What's new

[Chia sẻ] Cà Mau hè 2010

Với 3 ngày không trọn vẹn, vì ngày cuối cùng tôi phải có mặt ở Sài Gòn trước 5 giờ chiều; nhưng mảnh đất nằm ở cực nam của tổ quốc luôn vẫy gọi. Thế là hai chiến binh già trên con ngựa sắt lại quyết định lên đường.


Sau bữa ăn sáng, chúng tôi theo quốc lộ 1A trực chỉ Cà Mau.


Chẳng bao lâu cầu Rạch Miễu - cây cầu nối liền đôi bờ Tiền Giang - Bến Tre, cây cầu góp phần phá thế biệt lập của ba hòn đảo dừa đã hiện ra trước mắt.


DSC_7285.jpg





Cù lao Thới Sơn nhìn từ trên cầu Rạch Miễu.

DSC_7286.jpg





Xuôi theo quốc lộ 60 chúng tôi qua cầu Hàm Luông, cây cầu thứ hai vừa hòan thành, mang đến nhiều lợi ích kinh tế cũng như sự tiện lợi cho người dân trong vùng.

DSC_0003.jpg





Dừa xanh bạt ngàn, sông đỏ nặng phù sa.


DSC_0005.jpg





Vừa qua cầu Hàm Luông chúng tôi gặp bảng chỉ dẫn này đây; vậy là chẳng bao lâu nữa sẽ qua địa phận Trà Vinh.


IMG_0040.jpg






Ngã ba, rẽ trái đi Trà Vinh.


IMG_0060.jpg



36km, nửa chặng đường chúng tôi đã qua. Với tâm trạng phấn khởi vì sắp sửa khám phá thêm một tuyến đường mới, chúng tôi hào hứng xuôi Mỏ Cày Nam để đến bến phà Cổ Chiên, nơi dòng sông phân chia hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre. Cũng cây trái, cũng vườn rau xanh ngát, Mỏ Cày Nam không khô cằn như trong tưởng tượng của tôi. Thật thú vị khi đi qua những địa danh mà khi bé tôi đã từng nghe và tưởng như rằng xa xôi lắm.
 
Last edited:
Tàu chật như nêm, khách ngồi kín cả lối đi, thỉnh thoảng nghiêng lệch hẳn sang một bên làm những hành khách mới lo sợ, nhưng bà con vẫn cười nói vô tư như chẳng có chuyện gì. 40k/người cho một lượt đi như vậy.

Huyện Ngọc Hiển ngày nay được tách ra từ huyện Năm Căn; còn huyện Ngọc Hiển trước đây là Đầm Dơi. Huyện Ngọc Hiển là một cù lao, tách biệt với bên ngoài bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và kênh mương chằng chịt. Dọc theo bờ biển của huyện có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển như Ông Trang, Cá Mòi, Rạch Tàu, Rạch Gốc, Bồ Đề. Địa hình rất thuận lợi cho giao thông đường thủy. Có lẽ không nơi nào trên đất nước này giao thông đường thủy lại phát triển như nơi này. Ghe tàu chạy "xé nước", không theo một luật lệ nào, nguy hiểm hơn cả trên đất liền!


Hàng đáy trên sông Ông Trang

DSC_0280.jpg





Và trên nhánh sông khác.

DSC_0430.jpg





Nhà cửa hai bên thưa thớt giữa mênh mông sông nước


DSC_0291-1.jpg





Nhưng ở ngã ba, ngã tư sông thì san sát như trên đất liền.

DSC_0390-1.jpg





Tàu ghe buôn bán tấp nập


DSC_0424.jpg



DSC_0421.jpg



DSC_0417.jpg
 
Last edited:
Chiếc "ba gác" chầm chậm lướt trên dòng nước

DSC_0300.jpg





Bác "Dream già" uể oải giữa dòng sông


DSC_0396.jpg





Chiếc "xe tải" hiên ngang cùng sóng nước

DSC_0301.jpg





Nàng "wave" khoe nét đẹp tinh khôi

DSC_0295-1.jpg






Hợp cùng với "hung thần" sông nước


DSC_0427.jpg






Nhưng nhiều nhất vẫn là những chiếc "wave" tươi trẻ

DSC_0389.jpg





Tất cả như vẽ lên một bức tranh sống động của vùng đất cuối cùng của tổ quốc..
 
Last edited:
Túi tiền của dân Đất Mũi đây rồi.


DSC_0297.jpg





Nhìn kỹ sẽ thấy 2 trụ bê tông bên phải nhà, trước mũi thuyền. Đây là miệng cống của vuông tôm. Mỗi tháng 2 kỳ, từ 28-4 và 13-19 âm lịch, là lúc con nước lớn; ban ngày bà con mở cống để lấy nước vào vuông. Khi nước vào cũng mang theo tôm, cua, cá...đây là nguồn giống tự nhiên bổ sung cho vuông tôm. Nước mới vào làm khuấy động nước cũ, khích thích tôm-cua lột xác...đồng thời cũng dẫn dụ những con lớn ra ngoài. Tối đến, khi nước ngoài sông thấp hơn trong vuông, bà con thả đục xuống, xả nước ra. Tôm, cua, cá theo nước ra ngoài, kẹt lại ở lưới đục, chủ vuông chỉ cần bắt lên đem bán lấy tiền xài. Đã quá phải không các bạn!


Vì là túi tiền, nên lúc nào cũng cất nhà bên cạnh để đề phòng kẻ gian.

Trường học cũng cặp theo bờ sông

DSC_0418.jpg



DSC_0415.jpg






Hạt kiểm lâm Mũi Cà Mau

DSC_0405.jpg





Và đây Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.

DSC_0404.jpg





Và cả khu tưởng niệm


DSC_0431.jpg
 
Last edited:
Để đến vùng mũi tận cùng của tổ quốc, chúng ta phải vượt qua hàng chục con sông lớn nhỏ, được tận mắt chứng kiến cảnh giao thông đường thủy của một vùng quê duy nhất ở nước ta chưa có đường ô tô, mặc sức chiêm ngưỡng một màu xanh bất tận của những dãy rừng đước dọc theo hai bên bờ hoang sơ nhưng hết sức gần gũi và thân thương.

Cuối cùng niềm ao ước bấy lâu cũng đến. Đất Mũi hiện ra trước mắt chúng tôi với niềm vui sướng khôn tả.

DSC_0306.jpg






Háo hức, chụp ngay mấy tấm hình này.

DSC_0314.jpg




DSC_0311.jpg



Có ngay một "nghiệp đoàn xe ôm" lúc nào cũng sẵn sàng đưa khách tham quan nơi hẻo lánh nhưng vô cùng nổi tiếng này. 40k/người gồm cả đi lẫn về nhưng chỉ chở tới cổng thôi; nếu muốn mướn xe để chạy thì 80k cho 2 người/ 1 xe. Được giới thiệu là có thể chạy thoải mái trong khu du lịch nhưng khi tới cổng thì bị giữ lại, bắt gửi xe. Năn nỉ ỉ ôi một hồi, đóng 5k cho tiền giữ xe và xin lấy xe chạy tiếp.


Tôm - rừng (vừa nuôi tôm vừa trồng rừng), một mô hình nuôi tôm độc đáo chỉ có ở Cà Mau.


DSC_0319.jpg





Phấn khởi khi chạm mốc khu du lịch


DSC_0327.jpg





Khu dự trữ sinh quyển


DSC_0324.jpg




Vọng hải đài

DSC_0329.jpg
 
Last edited:
Quang cảnh nhìn từ Vọng hải đài.

Xa xa, phía trên bên góc trái là Hòn Khoai.


DSC_0353-1.jpg





NHà hàng thủy tạ


DSC_0338.jpg




Khu nhà nghỉ


DSC_0342.jpg




Thuyền mốc tọa độ.

Chợt nhớ hai câu thơ của Xuân Diệu:

“Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”.




DSC_0366.jpg





DSC_0362.jpg




DSC_0368.jpg




Trước kia hàng năm đất bồi tiến ra biển hàng trăm mét; nhưng giờ thì thế này.



DSC_0375.jpg
 
Last edited:
Rời Đất Mũi chúng tôi trở lại vườn quốc gia U Minh Hạ. U Minh Hạ chào đón chúng tôi bằng một cơn mưa rào. Nơi nầy có khá nhiều thú rừng, nhưng để gặp được chúng thì phải do người thông thao hướng dẫn và đặc biệt phải có thời gian. Hàng năm có nhiều đoàn khách đến tham quan và nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo của vùng đất này.


Mưa tạnh chúng tôi tiến vào rừng.


Cổng rừng

DSC_0435.jpg





Đường dẫn vào rừng


DSC_0439.jpg





Bên trong rừng



DSC_0455.jpg



DSC_0443.jpg



DSC_0451.jpg



DSC_0453.jpg



DSC_0460.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top