What's new

Big CAVE - Những mẩu chuyện về đoàn đi thăm 2 cái hang cực TO

Có lẽ người ngợm chưa thật khỏe để bắt đầu chia sẻ cảm nhận về chuyến đi mấy cái hang này, nhưng ngồi làm việc mà đầu óc cứ vẩn vơ như cậu trai trẻ mới được "yêu kỹ" nên lại vào phuot.com rồi kỳ cạch gõ phím.
Trong đầu hỗn độn bao cảm xúc, bao kỷ niệm, không biết phải bắt đầu thế nào. Thôi thì làm mấy bức ảnh chung cả đoàn để mở màn cho câu chuyện của từng người.

Qua trạm trình diện và nộp danh sách xin "tạm trú" trong rừng
DSC06787.jpg

Từ trái qua phải: Bác Dugia, An QB, cu Tenten, cô gái QB, Mèo điên, vợ cả bác Du, anh Hồ Khanh, Hà chip, bác Quang, anh lái xe, BM, Sami, bác Homeless, Big

Điểm bắt đầu của hành trình
DSC06791.jpg
 
@ Big Big Big world. Hix hix, em bó cả tay và chân với bác Big đấy... Em những tưởng mình có trí tưởng tượng phong phú rồi mà bác còn đa dạng, phong phú hơn em... Lại thơ ca hò vè đủ cả nữa chứ... Ngưỡng mộ bác quá!!! =))
 
Cám ơn tất cả mọi người về chuyến đi này. Việc của chúng ta là khảo sát đánh giá quãng đường đi vào hàng để sau này có hướng tổ chức khai thác tuyến du lịch hang động trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Sau khi đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hoàng gia Anh (BCA) khảo sát và đưa ra con số chính xác cũng như các khuyến cáo về khả năng thám hiểm sâu trong hang thì Chính quyền mới cho phép (số lượng ít) khách du lịch đi vào hang.

Chuyến đi lần này khẳng định rằng việc đến du lịch ở hang Chim là khả thi nếu các đoàn xin đủ thủ tục với UBND và BQL vườn QG. Các bác không nên lập kế hoạch tự đi vì khu vực này nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn và luôn được sự giám sát, bảo vệ của lực lượng Kiểm lâm.

Chúng ta cần đánh giá cao hơn nữa nỗ lực của đoàn BCA cho việc tìm hiểu và công bố những di sản thiên nhiên hùng vĩ để mọi người có thể có cơ hội chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà. Hy vọng những khám phá mới này sẽ được mọi người nâng niu và bảo tồn.
 
Last edited:
Cám ơn tất cả mọi người về chuyến đi này. Việc của chúng ta là khảo sát đánh giá quãng đường đi vào hàng để sau này có hướng tổ chức khai thác tuyến du lịch hang động trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Sau khi đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hoàng gia Anh (BCA) khảo sát và đưa ra con số chính xác cũng như các khuyến cáo về khả năng thám hiểm sâu trong hang thì Chính quyền mới cho phép (số lượng ít) khách du lịch đi vào hang.

Chuyến đi lần này khẳng định rằng việc đến du lịch ở hang Chim là khả thi nếu các đoàn xin đủ thủ tục với UBND và BQL vườn QG. Các bác không nên lập kế hoạch tự đi vì khu vực này nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn và luôn được sự giám sát, bảo vệ của lực lượng Kiểm lâm.

Chúng ta cần đánh giá cao hơn nữa nỗ lực của đoàn BCA cho việc tìm hiểu và công bố những di sản thiên nhiên hùng vĩ để mọi người có thể có cơ hội chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà. Hy vọng những khám phá mới này sẽ được mọi người nâng niu và bảo tồn.

Hì chào các bác!
Vụ du lịch sinh thái hang Én 2-3 ngày (aka Hang Chim, theo lời các bác) đã đc recommend từ năm trước với HĐND tỉnh QB rồi ợ :D
Các số liệu mới của đoàn cũng đã đc công bố công khai tại địa chỉ http://vietnamcaves.com/ rồi ạ. Các bác cứ mái thoải down về và xem.
Cũng đồng thời kính mời các bác gia nhập 4rum http://www.vietnamcaves.com/forum/ bàn tán cho sôi nổi và đưa ra kế hoạch phát triển cho du lịch hang động VN ạ.
Hiện VN mình cũng có Hội Hang động VN do cụ Nguyễn Quang Mỹ Prof, Sci.Dr là Hội trưởng. Trong tương lai thì em cũng xin kính mời các bác có niềm yêu thích khám phá hang động gia nhập cùng để xây dựng nên cộng đồng khám phá hang động của VN mình, có đủ sức tham gia cùng các đối tác nước ngoài không chỉ trong VN mình mà còn trên tg nữa ạ :D
Về trang thiết bị đi hang thì mời các bác thăm http://www.hitchnhike.co.uk/acatalog/caving_gear.html
Theo trang này thì hiện ở VN e chưa kiếm đc SRT kits và rope (quan trọng nhất ạ) và headlamp của Petzl thôi, còn các món khác thì theo tập quán xêm xêm của người Việt mình cũng ko khó kiếm lắm đâu ạ :D
 
Một chút thông tin về Thầy Mỹ - Chuyên gia hàng đầu về hang động Việt Nam

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học
Nhà giáo ưu tú, Giảng viên cao cấp
Chủ tịch Hội Địa lý Việt nam
Chủ tịch Hội Hang động Việt Nam
Chủ nhiệm Khoa Địa lý - Địa chất
(1984 - 1988)
Chủ nhiệm Khoa Địa lý
(1996 - 2000)

Sau chuyến đi vừa rồi, chắc hẳn sẽ có nhiều bác hào hứng tham gia các chuyến thám hiểm hang động và biết đâu sẽ có cơ hội tìm ra những cái hang đặc biệt khác góp vào thành tích của ngành địa lý cũng như Hội hang động của Việt Nam.
 
Em ghét quota siêu ít >"<
Tặng các bác mấy hình hồi năm 2009
http://www.facebook.com/photo.php?pid=27567&l=8074d07be0&id=1720606263
http://www.facebook.com/photo.php?pid=27569&l=45a7f3d751&id=1720606263
http://www.facebook.com/photo.php?pid=27667&l=b173101e6a&id=1720606263
http://www.facebook.com/photo.php?pid=27664&l=a80ca761bb&id=1720606263
http://www.facebook.com/photo.php?pid=27665&l=7a85a91a03&id=1720606263

Hệ thống hang Phong Nha

Hệ thống hang Phong Nha bắt đầu ở cách Hang Phong Nha khoảng 40km về phía Nam. Tại khu vực biên giới Việt - Lào có một số dòng chảy vào trong khối đá vôi Kẻ Bàng (Ke Bang limestone massif). Lần tiếp cận đầu tiên ở khu vực này là thông qua Bản Ban (km44 đường 20). Phía Đông Bản Ban có một số dòng chảy nhỏ đáng chú ý: tất cả chúng đều chảy vào khối đá vôi và chảy ra Hang Khe Ry. Cửa Hang Khe Ry là một động khô, sau đó là một hành lang khô lớn dẫn ra dòng chảy chính.
Hang Khe Ry góp phần tạo nên một phần chính của cả Hệ thống hang Phong Nha, dài khoảng 19km và còn nối ra một thung lũng nhỏ đằng sau Hang Én.
Về phía Đông của Hang Khe Ry là Hang Khe Thi. Dòng sông chảy ra từ Hang Khe Thi đi vào trong Hang Khe Ry khoảng vài km và kết thúc ở Hang Khe Tiên nằm về phía Đông. Hang Khe Tiên đã được khảo sát, dài khoảng 500m nhưng chúng tôi tin rằng dòng chảy ở đây có liên hệ tới Hang Én. (...)
Hang chính tiếp theo của Hệ thống là Hang Én. Một dòng chảy lớn chảy qua Hang Én rồi hợp lưu với dòng chảy từ Hang Khe Ry. Ngược phía trên Hang Én là một số hang nhỏ khác trong hệ thống là Hang Vuc Ca Thau, Hang Khanh, Hang Hong mà dòng nước từ đây hợp với dòng chảy chính dẫn vào Hang Én. Hang Én có một hành lang vào loại lớn nhất trong cả hệ thống, một số điểm rộng đến 140m và cao hơn 100m, và rất hùng vĩ. Đi qua Hang Én, bạn đi vào một thung lũng kín. Dòng hợp lưu từ Hang Én và Hang Khe Ry sau đó biến mất bên dưới các khối đá rất lớn. Các cố gắng vượt qua các tảng đá này đều không thành công. Ở đây có một số hang cao phía trên Hang Én và Hang Khe Ry. Hang Long, Hang Phong, Hang Dơi, Hang Ho Nui đều là các hang phát triển rất tốt, nhưng đều không còn liên quan đến mực xâm thực cơ sở của Hệ thống hang Phong Nha. [...]
Trong năm 2009 chúng tôi đã khám phá ra một điều rất quan trọng đằng sau khối đá cuối cùngi chặn hợp lưu Hang Én và Hang Khe Ry. Phía trên khối đá đó là lối vào Hang Son Doong - dài khoảng 6,5km. Hang Son Dong là một hang khổng lồ với hành lang cao trên 200m và nhiều chỗ rộng hơn 175m. Đây là hành lang hang lớn nhất trên thế giới từng được phát hiện. Chính hợp lưu Hang Én và Hang Khe Ry vừa biến mất trước đó rồi cùng chảy vào đây để tạo nên Hang Son Doong - vì vậy có thể hang này có tiềm năng trở thành một hang sông đáng ngạc nhiên hơn nữa. Hành lang ngầm này là một đường hầm khổng lồ và nó vẫn còn tiếp tục phát triển thêm. Ở cuối hang có một tường calcite cao 15m chặn đường đi tiếp. Phía trên đó là một hành lang khác kích thước khoảng 100x100m và có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày ở trên đầu cách khoảng 500m. (...)
Hang tiếp theo của Hệ thống là Hang Toong, khảo sát năm 1994. Dòng hợp lưu Hang Én, Hang Khe Ry chảy qua Hang Son Doong trước khi chảy ra thêm 3km nữa trong Hang Toong. Dòng chảy xuất hiện trong Hang Toong chảy qua Hang Trạ An. Cho đến năm 2007, các hang Hang Tron và Hầm Ác Mộng đều chưa được khảo sát - các khảo sát này hoàn thiện mối liên hệ giữa Hang Toong và Hang Trạ An.
Hang Trạ An được khảo sát lần đầu vào năm 1992, dài 600m và kết thúc tại một hố nước. Trong năm 2001, đoàn thám hiểm khảo sát Hang Nước Nứt. Cửa hang khô dẫn vào bên trong hang với các khối nhủ rất đẹp và một hành lang sông lớn dài 2,2km đến khi dòng nước xuất hiện và chảy nhập vào sông Trạ An
Dòng sông này chảy trên mặt khoảng 4km rồi đi vào bên trong Hang Phong Nha, sau đó biến mất vào trong một bãi đá lăn và thân cây. Do dòng chảy này đi vào từ nhiều chỗ nên chúng tôi không thể tìm thấy đường vào đỉnh Hang Phong Nha.
Phía trên khu vực này là cửa vào Hang 11. Đây là một hang sông nhỏ đã được khảo sát xong vào năm 2009 và có liên hệ tới một số lối vào Hệ thống Hang Phong Nha nhưng chỉ có thể vào được bằng cách lặn bình dưỡng khí.
Ở cuối đường 20 cách làng Phong Nha khoảng 3-4km có một số hang nhỏ khác. Hang Duc có một dòng chảy nhỏ, dài khoảng 1,3km. Phía cuối hang có một hố nước lớn cũng có thể là nguồn nước chảy vào Hệ thống Hang Phong Nha.
Hang Phong Nha dài 7,7km. Nó có một đoạn dài chìm trong nước có thể bơi qua, một số đoạn lội và đi bộ dọc theo bờ cát đến gần cửa ra thì có một số đoạn thạch nhũ khá đẹp. Chuyến khảo sát và đo đạc đấy đủ đầu tiên của hang này hoàn thành năm 1992. Năm 2003, trong khi làm việc trên cửa hang Phong Nha, một số người dân địa phương đã phát hiện ra một cửa hang khô nằm trên cửa hang sông khoảng 100m - Hang Phong Nha Khô là một đoạn hang lớn với nhiều thạch nhũ đẹp dài 980m kết thúc tại một hang ống sâu 10m xuống mực bên dưới và một khối đá calcite chặn. Hang này hiện đang được khai thác du lịch.
Về phía Tây của Hang Phong Nha là Hệ thống Hang Tối bao gồm Hang Tối, Hang E và Hang Hung Thoc. Hang Hung Thoc nằm cạnh km14 trên đường 20, dài 450m. Khu vực này về mùa mưa thường hay bị ngập lũ. Cửa hang này nằm rất gần với cửa ra của Hang E. Dòng nước chảy qua Hang E dài 740m rồi trồi lên, sau đó đi vào Hang Toi dài trên 5km - một hang lớn đáng ngạc nhiên! Chúng tôi tin rằng Hệ thống Hang Tối được thành tạo bởi dòng lũ từ Hệ Thống Hang Phong Nha: khi mực nước lên cao, do dòng chảy trong hang Phong Nha bị chặn trần không thể nhận hết lượng nước nền sẽ chảy tràn sang khu vực Hang Hung Thoc có nhiều hố karst thu nước.

Tổng chiều dài của toàn bộ Hệ thống Hang Phong Nha cho đến hiện tại là trên 62km.

Howard John Limbert
A Joint British - Vietnamese Caving Exploration - Report 2009, page 4
 
Last edited:
Theo như đánh giá của H.Limbert cũng như toàn đoàn, sở dĩ hang Sơn Đoòng lớn như vậy vì tham gia hình thành nó là lượng nước khổng lồ dồn về từ 2 dòng chảy, 1 qua Hang Én (chỗ các bác cắm trại) và 1 qua Hang Khe Ry (nếu các bác để ý thì khi đi bộ qua Hang Én khoảng 45' sẽ có một chỗ nước chảy mạnh hơn và dòng nước chuyển từ trong thành đục thì chính chỗ đó là hợp lưu 2 dòng chảy này).
 
Nếu tuần sau em ra HN được thì xin các bác chút thời gian ta off cái, ai không đi cũng off. Nhân tiện mời cả bác Vũ Phương ra mắt luôn.

Tiếp tục chủ để chuyến đi nào các bác. Bác Dugia khoái rừng rú, đi là mắt cứ láo liên tìm cây quý.

Nhồi nhét cả đoàn trên mấy cái xe còi, lúc lên dốc đường HCM tây mà như muốn tụt lại
HT-1.JPG


Cả đoàn là bi nhiu người (chưa kể 4 bác Kiểm lâm đi trước)
HT-2.JPG


Đường vào bản Đoòng. Nghe nói thanh niên Đoòng tối thèm rượu là tản bộ 10km ra làm 1 lit rồi về mà chưa đầy 2 tiếng. Trong khi bà con đi đến Bản Đoòng thôi đã muốn đứt hơi.
HT-3.JPG


Bác Du luôn là người dẫn đường cho cả đoàn, nhưng bác Quang phải đi trước để... chụp
HT-4.JPG


Đoạn đường đến bản thì tương đối dễ đi, duy chỉ có con dốc đầu tiên là hơi ghê. Đi từ cao trình +550 xuống +250 trong khoảng gần 2km. Quả dốc này báo hiệu sự đuối sức lúc đi về.
HT-5.JPG
 
Bản Đoòng là điểm đánh dấu 1/3 hành trình đến hang Chim
HT-7.JPG


Đôi chân của rừng núi đôi lúc cũng phải sững lại trước nhưng dòng chảy này
HT-6.JPG


Đoạn còn lại khá dễ đi, lúc lội suối, lúc qua rừng chuối với vắt và lá han
HT-8.JPG


Khi đi qua đoạn hợp lưu thì nước bắt đầu chảy mạnh hơn
HT-9.JPG


Dáng vẻ thất thểu vì chưa hiểu cái đích mình đến sẽ là cái gì
HT-10.JPG


Thật tiếc là trước chuyến đi này không liên lạc được với bác Phương. Thôi tuần tới bác có đi cùng nhóm người Anh vào QB thì bác liên lạc, ta làm tí cay cay nhé. Bác lên lịch vào, biết đâu lại có anh em nào đi vào chơi cuối tuần thì càng vui.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,311
Bài viết
1,175,022
Members
192,036
Latest member
imperiaglobalgate
Back
Top