What's new

[Chia sẻ] [Bình Nhưỡng Du Ký] Bắc Triều Tiên không tin vào nước mắt

Bởi họ tin vào sức mạnh tự cường, vào nội lực quốc gia, vào những phấn đấu bền bỉ không ngừng của một dân tộc đã có nhiều nghìn năm lịch sử cổ đại, đồng thời trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc kháng Nhật oanh liệt gần 80 năm, ngày nay lại chịu đủ mọi áp lực từ nhiều phía nhưng người dân Bắc Triều Tiên vẫn sống, học tập, lao động, và xây dựng đất nước của mình để tự hào mà nói với Thế giới rằng nước mắt 2 miền chỉ dành cho ngày thống nhất.

Chúng tôi không ai viết báo, làm chính trị, hay thuộc các tổ chức nhân quyền; chúng tôi là những khách du lịch từ Việt Nam đến Bắc Hàn với tinh thần cầu thị, để được biết nước bạn ra sao, để một lần nghe tiếng nói từ phía "bên kia" sau quá nhiều thông tin áp đặt một chiều. Tưởng rằng sẽ là "nghệ thuật sắp đặt và diễn" hay chí ít cũng là "một vé đi tuổi thơ" để thấy lại những khó khăn thiếu thốn của một thời Việt Nam bao cấp nhưng những gì chúng tôi được thấy và tiếp xúc trong chuyến đi ngắn ngày lại khơi nguồn cho những cảm xúc yêu quý, thông cảm, trân trọng, và kính phục những gì người dân Bắc Triều Tiên đã và đang gây dựng từng ngày.

Một vài hình ảnh Bắc Triều Tiên trên đường tàu chạy từ biên giới Trung-Triều vào thủ đô Bình Nhưỡng:

IMG_1000584.jpg


IMG_1000590.jpg


Vũ điệu Arirang hoành tráng đón chào du khách, như lời hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi nhắn nhủ trước khi đoàn lên tàu về nước: "Tôi mong các bạn sẽ không bao giờ quên màn trình diễn Arirang, và hãy giới thiệu thêm nhiều bạn bè Việt Nam đến với Triều Tiên!"

IMG_8364.jpg


IMG_01395.jpg


IMG_8824.jpg


Phải chăng người Bắc Triều Tiên chỉ sống trong vinh quang quá khứ?

IMG_0722.jpg


... chắc hẳn rằng không, chúng tôi tin ngày mai tươi sáng hơn đang được họ viết ngay từ hôm nay:

IMG_9486.jpg
 
Bác nói thế nào chứ. Tour DMZ bên Hàn nó cũng không cho chụp ảnh một số chỗ. Nhưng tele 70-300 em và mấy thằng bạn cầm đi chẳng ma nào cấm cả.

(có cái bật lửa được cô bán hàng tặng thêm khi mua thuốc đã bị hải quan sân bay TQ tịch thu khi bay về Thượng Hải)

Việc mang máy lửa lên máy bay bị cấm thì phải.
 
Last edited by a moderator:
ko biết sau này bạn noguy có hứng thú đó ko


Đúng là một câu hỏi khó. Đôi khi mình nghĩ thế này, có khi BTT hấp dẫn mình bởi vì sự thần bí và khép kín của nó, còn khi đã phát triển và mở toang cửa ra rồi, thì lại không phải là "hàng độc" nữa. :D

Thế giới, còn nhiều nơi chưa đến lắm, và cũng có quá nhiều mong muốn quay trở lại, Tibet chẳng hạn...


À, Yilka đã thực hiện chuyến đi Tân Cương chưa nhỉ? Mình đã tranh thủ rong ruổi Tân Cương vào tháng 9 vừa rồi, một chuyến đi quá vất vả và mình không hề muốn quay lại đấy tí nào nữa.

Nhân tiện, chúc Yilka và các bác Năm Mới Vui Vẻ.
 
Vậy là bạn noguy đã đi Tân Cương rồi :) lịch của mình là tháng 9 năm nay, mà chắc chỉ đi vùng phía Bắc khu đó thôi. Tibet thì mình sắp quay lại vào tháng 2 sang năm. Thế nào cũng có dịp đồng hành cùng bạn. Chúc bạn noguy và toàn thể a c e nhà Phượt sức khỏe và năm mới may mắn hạnh phúc!
 
Cảm ơn bác chủ xị nhiều!, tuy nhiên tôi nhận thấy, chỉ có 1 ít ảnh của chủ xị chụp đường phố thôn quê xa xa là chân thực, còn lại là có sự sắp đặt, người dân Bắc Hàn giống Việt Nam những năm 80, vậy là họ chậm so với VN 30 năm, so với Hàn Quốc anh em đến khoảng 50 năm rồi. Tất cả chỉ tại họ Kim. Bác nào đi sau chuyến của chủ xị , cũng theo lối mòn chọn sẵn, sẽ không có gì mới.
 
Bạn đang mơ ước ơi, có định hiện thực hóa chuyến đi BTT vào tháng 8 năm nay không ạ?
 
Last edited by a moderator:
Mình thực sự ghen tỵ với các bạn. Các bạn đã đến nơi mà mình mong được đến nhất trên thế giới. Nơi mà nếu đến mình sẽ được sống lại một lần nữa những năm tháng tuổi thơ nghèo, khó khăn nhưng trong sáng tính khôi. Mấy năm qua mình luôn theo dõi những thông tin về Triều Tiên. Nếu có bạn nào có thể tổ chức một chuyến đi như thế này, xin vui lòng liên hệ với mình, mình sẽ sắp xếp tham gia. [email protected]


Bận lu bu nên cũng ít đọc. Do thấy Lienhoa mở topic rủ rê đi Triều Tiên nên mình mới đọc hết loạt bài của Yilka (xin lỗi các bác chém gió và mấy cái comments của các bác nha, nhà cháu bỏ qua bài của các bác vì đọc mà không hiểu hết).
Cám ơn Yilka rất nhiều nhé, bạn đã cung cấp thông tin rất chân thực và đầy đủ.
Triều Tiên là một trong 4 nơi mà mình rất thích đến thăm gồm Triều Tiên, Mông Cổ, Nga và Cu Ba. Các bác đừng nói là vì nó khép kín (mít) hay nó thế này thế kia mà nhà cháu thích, nhà cháu thích vì nhà cháu thích, thế thôi. Cháu cũng chẳng cần ôn nghèo kể khổ đâu nhưng chả biết sau lại thích mấy chỗ này nữa. Thực ra danh sách thì cũng dài nhưng nhà cháu đi cũng gần hết rồi, còn mấy chỗ đó.
Cách đây chừng năm mười năm, khi bác nhạc sỹ Thanh Tùng còn khỏe, tôi cũng tham gia cà phê, rượu bia với bác ấy và hóng thêm ít chuyện Triều Tiên. Chuyện và hình của Yilka làm mình thấy cơ bản là giống mình tưởng tượng về đất nước này.
Bác nào muốn xem Triều Tiên như thế nào tham gia thì tham gia với chúng cháu nhé.
 
Em mới đọc được bài viết này của một bác làm trong Bộ Ngoại giao đã từng công tác ở Bắc Hàn nhiều năm, ấn tượng luôn, vì lần đầu tiên có một bài viết cung cấp nhiều thông tin về BTT đến như vậy. Về độ chân thực thì tự các bác đánh giá nhé, Bài chắc nặng quá post một lần ko được, nên em chia nhỏ ra vậy:

"Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.

Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.

Trước đây, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên cũng rất phức tạp. Bắc Triều Tiên không có khả năng cạnh tranh về kinh tế với Hàn Quốc. Do đó người ta mới nghĩ ra cần có một con bài gì đó để mặc cả. Bắc Triều Tiên đưa ra chính sách phát triển về kinh tế là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Trong công nghiệp nặng lại ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng, mà công nghiệp quốc phòng thì lại vô cùng tốn kém: một khẩu súng bằng cả mấy cái máy cày, một quả tên lửa tính ra không biết bao nhiêu tiền của. Do đó từ khi theo con đường này, kinh tế Bắc Triều Tiên cứ luôn luôn bị lệch lạc. Bắc Triều Tiên coi nhẹ công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cho nên đời sống nhân dân rất khổ, phải thắt lưng buộc bụng từ khi thành lập nước đến tận bây giờ.

Sang thế kỷ XXI, các nước XHCN phát triển nhanh chóng, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn cứ thắt lưng buộc bụng, vẫn đói.

Ở Hàn Quốc còn có Sam Sung, LG Tivi, máy giặt bán trên thế giới, nhưng mà không thể tìm thấy một thứ đồ dùng gì của Bắc Triều Tiên đưa ra thế giới. Người ta nói rằng từ ngày ông Kim Nhật Thành mất đi (1994) ông đã mang theo tất cả những tinh hoa của đất nước. Vì vậy, khi ông Kim Châng In lên thay, đã không lãnh đạo được, để dân chết đói ghê quá. Tính đến năm 1994-1997, theo hãng thông tin cho biết, Bắc Triều Tiên đã để dân chết đói đến 2,8 triệu người, hơn con số ta chết đói năm 1945, khi Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, chỉ có 2 triệu. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI mà một nước XHCN đã để cho dân chết 2,8 triệu, đây là một tội ác, là rất vô nhân đạo. Một chị người Triều Tiên, vừa được sang lấy chồng Việt Nam đã nói với tôi: “Anh ạ, không phải là không có một con đường để Triều Tiên thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, có nhưng người ta không đi. Tại sao tôi biết, vì khi tôi vào Sứ quán Hàn Quốc ở khách sạn Deawoo, có một thư viện rất lớn. Tôi đọc sách, tôi mới thấy rõ ràng là có con đường khác mà lãnh tụ của tôi không đi, cứ đi theo con đường này, cho nên dân tôi chết đói. Từ xưa đến nay tôi được giáo dục những điều không đúng sự thật”. Đây là điều ta đáng phải suy nghĩ.

Theo bản đồ thì Bắc Triều Tiên phía Bắc giáp Trung Quốc khoảng 1300 km, có biên giới rất lớn; phía Đông giáp với Liên Xô có 16 km; phía Nam giáp với Hàn Quốc ở vĩ tuyến 38. Phía bên này giáp biển Tây là Trung Quốc; giáp biển Đông là Nhật Bản. Từ đó ta thấy Bắc Triều Tiên là một nước vừa nghèo vừa nhỏ nằm kẹp giữa các cường quốc: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản; phía Nam giáp biên giới là người anh em Hàn Quốc, mặc dù chưa phải là cường quốc nhưng là một nước phát triển. Theo ông Tổng thống mới nhất của Hàn Quốc khi nhận chức đã công bố Hàn Quốc đứng hàng thứ 12 Thế giới là loại mạnh rồi.

Vị trí địa lý chính trị làm cho Bắc Triều Tiên ở vào thế rất bị o ép. Từ đó sự an nguy của Bắc Triều Tiên phụ thuộc rất nhiều yếu tố chi phối của các nước lớn này. Chính vì thế mà vấn đề định hướng cho Bắc Triều Tiên, nói rộng ra là cả bán đảo Triều Tiên, vấn đề thống nhất Nam-Bắc (Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc) không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của nhân dân, hay là ý muốn của Ban Lãnh đạo, mà nó còn phụ thuộc vào lợi ích của các nước lớn xung quanh.

Như các đồng chí đã biết trên thế giới có 3 loại nước bị chia cắt là Đông Đức, Việt Nam và Nam Bắc Triều Tiên. Việt Nam đã thực hiện được thống nhất đất nước theo kiểu của ta. Đông Đức thì thống nhất theo kiểu sáp nhập tức là bên này nuốt chửng bên kia. Theo Hàn Quốc nếu sáp nhập theo kiểu này thì họ không thể cáng đáng nổi, vì Đông Đức ngày xưa so với các nước XHCN khác là vào loại khá. Khi sáp nhập thì Tây Đức đã thấy đây là một gánh nặng đến bây giờ vẫn chưa gỡ ra được, vẫn như cái hố trong nền nhà. Sự phân biệt giữa người Đông Đức và người Tây Đức vẫn còn tồn tại nhiều năm nay. Hàn Quốc cho rằng nếu thống nhất như kiểu Tây Đức thì không kham nổi, tức là phải cõng một ông anh què quặt trên lưng, đi trên một con đường rất dài chưa biết đến bao giờ ông ấy khỏe chân để đặt xuống dắt ông ấy đi. Tính đến bây giờ về tiềm lực kinh tế năm nay tổng sản phẩm quốc dân của Bắc Triều Tiên mới có khoảng 15 tỷ, có ngân hàng nói chỉ có 10 tỷ. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc dân của Hàn Quốc năm 2001 đã là 546 tỷ, một con số chênh lệch quá đáng. Bây giờ muốn thống nhất được trước hết phải tăng cường giao lưu, đầu tư vào Bắc Triều Tiên, vì đằng nào cũng phải đầu tư ra nước ngoài, chi bằng đầu tư lên miền Bắc, cùng một dân tộc, cùng một tính chất, cùng một con người, cùng một tiếng nói thì hiệu quả đầu tư nó sẽ cao hơn. Như vậy Bắc Triều Tiên sẽ phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật khá dần lên, dần dần hai bên bớt sự chênh lệch, gần nhau hơn thì may ra mới thống nhất được. Ông Tổng thống Kim Tê Chung nói: Việc thống nhất của chúng tôi còn rất lâu dài.

Mẫu thứ hai để thống nhất là Việt Nam, dùng chiến tranh bạo lực thì Hàn Quốc không muốn vì thấy cái giá phải trả nó đắt quá.

Năm 1995, Tổng bí thư Đỗ Mười sang thăm Hàn Quốc. Chủ tịch Đảng cầm quyền là Tổng thống Hàn Quốc đã hỏi Tổng bí thư Đỗ Mười: “Ông có lời khuyên nào cho việc thống nhất của chúng tôi không?”. Đồng chí Đỗ Mười chỉ nói một câu: “Nếu cho tôi có một lời khuyên thì không dùng biện pháp chiến tranh vì nó rất đắt”. Đại ý nói như vậy.

Hàn Quốc cũng không muốn như vậy vì đất nước đã phát triển ổn định, muốn ổn định để phát triển đi lên.

Vậy thì phải chọn ra con đường thứ ba, không phải kiểu Đức hay kiểu Việt Nam, mà là kiểu dần dần tiến tới đoàn kết dân tộc, tăng cường giao lưu hợp tác, rồi tiến tới thống nhất. Con đường này sẽ rất dài, phải 20 năm hoặc 50, 70 năm trở ra. Dân số Bắc Triều Tiên tính đến năm 2001 có khoảng 22 triệu rưỡi. Hàn Quốc có khoảng 46 triệu (gấp đôi). Diện tích cũng gấp đôi, tiềm lực kinh tế thì Hàn Quốc gấp ba bốn chục lần. Thủ đô của Bắc Triều Tiên là Bình Nhưỡng, là một thủ đô tương đối đẹp. Trong quyển sách “Những nền văn minh thế giới” đã liệt thủ đô Bình Nhưỡng là một trong những thủ đô đẹp của thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên 1952-1953, thủ đô Bình Nhưỡng bị san bằng tất cả. Sau đó Liên Xô đứng ra thiết kế lại toàn bộ, cho quy hoạch xây dựng Thủ đô. Quy hoạch này được thiết kế rất hoàn chỉnh, xây rất lớn, như tòa thư viện nhân dân ở giữa thủ đô, Hội trường Quốc hội rất lớn và đẹp, kè của con sông Đại Đồng chảy qua thủ đô đẹp mỹ mãn. Cho đến bây giờ vẫn theo quy hoạch này. Chỉ tội cái nền khoa học kỹ thuật, kinh tế yếu nên trông nó rất buồn tẻ, nhưng lúc nào cũng cảm thấy nó thanh bình, như cây liễu rủ bên sông Đại Đồng, đường phố thì rộng lớn, đẹp đẽ và quy củ. Xã hội rất ngăn nắp, giáo dục rất nghiêm chỉnh tất nhiên là rất lạc hậu".
(Còn tiếp)
 
Tiếp

Lãnh đạo của Bắc Triều Tiên bây giờ là ông Kim Châng In (Kim Chính Nhật), giữ chức Tổng bí thư Đảng Lao động Triều Tiên – chứ không phải là Tổng bí thư của Ban Chấp hành – Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội là ông Kim Iâng Nam. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 1998, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội có vai trò đối ngoại như nguyên thủ quốc gia, giống như Nhật Hoàng. Các công việc như Trình quốc thư, ký giấy ủy nhiệm, ban bố sắc lệnh đều do Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội ký.

Sau đó mới đến ông Chê Chung Ốc, Chủ tịch Quốc hội. Ông này chẳng khác gì ông từ giữ đền. Hôm nào họp thì ông trải chiếu, giống như Văn phòng của ta. Danh nghĩa là Chủ tịch Quốc hội, nhưng thực quyền thì không có. Tất cả thực quyền đều tập trung vào ông Kim Châng In. Còn ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì không có gì đáng nói.

Chế độ của Bắc Triều Tiên danh chính ngôn thuận gọi là XHCN theo kiểu Triều Tiên. XHCN kiểu Triều Tiên này cũng có rất nhiều cái khó hiểu, một chế độ phong kiến, độc đoán, gia đình trị. Phong kiến vì lễ giáo rất nặng nề, cấp trên cấp dưới sùng bái. Nếu ai không sùng bái ông ấy là đã mất đầu rồi, chưa nói là chống lại, nếu chống lại thì không bao giờ tồn tại. Tệ sùng bái này được kế thừa từ ông bố Kim Nhật Thành. Ở Triều Tiên hiện nay mọi người đều đeo một cái huy hiệu rất to. Có 3, 4 loại huy hiệu; có loại một ảnh là ông Kim Nhật Thành, hoặc ông Kim Châng In rất to; có 2 loại ảnh thì hai ông cùng ngồi. Có phân cấp từng loại một. Tệ sùng bái này bây giờ vẫn còn nặng nề vô cùng. Trung Quốc hiện nay đã bỏ các huy hiệu và ngũ lục Mao Trạch Đông. Thời Kim Nhật Thành còn sống, khi anh chị em gặp nhau trên đường, không bao giờ được phép chào hỏi nhau về sức khỏe, mà phải hỏi nhau đã đọc trước tác Kim Nhật Thành đến chương mấy rồi. Nếu có người thứ 3 ở đấy mà lại hỏi nhau về con cái, sức khỏe thì sau đấy rất phiền toái. Một ngày một người có 12 giờ ở cơ quan gồm: 8 giờ làm công việc được giao, 2 giờ lao động công ích như quét tước ở xung quanh cơ quan, xí nghiệp hay nhà máy, sau đó có 2 giờ ngồi đọc trước tác Kim Nhật Thành.

Học sinh trung học, cấp 2, cấp 3 hay Đại học thì không có lúc nào được phép ngồi để suy nghĩ. Vì ngồi suy nghĩ lại lẩn thẩn nghĩ tại sao mình khổ, tại sao bố mẹ mình lao động 12 tiếng một ngày mà vẫn nghèo. Người ta không muốn có thời gian để suy nghĩ cá nhân, bắt phải đi học, học ở trên lớp xong, về nhà ăn cơm trưa xong thì ra tập múa hát (Hát toàn những bài ca ngợi ông Kim Nhật Thành). Sau đó là lao động công ích, học trước tác. Đến tối là về nghỉ ngơi, ăn cơm. Có những ông giáo nói không bao giờ biết mặt con vì sáng sớm đi làm con chưa ngủ dậy, tối khuya mới về thì con đã đi ngủ. Con mấy tuổi mà vẫn không biết mặt. Cường độ lao động rất căng thẳng. Một xã hội rất nặng nề. Các nước phương Tây gọi xã hội này là binh doanh xã hội, tức là trại lính. Mới nhìn vào thì thấy xã hội rất quy củ, nền nếp, nhưng đi sâu vào thì thấy nó nặng nề lắm. Có một ông Đại sứ Angiêri khi mới sang có nói một xã hội như thế này mà tại sao người ta cứ chửi bới, phong cảnh thì đẹp đẽ, con người thì nền nếp – ông được đi tham quan, dự tiệc tùng. Một tháng sau, sau khi trình quốc thư thì ông bắt đầu chửi Triều Tiên: Sao lại có một xã hội kỳ dị như thế. Mùa đông thì không có lò sưởi, vào nhà làm việc chỉ được 10 phút là phải về, nếu lâu một chút là đau đầu gối, ngồi lâu thì đau lưng vì lạnh quá.

Đến tháng thứ hai thì ông ta chửi thậm tệ: Tại sao một xã hội để cho dân khổ thế này, bắt dân mang giẻ đi lau từng thanh ray, thanh sắt trên cầu, nhiều cái rất vô lý.

Nếu có sang thăm Bắc Triều Tiên, ở độ một tuần thì thấy rất đẹp, nhưng đến một tháng trở ra thì chán lắm. Tôi đã ở bên ấy 15 năm, chịu hết nổi. Những năm 60, 70 ra chợ còn mua được túi táo. Khóa trước khóa vừa rồi thì không còn nữa. Tất cả đều phải mua ở Bắc Kinh. Hàng tháng đại sứ ta cử người đi bằng tàu hỏa sang Bắc Kinh, một ngày đi, một ngày về, 3 ngày đi mua sắm và chuẩn bị. Tất cả các loại thực phẩm gạo, thịt, cá đều mua ở Bắc Kinh, sau đó đưa về sứ quán chia cho anh chị em theo đăng ký của từng người, từng gia đình, còn lại Sứ quán dùng để chiêu đãi hoặc tiếp khách.

Có lần phòng thông tin của Sứ quán cần 20 mét dây điện để làm việc. Các anh đánh xe đi khắp nơi khoảng 2 – 3 tiếng mà không mua được vì các cửa hàng đều không có.

Tôi có cô con gái được sang Xê Un học tập. Trước đó cháu có qua Bình Nhưỡng thăm chúng tôi. Gia đình muốn chụp một kiều ảnh kỷ niệm. Chúng tôi đi 3, 4 cửa hàng, có cửa hàng chỉ còn 1 kiểu, có cửa hàng không có phim, đến một cửa hàng còn 3, 4 kiểu nhưng máy lại rất cổ, không có độ rum, phòng chụp thì bé, người thì nhiều nên chụp không đẹp. Sau đó cháu sang Xê Un, có biên thư cho chúng tôi nói ở Xê Un chẳng thiếu thứ gì.

Năm 2001, có đoàn của Bộ Văn hóa do một đồng chí thứ trưởng dẫn đầu (anh Phúc) sang thăm Triều Tiên, có mang 5.000 tấn gạo để tặng bạn. Qua Bắc Kinh có gặp tôi, anh đề nghị tôi cho vài đường chỉ dẫn (anh nói vui vậy). Tôi có nói: Anh là thứ trưởng, thuộc loại cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; hai là lại mang quà sang; ba là lại sang vào cuối tháng 4 – mà tháng 4 là tháng có ngày sinh của ông Kim Nhật Thành – thì rất thuận lợi cho anh. Ba yếu tố đó đã tạo cho anh một cái thẻ của một vị khách được trọng vọng. Nhưng tôi cũng phải nói với anh tại thủ đô Bình Nhưỡng không có điện đường. Anh ấy bảo cậu cứ dọa tớ, thủ đô mà lại không có điện đường. Tại sao tôi nói vậy, vì trước đây có đoàn của anh Vũ Khoan, anh Phạm Tất Đang sang, bạn cho ở tại Khách sạn 5 sao. Khi vào nhà vệ sinh, thấy có một cái bồn tắm để đầy nước, anh tháo nước đi, đến khi đi vệ sinh xong thì không có nước để dội. Gọi người phục vụ thì họ nói: nước chứa trong bồn tắm là nước để dùng cả ngày. Bây giờ phải xin nước ở phòng khác để dùng.

Một ngày thường mất điện không bao giờ dưới 10 lần. Một lần tôi thí điểm bằng cái máy cắt, cứ mỗi lần có điện trở lại thì nó lại cắt đi một đoạn dây bằng cái phong bì. Từ 16 giờ hôm trước đến 8 giờ hôm sau, tôi kiểm tra có 24 mảnh giấy trắng được cắt ra như thế, mất điện thường xuyên, “trường kỳ kháng chiến”.

Hồi tôi mới sang lần đầu tiên, bao giờ cũng có lệ mời anh em đi uống bai – gọi là nhập trạch. Hôm đó thấy mỗi người cầm một cái đèn pin. Tôi nói: ta đến khách sạn cơ mà. Y như rằng đèn pin có tác dụng. Ngồi một lúc thì mất điện, phải bật đèn pin và gọi nhân viên đến châm nến.

Khi đoàn của anh Thứ trưởng Bộ Văn hóa về, qua Bắc Kinh gặp tôi. Anh nói: Ai đời ở khách sạn 5 sao mà mấy ngày trời ăn toàn củ cải, xào rồi luộc, nấu; nước không có; ra đường không có điện đóm gì, tối như bưng, thỉnh thoảng có người chạy vụt qua. Tôi có nói với anh Phúc: ở Thủ đô có chỗ vẫn có điện. Ở ngã tư nào có ảnh của ông Kim đứng, ở dưới chân có một cái đèn hắt lên. Ở chỗ ấy thì có điện, chỉ chiếu lên người ông thôi, còn chung quanh tối bưng. Điện đấy không phải để thắp sáng cho nhân dân, mà là để “tra tấn” ông Kim Nhật Thành, vì riêng mặt ông ấy sáng, nên muỗi và châu chấu bay đến bao vây đậu vào hoặc lao vào mặt ông ấy. Anh Phúc có nói với tôi: khi nào có đoàn sang, anh báo tin cho tôi để tôi gửi cho các anh mấy cân tôm khô, chứ sống thế này thì khổ quá.

Vấn đề dân trí cũng rất thấp. Họ không biết được Việt Nam đã giải phóng đâu. Năm 1989 có Đại hội Thanh niên sinh viên thế giới lần thứ 13 (Festival) tổ chức tại Bình Nhưỡng. Đoàn Việt Nam do anh Hà Quang Dự làm trưởng đoàn. Anh Hà Quang Dự có đến chào Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn của Bắc Triều Tiên. Ông này chúc đồng chí Hà Quang Dự: “Chúc Việt Nam mau chóng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược để giải phóng Tổ quốc”. Đồng chí Hà Quang Dự cho rằng phiên dịch sai. Đồng chí phiên dịch nói: “Tôi đã chinh chiến ở đây mười mấy năm rồi, không dịch sai được đâu”. Đồng chí Dự phải nói lại: “Chúng tôi đã thống nhất đất nước từ năm 1975, đến nay đã gần 20 năm rồi”. Đồng chí Bí thư thứ nhất TW Đoàn Triều Tiên vỗ vai đồng chí Dự và nói: “Chúng ta là những người chiến sĩ cộng sản, không nên giấu nhau, không nên nói dối”. Các đồng chí luôn luôn tin tưởng ở chúng tôi bao giờ cũng chung một chiến hào, sát cánh với các đồng chí đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Qua đó ta thấy dân trí ở đây rất thấp. Người ta ví chế độ XHCN của Bắc Triều Tiên như một cái hộp đen, trong đó có rất nhiều cái bí ẩn; không ai được phép xem. Cho nên Bắc Triều Tiên rất sợ mở cửa, cải cách. Nếu mở cửa cải cách thì hộp đen dần dần hé mở thì các bí mật trong đó sẽ lộ ra hết, sẽ thành chuyện tày trời. Vì sao vậy?
 
Cám ơn thông tin (còn tiếp) của Sherlock.
Mình cũng có các nguồn thông tin khác về Triều Tiên và mình cũng có biết như vậy (một chút).
Rất có thể những anh em đã đi và muốn đi Triều Tiên cũng chỉ muốn đi thăm một miền đất, một nơi mà mình muốn đến chứ không phải là để đi học tập hay để sống nên cũng không lo lắng gì nhiều về chế độ hay chính sách của họ.
Mình hy vọng chỉ cần đi và cảm nhận được một phần của nhóm Tốp TEN của bạn Yilka là khoái lắm rồi.
Chắc chắn nữa là mình có sang đó thì cũng như là thấy bói mù coi voi thôi, làm sao mà biết hết được (may mắn thì coi được cái chân).
Mình sẽ nói các bạn muốn đi Triều Tiên trong nhóm tham khảo thông tin này của bạn. Một lần nữa cám ơn bạn nhiều.
 
Cám ơn thông tin (còn tiếp) của Sherlock.
Mình cũng có các nguồn thông tin khác về Triều Tiên và mình cũng có biết như vậy (một chút).
Rất có thể những anh em đã đi và muốn đi Triều Tiên cũng chỉ muốn đi thăm một miền đất, một nơi mà mình muốn đến chứ không phải là để đi học tập hay để sống nên cũng không lo lắng gì nhiều về chế độ hay chính sách của họ.
Mình hy vọng chỉ cần đi và cảm nhận được một phần của nhóm Tốp TEN của bạn Yilka là khoái lắm rồi.
Chắc chắn nữa là mình có sang đó thì cũng như là thấy bói mù coi voi thôi, làm sao mà biết hết được (may mắn thì coi được cái chân).
Mình sẽ nói các bạn muốn đi Triều Tiên trong nhóm tham khảo thông tin này của bạn. Một lần nữa cám ơn bạn nhiều.

Tks Duturi! Thực ra post bài này lên mình cũng sợ làm loãng topic của các bạn, hơn nữa bài viết cũng dài quá, thôi mình gửi đường link để bạn nào quan tâm thì vào đọc tiếp nhé.
Mình chưa đi BTT bao giờ nên hình ảnh về đn này cũng đều chỉ thông qua các kênh thông tin khác nhau lắp ghép lại mà thành... và vẫn chốt lại một câu rằng đây quả là một đất nước chứa đựng nhiều bí ẩn :-D

http://forum.gamevn.com/showthread.php?896175-Quechoa-Bac-Trieu-Tien-cau-hoi-lon-chua-co-loi-giai
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,688
Bài viết
1,135,328
Members
192,415
Latest member
nitricboost12
Back
Top