What's new

Cà Mau trip:Gái mũi-So mong-Dinh thai-Đất Mũi,Rừng U Minh Hạ,nhà Công tử BL....

Cà Mau trip:Gái mũi-So mong-Dinh thai-Đất Mũi,Rừng U Minh Hạ,nhà Công tử BL....

Vậy là sau bao chờ đợi, chuyến đi Cà Mau đã thành công tốt đẹp...Và đâu đấy phát hiện ra trong Đoàn lại có 2 nick rất lạ :D : Sờ mông (alexandersamon) và Dính Thai(dinhthai) :D. Cùng 2 phát hiện thành viên Mario Lê Kiều Dương cộng bạn của anh ấy Công Chúa Kevin Auto :D

P/s: Trong tất cả các bài viết có sử dụng hình ảnh của anh Lengkeng1minh, a Baovegaunha....Hình đẹp hay độc là k phải tui ah nha :p
 
Last edited:
Re: Cà Mau trip:Gái mũi-So mong-Dinh thai-Đất Mũi,Rừng U Minh Hạ,nhà Công tử BL....

Chị em nhà mình chú thích dùm anh L.K về tên của các loài cá dùm nhé.

IMG_3314.jpg



( Còn tiếp).

Con này là con Ba Khía

"Mắm ba khía được người bán gọi theo tên địa phương làm ra nó. Như mắm ba khía Bạc Liệu, ba khía Châu Ðốc, ba khía Rạch Gốc, ba khía Năm Căn, Cà Mau,v.v... Trong đó mắm ba khía Cà Mau có tiếng ngon nhứt. Mắm ba khía Cà Mau nay trở thành thương hiệu. Con ba khía giống như con cáy ở miền Bắc dùng làm mắm cáy.

Ba khía thuộc loại cua, có càng và ngoe, sống vùng nước mặn. Ba khía nhỏ hơn cua, gần giống như con rạm, con còng. Con ba khía màu “sậm sịt“như màu đất bùn, trên mu/mai có khía nên ai đó đạt tên là con ba khía. Nghe rất Nam kỳ... cục!

Tại sao ba khía ở Cà Mau mới ngon?

Cà Mau là bán đảo nằm ở về cực Nam của đất nước mình. Cà Mau xưa là đất hiểm địa:

- Cà Mau là xứ quê mùa,

Muỗi bằng gà máy, cọp tùa bằng trâu.

(Tùa, tiếng Triều Châu là lớn)

- Cà Mau khỉ khọt trên bưng,

Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um.

(Um là kêu rống to)

Ca dao Cà Mau


Cà Mau, người Khmer gọi là Tuk-Khmâu nghĩa là Nước đen, được người mình đọc trại là Khmâu rồi Cà Mau như tên gọi tới ngày nay. Cà Mau nguyên là đất của người Phù Nam, rồi sau thuộc về Thủy Chân Lạp. Cuối thế kỷ 17 Mạc Cửu cùng bộ hạ thuộc nhóm người Tàu phản Thanh phục Minh đến ngụ ở vùng đất Hà Tiên, lập 7 xã dọc bờ biển vùng đất Rạch Giá, Cà Mau ngày nay.


Theo lịch sử, năm 1714 Mạc Cửu dâng đất nầy cho chúa Nguyễn. Năm 1808 Gia Long đổi vùng nầy là huyện Long xuyên, đến Thời Minh Mạng mới chánh thức đặt quan tri huyện để cai trị.

Thời Pháp thuộc, Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Năm 1954, theo hiệp định Genève, Cà Mau được chọn làm vùng tập kết cán binh của Việt Minh ra Bắc. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, với sắc lịnh 32 NV, chánh phủ Ngô Ðình Diệm chánh thức cải danh Cà Mau thành tỉnh An Xuyên.

Bán đảo Cà Mau nhô ra biển, càng về phía Nam vịnh Thái Lan càng nhỏ và nhọn; nên bản đồ địa lý Việt Nam gọi là Mũi Cà Mau. Thực ra nó không nhọn và nhỏ như ta tưởng, bởi nơi nầy càng ngày càng lớn rộng thêm nhờ sự bồi đáp của phù sa. So với bản đồ ngày trước, mũi Cà Mau hiện nay dài thêm trên 15 cây số.


Người Việt mình đến ở Cà Mau từ thuở khai hoang trên 400 năm, nhưng tới nay Cà Mau vẫn luôn là “vùng đất xa lạ hoang dã” trong tâm tưởng của chúng ta! Bởi Cà Mau luôn tiến dần ra biển. Cà Mau là vùng ngập nước mặn, cây rừng bạt ngàn xanh tươi quanh năm, cảnh quan đặc biệt không nơi nào có. Cà Mau mang trong nó những địa danh như Ðầm Dơi, Chà Là, Bảy Háp, U Minh, Năm Căn, Cái Nước, mũi Ba Quan, vàm Rạch Gốc, sông Trèm Trẹm, Cái Tàu, Cái Ngay, Cái Bát, Rẫy Chệc& những tên nghe còn hoang dã và lạ tai. Rừng Cà Mau có nhiều loại cây nghe cũng lạ tai.

Nào là cây gừa, cây tràm (dùng đóng cừ làm nhà), cây đước cây vẹt (dùng làm than), nhum, mốp (làm nón cối), cây vông (làm guốc vông), su, cây đà (nhuộm áo quần, thuộc và nhuộm da bò), kè, cóc, mắm...


Riêng cây mắm có nhiều ấn tượng đối với con người Cà Mau. Cây mắm là loại cây đặc trưng, gắn liền với lịch sử khẩn hoang Cà Mau. Bởi cây mắm là loại cây rể bám sâu dưới đất mặn, giữ đất không bị lở và còn có tác dụng làm giảm phèn rửa mặn đất. (Ðọc thêm truyện Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc).

Thân mắm dùng làm củi. Củi mắm chuyên dùng để đốt lò hầm than đước, than vẹt, cung cấp chất dốt cho người Sài Gòn và các thành thị miền Nam hàng thế kỷ, trước khi có bếp lò dầu hôi, lò điện, lò ga.




Rừng mắm Rạch Gốc, Rẫy Chệc ở Cà Mau bạt ngàn, xưa thuộc loại rừng cấm. Trái mắm chín rụng làm mồI nuôi ba khía. Mắm ba khía Cà Mau có tiếng ngon là nhờ ăn toàn trái cám.

Vào mùa mưa, đầu tháng 7, trái mắm bắt đầu chín và rụng cho đến hết tháng 8. Ðây là lúc con ba khía Rạch Gốc mập và chắc thịt, có gạch son đầy mai. Lúc nầy người ta bắt đầu đi bắt ba khía gọi là ngày Hội Ba Khía, giống như ngày Hội Còng Lột mùng 5 tháng 5 ở Gò Công vậy.

Thuở xưa ba khía chưa là đặc sản thì chỉ có người nghèo mới ăn mà thôi. Người dân các nơi chưa biết ăn ba khía. Tới mùa trái mắm rụng, người địa phương chèo ghe vô rừng bắt ba khía. Rửa sạch từng con một, cho vào lu nước muối. Ðộ 7 ngày sau thành ba khía muối. Sau mới có tên là mắm ba khía.

Tháng bảy nước chảy Cà Mau
Tháng mười ba khía, hội kéo nhau đi làm
U Minh, Rạch Gốc, rừng tràm
Muỗi kêu kệ muỗi tao ham ba khía rồi
(Dân ca)

Mãi sau nầy mới có thương lái đem Ghe Mũi Nhọn (tên gọi bấy giờ) đến Cà Mau thâu gom ba khía và họ làm mắm tại chỗ.

[Ghe Mũi Nhọn là ghe dùng đi xa, làm theo kiểu ghe đi biển của người Hoa Nam, người Hoa phản Thanh phục Minh Thời Mạc Cửu đến Hà Tiên. Tiếng GHE cũng do đọc trại từ tiếng “Kha”, “Ca” theo âm giọng người Hoa Nam rồi biến âm thành GHE như ngày nay].

Thương lái thường là người Hoa và người Việt gốc Hoa (họ có óc thương mại) nên có sự hiểu lầm mắm ba khía là món của người Tàu. Người Hoa ăn mắm ba khía với cháo; còn người mình ăn mắm ba khía với cơm. Mắm ba khía trộn thêm gia vị chanh ớt, ăn với thịt phay, bún, rau sống... rất ngon.

... Ba khía Rạch Gốc nổi tiếng ngon nên đến mùa mắm có trái, nhiều đoàn ghe miệt trên chở theo muối hột hoặc muối đen Bạc Liêu (muối hột Bạc Liêu có màu đen) xuống đậu thường trực tại rừng cấm, gom mua ba khía làm mắm tại chỗ. Khi đầy ghe thì lui về Lục Tỉnh hoặc lên Sài Gòn mà đếm sỉ/bán sỉ." (Theo Nam Sơn Trần Văn Chi)
 
Re: Cà Mau trip:Gái mũi-So mong-Dinh thai-Đất Mũi,Rừng U Minh Hạ,nhà Công tử BL....

HB22.jpg

HB22: Cổng chợ Năm Căn (hướng ra sông).
HB23.jpg

HB23: Bác sĩ ở chợ.
HB24.jpg

HB24: Lương y ở chợ. “Xem mạch hốt thuốc nam + bắc người lớn, ban trẻ em, chích lể, châm cứu, giác hơi”.
HB25.jpg

HB25: Chị bán bánh Khọt. Đây là người bán hàng gây ấn tượng mạnh nhất với tôi trong chuyến đi này.
HB26.jpg

HB26: Hàng bán cháo lòng, bún riêu – lèo.
HB27.jpg

HB27: Làm móc khóa theo yêu cầu. Không biết Sài Gòn ta đã có dịch vụ này chưa.
 
Last edited:
Re: Cà Mau trip:Gái mũi-So mong-Dinh thai-Đất Mũi,Rừng U Minh Hạ,nhà Công tử BL....

Ấn tượng gì vậy Anh Gấu, em cũng tò mò muốn biết!

Mình ấn tượng ở vẻ bề ngoài (cute), cùng nét mặt của chị ấy. Alexfr có thể thấy qua việc quan sát các chị bán hàng khác trong các hình trước.
 
Re: Cà Mau trip:Gái mũi-So mong-Dinh thai-Đất Mũi,Rừng U Minh Hạ,nhà Công tử BL....

Về lại tàu. Chuẩn bị đi tiếp ra Đất Mủi.


IMG_3378.jpg



IMG_3383.jpg


Chắc đây là 1 đại lý xuồng Composic_ Thấy lai dắt 1 lúc mấy chiếc luơn.

IMG_3387.jpg



Nghe anh Vinh_ Tài công tàu_ Nói đây là đền thờ Bác Hồ.

IMG_3392.jpg



1 trạm y tế ven sông.

IMG_3398.jpg



Lúc này tàu ra gần đến 1 ngã 3 sông, 2 bờ xa nhau xa lắt, hàng lưới đáy dài vằn vặt.

IMG_3384.jpg


Ha ha ha....Đi off rồi đi chơi Trung Thu luôn bà con ơi!
 
Re: Cà Mau trip:Gái mũi-So mong-Dinh thai-Đất Mũi,Rừng U Minh Hạ,nhà Công tử BL....

HB34.jpg

HB34: Ghe chở bia, rau củ, bình ga. Chắc đi phục vụ đám tiệc.
HB35.jpg

HB35: Sản phẩm làm từ tre.
HB36.jpg

HB36: Shóp thời trang.
HB37.jpg

HB37: Quán nhậu.
HB38.jpg

HB38: Chưa biết là phương pháp đánh bắt gì.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,115
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top