Chứ trời cứ mưa và mù như thế thì đúng là chết vì nhục. :S Đoạn mây mù em không chụp, có bác nào chụp thì post lên giùm em với. :)

picture.php


Sương giăng miền biên giới nơi cửa khẩu Mường Khương

picture.php


Bản làng vắt vẻo lưng chừng núi​
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,339
Latest member
Buyoldgmailaccounas
Back
Top