Re: Các kỹ năng sinh tồn khi không tìm được sự hỗ trợ ( lạc rừng, hỏng xe chỗ vắng...
Các kỹ năng hay quá, nhưng mình không biết làm sao để có thể nhớ được hết nhể? :-/ Kỹ năng đi đường: đường trường, đường rừng, đường mòn, đường sông, đường ruộng...qua khe, qua núi, qua đồi, qua mương....sức khỏe: giữ nhịp thở trong các điều kiện khác nhau mưa, gió, nắng gắt...và trên đường thì bao nhiêu là vết, vết trượt, vết bánh xe, vết chân súc vật, thú lạ, vết nào còn mới, vết nào đã cũ...Vấn đề nhóm lửa, tìm thức ăn...đi lại, nhiều cái để coi quá, nhưng không thể nhớ...hị hị.
Vâng, khi bác đặt câu hỏi thì em dễ trả lời hơn ạ!
Mọi kinh nghiệm trên lý thuyết chỉ được tôi luyện qua thực tế và thực tế bao giờ cũng khắt khe và khó hơn lý thuyết mà chúng ta đã học. Với bất kỳ người nào đi rừng thì những năm đầu tiên ( tôi không dùng chuyến đi hay tháng
) là những năm đi theo và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Trong thời gian này nếu thực sự quan tâm thì những người mới sẽ chú ý và học theo mọi thứ được chỉ dẫn và bạn sẽ chẳng cần quan tâm rằng bạn có thế nhớ được bao nhiêu mà kiến thức nó sẽ hiện ra khi nào bạn thực sự cần đến nó.
Mọi thứ học được là 1 chuyện còn áp dụng nó ra sao lại là vấn đề lớn hơn rất nhiều. Những kinh nghiệm theo dấu, phán đoán thì thật khó để nói vì tớ cũng chỉ đang trong giai đoạn những năm đầu tiên tớ theo học trekk và những vấn đề liên quan đến nó.
Về trekk thì tránh việc lạc đường trong khu vực lạ thì tớ thường đi theo những quy tắc nhất định. Đặc biệt khi đi trong khu vực không có đường mòn thì bọn tớ luôn đi theo các giông núi hoặc bám theo khe suối để có thể xác định 1 cách tương đối vị trí của mình trong khu vực. Với việc đi bám theo các chuẩn này thì bạn có thể dễ dàng xác định được bạn đang ở chỗ nào chỉ với 1 bản đồ đơn giản có thể nhìn được suối hay các ngọn núi. Nếu bạn muốn cắt rừng thì yêu cầu đầu tiên của bọn tớ là làm sao để quay lại con suối mình đang đi theo để tránh lạc đường.
..................
Cách xác định dấu vết thì cũng không quá khó khăn với những người mới học, yêu cầu của phượt không cần xác định 1 cách chi tiết thời gian, số lượng ... mà đối tượng để lại trên đường mà bạn chỉ cần xác định 1 cách tương đối là được.
Bạn tập trung chú ý 1 số dấu vết dễ để lại trên đường mòn như cành cây bị uốn khi người đi qua, các cành gãy khi bị dẫm lên, vết chân trên đất mềm... Cách dễ nhất để tìm dấu vết mới là bạn tìm 1 cành bị gãy do lực và bẻ tiếp 1 đoạn ở cành đó để so sánh độ mới giữa vết gãy bạn vừa tạo ra và vết gãy cũ.
Với các thảm thực vât bị uốn thì bạn nhìn vào ngọn cây, khi cây mới bị uốn vài giờ thì ngọn cây bị xiên xẹo nhưng sau đó do tính hướng sáng của thực vật nên phần ngọn cây sẽ tự động cong vươn thẳng lên. Nhìn xem ngọn cây đã tự đứng thẳng hay chưa, chiều dài phần hướng thẳng lên dài bao nhiêu ... từ đó bạn sẽ phán đoán được dấu vết này được hình thành khoảng bao nhiêu ngày.
Các dấu vết gây thương tổn ở thực vật như vết chặt, vết cắt trên thực vật có thể phán đoán được time bằng cách dựa vào độ khô của nhựa hay độ héo của cây để phán đoán ( tương đối thôi, nếu kỹ hơn thì theo học các bác lính trinh sát, các bác ấy được đào tạo chuyên nghiệp về theo dấu vết, em đang học nên gà mờ).
Trên lý thuyết thì mọi người hay bảo học thở, bọn em chả học gì, mệt thì thở bằng tất cả các lỗ có thể thở
)