What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Để tránh QL1A đông đúc người, xe, chúng tôi theo đường vòng để đến Bến Lức

Đường này là đường Nguyễn Hữu Trí. Điểm đầu là ngã 3 chợ Đệm dưới chân cầu Bình Điền, điểm cuối là vòng xoay Bến Lức.
 
Mình cũng mong có một dịp được hòa mình vào cái không gian rộng mênh mông, bao la chân chất ấy. Mong được nếm những sản vật của cánh đồng mùa nước nổi, mong được hiểu thêm về cuộc sống, con người ở nơi miền đất hiền hòa thân thương chân chất đó. Rất vui và mong được đọc những hồi ức của bạn
 
Những ngày đầu lũ 2011

Đang ngồi nghĩ chân ở quán cốc ven đường bổng nghe giọng nói rất hồ hởi của anh chủ quán:
- Nước năm nay lớn lắm,
Tiếp theo là giọng lý nhí của chàng kỹ sư mới ra trường về làm công trình ở Hồng Ngự
- Thế là dân khổ nữa rồi,
Kế tiếp là giọng cười ha hả của thằng lục lộ bản xứ
- Nước tràn đồng dân lũ mới có cái ăn, em trai ạ

Thế là từ đề tài con lộ này khi nào xong đã được thay thế bằng chuyện vùng lũ với các chú địa phương rất rôm rã:

… Ngày xưa: Đến rằm tháng 7 khi con nước rong là trẻ em lũ lượt đi chặt trúc làm cần câu nhắp ếch, mấy anh lớn bắt đầu lục đục bắt nhái đi cắm câu mấy con cá lóc đẻ,
… Ngày xưa: Cá linh kéo đáy phải lấy dao rọc lưới để cá ra bớt không thôi cuốn trôi cả đáy
… Ngày xưa: Cá linh đong bằng thúng dạ, những người giữ chòi vịt đi xin một lần cả rổ về kho ăn
… Ngày xưa: Cá linh chủ yếu dùng để ủ nước mắm

… Ngày xưa: Mùa cá ra cả con kênh này người ta đi chài chen chút, xuồng này nối xuồng kia, mà xuồng nào cũng cá đầy nhóc
… Ngày xưa: Chài lưới mùa cá ra đâu có gở kịp, chày xong thảy lên bờ cho mấy bả lấy cây đập cá rớt xuống,
… Bây giờ ruộng đồng bao phủ hết, ít có cảnh nước tràn đồng.

Đến Rằm tháng bảy nước bắt đầu ngấp nghé, những con kênh xanh trong vắt nước phèn ngày nào được nhuộm 1 màu đỏ quạch phù xa chảy tràn những cánh đồng bạc màu vì khai thác triệt để, những cánh đồng sen ngày nào khoe sắc cùng nắng mai nay bắt đầu ngã mình êm ả trên làn nước mát dịu, mặc cho những chú nhện nước nhảy lên nhảy xuống chơi đùa, lâu lâu một vài Lóc mẹ nhảy lên đớp em Chuồn ớt nhí nhảnh đậu trên búp sen làm đọng lại những giọt nước tròn vo chạy tới chạy lui trên lá sen rất vui mắt, những dây súng chưa từng hiện hữu khi mùa khô, nay bắt đầu chui ra từ lòng đất, vươn dài theo con nước, kết với những đám rong Đuôi Chồn làm chổ cho các chú Rô non chơi đùa và trú mình trước những cơn sóng, những cọng Muống đồng tím ngắt như được tiếp thêm năng lượng từ nguồn nước mát nên mập mạp mơn mởn hơn

Rau muống tươi hơn trên những cánh đồng đầy nước
463f9adba47912bc7397b5ce643b601a_35360149.dsc01837.jpg


Đó là thời điểm nông dân kết thúc vụ mùa, kiếm Tràm đóng sàn cao để chuẩn bị chổ chứa lúa, những chiếc xuồng suốt năm nằm mốc thết được đem ra trét chai sơn dầu hắc chuẩn bị cho một mùa cá, những chợ câu lưới bắt đầu nhộn nhịp với lưỡi câu, lờ, lợp, đăng …

Nước đã ngấp nghé chuẩn bị tràn bờ
6ba19923d8de43105b3a4b75e581175c_35360140.dsc01826.jpg


Sau Tết Trung thu nước bắt đầu về nhiều, những bờ ranh bị con nước vượt qua là thời điểm để bắt đầu lắp đăng dài hàng trăm mét trên đồng dẫn dụ cá từ thượng nguồn về men theo đăng đi vào lợp

Nước tràn bờ ranh cánh đồng lúa biến thành 1 biển nước mênh mông
b5e7400dd4bed9876ae0b54c3cb29b26_35360099.dsc01799.jpg


Những hàng đăng dài ẩn mình dưới nước dể dụ cá, cũng là nơi lũ Cồng Cộc kiếm ăn mùa lũ
565513fba8e61f0c0fd4aff1f9eb7461_35360078.dsc01797.jpg


Mùa đánh cá đồng bắt đầu, những bạn câu nối từng hàng dài năm bảy chiếc xuồng cùng đi làm cá, chiều hôm trước bắt đầu bơi tới các cánh đồng xa, sáng sớm cùng về chợ để bán thành quả của một đêm vất vả cùng sống nước. Nước lớn đem lại nguồn tôm cá dồi dào, nhưng cũng đầy rẩy hiểm nguy, sẳn sàng cướp đi sinh mạng của người dân chỉ với cơn giông nhỏ, xuồng câu ban đêm chỉ có can nhựa là vật cứu hộ duy nhất, nếu bị lật xuồng thì chỉ còn cách ôm can chờ sáng mặc dù ai cũng có tài bơi lội, nhưng bốn bề là biển nước mêng mông, biết hướng nào là bờ ?

Một chiếc xuồng câu quá nhỏ bé giữa biển nước mêng mông
9fb3acf2d39eddea25ad6510c08e3244_35360109.dsc01800.jpg


Mùa nước không chỉ có nước và cá, đây là mùa sinh sản chủ yếu của một số loài chim (tạo hoá rất tuyệt vời, khi sinh sản chim cần nhiều thức ăn để nuôi đàn con, thì mùa nước nguồn cá dồi dào nhất), Tháng 8 là mùa sinh sản chủ yếu của 3 loài: Nhang Điển, Cồng Cộc, Trích, ….. Mùa này các sân chim tất bật với mật độ bay đi bay về bắt cá của lũ bố mẹ và tiếng kêu inh ỏi, háo ăn của lũ chim con, tạo nên một vùng trời thanh bình

Gia đình nhà Trích (ba má và 2 con nhỏ) thảng thơi bắt cá ở đám cỏ, chẳng màng đến đám thực khác lao nhao ở nhà hàng phía trên
eaea6af43b80efbbcf67694200921acc_35360221.dsc01850.jpg


Trích trống giữ con
12ef71645d84e7dc27df29cc7cceb8ad_35360170.dsc01846.jpg
 
Hôm đó 2/9 nhà ĐTM làm một vòng lên thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu, qua Tha La về Tịnh Biên, Tri Tôn, xuôi Lấp Vò, vượt cầu Mỹ Thuận về lại Sài Gòn.

Phải công nhận là ĐTM đã chọn chính xác thời điểm để đi mùa nước nổi. Mực nước +4,00m ở Tân Châu là đủ để vượt cánh đồng lũ bằng xe máy, thấp hơn thì không hấp dẫn, cao hơn nữa là không đi được. Là dân miền sông nước mà tớ vẫn cứ tưởng bở là đi vào đỉnh lũ là ngon nhưng quá ra không phải vậy!!! . :)

@caucom : bạn là dân Đồng Tháp à? Bài viết của bạn rất hay , trên cả tuyệt vời :L
 
Bài viết của bác phượt quái @haianh sâu lắng thế! Em là dân cao nguyên nhưng gắn bó với vùng sông nước cũng nhiều. Giờ đọc lại càng nhớ hương và vị của mùa lũ miền Tây.
Cảm ơn bác phượt quái thật nhiều!
 
Hôm qua, TV làm phóng sự thấy mấy ông sở nông nghiệp An Giang la như dân chết hết đến nơi vì lũ về làm mất vụ lúa thứ 3.
Nhìn hình nước nổi của bạn thèm quá, lại muốn được 1 lần hòa mình vào cái mênh mông ấy....
 
@ Caucom: Thật tuyệt vời khi được nghe chính người Đồng Tháp có máu phượt kể về mùa nước nổi. Người thật, việc thật! Bài viết của bạn quá sinh động và hấp dẫn, nó cho mọi người một cái nhìn cận cảnh về mùa nước nổi quyến rũ này.
 
Last edited by a moderator:
Lòng vòng rồi cũng đến thị trấn Bến Lức.

6.40. Thị trấn dường như đang ngủ yên. Đường phố vắng ngắt, nhà nhà đóng cửa. Chỉ thấy vài người trên đường và một màu đỏ nổi bật.

attachment.php




Ba phút sau đã chuẩn bị qua cầu Bến Lức.

attachment.php




Lại tách xa QL.

Rẽ vào ngã 3 Bình Ảnh để đến ngã tư Mỹ Phú trên QL62. (Để dễ dàng hơn, bạn theo QL1A đi một lèo từ Saigon đến Tân An, và rẽ vào QL62. )

Những con đường quê dù to hay nhỏ, dù nhựa hay đất đều mang dáng vẻ yên bình.

attachment.php





Vượt ngang đường cao tốc Saigon – Trung Lương .
Ngày lễ vắng hoe.

attachment.php



attachment.php
 
A/- Cung đường đi băng đồng trong 3 ngày : (ai muốn đi cứ theo địa danh mà đi, bí thì hỏi, lạc thì đi lại, có thể phát sinh ra đường mới không sao cả, bảo đảm đi tới nơi về tới chốn).

1/- Ngày 1 : Sài gòn - Hồng Ngự, cung đường trên những bờ kênh.

Đại lộ Đông Tây - QL1a - cầu Bình Điền - rẽ phải - Bến Lức - QL1a - ngã ba Bình Ảnh (cầu Ván) - rẽ phải - chợ Thủ Thừa - đường cặp kênh Vàm Thủ - bến đò Vàm Thủ - qua đò - ngã tư Mỹ Phú - đi thẳng - cổng ấp Phú Xuân - rẽ phải - cầu Trương Văn Sanh - qua cầu đi thẳng - cầu Tràm Mù - kênh Bắc Đông - chợ Bắc Đông - rẽ trái - kênh Tràm Mù - qua cầu - rẽ phải - đi hết đường - rẽ trái - qua hết trại giam đụng đường nhựa - rẽ phải - lộ nhựa Cai Lậy đi Tân Thạnh - rẽ trái - qua cầu rồi rẽ phải - đi cặp kênh Hai Hạt - bến đò Ngã Năm - qua đò (bến đi về chợ Hai Hạt) - tiếp tục cặp kênh Hai Hạt - cầu Phụng Thớt - rẽ phải qua cầu Phụng Thớt - chợ Nhơn Ninh - rẽ trái đi cặp kênh 5000 - Tân Ninh - tiếp tục cặp kênh 5000 - Tân Thành - đi cặp kênh Chuối - qua cầu kênh Chuối - tiếp tục cặp kênh - kênh Ranh - chợ Tân Kiều - cặp kênh 8000 - cầu 8000 trên đường Trường Xuân - Mỹ An- rẽ trái về Mỹ An - ăn trưa đặc sản mùa nước nổi .

Tới đây tách làm 2 đoàn :
Đoàn 1 : (đi 24h00) Mỹ An - cặp kênh Tháp Mười - Mỹ Đông - qua đò - Láng Biển - Xẻo Quít - QL30 - Rạch Ruộng - Thanh Mỹ - Ngã Sáu Phú Điền - chợ Thiên Hộ - TL 865 - bùng binh Tân Phước - phải - TL867 (cặp theo kênh Xáng) - trái - cầu kênh Ba - hết đường - phải - cặp theo kênh Năng - ngã 4 - trái - cầu kênh Năng - KCN Tân Phước - hết đường - ngã 3 - phải - TL866 - Tân Hiệp - QL1A - SG

Đoàn 2 : Mỹ An - TL845 - Trường Xuân - TL844 - Tràm Chim - TL843 - cầu Phú Hiệp - rẽ trái đi cặp kênh - Phú Thành B - đi tiếp 3Km hết đường vì nước ngập :)) - trở lại Phú Hiệp - rẽ trái vào TL843 - ngã ba An Phước - rẽ trái - TL842 - Hồng Ngự .

2/- Ngày 2 : Hồng Ngự - Tịnh Biên - Tri Tôn, cung đường trên vành đai biên giới .

Hồng Ngự - ngược dòng Sở Thượng - đồn biên phòng Cả Sách - Cửa khẩu Thường Phước - (đoạn chữ màu xanh này phá sản vì nước ngập đứt gần toàn tuyến) - cầu Sở Thượng - TL841 - Thường Thới Tiền - đường cặp sông Tiền - Thường Phước - cột mốc biên giới - bến đò Thường Phước Vĩnh Xương (qua sông Tiền) - cửa khẩu đường sông Vĩnh Xương - đường ven kênh biên giới - cầu Phú Quý - qua cầu - tiếp đường ven kênh biên giới - bến đò Phú Lộc - qua đò - tiếp đường ven kênh biên giới - đồn biên phòng 929 - bến đò Đồng Đức Đồng Ky (qua sông Hậu) - qua đò - Quốc Thái - Búng Bình Thiên - chợ Nhơn Hội - đi tiếp cặp kênh biên giới - đồn biên phòng Bắc Đai - tiếp kênh biên giới - bến đò cầu 16 - đi tiếp 2Km - hết đường vì nước ngập - quay lại bến đò cầu 16 - qua đò - chợ Phú Hội - bến đò Phú Hội - qua đò - Vĩnh Hội Đông - đồn biên phòng 941 - cặp sông Châu Đốc - cầu Cồn Tiên - Châu Đốc (đoạn chữ màu xanh này phá sản vì phải quay gấp về TT An Phú để cứu đói) - TT An Phú - cầu Cồn Tiên - Châu Đốc - đỉnh núi Sam - kênh Vĩnh Tế - đập Tha La - đập Trà Sư - tiếp đường ven kênh - chợ Tịnh Biên - đường vòng quanh chân núi Phú Cường - An Cư - chợ Ba Xoài - ngã ba Sóc Tức - rẽ trái - đi giữa núi Dài và núi Cấm - Châu Lăng - Tri Tôn.

3/- Ngày 3 : Tri Tôn - Sàigòn

Tri Tôn - TL941 - cầu kênh 13 - rẽ phải - đi cặp kênh 13 - TL943 - rẽ trái - núi Ba Thê - 2 đỉnh núi Ba Thê - Núi Sập - Long Xuyên - phà Vàm Cống - qua phà - đường ven sông Hậu - QL54 - chợ Định Yên - Chợ Lai Vung (cũ) - rẽ trái - chợ Lai Vung (mới) - QL80 - Sa Đéc - Nha Mân - qua cầu Nha Mân - rẽ phải - Hòa Tân - chùa Sen - Hòa Tân - An Khánh - Cái Tàu Hạ - Mỹ Thuận - QL1a - SG .

B/- Chi phí : 650K/người (ăn uống phủ phê, ăn vặt suốt ngày, ngủ KS xịn)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,143
Bài viết
1,173,961
Members
191,966
Latest member
quocve
Back
Top