What's new

[Chia sẻ] Bhutan - những ngày cuối đông trên đất nước rồng sấm

Tôi đã ấp ủ dự định về một hành trình tới vùng đất được coi là vườn địa đàng cuối cùng (the last Shangrila) của trái đất từ nhiều năm trước nhưng Bhutan lại luôn được coi là giải pháp tình thế cuối cùng trong trường hợp các hành trình khác không khả thi. Có rất nhiều lý do để nhiều người cho rằng không cần ưu tiên chọn đi Bhutan trước nhưng quan trọng hơn cả là mức phí cố định mà chính phủ nước này quy định dành cho các khách du lịch nước ngoài khi ở Bhutan đã tăng từ 200USD/ ngày lên 250USD/ ngày kể từ đầu năm 2013 và bắt buộc phải theo tour khiến nhiều khách du lịch ba lô không hứng thú. Nếu không muốn mất thời gian để bay được tới Kathmandu hoặc di chuyển trên đường bộ rất vất vả từ Phuentsholing phần biên giới phía Tây vịnh Bengal của Ấn Độ sang thì giá vé từ Bangkok hoặc Singapore tới Paro/ Bhutan dành cho người nước ngoài cũng không thể coi là rẻ . Ngoài ra nếu nhóm khách đi chỉ có 2 người, mức phụ thu trên đầu người mỗi ngày sẽ là 30 USD/ ngày/ người và nếu đi du lịch một mình thì khách đó sẽ phải trả mức phụ phí là 40 USD/ ngày ngoài khoản phí 250 USD/ ngày nêu trên khi ở Bhutan.

Tôi chọn Bhutan để đi vào tết âm lịch vì biết rằng có cơ hội thương lượng với tour agent một mức chi phí/ ngày thấp hơn (210USD bao gồm cả phụ phí 30USD cho nhóm 2 người) vì tháng 2 vẫn là mùa thấp điểm khách du lịch. Chỉ cần nghĩ đến việc chờ tới tháng 3 tháng 4 của mùa xuân để được ngắm nhìn những cánh đồng hoa tam giác mạch mà đã mất thêm cả 50USD/ ngày nữa, lại còn đông khách du lịch như kiến thì cớ gì cần phải nhọc công đi xa hàng ngàn cây số, lên Hà Giang hoặc Cao Bằng cho nhanh :). Và rồi một cái tin buồn gần 150 ngôi nhà trong cổ trấn ở Trung Điện- the Shangrila của khu vực Vân Nam bị cháy rụi trong hoả hoạn đầu năm mới khiến tôi và một người bạn nữa càng chắc chắn hơn về quyết định của mình, bắt tay ngay vào việc chuẩn bị giấy tờ làm visa.

Sau mấy ngày thảo luận với Yak Holidays- tour agent tại Bhutan mà một người bạn trong nhóm đi Tây Tạng cùng tôi đi Bhutan năm 2008 đã chọn, chúng tôi chốt hành trình như sau:

1/2: Bangkok- Paro (2280m)/Kiychu Lhakhang, Paro Dzong, Bảo tàng quốc gia Bhutan
2/2: Đi chợ cuối tuần ở Paro & Hiking đến Taktsang (Tiger's Nest)
3/2: Paro- Thimphu (2320m)/National Memorial Chorten, Bức tượng Phật lớn nhất thế giới, ni viện Dupthop Lhakhang và Changgang Lhakhang
4/2: Thimphu- Punakha/ Hiking đến tu viện Cheri
5/2: Punakha- Gasa- Punakha/ Thăm Gasa Dzong và núi Kang Bum, suối nước nóng
6/2: Punakha/ Punakha Dzong, chiều di chuyến tới Phobjika (3120m)/Gangtey Gompa, thung lũng Gangtey có loài sếu cổ đen sắp tuyệt chủng rất đẹp
7/2: Gangtey- Trongsa- Bumthang (2800m)/Trongsa Dzong, Ta Dzong
8/2: Bumthang/Jakar Dzong, Jambay Lakhang, Kurjey Lhakhang, Membarstho "Burning Lake"
9/2: Bumthang/ Punakha
10/2: Punakha (Chimi Lhakhang)- Thimphu (xem bắn cung, đi chợ)
11/2: Thimphu- Paro- Bangkok- Hanoi

Hành trình này được coi là Central Bhutan Route, cộng thêm được 1 ngày ở Gasa, rất gần với Tibet- xứ sở mà lúc nào tôi cũng nhớ

attachment.php
 
Last edited:
Cái tên Bhutan có nhiều cách giải thích chưa thống nhất nhưng chung quy lại vẫn có liên quan tới Tây Tạng láng giềng. Nó có thể bắt nguồn từ chữ Phạn "Bhotan" , nghĩa là "đoạn cuối của Tây Tạng", cũng có thể là "Bhu- uttan" nghĩa là "cao nguyên" hay "Brotsthan, nghĩa là "đất của những người Bhotia (trong khi Bhotia là người Tây Tạng trong tiếng Phạn).

Những hình ảnh về Bhutan lần đầu tiên xuất hiện trên National Geographic trước công chúng thế giới bên ngoài vào tháng 4/1914 trong 1 báo cáo của John Claude White.

Bhutan- đất nước của Dzong (Fortress Castle/ lâu đài pháo đài)

12816080583_71351eeb36_c.jpg

- Jakar Dzong, Bumthang-

Bhutan- vương quốc nhỏ bé dưới chân dãy Himalaya với tên gọi "The land of Smiles/Happiness"

12817183423_d53fee24a6_c.jpg
 
Ui sao mà Black ghen tị quá, ăn chơi ở Mỹ không thể bằng hành hương ở xứ Bhutan thánh thiện... Bhutan hạn chế du khách để bảo vệ vùng đất 'tinh khiết' như một bảo tàng sống cho nhân loại... Chị Jun lại có thêm một chuyến đi để đời...
 
June đi dài ngày nhỉ, rất mong bạn chia sẻ tiếp về Bhutan.
Mình tính đi đây mấy năm trước, plan cũng đã lên nhưng cứ delay mãi vì thấy cảnh sắc ( Google) chưa thật sự là hấp dẫn so với các đất nước khác nên lại bỏ plan đấy, quay qua nước khác đi trước. Nhưng xem ra vẻ đẹp của Bhutan có lẽ nằm ở tinh thần nhiều nên phải đi mới cảm nhận được đúng không June?
June không đi lễ hội nào ah, mình luôn nghĩ nếu đi Bhutan phải tham dự một cái lễ hội mới thỏa mãn, bên đấy có nhiều lễ hội, người dân ăn mặc đẹp, các màn múa mặt nạ thấy hấp dẫn lắm.
Dành thời gian chia sẻ tiếp June nhé, nếu hứng lên Tết năm sau mình tranh thủ nghỉ đi Bhutan một chuyến.
 
Last edited:
Mình tính đi đây mấy năm trước, plan cũng đã lên nhưng cứ delay mãi vì thấy cảnh sắc (Google) chưa thật sự là hấp dẫn so với các đất nước khác nên lại bỏ plan đấy, quay qua nước khác đi trước.

(very impolite)... Bhutan ... chưa thật hấp dẫn... Oh my god... chém vừa thôi chị gì ới ... ít ra để chủ thớt show hàng đã chứ...
 
@hanhlienta: Đúng như bạn nói vì trong thời gian của nhóm đi không có lễ hội, đây là điểm tôi thấy tiếc nhất ngay từ khi chuẩn bị đàm phán. Xem lịch lễ hội cho cả năm 2014 trên trang web của Tổng cục du lịch Bhutan (http://www.bhutanfestival.com/index.php?option=com_content&view=article&id=123&Itemid=140) thì suốt cả tháng 1 và tháng 2 đều không có lễ hội nào. Tuy nhiên việc chọn đi vào dịp lễ hội thường phải quyết định rất sớm thì tour agent phía Bhutan mới có thể thu xếp nơi ở lý tưởng được. Theo lời của hướng dẫn viên thì các đoàn khách du lịch Âu Mỹ và Nhật Bản lớn thường giữ chỗ cho các kỳ lễ hội từ 1 đến 2 năm trước cơ. Tôi nghĩ tất nhiên khi chính phủ Bhutan không giới hạn số lượng khách du lịch hàng năm cho nên một khi bạn đã đặt tour xong, thanh toán và visa được chấp thuận thì phía tour agent sẽ phải tìm mọi cách thu xếp chỗ ở thôi. Tui đã muốn tận dụng đi vào dịp tết âm để không lẹm vào thời gian làm việc bình thường nên đành phải nuối tiếc không ít ở điểm này :(

Thực tế trong chuyến đi lần này nhờ việc đi vào mùa thấp điểm nên nơi ăn chốn ở đều được Yak Holidays bố trí tại những khu vực trên cả tuyệt vời. Và cũng giống như đầu mùa đông đi miền Đông của Tây Tạng thì lần này chúng tôi cũng gặp vô cùng nhiều duyên may lớn lao (sẽ kể dần :) ), bù đắp cho thiếu hụt của các màn Masked Dance nổi tiếng ở Bhutan.

Tôi chọn đi dài ngày một chút vì ban đầu nghĩ tiếc một công đi thì cũng không nên đi lớt phớt, cơ hội quay lại sớm với Bhutan không nhiều do còn quá nhiều nơi khác trên thế giới này còn chưa được tới. Ấy vậy mà cả tôi và người bạn đồng hành ngày nào ở Bhutan cũng nói với nhau 1 câu là " Mùa thu năm tới nhất định phải trở lại chỗ này !". Người bạn tôi có nhiều năm kinh nghiệm làm dự án của/cho các tổ chức phi chính phủ nên đi đâu cũng nhăm nhe tìm thông tin việc làm để ấp ủ niềm hy vọng được sống và làm việc ở xứ sở được coi là hạnh phúc nhất thế gian này. Cũng rất vui và nhảm nhí một chút là người này thì mê ăn Phở một cách khủng khiếp nên nghĩ tới việc không được ăn Phở hàng ngày thì dù sống ở "vườn địa đàng cuối cùng" này cũng chưa phải là hạnh phúc thực sự nên tạm thời là cứ phải về Việt Nam đã, hihi.

@Blackhill: Bạn hanhlienta cũng nói rất đúng là nếu Google hình ảnh về Bhutan và không có nhiều chia sẻ của người khác về nó thì nó không phải là phương án ưu tiên hàng đầu để đi lại, cộng với lý do về chi phí quá cao để đi đến 1 quốc gia châu Á vẫn còn rất lạc hậu. Trong những bài viết tiếp theo tôi cũng không dám chắc với các bạn là những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại trên những chặng đường đi lần này lúc nào cũng có thể khiến các bạn ồ à vì hùng vĩ quá, hoành tráng, hoang dại quá như khi chúng ta rong ruổi trên những nẻo đường về hướng Tây trong khu tự trị Tây Tạng hay Kham & Amdo. Tôi cho rằng vẻ đẹp của "Little Bhutan" không hề thua kém vẻ đẹp của miền Đông Tây Tạng, khá tương đồng với Sikkim (ngay gần đó) và vùng Keylong ở Himachal Pradesh, Ấn Độ mà tôi đã từng đến.

Bhutan không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp, môi trường tự nhiên được bảo tồn từ bao đời mà nền văn hoá truyền thống vô cùng đặc sắc vẫn phát huy khi kinh tế phát triển và hội nhập dần, dịch vụ du lịch chất lượng cực cao và nụ cười tự nhiên hồn hậu của bất kỳ người dân Bhutan nào bạn gặp ở trên đường rõ là vẻ đẹp tinh thần không thể hiện hết được qua máy ảnh.
 
Khởi hành

Quả là năm con ngựa. Chưa kịp hết dư âm của chuyến đi này thì nhiều chuyến đi khác đã tiếp nối và cũng kết thúc. Hết những chuyến đi thì lại là quay cuồng với cơm áo gạo tiền và biết bao những lo toan khác. Vậy nên tôi lại nhớ cái cảm giác thật nhẹ nhàng yên bình của những ngày nhởn nha nơi vườn địa đàng cuối cùng của trái đất này.

Tất nhiên mở màn chuyến đi chẳng yên bình chút nào cả.

4 chuyến bay chúng tôi đều thực hiện đặt online và do đặt khá sát thời điểm đi nên giá vé không hề rẻ. Vé chặng HAN- BKK- HAN là 234 USD và chặng BKK- Paro- BKK là 717 USD. Nếu đặt vé chặng bay đi Paro qua agent sẽ bị tính phí đắt hơn 100USD/ vé cho nên các bạn nên tự chủ động việc đặt vé sớm online sẽ tiết kiệm được không ít tiền.

Các vé máy bay đặt online qua Thai Airways và DrukAir này đều có yêu cầu chủ thẻ tín dụng phải xuất trình thẻ khi check in nên tôi đã rất lưu ý việc cất giữ thẻ tín dụng không mang theo người trong suốt 1 tuần trước khi đi vì sợ nhỡ mất vào thời điểm gần tết không làm lại kịp. Cái sự cẩn thận không đúng lúc đúng chỗ này cuối cùng lại gây ra phiền toái.

Chúng tôi háo hức ra tới sân bay lúc 6h chiều để chuẩn bị cho chuyến bay đi BKK lúc 8 giờ tối. Khi check in tôi mới phát hiện ra là thẻ tín dụng vẫn nằm trong ngăn bàn làm việc ở nhà. Tất nhiên giải thích, trình bày nội dung giao dịch trừ tiền thẻ tín dụng trên sms điện thoại cũng không có tác dụng thuyết phục nhân viên ở quầy check- in vì thông tin giao dịch cũng chỉ ghi số thẻ mà không có tên người. Anh bạn làm thủ tục tại quầy lắc đầu quầy quậy nói có quay về nhà lấy thẻ tín dụng thì trở lại sân bay cũng không thể kịp vì 7h kém 10 phút sẽ đóng quầy check in. Tôi thấy rối bời như tơ vò vì nếu không check in được thì cả 2 bọn tôi phải ở lại và mất tiền chuyển đổi ít nhất 2 chuyến bay, lịch trình sẽ lỡ làng cả vì đã chốt lịch với các bạn Yak Holidays đón tại Paro sáng hôm sau. Giao nhiệm vụ cho người bạn của tôi ở lại canh đồ & kiểm tra toàn bộ các mối quen biết trong hàng không để làm công tác ngoại giao với các bạn ở quầy cho check in tôi bắt taxi chạy ngay về nội thành để tìm mang thẻ tín dụng trở lại sân bay.

Tôi nghĩ có lẽ mở màn của năm nay như ghost rider vì chiếc taxi chở tôi đi từ Nội Bài về tới Thanh Xuân và trở lại sân bay chỉ đúng trong 50 phút, bao gồm cả vài phút tôi chạy vào nhà, lên tầng lục tung cái ngăn kéo bàn làm việc. Thật may mắn vì ngày mồng 1 tết đường xá không một bóng người nên cái xe đã có thể phóng với tốc độ tối đa và nó hú còi ầm ĩ kiểu cấp cứu để đề phòng va chạm. Căng thẳng của tôi phải tới gần sân bay mới kết thúc khi nhận được cuộc gọi của bạn tôi thông báo là nhờ bảo lãnh của một người bạn trưởng dại diện AirFrance nên việc check- in và gửi hành lý đã hoàn tất. Phù, thế là cuối cùng chúng tôi đã được đi Bangkok đấy ! Ấy thế mà tại Bangkok sáng sớm hôm sau khi check in đi Paro tôi chẳng thấy ai hỏi gì về thẻ tín dụng, tiếc cái công chạy về lấy thẻ trên cái taxi chạy tốc độ chết người đấy :(.

Chuyến bay từ Bangkok đi Paro luôn là các chuyến buổi sáng sớm để thời điểm hạ cánh tại sân bay quốc tế Paro cũng là lúc sáng sớm (giờ Bhutan) không quá nhiều gió ở thung lũng với bốn bề là những dãy núi cao vút và đảm bảo tầm nhìn rõ cho các phi công điều khiển máy bay tiếp đất an toàn. Nhờ nỗ lực dậy sớm để đến sân bay check in sớm nhất chúng tôi chọn được hai chỗ ngồi bên tay trái sát cửa sổ để được ngắm nhìn dãy Himalaya.

12559881465_1f625b498e_c.jpg


12560004973_dfb9bdfa6a_c.jpg


Máy bay đã liệng vào giữa thung lũng Paro, tôi đã bắt đầu nhìn thấy những ngôi nhà đặc trưng của Bhutan ở lưng chừng núi

12560339944_0881d083b6_c.jpg

Tashi Delek ! On the Wings of the Dragon !

12561301064_cc6ef1fe6d_c.jpg
 
Sân bay Paro

Từ Bangkok tới Paro hành khách có thể bay thẳng hoặc có dừng tầm 30 phút tại Dhaka, Kolkata, Bagdogra hoặc Guwahati (Ấn Độ) tuỳ theo ngày. Chiều đi Paro của chúng tôi dừng ở Guwahati 30 phút còn chuyến về Bangkok từ Paro thì dừng ở Bagdogra 45 phút, không phải di chuyển sang máy bay khác.

Sau 3 giờ bay từ BKK tôi đã có thể nhìn thấy sân bay Paro nhỏ xíu nằm bên dòng sông Paro Chhu.

attachment.php

Paro là sân bay quốc tế duy nhất tại thời điểm này ở Bhutan với 1 đường băng duy nhất dài chưa đầy 2km. Sân bay nhỏ nằm ở độ cao 2280m trên mực nước biển và giữa thung lũng bao quanh bởi những rặng núi cao hơn 5500m này luôn nằm trong bảng xếp hạng những đường băng nguy hiểm nhất trên thế giới. Nghe Tây đồn thế nhưng chắc tại chẳng hiểu biết gì về vấn đề này nên tôi chẳng thấy mảy may ấn tượng gì về cái nguy hiểm này. Và thực tế là máy bay của DrukAir hạ cánh và cất cánh đều rất nhẹ nhàng êm ái.

DrukAir là hãng hàng không duy nhất của Bhutan thực hiện các chuyến bay từ Bhutan đi quốc tế và ngược lại. Hiện DrukAir đã có đường bay thẳng từ Singapore đến Paro tuy nhiên giá vé vẫn còn rất cao do không có nhiều cạnh tranh trên phân khúc bay này. Bhutan Airlines thì đảm trách thực hiện các chuyến bay nội địa từ Paro đi Bumthang và Tashigang.

attachment.php

Sân bay Paro chỉ có có 4 quầy làm thủ tục xuất nhập cảnh và tất cả mọi người có thể chụp ảnh quy trình làm thủ tục nhập cảnh một cách thoải mái. Hải quan rất vui vẻ nói với tất cả mọi người “Kuzuzangpo”, kiểm tra hộ chiếu, bản in của visa đã được tour agent gửi qua email từ trước rồi cộp dấu rất nhanh.

attachment.php


“Kuzuzangpo” trong tiếng Bhutan nghĩa là “Xin chào”.
 
Bước ra khỏi ga hành khách của sân bay chúng tôi đã thấy người của Yak Holidays chờ sẵn. Passang Lama và Bhakta Gurung là tài xế và hướng dẫn viên của hai đứa rất bảnh bao trong bộ đồ Gho truyền thống. Ngay khi nhìn thấy hai đứa Passang và Bhakta đã choàng ngay lên cổ khách những tấm khăn Khada trắng, phong tục rất giống với phong tục đón khách của người Tây Tạng...Tôi đã đeo những chiếc khăn Khada đến hết cả ngày hôm ấy vì mải háo hức nhìn ngó xung quanh thung lũng Paro đẹp mở màng, hít hà cái không khí trong lành êm ả khi xe chạy dọc bờ sông Pa Chhu.

Hà Nội vẫn tiếp tục những ngày mưa dai dẳng gần 2 tháng qua. Có lẽ những ngày mưa gió trời nồm thối đất thối cát của mùa xuân như thế này lại càng khiến cái bệnh hay hoài niệm về bầu trời xanh đầy nắng của tôi thêm nặng.

attachment.php


attachment.php


Chúng tôi đã không cần một chút nghỉ ngơi nào sau khi về cất đồ tại khách sạn mà bắt đầu ngay hành trình của mình trên đất Bhutan ở Kiychu Lhakhang, ngôi đền cổ được người dân địa phương coi là linh thiêng và đẹp bậc nhất.

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,305
Bài viết
1,174,985
Members
192,031
Latest member
dentramper
Back
Top