What's new

[Chia sẻ] Bình Định- Chuyện Cũ Viết Lại

Mình xin ra ở Bến Tre , nhưng mình xem Bình Định như quê hương thứ 2 của mình . Yêu lắm những con người nơi ấy .
Cách đây 2 tháng mình có làm 1 chuyến ra Bình Định 6 ngày , nhưng chủ yếu là đi thăm làng nghê và đi Hải Đăng .
Hôm nay , mình xin giới thiệu đến các bạn 1 số làng nghề truyền thống của Bình Định qua cách nhìn của 1 dân phượt a-ma-ter. Hiiii !!!!
Thông tin này là mình mới cập nhật từ chuyến đi cách đây 2 tháng , nên khi các bạn đi có thể check lại 1 tí nhé .

1. Làng Nón Gò Găng

Làng nón Gò Găng hay còn gọi là làng nón ngựa Gò Găng .
Đã là người Bình Định thì không ai không biết về hình ảnh chiếc nón ngựa Gò Găng đã một thời vang vọng, đi vào ca dao truyền thuyết dân gian: Một cô gái đã trao cho người mình yêu chiếc nón Gò Găng trước khi chàng xuống thuyền ra khơi, một kỷ vật của người ở lại.
"Gò Găng có nón chung tình .
Ở đây có thiếp một dạ với mình mình ơi"
……………………
“Em về mua vải chợ Gồm
Gò Găng mua nón phiên Chàm anh vô"
(Ca dao Bình Định)
Ở nước ta, hình ảnh chiếc nón đã gợi lên phong cách trang phục cổ truyền của người Việt. Đặc biệt là hình ảnh những chiếc nón quai thao của các cô gái xứ Bắc, nón bài thơ cô gái Huế, nón ngựa Gò Găng của các cô gái Bình Định.
Thực ra thị tứ Gò Găng là địa điểm trao đổi mua bán nón ngựa có từ lâu đời. Xưa kia, chợ nón thường nhóm họp từ 2 giờ sáng đến khi trời sáng, dưới những ngọn đèn dầu trong đêm. Xa xa vọng lại những câu hò đối đáp từ những người buôn bán nón, tạo nên chất trữ tình của phiên chợ nón Gò Găng. Nón ngựa được sản xuất rất nhiều nơi ở huyện An Nhơn và Phù Cát, đặc biệt là từ Kiều Đông, Kiều Nguyên, Phú Gia ngày nay thuộc địa phận xã Cát Tường huyện Phù Cát, rồi được chuyển về bán tại chợ Gò Găng nên tục gọi là nón Gò Găng.
Ngày xưa, nón chỉ dành riêng cho giới phong lưu, đài các. Đặc biệt những chiếc nón ngựa bịt bạc, chạm trổ hình rồng phượng trên đỉnh nón chỉ được dùng cho giới quan lại, địa chủ; còn thường dân thì dùng nón lá buôn, nón chỉ lác. Chúng ta hãy thử hình dung lại viễn cảnh mà các lý trưởng, chánh tổng ngồi trên lưng ngựa, đội nón ngựa bịt bạc trên các nẻo đường làng trong những năm trước 1945 ở các làng quê Bình Định.
Ngày nay, nghề làm nón ngựa còn được duy trì ở Phú Gia, cách Gò Găng khoảng 5 km về hướng đông. Dưới lũy tre làng có một xóm nhà khoảng chừng 20 hộ tham gia nghề chằm nón ngựa. Một chiếc nón ngựa thường qua bốn công đoạn:
- Tạo sườn mê: Cây giang đem phơi khô, chẻ thành những sợi nhỏ mỏng như sợi cước. Cách thức đan nang theo kiểu đan giỏ, các lỗ nang có hình lục giác tạo thành một miếng mê lớn.
- Thắt nang sườn: Đặt miếng mê lên khuôn nón mẫu, khâu vành nang dưới cùng để tạo sườn hình nón. Tiếp đến là khâu sườn đứng và sườn ngang bằng các sợi giang có kích cỡ như sợi tăm. Hai công đoạn làm sườn nón này phải do những người thợ chuyên nghiệp thực hiện để cho những người thợ làm nón bình thường thực hiện tiếp các công đoạn sau.
Thêu hoa văn trên sườn: Thông thường được thêu hoa văn theo các đề tài long, lân, quy, phụng; lưỡng long tranh châu; mai lan cúc trúc; câu thơ; câu đối hoặc những cảnh vật trên nang sườn.
- Công đoạn cuối cùng là lợp lá chằm chỉ. Lá kè tươi mua về sẽ được xử lý công phu, tướt bỏ sống lá, phơi khô trong bóng râm, đặt trên chậu lửa và lồng tre để xông lá cho chín, sau đem ra ngoài trời phơi sương, hơ lửa để vuốt cho lá được thẳng, phẳng. Người thợ dùng kéo chuyên dụng có bản mỏng, lưỡi dài để cắt lá thành từng miếng nhỏ theo chiều cao nón. Xếp chồng mép mí lá bủa (xòe) đều xung quanh sườn nón từ đỉnh xuống. Chằm (khâu) lá vào sườn nón, chỉ chằm nằm dưới mí lá nên nhìn bên ngoài không thấy đường chằm. Chằm xong, người thợ cắt bỏ những sợi chỉ thừa dính trên bề mặt nón và không quên trang trí một đùm chỉ ngũ sắc ở đỉnh nón.
Mỗi công đoạn, thường được chuyên môn hóa cho từng người trong gia đình. Và mỗi một gia đình như là một công xưởng có bộ máy điều hành sản xuất. Nguyên liệu dùng làm nón là cây giang làm sườn, lá kè (cọ) làm lá lợp nón, cây dứa (thơm tàu) thì chải ra làm chỉ. Dụng cụ để sản xuất gồm lồng tre (để sấy khô lá kè), kéo chuyên dụng (cắt lá kè), dao vuốt (chẻ) nang sườn, bàn chốt nang (có những lỗ tròn nhiều kích cỡ khác nhau để tướt nang tròn đều), kim chuyên dụng chằm nón, khuôn nón mẫu. Ngày nay chỉ được thay thế bằng cước mịn, còn giang, cọ thông thường thì được lấy từ vùng núi Vân Canh.
Nhân một chuyến đi công tác về Phú Gia, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy những thao tác làm nón ngựa ở đây, từ những người già đến trẻ em thiếu niên trong gia đình đều có thể tham gia vào một phần của các công đoạn làm nón với thời gian rảnh rỗi. Được biết nhà cụ Đỗ Thị Nga là một trong những gia đình có truyền thống chằm nón lâu đời, cụ đã ở tuổi 80 nhưng cũng tham gia ở công đoạn sườn mơ. Cụ cho biết gia đình cụ làm nghề này có từ thời xa lắm rồi, nhưng không biết có từ bao giờ và ai là thủy tổ của nghề. Chỉ biết, khi dòng họ lập nghiệp ở đây thì đã có truyền thống chằm nón, nhưng lúc ấy chắc chắn là không phải hình thể của chiếc nón ngựa ngày nay. Phải chăng nón ngựa là một sản phẩm của quá trình hình thành làng xã cổ truyền người Việt ở đây.
Với sự phát triển của đất nước hiện nay, một làng nông nghiệp như Phú Gia lại có được làng nghề truyền thống chằm nón ngựa; một nghề phụ nhưng thu nhập không phải là phụ, nếu ở đó có những đơn đặt hàng lâu dài và việc giới thiệu sản phẩm nón ngựa cổ truyền đối với khách du lịch được khởi sắc.

P/s : Mình lấy nguồn của báo chí .
Còn thông tin dưới đây là của mình .:
Chúng mình di chuyển từ k/s trên TP. Quy Nhơn vào lúc 3h sáng , đi ra thị trấn Bình Định chạy thêm 5km nữa là tới chổ nhóm bán nón , ở đó người ta đốt đèn hột vịt mà bán , ánh đèn dầu leo lét .
Người mua trả giá người bán . Ép giá cũng có nhưng không nhiều . Cứ 10 ngày họ sẻ đem ra chợ bán 1 lần . Và mua vật liệu mang về làm , có bán nón thì sẻ có người bán tre , nứa và các dụng cụ làm nón .
Chợ được nhóm hàng ngày và từ lúc 3h30' khuya cho đến 5h sáng là dẹp tiệm .

P/s : 1 số hình ảnh cho các bạn xem chơi để hiểu hơn nét văn hoá có từ lâu xứ Bình Định .
Cả đoàn lúc 3h sáng ở TP.Quy Nhơn
58780_377391788997618_1296182247_n.jpg

Báo hiệu cho đoàn là đã tới nơi cần tới .
603811_377394518997345_1255575576_n.jpg

Khung cảnh mua và bán nón
563958_377391972330933_1005925567_n.jpg

380161_377392362330894_397484230_n.jpg

Dùng đèn dầu xem nón có đẹp không , đường chằm có mướt tay không ?
548410_377392898997507_962996861_n.jpg

76819_377394908997306_1598873989_n.jpg

539531_377395335663930_1120270905_n.jpg
 
Last edited:
[ Tháng 8 ] Miền Duyên Hải

Chuyến đi cũng đã khép lại gần 1 năm . Hồi ức , bắt đầu được viết vì sợ nó qua đi mà chẳng kịp đủ để bồi hồi nhớ lại và mong muốn có thể cung cấp thông tin cũng như những cung đường phù hợp cho các bạn Phượt .
Chuyến đi khởi hành vào giữa tháng 8 , trước khi lên đường những người bản địa đã cảnh báo không nên đến mùa này vì hay có mưa , mà mưa miền trung chẳng giống miền Nam đâu , mưa dầm dề , mưa xói xã , rát cả mặt .
Bỏ đi lời người bạn nói ngoài tay , chúng tôi thu xếp lên đường chỉ vì qua yêu mãnh đất miền Trung này .
Ngày lên đường , buổi chiều hôm ấy trời đổ 1 cơn mưa nặng hạt giữa lòng Sài Gòn ôi bức , làm chúng tôi hơi bồn chồn . Chuyến tàu SQN2 khởi hành vào lúc 19h25' tối đưa chúng tôi thẳng tiến về TP.Quy Nhơn . Đáng đi ra chúng tôi chọn đi tàu nhanh là SE2 , nhưng do khai thác tuyến tàu này bằng ghế cứng không mấy hiệu quả nên đã huỷ không biết từ lúc nào , chỉ khi trước ngày đi chúng tôi mua thì đã không có vé ngồi cứng, đành bấm bụng mua tàu địa phương vì có ngồi cứng và giá cũng rẻ nhưng thời gian lại kéo dài thêm vì dừng tránh tàu rất nhiều . Quãng thời gian 14 tiếng trên chiếc ghế ngồi cứng đó cũng là 1 sự trãi nghiệm thay cho cái sự bức bối , bực mình và đau nhức cả người .
Tàu chạy đến ga Biên Hòa , bắt đầu cả nhóm dọn đồ ra nhậu , không quen mua 1 chay Voka Hà Nội pha chung với Sting uống cho ít ngán . Ai không nhậu thì ăn bánh mì kẹp thịt mà tôi đã chuẩn bị từ trước . Tàu vẫn chạy trong tiếng xập xình , người vẫn cạn từng ly rượu nóng bừng cả ruột gan , đêm bắt đầu lạnh , tiệc sắp tàn mỗi người tự kiếm cho mình chổ ngủ trên đoàn tàu vắng người này .
Gần 2h sáng , chỉ còn tôi và 1 chị trên tàu vẫn nâng chén rượu , đoàn tàu dừng tại ga Phan Rang tầm ít phút . Tiếng rít vào tay , gió lùa qua từng song sắt trên toa tàu cứng , tất cả đều cảm thấy lạnh . Bắt đầu ngữi được mùi gió ở miền Trung tha thiết này đây , bắt đầu nghe được trong tiêng xập xình của đoàn tàu lăn bánh có cả tiếng réo hân hoang cho 1 sự chờ đợi khao khát về chuyến hành trình ngày mai .
Tôi bắt đầu nhớ về những chuyến đi về Bình Định mấy năm về trước , nhớ lần đầu tiên biết tàu Hỏa là gì , biết ga Diêu Trì là gì , biết cả con người , món ăn ngoài đó ra sao .
Chúng tôi bắt đầu ngủ , khi đồng hồ điểm 3h sáng . Không biết lúc đó mấy giờ , chỉ biết khi tỉnh dậy bình minh cũng đã thức giấc , đoàn tàu cũng đến ga Ninh Hòa , thuộc địa phận Khánh Hòa .
Ai cũng nhìn nhau , sau 1 đêm mệt mõi , ê ẩm . Ai cũng nhìn nhau mà không nói , vì biết sắp đến Bình Định rồi . Ai cũng nhìn nhau , vì khẻ im lặng muốn giữ khoãnh khắc tuyệt vời trong lúc ánh bình minh chiếu xuống đèo Cả rọi xuống vịnh Vũng Rô trong vắt 1 màu của biển .

484417_367297690007028_158587901_n.jpg
 
Last edited:
Re: [ Tháng 8 ] Miền Duyên Hải

Chuyến tàu khởi hành lúc 19h25' tối, nhưng đến 9h55' sáng mới đến ga Quy Nhơn . Nói về ga Quy Nhơn , tôi lại nhớ cách đây 3 năm , được ăn 1 đám cưới gần đó nên người bạn tôi bảo trước mặt là ga Quy Nhơn đấy , tôi thì cứ : Dậy hả ?. Rồi quên đi cho đến khi gặp lại nó , ga nhỏ và ít khách . Chuyến tàu địa phương để kích cầu du lịch khách từ Sài Gòn đến Quy Nhơn nhưng đã làm tôi hơi thất vọng 1 ít .
Buổi tối , hôm trước mua 10 ngàn nước đá để có cái mà nhậu , cô bé nhân viên nhất định không bán là không .
Sáng đến , dự định là biết tới trễ nên lo cho mọi người ăn sáng với mì tôm trên tàu , nhưng thật là chán khi máy nước nóng chẳng hoạt động , mọi người bấm bụng mua 1 tô mì gà , phở gà trên tàu với giá 25 ngàn mà ăn cho đỡ đói .

Nhưng bù lại với cách đi tàu địa phương này cũng có nhiều chuyện vui không kém . Gia đình ngồi gần chúng tôi , vác cả soong , nồi , chén , dĩa , đũa và muỗng lên tàu ăn cơm . Cả nhà quây quần bên nhau suốt đêm , nghe loáng thoáng là lần đầu ra Nha Trang chơi sẵn dịp thăm người thân nào đó , nhìn cảnh đó cảm thấy vui , cảm thấy gần gũi và đầy tình thân .
Nó làm tôi nhớ lại cái tết 2010 , cái tết cuối cùng tôi còn bạn ở Bình Định , chuyến tàu Thống Nhất chạy về Sài Gòn sau khi hết tết , người dân từ Bắc và Trung đỗ vào Sài Gòn nhiều vô kể , tôi chưa từng thấy đong như thế , phải nhờ vã người thân của bạn tôi trong ga Diêu Trì mới lấy được cái vé ngồi cứng TN từ Diêu Trì đến Sài Gòn mà gần 18 tiếng . Từ 1h chiều đến 5h sáng hôm sau tôi mới đến ga cuối của hành trình , người nằm la liệt dưới sàn , cả đi vệ sinh cũng ngại đi , họ mệt quá lăng ra ngủ dưới chân tôi , còn nói 1 câu : Anh cứ gác chân lên người em cũng được '' Nói vậy ai mà đành chứ , báo hại 1 đêm đầy sóng gió , cơm mang theo ăn chẳng ngon , co chân như người '' bó gối '' về đến Sài Gòn như cơn ác mộng vừa qua đi .
Anh bạn ngồi kế bên lên từ ga Đông Hà hay gì đấy , dỡ cơm ra ăn , thấy ảnh ăn ngon lành ăn hết đồ ăn mà còn cơm , tôi vội chia cho mấy con mực trứng mà người bạn rim cho mang theo ăn , tôi chẳng ăn nỗi , 1 phần vì lần đầu tiên gặp cảnh tượng như thế này , 1 phần vì đó là phần cơm cuối cùng , rồi chẳng có mà ăn nữa đâu .

199798_367298760006921_2118649028_n.jpg
 
Re: [ Tháng 8 ] Miền Duyên Hải

Nghe người bạn kể, anh ấy hay nhảy tàu từ Sapa về Hà Nội hoặc ngược lại . Tôi bảo : Sao mà nhảy được hay vậy ?. Rũi bị bắt rồi sao ? Không sợ khai trừ ra khỏi '' đ '' à ? .
Đi chuyến tàu này , mới thấy mình ngố tới cở nào khi hỏi ngớ ngẫn đến vậy . Chẳng phải mùa cao điểm , nên tàu chạy rất vắng khách , chỉ qua ga Biên Hòa thôi đã có nhân viên trên tàu chào giá rồi , muốn nằm đến ga Quy Nhơn là 150 ngàn , nếu muốn ngồi mềm đến ga là 100 ngàn hay 80 ngàn gì đấy .
1 số người trong đoàn bắt đầu '' nâng cấp '' lên giường nằm , 1 số người chẳng muốn mất tiền nên 1 hồi tự tỏa ra , tìm chổ ngủ chui ở các khoang . Tôi cũng lẽn bẽn đi theo, ngủ chẳng ngủ như người ta, còn lấy latop ra ngồi chơi nên bị bắt gặp và đẫy xuống chổ củ , vừa quê mà vừa thấy mình ngu .

Tiếng xập xình cả đêm đủ để thấy nhức óc rồi , cùng lúc là đoàn tàu kêu rít lên và dừng lại . Ga Diêu Trì trước mặt , đây là ga lớn của chặng đường Nam - Bắc ,và là nơi kết nối , trung chuyển giữa Duyên Hải và vùng Tây Nguyên bạt ngàn theo QL 19 . Ga này hành khách xuống hơi nhiều vì từ đây muốn về Tây Nguyên có thể ra đầu đường bắt xe , mà chẳng cần thêm gần 1h nữa để tới ga Quy Nhơn nằm trong nội ô thành phố .
Chúng tôi , chỉ vì không muốn tốn thêm tiền nên đi thẳng vào thành phố , chứ nếu không các bạn có thể xuống ga , ra đầu đường bắt tuyến bus T7 về TT.TP Quy Nhơn , giá khoãng 7 đến 11 ngàn .

Sau gần 14h35' trên chuyến tàu , chúng tôi cũng đã đến TP thi ca và đầy thơ mộng này . Mọi người ai cũng hào hứng , chụp vội 1 tắm hình rồi vác ba-lô lên đường , bắt đầu 1 hành trình 6 ngày nơi miền Duyên Hải , cát trắng , nắng vàng , biễn xanh này đây .

539086_367300320006765_1412857054_n.jpg
 
Re: [ Tháng 8 ] Miền Duyên Hải

Hồi ức về miền đất võ hả bạn, tiếp đi mình đang ngóng. Tấm ảnh bạn chụp dưới chân đèo Cả là Hòn Nưa đấy. Nhóm mình định cuối tháng 7 đổ bộ ra "càn quét" hòn đảo này.
 
Re: [ Tháng 8 ] Miền Duyên Hải

Tiếp nữa đi bác ?

Chào bạn.
Trước tiên cám ơn bạn vì đã ''khơi dậy'' cho mình biết rằng, mình có viết hồi ức này :D

Thứ 2 là bạn nghĩ đi, mình có viết mà mình còn không nhớ huống hồ gì có thể viết tiếp nữa. Bởi, từ chuyến đi này thì mình đã ra Bình Định rất nhiều lần nữa nên kí ức bị xáo trộn rất nhiều.

Xin cám ơn bạn :D
 
Re: Làng Nghề Bình Định

Nhanh quá, mới nay mà đã hai năm rồi. Sẽ quay trở lại nơi này vào một ngày không xa lắm. Bởi chưa thỏa cái ước mơ được tận mắt nhìn những người Bana dệt từng tấm vải ở làng Hà Ri kia mà.

73130_451677341569062_235542072_n.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,673
Bài viết
1,171,165
Members
192,346
Latest member
tuoihongtran
Back
Top