What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Bên cạnh biển nước mênh mông, cánh đồng lúa An Lạc vẫn xanh non mơn mởn trong vòng đê bao.

Đây những cánh đồng“ Cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi”.

attachment.php







Giang tay hít căng lồng ngực làn không khí mát rượi thoang thoảng mùi lúa non; lòng tràn ngập bao niềm khoái cảm trước vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc của cánh đồng dưới ánh nắng mai.


attachment.php





attachment.php





attachment.php






Người dân đã biết tận dụng diện tích mặt nước kênh rạch khi mùa nước nổi tràn đồng để nuôi cá.

attachment.php
 
Tách TL 841, chúng tôi rẽ trái vào Thường Thới Tiền, rồi rẽ phải để đến Thường Phước.

Gần với biên giới phong cảnh càng mộc mạc quyến rũ.

attachment.php





Những con trâu mập mạp, đen bóng.

Lâu lắm rôi tôi mới lại thấy cảnh này ở miền Tây!

attachment.php




attachment.php






Những cây rơm bên mái nhà sàn.

attachment.php





Và nước, nước mênh mông băng đồng phía ngoài đê bao.

attachment.php
 
Những ngày đỉnh lũ cũng là lúc Đồng Tháp bội thu lúa Thu Đông, năm đầu tiên người dân tận mắt chứng kiến xung quanh là nước nổi mênh mông, nhưng trong vùng đê bao lúa trúng mùa, thu hoạch đầy ắp

50498406dc2c2351b72aec7dfcc42bbf_37022702.dsc02329.jpg


Cầu Út Gốc trở thành khu trung chuyển tự phát, mọi phương tiện thiết bị đều được huy động để chở lúa, từ xe trâu đến xe bán tải

7397b4fe94c8e8a328cb1222440c4bd8_37022706.dsc02331.jpg


2086629d1941b0db48d65f339acc51ea_37022710.dsc02332.jpg


6f3047da55417367cc5243682728ec8d_37022715.dsc02333q.jpg


Trong vùng đê bao mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường, công trình vẫn tiếp tục thi công

4228a9205b84ed9e36c1d679ec1d9728_37022723.dsc02334.jpg


0bb66ee5313585a9e16cc46f56b4516e_37022733.dsc02336.jpg
 
Trên bến

82cbe2d5424ee4940a5436e60282affd_37022737.dsc02337.jpg


Dưới xuồng
71dbce56dca71682f1bf704a5d5091cc_37022748.dsc02340.jpg


Lúa lên tấp nập

ef9e4d68b90a8189a96245157af567c4_37022744.dsc02338.jpg


Khu kinh tế cửa khầu Thường Phước đang được đầu tư xây dựng

abe4ef62e66f885ddc59d323c17126b3_37022788.dsc02357.jpg


Vài năm nữa khu vắng vẽ này sẽ trở thành một trung tâm sầm uất

9949cadeef2e7ebbfaf34e79f822b626_37022791.dsc02358.jpg


7c4101735845434b5ed327903a0f62ce_37022793.dsc02359.jpg
 
Cột mốc biên giới 240. Mặc dù là dân Đồng Tháp, nhưng rất nhiều người trong chúng tôi chưa từng đặt chân tới cột mốc biên giới

18d2441aa79c762ec000741c8d85f5f8_37022756.dsc02341.jpg


5382e7ac148ea817c3f059f8e1a4dc50_37022766.dsc02347.jpg


858f960bc8252dd1ef7da9ca04f9cc7a_37022869.dscf2210.jpg


2889b8b3d41b9fcd5cd9e3cbb566e8eb_37170865.dsc02345.jpg


8896469b689e244d61750aa2388574dc_37170874.dsc02346.jpg


22a45609dcebfc5f5e7d704417f9e33a_37022857.dscf2205.jpg


9e727c8887fc6e8622e0963d4f7a1500_37022862.dscf2208.jpg
 
8321e59b1fb931b27fb3e6430714aca8_37022865.dscf2209.jpg


Biên giới 2 nước Việt Nam – Campuchia trên sông MêKông

5ef9e9c53b442f87ea77b7b721a4be25_37022779.dsc02351.jpg


662cb278871b7434658603b41319f7a3_37022786.dsc02356.jpg


Cửa khẩu Thường Phước với lượng tàu tấp nập xuất khẩu gạo, phân bón sang Campuchia

974daa1486ca43725767de0c12da1dd2_37022783.dsc02352.jpg


Chỉ qua khỏi mũi tàu 10m là vùng nước bạn

508949b011a25fce82770739cab3dd1f_37022806.dsc02365.jpg
 
Tặng mấy anh chị và chị haianh vài tấm ảnh về Hồng Ngự mùa này ! (Trích dẫn)
- Đi hái súng

20_1370858267.jpg


19_2074029582.jpg


...và mang đi bán

17_1779765849.jpg


- Đồng vợ đồng chồng vượt con lũ này

18_400548988.jpg


- Món quà của lũ

16_1826156989.jpg


- Cảnh mua bán trên xuồng

10_2069290595.jpg


- Ngôi nhà trong biển nước

11_267797289.jpg
.
 
- Vớt khúc cây về phơi làm củi

6_1496485341.jpg


- Lưới vài con cá về làm bữa cơm

8_953375923.jpg


...và đây "anh ơi, cơm trưa nay có cá nhé"

13_82124141.jpg


- Sống với lũ

3_201573002.jpg


- Đất ngập thì ta lên thuyền

2_1871729289.jpg


- Vất vả trông nom "gia tài"

5_2134489624.jpg


...người lớn đau đáu, vật vả với lũ, trẻ con thì hồn nhiên, vui đùa như tuổi thần tiên của chúng.

14_7338195.jpg
.

(Trích dẫn).
 
Đọc bài viết thấy phê quá. hehe. Tiếc là không có hình để chia sẻ. Photocopy hình đăng trên báo của Hội nhiếp ảnh vậy.


nuoinoi2.jpg


Cà rêm nối đuôi nhau trên đường đi bắt cá

nuoinoi3.jpg


Đặt nom

nuoinoi4.jpg


Đi giăng câu


nuoinoi5.jpg


Dòng nước mùa lũ

nuoinoi6.jpg


Khi mùa lũ về
 
Những hình ảnh "Sống nhờ cơn lũ dữ ở đồng bằng Cửu Long" của Quốc bảo.

muu-sinh-lu-1-1.jpg


muu-sinh-lu-13-1.jpg


Người dân ở xã Phú Lộc, huyện Tân Châu, An Giang, đặt dớn cá linh mỗi ngày mang lại thu nhập hơn 500.000 đồng đến cả triệu bạc.

Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.

muu-sinh-lu-4-1.jpg


Vợ chồng anh Trương Văn Phong, ở xã Thường Phước Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp, những ngày qua đưa nhau bơi xuồng ra sông cào hến, kiếm được 200.000 đến 300.000 đồng mỗi hôm.

muu-sinh-lu-7-1.jpg


Cả gia đình cùng đánh bắt cá trong mùa lũ.

muu-sinh-lu-3-1.jpg


Chị Thái Thị Bé Sáu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, lũ về hái bông điên điển bán 50.000-60.000 đồng một ngày.

muu-sinh-lu-2-1.jpg


Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,134,998
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top