What's new

[Chia sẻ] [Bình Nhưỡng Du Ký] Bắc Triều Tiên không tin vào nước mắt

Bởi họ tin vào sức mạnh tự cường, vào nội lực quốc gia, vào những phấn đấu bền bỉ không ngừng của một dân tộc đã có nhiều nghìn năm lịch sử cổ đại, đồng thời trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc kháng Nhật oanh liệt gần 80 năm, ngày nay lại chịu đủ mọi áp lực từ nhiều phía nhưng người dân Bắc Triều Tiên vẫn sống, học tập, lao động, và xây dựng đất nước của mình để tự hào mà nói với Thế giới rằng nước mắt 2 miền chỉ dành cho ngày thống nhất.

Chúng tôi không ai viết báo, làm chính trị, hay thuộc các tổ chức nhân quyền; chúng tôi là những khách du lịch từ Việt Nam đến Bắc Hàn với tinh thần cầu thị, để được biết nước bạn ra sao, để một lần nghe tiếng nói từ phía "bên kia" sau quá nhiều thông tin áp đặt một chiều. Tưởng rằng sẽ là "nghệ thuật sắp đặt và diễn" hay chí ít cũng là "một vé đi tuổi thơ" để thấy lại những khó khăn thiếu thốn của một thời Việt Nam bao cấp nhưng những gì chúng tôi được thấy và tiếp xúc trong chuyến đi ngắn ngày lại khơi nguồn cho những cảm xúc yêu quý, thông cảm, trân trọng, và kính phục những gì người dân Bắc Triều Tiên đã và đang gây dựng từng ngày.

Một vài hình ảnh Bắc Triều Tiên trên đường tàu chạy từ biên giới Trung-Triều vào thủ đô Bình Nhưỡng:

IMG_1000584.jpg


IMG_1000590.jpg


Vũ điệu Arirang hoành tráng đón chào du khách, như lời hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi nhắn nhủ trước khi đoàn lên tàu về nước: "Tôi mong các bạn sẽ không bao giờ quên màn trình diễn Arirang, và hãy giới thiệu thêm nhiều bạn bè Việt Nam đến với Triều Tiên!"

IMG_8364.jpg


IMG_01395.jpg


IMG_8824.jpg


Phải chăng người Bắc Triều Tiên chỉ sống trong vinh quang quá khứ?

IMG_0722.jpg


... chắc hẳn rằng không, chúng tôi tin ngày mai tươi sáng hơn đang được họ viết ngay từ hôm nay:

IMG_9486.jpg
 
Ngày 3: thăm vùng Kaesong

Chuyến thăm chớp nhoáng Koryo Museum kết thúc cùng lúc với việc cả đoàn ra xe sau khi đã mua quà xong:

IMG_01737.jpg


Của đáng tội, những vết tích của 1 cố quốc tôn thờ Nho giáo trong đời sống và Phật giáo trong tâm linh dường như đã mai một quá nhiều sau nghìn năm thế sự; thậm chí 1 cuốn sách tử tế giới thiệu về văn hóa cổ của vùng tôi cũng không nhìn thấy trên kệ, âu cũng là điều đáng tiếc. Kaesong bây giờ không còn là Khai Thành tự hào của lịch sử nữa, Bát vạn Đại tạng Kinh (hay Cao Ly Đại tạng kinh) ngày nay thì nằm ở Nam Hàn, còn kỹ thuật men ngọc bích Cao Ly coi như đã thất truyền trên đất Bắc khiến hậu thế đến và đi nén tiếng thở dài.

Hình ảnh Kaesong ngày nay, khi chúng tôi dừng xe ở quán ăn trưa:

IMG_01745.jpg


IMG_01746.jpg


IMG_01739.jpg


IMG_01748.jpg


Nhìn như 1 gia đình 3 thế hệ đang đưa nhau đi chụp ảnh. Việt Nam những năm 80 bác thợ ảnh được quý như người nhà!

IMG_0704.jpg


IMG_0705.jpg
 
Re: Ngày 3: thăm vùng Kaesong

Có tiền của NTT đổ vào Kaesong, nên trông Kaesong hiện đại hơn hẳn Bình Nhưỡng. Nhưng người lưu thông vẫn vắng như nhau.
 
Em đề nghị mọi người không dùng từ Bắc Hàn để chỉ Bắc Triều Tiên. Vì như vậy là sai. Bắc Hàn, Nam Hàn là miền bắc và miền nam Hàn Quốc. Còn khi nói về Bắc Triều Tiên thì gọi là Bắc Triều Tiên hoặc gọi là Triều Tiên cũng được ( CH Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên).
 
Ngày 3: thăm vùng Kaesong

Chúng tôi được thết đãi 1 bữa trưa theo đúng phong cách của người dân trong vùng, thoạt nhìn thì hết hồn vì nhiều bát quá, nhưng ngắm kỹ lại thì toàn rau củ quả "nhà trồng được" đem ra đãi khách nên rất có cảm tình. Ngoài ra chúng tôi gọi riêng món gà hầm nhân sâm (giá 260RMB cho mỗi âu lớn đủ 2-3 người ăn) thành phần thì đơn giản lắm: gà + sâm; vị thanh, cả gà lẫn sâm đều hầm kỹ nên dễ ăn và ngon miệng. Trời mưa ăn món đó kèm thêm vài ngụm Sochu nữa thì quả là lên mây!

IMG_01741.jpg


IMG_01743.jpg


Một điều rất thích ở các hàng quán này là mỗi nơi chúng tôi ăn đều có vị riêng, dùng nguyên liệu có sẵn ở đó và nấu theo cách của họ, đũa bát cũng là của người Triều Tiên, cơm gạo hơi xấu (không trắng như gạo bảy gạo tám nhà mình) nhưng hạt mẩy không sạn -- hay là mốt gạo lứt chăng?

Ăn uống xong xuôi, cả đoàn nhắm Bình Nhưỡng trực chỉ, chuyến đi đang dần về cuối ngày thứ 3 trong Bắc Triều Tiên, chỉ không đầy 24 giờ nữa chúng tôi sẽ phải tạm biệt đất nước này!
 
Last edited:
Em đề nghị mọi người không dùng từ Bắc Hàn để chỉ Bắc Triều Tiên. Vì như vậy là sai. Bắc Hàn, Nam Hàn là miền bắc và miền nam Hàn Quốc. Còn khi nói về Bắc Triều Tiên thì gọi là Bắc Triều Tiên hoặc gọi là Triều Tiên cũng được ( CH Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên).
Hi bạn MEM, mình có biết điều này và xin nói luôn với bạn là điều đó không chính xác. Bản thân Bắc Triều Tiên được biết đến trên bản đồ thế giới với cái tên "North Korea", chính nước họ cũng dùng từ này :) Mà Korea dịch ra chỉ có thể dịch là "Hàn Quốc". Còn từ "Triều Tiên" là từ cổ dịch từ chữ "Chosun" ra.

Vì vậy các tài liệu sách báo luôn nói: North Korea = Bắc Hàn, South Korea = Nam Hàn.

Riêng ở Việt Nam ta, ngày xưa gọi rất chuẩn: Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Sau này bắt đầu sinh ra gọi lung tung, một phần do 2 nước này ký kết quan hệ với nước ta, lần lượt là CHDCND Triều Tiên (cách mà Bắc Triều Tiên luôn coi mình là chính thể đại diện cho tất cả người Triều Tiên) và Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc), thủ đô lần lượt là Bình Nhưỡng (Pyongyang) và Hán Thành (Seoul). Sau này Hàn Quốc (tức Nam Hàn, hay Nam Triều Tiên) đề nghị thế giới gọi là Seoul, thành ra mới nửa nạc nửa mỡ.

Túm lại gọi vậy không sai đâu, bạn yên tâm nhé :)
 
Hi bạn MEM, mình có biết điều này và xin nói luôn với bạn là điều đó không chính xác. Bản thân Bắc Triều Tiên được biết đến trên bản đồ thế giới với cái tên "North Korea", chính nước họ cũng dùng từ này :) Mà Korea dịch ra chỉ có thể dịch là "Hàn Quốc". Còn từ "Triều Tiên" là từ cổ dịch từ chữ "Chosun" ra.

Trường hợp này cần phân biệt tiếng Triều Tiên gốc, tiếng Hán mà người TQ gọi họ, tiếng Hán họ tự dùng, và tiếng Anh người phương Tây dùng.

Cái chữ Korea là biến âm từ Goryeo, là tên triều đại cai trị thế kỉ 10. Cách gọi theo tiếng Hán của Goryeo là Cao Cấu Ly hay Cao Ly.

Giai đoạn thế kỉ 14 thì có triều đại Joseon, mà tiếng Hán là Triều Tiên. Thực ra cái tên Triều Tiên (Triêu Tiên) là do Tàu đặt âm gần giống Joseon (theo cách đọc của họ) và mang nghĩa là thấy Mặt trời trước, sau đó cũng là hai chữ đó nhưng mang nghĩa khác, là Vẻ đẹp của Ánh mặt trời buổi sớm (Triêu = mặt trời sớm, Tiên = vẻ đẹp rực rỡ). Nhưng do văn hóa ảnh hưởng Nho giáo nên tên Hán dần lại trở thành chính thức hơn tên gốc bản địa.

Đến 1897 thì vua Triều Tiên lúc đó mới đổi tên là Đại Hàn đế quốc - dưới sự chỉ đạo của Nhật. Lúc này đã có tiếng Triều lâu lắm rồi nhưng vì trọng văn hóa Tàu quá nên vẫn phải dùng tiếng Tàu. Nhật và Việt mình cũng thế thôi.

Cho nên phía Bắc dùng tên Triều Tiên là để lấy cái gốc, coi như tính chính thống từ triều đại Triều Tiên. Họ có ý không thích triều đại Đại Hàn do Nhật giật dây. Phía Nam thì chấp nhận cái tên Đại Hàn.

Trên nguyên tắc cả hai miền thì đều nói đây vẫn là MỘT QUỐC GIA. Và nếu theo phía bắc thì Quốc gia đó gồm Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên; theo phía Nam thì gồm Bắc Hàn và Nam Hàn.

Người phuơng Tây rõ ràng rất hay khi dùng cái tên cũ Goryeo - Korea từ thời trước hơn nữa, tức là không theo phía Bắc cũng không theo phía Nam. Và đó là tên quốc tế, không hẳn là theo bên nào. Và cả hai bên như vậy cũng thấy hợp lý.

Sang tiếng Việt, nếu ta thân miền Bắc, ta vẫn gọi Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên; nếu ta giao lưu phía Nam, ta gọi Bắc Hàn và Nam Hàn. Còn chung nhất thì dùng tiếng Anh thôi, đỡ mang màu sắc chính trị.
 
Last edited:
Như vậy thực ra gọi Quốc gia (nếu thống nhất) này là Triều Tiên hay Hàn Quốc cũng đều hơi không ổn. Cứ dùng Korea đi vậy.

Nói thêm chút về lý do tại sao Nam Korea chấp nhận tên Đại Hàn dù rằng quốc hiệu này bị ảnh hưởng Nhật Bản.

Đó là tất cả các triều đại Korea trước đó - vì quá gần trung ương Trung Quốc nên không dám xưng Hoàng đế, mà chỉ xưng Vương, tức là ở dưới Thiên tử Tàu. Tất cả các vua Cao Ly, Triều Tiên đều chỉ là Đại vương, không có các danh xưng hoàng hậu, hoàng tử,... gì cả. Các tước bậc đều phải hạ xuống một mức so với Tàu.

Chỉ đến 1897 khi Nhật nhảy vào, và để thể hiện Korea không thần phục Tàu, họ mới dựng Đại vương Triều Tiên thành Hoàng đế Đại Hàn, thể hiện sự độc lập, nâng cấp cả tước vị và đổi cả tên mà Tàu gọi. Lúc này vua Đại Hàn mới tôn phong tổ tiên vua Triều Tiên làm hoàng đế cả, và mới nâng tất cả các tước vị cũ lên một bậc.

Do đó cái tên Triều Tiên - với người Nam Korea - vẫn có ý lệ thuộc Tàu, không thích bằng tên Đại Hàn độc lập. Còn với Bắc Korea thì tên Đại Hàn lại lệ thuộc Nhật, không lâu dài bằng tên Triều Tiên có gốc là Joseon từ cổ.

À, các bạn xem phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc, thấy thuyết minh toàn Hoàng đế, bệ hạ, hoàng hậu, hoàng tử,... là bốc phét hết cả đấy. Thời đó toàn chỉ là Đại vương điện hạ, Vương hậu, đại quân thôi, không dám xưng hoàng đế đâu. Các bạn Hàn để tự hào thì làm phim cũng cứ tự động nâng cấp lên cho nó hoành tráng. Còn phim lịch sử thật sự thì họ phải dùng cách gọi cũ.
(Người Việt mình thì xưng Hoàng đế từ thời lâu lắm rồi).
 
Last edited:
Thanks bác Chitto nhiều, thông tin rất đầy đủ ạ :) Vậy ta thống nhất Korea, Hàn Quốc, Triều Tiên là chỉ chung 1 đất nước, 1 dân tộc, 1 tiếng nói.

Còn phân ra 2 miền Nam Bắc thì dùng: Nam Triều Tiên = Nam Hàn = South Korea, và Bắc Triều Tiên = Bắc Hàn = North Korea; e sẽ dùng các cách gọi này (hoán đổi khi cần) trong những bài viết tiếp theo, hy vọng ko gây ra hiểu lầm cho bạn đọc ^^
 
Ngày 3: DMZ (nhìn từ phía Nam)

Ps: khi đọc đến bài về dmz tự nhiên nổi hết da gà. Đúng là 1 địa danh lịch sử ko thể bỏ qua. Đối với mình BTT chỉ có arriang và dmz là đáng giá ( nhắc lại là đối với mình thôi nhé :)). Xem ra muốn tham quan dmz thì đi từ phía nam hàn thì nhiều cái hay ho đáng tiền hơn

Nhân tiện cũng có nhiều bạn đọc hỏi về DMZ nhìn từ phía bên kia và trong lúc e đang soạn tư liệu viết bài tiếp theo, e có xin đc từ 1 em gái Việt Nam đã đi thăm DMZ từ phía Nam Hàn share bộ ảnh của e ý chụp khu vực này, nay post lên để rộng đường dư luận.

Album này đáp ứng được các tiêu chí như: người Việt Nam đi và chụp, thời gian: tháng 4/2011 đủ mới để khách quan, cảnh J.S.A nhìn từ Nam Hàn, với các thông tin cũng khá đầy đủ giúp chúng ta tham khảo được thêm nhiều điều. (Link gốc của bộ ảnh: https://www.facebook.com/media/set/?set=a.10150228014213619.358488.715588618&type=1 , toàn bộ ảnh được để nguyên chưa chỉnh sửa, chỉ resize)

===

IMG_Thanh-5.jpg


Phần Declaration mà mỗi khách du lịch đều phải ký vào làm bằng:

IMG_Thanh-3.jpg


IMG_Thanh-4.jpg


Phần giới thiệu về DMZ của phía Nam Hàn (bằng tiếng Anh và dẫn bởi người Mỹ):

IMG_Thanh.jpg


IMG_Thanh-7.jpg


Các thông tin về phân đôi biên giới và một số các tai nạn từng xảy ra trong J.S.A sau ngày hòa đàm:

- Vụ bên Bắc dùng búa chém (lính Mỹ) bên Nam:

IMG_Thanh-9.jpg


- Hay vụ chú khách du lịch người Nga nhảy từ bên Bắc sang bên Nam:

IMG_Thanh-10.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,725
Bài viết
1,136,294
Members
192,507
Latest member
khanhhuyen02
Back
Top