Aoi Matsuri - Lễ hội hoa thục quỳ(*)
Ngày 15/5/2010
Lần này đến Kyoto, mục đích chính là để tham gia lễ hội Aoi, một lễ trong những lễ hội chính và thường nên được tổ chức ở cố đô Kyoto. (*)Từ hoa thục quỳ do mình tra theo tiếng Hán của chữ Aoi, không biết ở VN gọi là hoa gì. Matsuri thì nghĩa là lễ hội rồi.
Aoi Matsuri là lễ hội có lịch sử 1500 năm của vùng, khởi thủy là lễ hội cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu
d, hình như nông dân khắp thế giới đều có lễ này). Trong khi đó, hoa thục quỳ được người Kyoto coi là loại hoa bảo vệ họ khỏi thiên tại bệnh dịch, và họ trang trí lễ hội với rất nhiều hoa/ cánh hoa của Hoa thục quỳ, có lẽ vì vậy mà nó được đặt tên cho lễ hội.
Nơi tổ chức lễ hội là hai ngôi đền Kamigamo và Shimogamo nằm ở phía Bắc của Kyoto. Hai ngôi đền này đều nằm trên bờ sông Kamo, thế nên Kamigamo ở trên có nghĩa là Đền thượng sông Kamo, Đền Shimogamo ở dưới có nghĩa là Đền hạ sông Kamo. Lễ hội được xuất phát từ Cung điện hoàng cung Kyoto lúc 10h sáng, rước đến nơi làm lễ chính ở đền Shimogamo, sau đó cả đoàn rước đi về Kamigamo lúc 2h30 chiều. Các hình ảnh dưới đây được chụp ở phần cuối của lễ hội - tại đền Thượng sông Kamo.
Đoàn rước có hai nhân vật chính: Saiodai làm đại diện cho Nhật hoàng và một Sứ giả của Vua. Saiodai là một thiếu nữ, trước đây được lựa chọn từ chị em hoặc con gái vua, giờ được chọn từ một trinh nữ (hehe, cái này khó) ở Kyoto và Sứ giả trước đây phải là có vị trí trong cung đảm nhiệm, hiện giờ được chọn từ một xếp nào đó trong chính quyền thành phố (không biết phải lobby gì không, hehe). Đoàn rước được hộ tống bởi hai xe bò, 4 con bò, 36 ngựa chiến và 6 trăm người được mang đồ rước và trang trí bằng cánh hoa thục quỳ (đó là đủ lễ, còn giờ mình thấy con số đó chắc ít hơn - xem ảnh dưới)
Người đến xem rước
Muốn được vào chỗ quây tre, bạn phải trả 1000Yen, nhưng nếu muốn có ghế đầu trong khu đó, bạn phải đến từ 10h sáng dù 2h chiều lễ rước mới về đến nơi
Khách mời có ghế ngồi riêng, đều mặc Kimono rất đẹp