Búng Bình Thiên - nơi con nước đổi màu....
"Búng Bình Thiên còn có tên gọi là Hồ Nước Trời, thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam. Hồ nằm giữa ba xã biên giới của tỉnh là Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội, với chu vi rộng khoảng 300 ha vào mùa khô, tỏa rộng cả ngàn ha vào mùa nước nổi, và độ sâu trung bình là 4m. Với diện tích như vậy, Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt rộng nhất miền Tây Nam Bộ.
Truyền thuyết kể rằng, ở cuối thế kỷ 18, vào một mùa khô hạn, một viên tướng của nhà Tây Sơn đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất thì có một dòng nước trào lên đọng thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là Búng Bình Thiên hay còn gọi là Hồ Nước Trời.
Đây là câu truyện do người xưa đặt ra, cốt để nói lên ý nghĩa và cảnh xinh đẹp của hồ.
Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, theo tỉnh lộ 956, qua Cồn Tiên có xóm Chăm Đa Phước, đến km 23+100 là ngã tư Quốc Thái, quẹo trái đi khoảng 2,5 km là đến Búng Bình Thiên. Đấy là dấu tích còn sót lại của một thời nơi vùng miền này hãy còn nhiều đầm trũng.
Đến nay, hiện tượng nước hồ luôn trong xanh (trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa), và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Ngoài ra, cách Búng Bình Thiên khoảng vài trăm mét là tới làng của người Chăm với nhiều nét sinh hoạt văn hóa rất riêng và đặc sắc."
Mùa Nước Nổi lại về trên Tứ Giác Long Xuyên và cánh đồng Đồng Tháp Mười bao la, rộng lớn. Chúng tôi - những con người xa lạ - tạm gác lại cuộc sống mưu sinh tất bật và vội vã nơi thành thị, vác ba lô trên vai, đi tìm vẻ đẹp hoang sơ của Đồng Tháp Mười, chinh phục thượng nguồn con sông Mêkong huyền thoại trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu và khám phá vẻ đẹp huyền ảo của làng người Chăm bên Hồ Nước Trời.
Với tinh thần Phượt Không Mệt Mỏi, chúng tôi không đòi hỏi một kế hoạch thật hoàn hảo, chi tiết, mà đã sẵn sàng với tiêu chí: "Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên, lộ trình tùy hứng, mọi sự tùy duyên".
Tuy nhiên, để cung cấp một cung đường hấp dẫn khám phá Mùa Nước Nổi, chúng tôi đã track log lại lộ trình của mình như sau:
Ngày 01: - CoopMart Phú Lâm - TL10 - tt.Đức Hòa - TL824 (tới khúc cua quẹo phải ra N2) - đường N2 - tt.Thạnh Hóa - QL62 - tt.Tân Thạnh - QL62 - ĐCK79 - tt.Tân Hưng - TL842 - tt.Hồng Ngự - TL841 - cửa khẩu Thường Phước (cột mốc 240) - băng đò ngang - cửa khẩu Vĩnh Xương (cột mốc 241) - Phú Lợi, Phú Lộc, Phú Hữu, Đồng Ky - Búng Bình Thiên (Đi Búng cung này là đẹp nhất và khám phá được văn hóa Mùa Nước Nổi rõ ràng nhất. Rất tiếc, chúng tôi đi xuyên qua khu vực này trong một cơn mưa rả rích kéo dài, nên không quan sát được nhiều về cuộc sống của người dân bản xứ).
Ngày 02: - Búng Bình Thiên - TL956 - tx.Châu Đốc - Núi Sam (nếu dư thời gian, nên ghé núi Sam) - QL91 - bến đò ngang Thanh Bình (hoặc phà Năng Gù) - TL954 - TL942 - tt.Chợ Mới - tt.Mỹ Luông - TL848 - phà Cao Lãnh - QL30:
+ tt.Mỹ Thọ - TL847 - tt.Mỹ An - TL847 - tt.Tân Phước - TL865 - tt.Phú Mỹ - vừa qua cầu Phú Mỹ rẽ vào đường ven kênh Rạch Chanh - QL62 - tp.Tân An - QL1A - Sài Gòn hoặc
+ QL30 - QL1A - Sài Gòn (nếu đã trễ, nên về đường Quốc Lộ, tránh Tỉnh Lộ nhỏ vì không quen đường sẽ hơi nguy hiểm).
Hành trình bắt đầu....
( Sẽ có upload ảnh và hướng dẫn homestay tại nhà của một gia đình người Chăm ở Búng - cách thánh đường Hồi giáo Islam 50 mét - vào những post sau. )
"Búng Bình Thiên còn có tên gọi là Hồ Nước Trời, thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam. Hồ nằm giữa ba xã biên giới của tỉnh là Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội, với chu vi rộng khoảng 300 ha vào mùa khô, tỏa rộng cả ngàn ha vào mùa nước nổi, và độ sâu trung bình là 4m. Với diện tích như vậy, Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt rộng nhất miền Tây Nam Bộ.
Truyền thuyết kể rằng, ở cuối thế kỷ 18, vào một mùa khô hạn, một viên tướng của nhà Tây Sơn đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất thì có một dòng nước trào lên đọng thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là Búng Bình Thiên hay còn gọi là Hồ Nước Trời.
Đây là câu truyện do người xưa đặt ra, cốt để nói lên ý nghĩa và cảnh xinh đẹp của hồ.
Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, theo tỉnh lộ 956, qua Cồn Tiên có xóm Chăm Đa Phước, đến km 23+100 là ngã tư Quốc Thái, quẹo trái đi khoảng 2,5 km là đến Búng Bình Thiên. Đấy là dấu tích còn sót lại của một thời nơi vùng miền này hãy còn nhiều đầm trũng.
Đến nay, hiện tượng nước hồ luôn trong xanh (trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa), và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Ngoài ra, cách Búng Bình Thiên khoảng vài trăm mét là tới làng của người Chăm với nhiều nét sinh hoạt văn hóa rất riêng và đặc sắc."
Mùa Nước Nổi lại về trên Tứ Giác Long Xuyên và cánh đồng Đồng Tháp Mười bao la, rộng lớn. Chúng tôi - những con người xa lạ - tạm gác lại cuộc sống mưu sinh tất bật và vội vã nơi thành thị, vác ba lô trên vai, đi tìm vẻ đẹp hoang sơ của Đồng Tháp Mười, chinh phục thượng nguồn con sông Mêkong huyền thoại trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu và khám phá vẻ đẹp huyền ảo của làng người Chăm bên Hồ Nước Trời.
Với tinh thần Phượt Không Mệt Mỏi, chúng tôi không đòi hỏi một kế hoạch thật hoàn hảo, chi tiết, mà đã sẵn sàng với tiêu chí: "Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên, lộ trình tùy hứng, mọi sự tùy duyên".
Tuy nhiên, để cung cấp một cung đường hấp dẫn khám phá Mùa Nước Nổi, chúng tôi đã track log lại lộ trình của mình như sau:
Ngày 01: - CoopMart Phú Lâm - TL10 - tt.Đức Hòa - TL824 (tới khúc cua quẹo phải ra N2) - đường N2 - tt.Thạnh Hóa - QL62 - tt.Tân Thạnh - QL62 - ĐCK79 - tt.Tân Hưng - TL842 - tt.Hồng Ngự - TL841 - cửa khẩu Thường Phước (cột mốc 240) - băng đò ngang - cửa khẩu Vĩnh Xương (cột mốc 241) - Phú Lợi, Phú Lộc, Phú Hữu, Đồng Ky - Búng Bình Thiên (Đi Búng cung này là đẹp nhất và khám phá được văn hóa Mùa Nước Nổi rõ ràng nhất. Rất tiếc, chúng tôi đi xuyên qua khu vực này trong một cơn mưa rả rích kéo dài, nên không quan sát được nhiều về cuộc sống của người dân bản xứ).
Ngày 02: - Búng Bình Thiên - TL956 - tx.Châu Đốc - Núi Sam (nếu dư thời gian, nên ghé núi Sam) - QL91 - bến đò ngang Thanh Bình (hoặc phà Năng Gù) - TL954 - TL942 - tt.Chợ Mới - tt.Mỹ Luông - TL848 - phà Cao Lãnh - QL30:
+ tt.Mỹ Thọ - TL847 - tt.Mỹ An - TL847 - tt.Tân Phước - TL865 - tt.Phú Mỹ - vừa qua cầu Phú Mỹ rẽ vào đường ven kênh Rạch Chanh - QL62 - tp.Tân An - QL1A - Sài Gòn hoặc
+ QL30 - QL1A - Sài Gòn (nếu đã trễ, nên về đường Quốc Lộ, tránh Tỉnh Lộ nhỏ vì không quen đường sẽ hơi nguy hiểm).
Hành trình bắt đầu....
( Sẽ có upload ảnh và hướng dẫn homestay tại nhà của một gia đình người Chăm ở Búng - cách thánh đường Hồi giáo Islam 50 mét - vào những post sau. )
Last edited: