Bodyparty
Phượt thủ
Không biết có bao nhiêu lại bếp trên trái đất này !?? Từ bếp củi truyền thống đến bếp ... vi sóng hiện đại và hại điện. Thống kê thử xem thế nào :
- Bếp củi : các loại củi
- Bếp than: Than nướng, than đá, than tổ ong ...
- Bếp dầu : mấy cái loại dùng bấc ngày xưa ấy.
- Bếp xăng
- Bếp điện : Bếp điện lò xo, lò vi sóng
- Bếp gas : Bếp gas ... nhà tớ, bếp gas nhà vợ tớ, nhà thằng bạn tớ, và cả thằng bạn của thằng hàng xóm bên nhà bà gì của ông xe ôm đối diện cái đường bụi mù đằng sau nhà em (phù)
- Bếp cồn : Cồn khô, cồn nước, cồn nhão ( Nhão là do mang vác trên đường, buộc đồ chặt nên nó nhão nhoét ra thôi )
- Bếp Nến và một số loại khác. (Ai nhớ thêm thì bảo nhé)
Trong những loại trên, thông dụng nhất chắc vẫn là bếp dùng củi, gỗ. Vì gỗ tương đối dễ kiếm, đâu đâu cũng có, chịu khó nhặt nhạnh bên đường chút cũng đủ nhóm đống lửa nho nhỏ hong tay cho ấm (tất nhiên là vào những lúc lạnh, chứ trời nóng thì cần gì). Tất nhiên, khi đi phượt, cũng tùy thể loại đi, tùy cung đường và thời tiết mà loại bếp nào sẽ trở nên hữu dụng. Ví dụ trekkinh thì tất nhiên cứ củi mà nện thôi. Trong rừng thì thiếu gì củi mà đốt, chỉ sợ ko biết nhóm lửa thôi. Nhưng nếu phượt phọt bằng xe máy thì nên dùng loại khác cho nó nhanh gọn, bếp gas hay cồn du lịch chẳng hạn. Chẳng hạn một sáng mùa đông đang phóng honda đổ đèo Mã-pì-léng hoặc đang hì hục ... dắt xe đạp qua đèo lò xo (có mấy thằng điên đã làm như vậy rồi), mây là là bay,thì chẳng tội gì không dừng lại, nhóm tí lửa, đun tí cafe, châm điếu thuốc, chịp, quả là sướng.
4 năm trước, trong lần đi hà giang của 2 vợ chồng em, kiểu bếp cồn khô dã chiến lần đầu được đem ra thử nghiệm, đơn giản là đào 1 cái lỗ vào đất để cục cồn khô vào đấy, lấy 3 cục đá làm kiềng, bắc cái nồi mà ở nhà mẹ em dùng để kho thịt lên, đổ nước vào đun cafe. Bếp này có điểm duy nhất rất khoa học là đào lỗ xuống đất để cồn khô lúc cháy khỏi chẩy đi mất. Ngoài ra cũng có ưu điểm nho nhỏ là tiện lợi, chả phải mang vác gì nhiều, mỗi cái nồi với cái túi cồn khô.
Nói vậy thôi chứ kiểu đun cồn khô như vậy chắc cũng có người thử rồi, có thể không nói ra thôi. Nhưng cũng phải công nhận 1 điều là chuyến đi Hà giang đã đánh dấu việc đun cafe lề đường và buộc khăn lên đầu. Sau này thằng nào đi Hà giang cũng làm như vậy. Tất nhiên là các bạn trẻ thôi, còn mấy bác già trên này thì em ko biết. Chắc là không vì tưởng tượng bác Mỳ hay bác Duzi mà cuốn cái khăn xanh đỏ lên đầu chụp ảnh, chắc trông ghê ghê thế nào ấy.
Và theo đà tiến bộ của nhân loại, sau này mọi người khi dùng cồn để đun nấu cũng có nhiều hình thức phong phú hơn, ví dụ sau khi đào lỗ thì để 1 cái nắp bằng sắt vào, sau đó mới cho cồn vào đun ... đại loại là như vậy. Hay một số khác thì làm những cái bếp cồn nước hữu dụng có thể đun nấu trong nhiều hoàn cảnh. Mấy cái này trên mạng tìm ko thiếu.
Vài đường cơ bản như vậy, thú thực là trên 4rum có nhiều bác am hiểu về các hình thức đun nấu cũng như các loại bếp. Hôm nay em cũng tự làm 1 kiểu bếp cồn nước xem nó thế nào, kiểu này có hướng dẫn đầy trên net. Chủ yếu là xem cơ chế hoạt động ra sao. Em sẽ phân tích kiểu bếp này trong phần sau. Mong các bác chia sẻ thêm .
Đầu tiên kiếm 2 cái lon nước ngọt hay beer, khía trước một đường để cắt cho nó phẳng.
Cắt gần sát đường khía, cắt dọc từng miếng nhỏ rồi bẻ. Làm 2 cái như vậy rồi úp vào nhau.
Đục khoảng đôi chục cái lỗ nhỏ xung quanh, phía mặt vát ngoài của đáy lon. Đục thêm 1 cái lỗ ở chính giữa đáy lon để còn bơm cồn vào.
Kiếm 1 cái vít vặn vào.
Kiếm 1 cái khay sắt nhỏ hay cái nắp vung nào để có thể đổ 1 ít cồn mồi vào mà ko bị chảy mất. Đổi thêm 1 ít cồn mồi lên phía trên chỗ cái vít. Rồi châm lửa. Chục giây sau, bắt đầu xuất hiện lửa xanh từ các lỗ đã đục.
Giờ thì bắc nồi lên đun cafe thôi !
Cuối cùng là hình ảnh 2 vợ chồng em với kiểu bếp cồn khô kinh điển.
- Bếp củi : các loại củi
- Bếp than: Than nướng, than đá, than tổ ong ...
- Bếp dầu : mấy cái loại dùng bấc ngày xưa ấy.
- Bếp xăng
- Bếp điện : Bếp điện lò xo, lò vi sóng
- Bếp gas : Bếp gas ... nhà tớ, bếp gas nhà vợ tớ, nhà thằng bạn tớ, và cả thằng bạn của thằng hàng xóm bên nhà bà gì của ông xe ôm đối diện cái đường bụi mù đằng sau nhà em (phù)
- Bếp cồn : Cồn khô, cồn nước, cồn nhão ( Nhão là do mang vác trên đường, buộc đồ chặt nên nó nhão nhoét ra thôi )
- Bếp Nến và một số loại khác. (Ai nhớ thêm thì bảo nhé)
Trong những loại trên, thông dụng nhất chắc vẫn là bếp dùng củi, gỗ. Vì gỗ tương đối dễ kiếm, đâu đâu cũng có, chịu khó nhặt nhạnh bên đường chút cũng đủ nhóm đống lửa nho nhỏ hong tay cho ấm (tất nhiên là vào những lúc lạnh, chứ trời nóng thì cần gì). Tất nhiên, khi đi phượt, cũng tùy thể loại đi, tùy cung đường và thời tiết mà loại bếp nào sẽ trở nên hữu dụng. Ví dụ trekkinh thì tất nhiên cứ củi mà nện thôi. Trong rừng thì thiếu gì củi mà đốt, chỉ sợ ko biết nhóm lửa thôi. Nhưng nếu phượt phọt bằng xe máy thì nên dùng loại khác cho nó nhanh gọn, bếp gas hay cồn du lịch chẳng hạn. Chẳng hạn một sáng mùa đông đang phóng honda đổ đèo Mã-pì-léng hoặc đang hì hục ... dắt xe đạp qua đèo lò xo (có mấy thằng điên đã làm như vậy rồi), mây là là bay,thì chẳng tội gì không dừng lại, nhóm tí lửa, đun tí cafe, châm điếu thuốc, chịp, quả là sướng.
4 năm trước, trong lần đi hà giang của 2 vợ chồng em, kiểu bếp cồn khô dã chiến lần đầu được đem ra thử nghiệm, đơn giản là đào 1 cái lỗ vào đất để cục cồn khô vào đấy, lấy 3 cục đá làm kiềng, bắc cái nồi mà ở nhà mẹ em dùng để kho thịt lên, đổ nước vào đun cafe. Bếp này có điểm duy nhất rất khoa học là đào lỗ xuống đất để cồn khô lúc cháy khỏi chẩy đi mất. Ngoài ra cũng có ưu điểm nho nhỏ là tiện lợi, chả phải mang vác gì nhiều, mỗi cái nồi với cái túi cồn khô.
Nói vậy thôi chứ kiểu đun cồn khô như vậy chắc cũng có người thử rồi, có thể không nói ra thôi. Nhưng cũng phải công nhận 1 điều là chuyến đi Hà giang đã đánh dấu việc đun cafe lề đường và buộc khăn lên đầu. Sau này thằng nào đi Hà giang cũng làm như vậy. Tất nhiên là các bạn trẻ thôi, còn mấy bác già trên này thì em ko biết. Chắc là không vì tưởng tượng bác Mỳ hay bác Duzi mà cuốn cái khăn xanh đỏ lên đầu chụp ảnh, chắc trông ghê ghê thế nào ấy.
Và theo đà tiến bộ của nhân loại, sau này mọi người khi dùng cồn để đun nấu cũng có nhiều hình thức phong phú hơn, ví dụ sau khi đào lỗ thì để 1 cái nắp bằng sắt vào, sau đó mới cho cồn vào đun ... đại loại là như vậy. Hay một số khác thì làm những cái bếp cồn nước hữu dụng có thể đun nấu trong nhiều hoàn cảnh. Mấy cái này trên mạng tìm ko thiếu.
Vài đường cơ bản như vậy, thú thực là trên 4rum có nhiều bác am hiểu về các hình thức đun nấu cũng như các loại bếp. Hôm nay em cũng tự làm 1 kiểu bếp cồn nước xem nó thế nào, kiểu này có hướng dẫn đầy trên net. Chủ yếu là xem cơ chế hoạt động ra sao. Em sẽ phân tích kiểu bếp này trong phần sau. Mong các bác chia sẻ thêm .
Đầu tiên kiếm 2 cái lon nước ngọt hay beer, khía trước một đường để cắt cho nó phẳng.
Cắt gần sát đường khía, cắt dọc từng miếng nhỏ rồi bẻ. Làm 2 cái như vậy rồi úp vào nhau.
Đục khoảng đôi chục cái lỗ nhỏ xung quanh, phía mặt vát ngoài của đáy lon. Đục thêm 1 cái lỗ ở chính giữa đáy lon để còn bơm cồn vào.
Kiếm 1 cái vít vặn vào.
Kiếm 1 cái khay sắt nhỏ hay cái nắp vung nào để có thể đổ 1 ít cồn mồi vào mà ko bị chảy mất. Đổi thêm 1 ít cồn mồi lên phía trên chỗ cái vít. Rồi châm lửa. Chục giây sau, bắt đầu xuất hiện lửa xanh từ các lỗ đã đục.
Giờ thì bắc nồi lên đun cafe thôi !
Cuối cùng là hình ảnh 2 vợ chồng em với kiểu bếp cồn khô kinh điển.
Last edited: