What's new

[Chia sẻ] [BẮC KINH DU KÝ] - Hành trình đi tìm những sắc màu

(beer) Chào Diễn đàn. Mình là thành viên mới. Hân hạnh đến với Diễn đàn.

Mình biết đến Diễn đàn trong một lần tìm kiếm thông tin cho chuyến đi Bắc Kinh của mình. Nhờ những kinh nghiệm chia sẻ bổ ích của các bạn, mình đã thực hiện chuyến đi tốt đẹp. Mình rất biết ơn.

Đã có nhiều topic hấp dẫn của các anh/chị và các bạn giới thiệu về các địa danh trên đất nước Trung Quốc, tuy nhiên theo mình nhận thấy chưa có topic nào đi sâu giới thiệu rõ nét về thủ đô Bắc Kinh. Cho nên, mình mạo muội xin phép lập topic này, tóm tắt lại hành trình của mình, qua đó cung cấp đầy đủ hơn hình ảnh và thông tin về thành phố này, nhằm chia sẻ tới những ai quan tâm hoặc có ý định tham quan Bắc Kinh trong tương lai.

Mình yêu thích kiến trúc và đô thị, thành thử góc nhìn của mình có xu hướng đi sâu về hai yếu tố này. Bắc Kinh là thành phố có nhiều sắc thái kiến trúc. Do đó, mình lấy chủ đề cho loại bài viết này là "Bắc Kinh du ký - Hành trình đi tìm những sắc màu".

page03.jpg


Hy vọng mình có thể mang đến vài thông tin bổ ích để chia sẻ tới các bạn, như mình đã từng nhận được từ các bạn.

Trân trọng :)
 
Last edited:
Phần 8 (tiếp)

7233318164_aedea7b8bc_d.jpg


Nhắc đến đây, phải kể đến một tích truyện dân gian nổi tiếng của Trung Quốc về nàng Mạnh Khương khóc chồng nơi Trường Thành. Câu chuyện kể rằng, vào thời Tần Thủy Hoàng, ngay trong đêm tân hôn của đôi vợ chồng Mạnh Khương, chưa kịp hưởng hạnh phúc thì chàng tân lang bị triều đình bắt đi phu xây dựng Trường Thành. Mùa đông sang, nàng Mạnh Khương đan áo cho chồng và lặn lội tìm chồng để trao áo. Nhưng bất hạnh thay cho nàng, sau bao ngày đi khắp theo chiều dài của Trường Thành, hỏi han bao người, nàng mới hay tin chồng mình đã bị chết vùi thây dưới Trường Thành.

7233314586_922b21b084_d.jpg


Mạnh Khương đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước mắt hòa lẫn máu :(( . Tiếng khóc xé lòng của Mạnh Khương vang xa muôn dặm Trường Thành, đến độ làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Nàng an táng cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Người đời sau đã lập miếu thờ nàng Mạnh Khương, và ngày nay miếu thờ vẫn còn ở đoạn Trường Thành Sơn Hải Quan, nơi nàng trầm mình xuống biển xưa kia.
 
Last edited:
Phần 8 (tiếp)

7233310804_1dd1a87b37_d.jpg


Trải qua bao thăng trầm, Trường Thành vẫn đứng đó sừng sững, phô bày tham vọng bá quyền và ý chí tàn bạo của các đế vương. :Dam
Tui từng đọc được đâu đó rằng Vạn lý Trường Thành mang tính cách văn hoá Trung Hoa rất điển hình và nó là biểu tượng của văn hoá Trung Hoa ứng xứ với môi trường xã hội.

7233319822_feb644db2b_d.jpg


Thật vậy, nhìn vào Vạn Lý Trường Thành, ta thấy được suy nghĩ mang tầm vóc táo bạo, thể hiện một phần tính cách của người Trung Hoa. Mặc dù công trình xây dựng nên bằng mồ hôi và xương máu của nhân dân, nhưng xét tích cực về mặt giá trị văn hóa, đất nước Trung Hoa hoàn toàn có thể tự hào vì đã đóng góp cho nhân loại một công trình vĩ đại mà không kém phần lãng mạn, một di sản độc nhất vô nhị trên thế giới, xứng đáng với tên gọi “kỳ quan”. (c)
 
Last edited:
Phần 8 (kết)

7233325594_18c873a3f5_c.jpg


“Bất đáo Trường Thành phi hảo hán”. Thành hảo hán rồi, và bây giờ kẻ “hảo hán” nói lời từ biệt Trường Thành đây (c)

Cơ mà, tui là “hảo hán” ư? :D

Bậc hảo hán kiếm khách áo vải giữa một thế giới hiện đại đầy sôi động như hiện tại phỏng có ích gì. :Dam

Nhưng kể ra, hảo hán trong lòng mình, hảo hán với ước mơ của chính mình, hảo hán với quá trình khám phá và nhận thức thế giới… thiết nghĩ cũng là điều đáng làm, nhằm giúp mình nhận ra bản ngã, để nhận biết mình đang ở đâu và mình còn nhỏ bé như thế nào trước những giá trị lớn lao xung quanh.

Đến với Vạn Lý Trường Thành để được một lần ngẫm nghiệm về hai chữ “hảo hán”. (BB)

-------------------------

(Photo by Kiendzang)
 
Ui, Vạn Lý Trường Thành, một trong những nơi tui muốn đến :). Nhưng bạn Kiendzang dù đã đến Trường Thành thì cũng đừng làm "hảo hán" bạn ơi ;) j/k
 
@Naisana: mình "lỡ" thành hảo hán rồi bạn, biết sao giờ :D . Chúc bạn cũng sớm đến được chỗ này, và cùng trở thành hảo hán! (c)
 
Phần cuối - Cận cảnh Bắc Kinh

Hành trình khám phá Bắc Kinh của tui đã đi đến hồi cuối. Trước khi khép lại, tui muốn gửi đến bạn đọc những hình ảnh chân thực về phố xá và con người Bắc Kinh, qua đó đúc kết vài kinh nghiệm bổ ích cho những ai quan tâm hoặc đang có ý định thực hiện mơ ước “du lịch bụi” đến tham quan thành phố đặc sắc này. (c)

Cận cảnh Bắc Kinh

Ấn tượng không đẹp đầu tiên về Bắc Kinh là…bụi! X(

Thật không thể tưởng tượng nổi một thành phố hiện đại, nhiều cây xanh, ở xứ ôn đới mát mẻ quanh năm thế mà ngập chìm trong khói bụi (hoặc sương mù), nhưng tui cho rằng do khói bụi nhiều hơn. Bởi cái sự ô nhiễm không khí của Bắc Kinh chẳng mấy khó khăn để nhận ra khi nhìn vào xe cộ trên đường. Những chiếc xe sang trọng đắt tiền là thế, nhưng không có chiếc nào bóng loáng, vì nó phủ đầy bụi. Một ví dụ minh chứng khác đó là bạn cứ thử đi ngoài trời trọn một ngày ở Bắc Kinh, thể nào mũi cũng nghẽn đặc! (NO)

img_6943.jpg


Ấn tượng thứ hai và cũng là điều mà bạn cần chuẩn bị kỹ tinh thần khi tới Bắc Kinh nói riêng và Trung Quốc nói chung, đó là hãy bình tĩnh trước biển người! Chen chúc là điều không thể tránh khỏi.

Quả đúng như danh xưng “đất nước đông dân nhất thế giới”, đi đến bất cứ đâu (trên đường, tại các nhà ga, điểm tham quan…) bạn cũng thấy chi chít người. Ở Tokyo cũng có nhiều khu sầm uất, nhưng cái đông đúc ở Tokyo không khiến tui “e ngại” như ở Trung Quốc, bởi mức độ văn minh và thái độ hòa nhã của người Nhật không tạo nên cảnh tượng nhộn nhạo hay những âm thanh ồn ào chói tai. Với dân Trung Quốc thì khác, đặc trưng tiếng nói “lảnh lót” cộng với văn hóa công cộng của một xã hội còn đậm nét “nông nghiệp”, gộp lại tạo ra một hình ảnh hoàn toàn tương phản với người Nhật.
 
Cận cảnh Bắc Kinh (tiếp)

img_7101.jpg


Người ta thường nhìn vào hình ảnh thủ đô để đánh giá một đất nước, hoặc nhìn vào thái độ của người dân ở nơi công cộng để đánh giá mức độ văn minh của một xã hội. Bắc Kinh là thủ đô và là một thành phố quan trọng, theo lẽ dĩ nhiên những thành phần trí thức điển hình của xã hội tập trung nhiều ở đây.

Tuy vậy, rất dễ bắt gặp hình ảnh những công chức (thông qua dáng vẻ và trang phục đạo mạo chững chạc) thế mà oang oang vô tư nói chuyện điện thoại trên tàu điện hoặc chen lấn khi xếp hàng. Cũng dễ nhìn thấy nhiều nam thanh nữ tú – là hình ảnh đại diện cho lớp trẻ – hồn nhiên như cô tiên xô đẩy chẳng nhường nhịn ai khi bước lên tàu hay xe.

Văn hóa công cộng, với một ví dụ cụ thể là văn hóa tại ga tàu điện ngầm, ở Bắc Kinh nói riêng (và cũng có thể là của Trung Quốc nói chung) còn mang màu sắc “nông nghiệp” rất nhiều, mà tui tin rằng điều tương tự cũng sẽ xảy ra ở Sài Gòn hoặc Hà Nội khi đường sắt đô thị được thành hình trong một ngày không xa.

img_7100.jpg


Nó cho thấy, một xứ sở giàu có đến mấy, vung tiền của xây dựng bộ mặt dù hiện đại đến đâu, cũng không thể tạo ra được văn minh xã hội khi lỗ hổng lớn nhất là “con người” – chủ thể thực hành văn minh – chưa có được sự tiến bộ về văn hóa ứng xử.

Nhưng cũng cần phải xét một cách công bằng, độ hỗn tạp và lộn xộn tại Bắc Kinh có lẽ không hẳn xuất phát từ chính người dân Bắc Kinh, mà từ đối tượng khách thập phương tập trung quá nhiều về đây. Tuy nhiên, cho dù là khách thập phương, thì đa phần đều là người Trung Quốc, nó vẫn là hình ảnh đại diện một cách khách quan và sống động nhất cho khái niệm “dân-Trung-Quốc”.
 
Cận cảnh Bắc Kinh (tiếp)

Nói gì thì nói, cần đánh giá một xã hội trên mối tương quan với lịch sử, hoàn cảnh sống và điều kiện sống của người dân xã hội đó. Do tui sống ở Nhật khá lâu nên cái nhìn có phần khắt khe hơn. Ngoài ra, một phần nữa là vì tui đánh giá cao và kỳ vọng ở Bắc Kinh, xếp nó vào nhóm những thành phố lớn có mức độ ảnh hưởng trên thế giới, ngang hàng với Tokyo, Paris, Sydney hay New York.

Có lẽ nhận thức được điều đó, cho nên chính quyền Bắc Kinh ra sức “cải tạo” bộ mặt cho thành phố, từ điểm mốc quan trọng là kỳ Thế Vận Hội năm 2008 tổ chức ở đây. Trật tự trị an được đảm bảo. Không có ăn xin đeo bám (tuy vẫn có người hành khất lẻ tẻ ở một vài nơi). Cảnh sát mặc quân phục canh phòng dày đặc ở các điểm công cộng, nên hoàn toàn yên tâm không phải lo lắng nạn móc túi, giật đồ. Ngoài ra, trong số những nỗ lực của thành phố này, tui đánh giá cao việc chăm lo “nhà vệ sinh công cộng” ;)

img_6940.jpg


Một thành phố muốn làm du lịch thành công, xin hãy nhớ bắt đầu từ chi tiết “nhỏ mà có võ” này. Đó là xây dựng thật nhiều cái nhà như trong hình cho du khách yên tâm “giải quyết nỗi buồn”. (c)

Tại sao tui đánh giá cao và giới thiệu nó ngay đầu tiên khi nhận xét những mặt tích cực của Bắc Kinh, là vì tui thật sự ấn tượng! Nó nhiều vô kể, cứ đi trên bất kỳ con đường nào, chừng dăm chục mét lại thấy biển chỉ dẫn. Đây thật sự là nhà vệ sinh công cộng, được xây dựng riêng biệt, có người trông coi dọn dẹp (khác với ở Nhật, đa số nhà vệ sinh tích hợp ở các nhà ga).

img_6984.jpg


Kiểu như thành phố đặt chỉ tiêu mỗi con đường, mỗi tổ dân phố phải có 1 nhà vệ sinh hay sao ấy, mà cứ thế răm rắp mọc lên. Về chất lượng vệ sinh (bao gồm mùi và màu) thì tùy nơi, có nơi rất khang trang sạch sẽ, có nơi khá bầy hầy (đặc biệt ở các ga tàu điện ngầm, điều này hơi gây ngạc nhiên), nhưng nhìn chung là đạt trung bình khá trở lên.

Mới đây, Bắc Kinh vừa ban hành điều luật “2 con ruồi”, quy định bên trong nhà vệ sinh công cộng không được có quá 2 con ruồi :LL . Xem ra, bạn nào sắp sửa đến Bắc Kinh trong tương lai hoàn toàn yên tâm về khoản “giải quyết nỗi buồn” này, và cần nhớ nữa là nó hoàn toàn miễn phí!

Một điểm cộng cho Bắc Kinh (c)
 
Điểm cộng thứ hai là hệ thống phương tiện công cộng ở Bắc Kinh. Cực kỳ rẻ. Rẻ đến mức khó tin. Rẻ đến mức đáng yêu. Rẻ đến mức tui phải ưu ái nhân đôi thành 2 điểm cộng mới xứng đáng! (c)(c)

img_70961.jpg


So sánh thử với giá ở Việt Nam nhé, đi xe bus trong nội thành Bắc Kinh giá vé là 0,4RMB/1 lần lên xuống (tương đương 1.500đ, đọc kỹ nha, có một ngàn rưỡi thôi đó!), không kể ngắn dài. ;)

Beijing_Bus_Rapid_Transit.jpg


Phân nửa số xe bus là loại BRT 2 toa (ảnh: internet), to hoành tráng, có máy soát vé từ. Diện tích nội thành Bắc Kinh chắc cũng cỡ Sài Gòn, mà có hàng trăm mã số tuyến xe bus, vì đường sá Bắc Kinh khá rộng rãi, xe bus có thể hoạt động rộng khắp. Xe bus tốc hành chạy đường dài cũng rẻ vô cùng, từ Bắc Kinh đi Vạn Lý Trường Thành gần trăm cây số mà chỉ tốn hai chục ngàn đồng (c)

smart-card-back.jpg


Để được hưởng giá vé "không tưởng" như trên, bạn chỉ cần có trong tay thẻ từ (xem hình trên, ảnh: internet). Vì nếu không dùng thẻ từ, thì phải trả bằng tiền giấy, đắt hơn 2,5 lần, tốn 1RMB/1 lần lên xuống.

Để mua thẻ từ, rất đơn giản, có bán tại các ga tàu điện ngầm. Thế chân 20RMB, nạp tiền lần đầu 20RMB, sau đó hết tiền thì nạp tiếp. Tới ngày về, không dùng nữa thì trả lại thẻ ở nhà ga T3 sân bay Bắc Kinh, bạn sẽ được nhận lại đầy đủ tiền còn dư trong thẻ + tiền thế chân.
 
Cận cảnh Bắc Kinh (tiếp)

beijing_subway_metro_map.jpg


Mạng lưới tàu điện ngầm ở Bắc Kinh cũng khá hoành tráng (ảnh: internet).

Trước Thế Vận Hội, mới chỉ có vài tuyến lèo tèo, nhân dịp Thế Vận Hội thì bùng nổ, tới nay có trên 10 tuyến ngang dọc khắp thành phố, và vẫn đang tiếp tục được xây dựng mở rộng. Do đó, tui từng nhắc đến “bước ngoặt” hay “cú hích” (chẳng hạn như với Bắc Kinh là kỳ Olympic 2008) mà các thành phố lớn cần phải nhắm đến để tạo chuyển biến cơ bản cho hạ tầng thành phố.

img_7109.jpg


Giá vé tàu điện cũng rẻ không kém luôn, 2RMB/lượt ra vào ga (khoảng 6.500đ), bất kể lộ trình. (c)

Trong khi giá vé tàu Skytrain ở Bangkok mức thấp nhất đã là 15 baht (khoảng 10.000đ) và tăng dần theo lộ trình.
Tokyo còn đắt hơn nữa, vé tàu điện ngầm rẻ nhất là 160JPY (tương đương 40.000đ) (NO)

Chỉ có điều bất tiện duy nhất (và cũng khá buồn cười nữa) về tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, đó là hành khách muốn vào ga phải qua máy soi túi xách (nhằm ngăn chặn mấy phần tử liều mạng mang bom lên tàu hay sao ấy!?!). Ga nào cũng trang bị máy soi và nhân viên ngồi soi thế này, thật là…! (NO)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top