What's new
Sau hai năm khắc khoải đợi chờ …

Rồi dòng nước đỏ quạch hung hãn băng qua bao đồi núi , ghềnh thác… Từ cao nguyên Tây Tạng, vượt Trung Quốc, dòng Mekong cuộn qua Miến, Thái, Lào, len lỏi qua Cam, để rồi… tràn bờ và thật nhẹ nhàng phủ kín những cánh đồng bát ngát châu thổ sông Cửu Long trên lãnh thổ Việt Nam.

Trên chặng đường rong ruỗi nó không quên góp nhặt từng chút phù sa, từng con tôm, chú cá về chất đầy trong lòng…Để rồi sau hơn 4000km, nó thấy mình nặng nề. Cái mệt đã hiện rõ trên gương mặt!

Khi đến Việt Nam, dòng nước không còn hung hãn như trước. Từ dưới sông nó bước lên bờ… rồi như không chịu nổi sức nặng, nó ngã nhào sóng soài trên mặt ruộng làm vỡ cái bụng óc ách tung tóe bao cá tôm… Dòng nước đỏ nặng phù sa tràn mãi, tràn mãi lênh láng phủ kín cả cánh đồng xanh bát ngát, ban phát bao sản vật quý giá cho vùng đất này thêm trù phú rồi lặng lờ trôi ra biển qua chín cái đầu rồng tỏa khắp miền Tây.

…Nước nổi đã về!


Đầu nguồn sông Tiền ( Thường Phước – Hồng Ngự - Đồng Tháp - Nơi dòng MeKong đổ vào Việt Nam )

attachment.php





Khác với mọi năm, năm nay mùa nước nổi được chờ đón trong nỗi niềm khắc khoải của hàng triệu người dân miền Tây, vì năm ngoái nước không về.

Ở những vùng khác, khi nghe đến lũ thì ai cũng sợ. Sợ vì nước lũ cuồn cuộn chảy và sẵn sàng cuốn phăng tất cả những gì có trên đường đi của nó. Sau lũ thường là tan hoang, và người ta phải bắt tay xây dựng lại.

Về đến miền Tây thì lại khác. Dòng lũ hung hăng giờ trở nên hiền hòa vì được dãi đồng bằng bao la, bát ngát ôm lấy nó như xoa dịu, nhẹ nhàng dẫn ra biển Đông. Để đáp lại tấm thịnh tình đó, dòng nước lũ hào phóng ban tặng phù sa cùng bao sản vật quý báu cho dãi đồng bằng này. Chính điều này đã làm nên nét đặc thù hấp dẫn có một không hai của vùng đất phương nam.
 
Last edited:
Thẳng tắp, đẹp, dân cư thưa thớt là những gì chúng tôi nhận thấy trên đoạn đường ven kinh này.

6.jpg






Không biết từ bao giờ người miền Tây biết dùng xe đạp để bán thực phẩm? Có lẽ chỉ phổ biến ở vùng sâu xa hay chốn bưng biền.

3-1.jpg




Giờ chỉ còn đường cái là sân phơi.

4.jpg





Sang năm trở lại sẽ thấy nơi này khang trang hơn, đẹp đẽ hơn. Người ta đang xây mới tất cả cây cầu ở tuyến đường này.

193.jpg




2-1.jpg





Đây ngả ba đầu tiên tính từ đầu con đường ven kinh. Rẽ trái sẽ ra TL 943.

5.jpg
 
Có lẽ vì là đường tỉnh nên xe cộ chạy nhiều mà đường mau xuống cấp chăng? TL 943 thật khủng khiếp!

Bên trong nước mênh mông, nhưng dọc tuyến đường này có lẽ nằm trong khu vực đê bao.

7.jpg



attachment.php





Đoàn người xe chậm chạp tiến tới trên con đường đầy ổ voi, nhưng chỉ 25 phút đã đến được đây.

201.jpg





Và 15 phút sau đã đến chân núi Ba Thê.

Người ta phơi bong bóng cá khắp nơi.
Đời sống cho người dân nơi đây từng bước cải thiện nhờ chế biến bong bóng ca tra, cá basa


196.jpg
 
Last edited:
Ba Thê là tên một cụm núi nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo và các xã Vọng Thê, Vọng Đông, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Cụm núi Ba Thê gồm 5 ngọn núi là: núi Ba Thê (núi Lớn), núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Trong đó, núi Ba Thê là lớn nhất với độ cao 221m, chu vi 4.220m, thuộc thị trấn Óc Eo. Núi Nhỏ cao 63 m, chu vi 700m nằm trên địa bàn xã Vọng Thê. Núi Tượng cao 60m, chu vi 970m, ở xã Vọng Đông. Núi trọi cao 21m, chu vi 400m, thuộc xã Vọng Đông. Núi Chóc cao 19m, chu vi 550m, thuộc địa bàn xã Vọng Đông.

Núi Ba Thê vốn có tên là Hoa Thê Sơn. Vào triều Minh Mạng, do kỵ húy tên hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên Hoa Thê Sơn đổi thành núi Ba Thê.

Dừng lại dưới chân núi để mua vé tham quan.



22.jpg





Từ đây, con đường ngoằn ngoèo, uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh.

23.jpg





Tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ở trước sân chùa Sơn Tiên.

12.jpg




Bàn chân tiên, mờ ảo do bóng đổ.:(

13.jpg





Bia kỷ niệm ghi lại chiến công oanh liệt của quân giải phóng Ba Thê - Thoại Sơn.

15.jpg
 
Last edited:
Cách Sơn Tiên cổ tự chừng 10 m về phía chân núi là Nhà trưng bày cổ vật Óc Eo được thiết kế theo hình thù của chiếc Linga khổng lồ có chiều cao hơn 20 m, đường kính 10,9 m. Tam cấp cửa chính ở phía mặt trời mọc, là nơi ngự trị của các thần linh theo quan niệm Ấn Độ giáo.

197.jpg





Các mặt vách xung quanh công trình đều có tượng thần Ganesa mình người, đầu voi.

8.jpg



9.jpg



Ganesa là một vị thần Ấn Độ giáo được tôn sùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực.

Có nhiều giai thoại về gốc tích của vị thần toàn năng này.

Ganesa là vị thần tùy hành của thần Siva (một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo, đặc trưng cho sự hủy diệt và sáng tạo, vị thần chính của phái Saiva.) trên núi Kailasa, được thần Siva sáng tạo ra từ ngọn lửa thần trên trán của mình. Ganesa là con của thần Siva và nữ thần Parvatti nhưng vì một sự cố nên bị rụng mất đầu. Thần Visnu (một trong ba vị thượng đẳng thần, đặc trưng cho sự bảo hộ và bình an) thương và chắp cho một cái đầu voi nên thần được thể hiện mình người đầu voi.

Thần có nhiều tài năng, quyền lực dập tắt mọi trở ngại khó khăn, có quyền ban mọi điều tốt lành, thần bảo vệ bếp lửa, thần là hiện thân của thông minh và trí tuệ.

Người ta coi Ganesa là vị Phúc thần ban nhiều điều tốt lành. Vì vậy, ngoài người Chăm, vị thần này còn được nhân dân nhiều nơi ở các nước châu Á tôn thờ như Giava, Tây Tạng, Ấn Độ, Nhật Bản...




Lan can bao bọc sân trang trí tượng nhỏ

16.jpg
 
Last edited:
Hăng hái dẫn đoàn tiến về đỉnh núi phía Bắc.

attachment.php




Hăm hở khám phá.

attachment.php





Thạch Đại Đao - theo dân gian, đó là bửu bối của trời đất, dùng để trừng trị kẻ gian ác.

14.jpg



Truyền thuyết về Thạch Đại Đao gắn với người khổng lồ cầm thanh đao công lý dài ba thước trừng trị kẻ gian ác, cứu người nghèo khổ. Và cũng theo truyền thuyết đó, sau một trận cuồng phong, sấm sét đã làm vỡ ra tảng đá lớn lộ một hình thanh đao.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,145
Bài viết
1,173,976
Members
191,972
Latest member
789win1
Back
Top