What's new

Các lễ hội văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc

Yule Goat & Himmelit

Trong ảnh cuối cùng của bài post trước, vật bằng rơm là hình 1 con dê gọi là Yule Goat biểu tượng quen thuộc về Christmas của 4 nước Bắc Âu

Trước khi kỉ niệm Giáng Sinh như ngày nay, người vùng Scandinavia kỉ niệm ngày giữa mùa đông (winter solstice), là ngày có đêm dài nhất và ban ngày ngắn nhất trong năm Từ sau ngày nay, ban ngày sẽ kéo dài dần ra đến ngày có ban ngày dài nhất (midsummer). Chính vì có ý nghĩa là mốc thời điểm báo hiệu mùa đông sắp kết thúc để chuyển sang mùa xuân và hè bớt tăm tối và lạnh giá, winter solstice là 1 dịp tốt để tổ chức 1 lễ hội lớn.

Yule Goat khi đó là 1 người cải trang dưới bộ dạng 1 con dê đi từ nhà này qua nhà khác mua vui giải trí cho mọi người với những bài hát và điệu nhảy, nhận rượu và thức ăn từ chủ nhà Tại sao lại là 1 con dê đi từ nhà này qua nhà khác giải trí mọi người, theo truyền thuyết thì có 1 vị thần tốt bụng tên là Thor đi khắp nơi trên1 chiếc xe kéo bởi 2 con dê thần kì. Từ đó người ta cho rằng Yule Goat đại diện cho những con dê đi cùng với thần Thor mang sự hạnh phúc và bảo vệ cho từng gia đình vào thời điểm đặc biệt này trong năm

Sang thế kỉ 19 thì nhân vật Yule Goat được thay thế bởi Santa Claus Tuy nhiên Yule Goat ko bị lãng quên, người ta chuyển sang làm những con dê bằng rơm và dùng chúng để trang trí nhà dịp Giáng Sinh (treo lên cây thông Noel, đặt trên bàn ăn ) để nhớ lại ngày xa xưa. Tục lệ này vẫn còn được lưu giữ rõ nhất ở Thụy Điển và Phần Lạn. Thậm chí Thụy Điển người ta còn làm 1 Yule Goat khổng lồ gọi là Gävlebocken cao 14.9m năm 1993. Gävlebocken được ghi vào kỉ lục Guiness và là 1 biểu tượng về Thụy Điển

Đối với người Phần Lan, thì ngoài có Yule Goat bằng rơm, theo truyền thống ngày trước họ còn có "himmelit" là vật góc phải bên trên trong ảnh áp cuối bài trước. Himmelit được làm bằng rơm của cây lúa mạch đen, được cắt và ghép lại thành những khối hinh tam giác Himmelit sẽ được treo lên trần nhà, nếu himmelit càng đung đưa nhiều thì năm mới báo hiệu mùa màng bội thu Ngoài làm himmelit thì dịp này họ còn rắc rơm lên sàn nhà, sau dịp lễ mà lượng rơm bị rơi tắc vào các khe gỗ trên sàn nhà càng nhiều thì cũng có nghĩa là báo hiệu mùa màng năm tới bội thu

Himmelit
sj-xmas1.jpg
 
Tớ muốn nói về món ăn dịp GS của người Bắc Âu nữa và kể lể thêm vài chuyện nhỏ xung quanh dịp này nhưng chưa chắc tớ còn thời gian từ giờ đến qua năm mới mà khi đó như vậy ko còn ý nghĩa nữa

Một số đoạn video của tớ dịp Giáng Sinh cũ

Diễu hành khai trương phố Giáng Sinh với sự có mặt của ông già Santa Claus từ Ngọn núi hình cái tai
[YT]llTN3XmRK5Y[/YT]

Đi nhà thờ gần Arrctic Circle, có 1 buổi lễ bằng tiếng Anh đêm 24 cho người nước ngoài
[YT]dxfloizgcw4[/YT]

Hẹn gặp lại các bạn ! (có thể năm sau :) )
 
Last edited:
Link đến mấy đoạn video hóa ra giờ ko còn dùng được nữa, sẽ up lại sau
 
Bạn nào ở châu Âu kể hoặc post ảnh về lễ hội hóa trang nếu có ở nước mình thời gian này đi Cho bớt cái không khí mùa đông ảm đạm

Tớ mới hay lễ hội hóa trang ở Tenerife (đảo Canary, TBN) khá lớn, kéo dài 1 tháng và thấy quảng cáo chỉ sau lễ hội hóa trang ở Rio, Brazil. Ko biết có đúng ko Nhưng chắc tớ thể đi được

Lịch sử lễ hội hóa trang là thế nào ý nhỉ?
 
Lễ hội St Patrick ở Ireland. Năm nay ngày chính thức rơi vào ngày 17 March x các hoạt động lễ hội bắt đầu từ trước đó từ ngày 13. Tớ quên tiệt mất thông tin về lễ hội này trước đó nên mua vé mb đi Dublin tối 16 Nếu nhớ ra thì sẽ ko tiếc 150e tiền vé chênh lệch để đi 2 ngày trước đó là tối nay

May vẫn còn kịp cho ngày 17, ko thì chắc khóc thét :)

[YT]4J-sL6iodoQ[/YT]

Tớ thích nghe nhạc dân gian Ireland thế này
 
Last edited:
Ảnh lễ hội ngày qua (1 lễ hội rất lớn), máy tính đang dùng ko có phần mềm resize lại ảnh, các bạn thông cảm

IMG_0020.jpg


IMG_0108.jpg


Chi tiết về lễ hội, Dublin và Ireland sẽ nói thêm sau
 
St. Patrick's Day - 17/03

St. Patrick's Day là 1 trong những lễ hội lớn của châu Âu được người Ireland tổ chức hàng năm vào ngày 17/03 để tượng niệm thánh Patrick, một trong vị thánh bảo trợ (patron saint) của Ireland

Một số nước khác cũng tổ chức lễ hội St. Patrick như Mỹ, Canada, NZ, Úc, UK nhưng ngày đó ko phải là ngày nghỉ chính thức như ở Ireland và lễ hội ở Ireland được coi là lớn nhất với trung tâm là Dublin

Đặc điểm của lễ hội là 1 màu xanh với khẩu hiệu "wearing the green": mặc áo màu xanh, đội mũ màu xanh, vẫy cờ màu xanh, vẽ mặt và đeo khuyên tai hình cây lá chụp 3 (shamrock) - biểu tượng của Ireland... Màu xanh là màu của đất nước Ireland và cũng có thể là màu thể hiện niềm tin trung thành với Công giáo La Mã (Roman Catholic)

Shamrock, cây với 3 lá chụm liên quan đến Thiên chúa giáo: Cha Thánh Thần (Holy Trinity)
Irish_clover.jpg

(có một số ảnh chụp tư liệu wearing the green nhưng hình như quên ko copy lại, tớ ko mang máy ảnh đợt đi Dublin, ngại mang :) )

Tại Ireland, ngoài "wearing the green" thì trong những ngày lễ hội (17/03 là ngày chính) người ta còn có lệ ăn những món ăn truyền thống của Ireland, nhảy theo tiếng nhạc dân gian Ireland (gõ gõ chân và khoác tay nhau nhảy rất vui) và tất nhiên phải uống gì đó ví dụ Murphys, Beamish, Smithwicks, Harp, Guinness; Irish whiskey, Irish coffee và Baileys Irish Cream và đi xem diễu hành

Vài hình ảnh diễu hành năm nay với chủ đề Năng Lượng, vd thời sự thời gian gần đây, chắc cũng đến hơn 100 đoàn tham gia diễu hành đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới Đông nghịt và nghẽn tắc vỉa hè, ngoài tưởng tượng của tớ Cậy ở gần đại lộ chính đoàn diễu hành đi qua, bọn tớ sát giờ mới ra xem và vì thế phải đi bộ mãi đến gần đoạn cuối của cung đường diễu hành mới có chút khoảng trống trước mặt để xem

IMG_0083.jpg


IMG_0061.jpg


IMG_0076.jpg


IMG_0089.jpg


Ảnh thứ 2 post trước là từ các bạn Pháp, nổi tiếng về diều

Hẹn tiếp về các lễ hội khác tháng 4, rồi tháng 5, 6,7,8.....:)
 
May Day - Walpurgis - Vappu

Trên thế giới, ngày 1 tháng 5 thường được hiểu là ngày quốc tế lao động, kể từ khi nó được chọn ở Paris năm 1889 và ngày này sau đó trở thành ngày nghỉ được trả lương ở nhiều nước

Tuy nhiên ở 1 số nước trong đó có Phần Lan, dù vẫn kỉ niệm ngày quốc tế lao động, nhưng May Day lại mang 1 ý nghĩa khác: 1 bữa tiệc lớn trong năm cùng với năm mới và lễ hội mùa hè. 1/5 được hiểu là ngày cả nước say xỉn "a day that a whole country is drunk" :)

Ngày 1/5 tiếng Phần Lan gọi là Vappu. Vẫn dịch ra tiếng Anh là May Day nhưng thực tế tên này được đặt để tưởng niệm tên thánh Walburga, người theo truyền thuyết là con gái của hoàng tử xứ Anglo-Saxon St. Richard hồi thế kỉ thứ 8, sinh ra ở 1 vương quốc nhỏ ở Anh hồi đó nhưng sau chuyển đến sống ở Đức. Bà mất ngày 25 tháng 2 năm 779 nhưng di hài được di chuyển ngày 1/5 nên người ta chọn ngày này là ngày tưởng niệm bà

Walpurgis night cũng được tổ chức ở 1 số nước châu Âu khác là Đức (Walpurgisnacht), Thụy Điển (Valborg), Estonia (Volbriöö)

Vappu được khởi xướng bởi các học sinh tốt nghiệp trung học từ thế kỉ 19 và cho đến nay, đây vẫn được coi là ngày của sinh viên học sinh nhưng cho tất cả những người đã từng qua thời cắp sách đến trường Vì vậy trong ngày này, người ta đội những chiếc mũ trắng của sinh viên "studen cap", mũ này được phát khi qua được kì thi tuyển vào ĐH trước kia (matriculation exam tiếng Anh hay là luko tiếng Phần Lan) Kiểu mũ này hình như là gần như giống nhau ở cả 4 nước Bắc Âu nhưng ở Phần Lan có vẻ như mọi người hay đội hơn, kể cả những lúc ngày thường cũng bắt gặp người đội và kể cả họ đã rất già, cái thời học sinh sinh viên là xa xưa lắm rồi. Nhiều người có ảnh chụp chân dung mình đội student cap, điều này có thể nhận ra khi đi qua hàng studio hay đến chơi nhà người Phần Lạn

Tâm điểm của bữa tiệc Vappu ở Helsinki chiều tối ngày 30/04 lúc 6pm khi mà học sinh tiến hành rửa và đội lên tượng Havis Amanda, cạnh Market Square, một chiếc mũ trắng Mình hỏi các đồng nghiệp sao lại làm vậy, họ không biết Truyền thống này có từ năm 1932 và mang tính chất "fun" theo chứng kiến của mình hôm đó Sau đó thì bữa tiệc bắt đầu, người ta nâng cốc chúc mừng nhau, vì năm học hết, vì mùa xuân đã tới và mùa hè thì đã rất gân, cho đến hết ngày hôm sau 1/5 bất kể trời mưa hay tuyết rơi (Bắc Âu thường vẫn lạnh cho đến hết tháng 5)

Trên đường từ Cty đến chỗ tượng Havis Amanda

Trước cửa Virgin Oil (nhà hàng Ý nổi tiếng ở tp)
DSC09060.jpg


Trưởc cửa student house
DSC09061.jpg


Trên phố shopping Alexanterinkatu
DSC09063.jpg


Mình muốn thay đổi chút
DSC09065.jpg


DSC09066.jpg


Khi đến chỗ tượng Havis Amanda thì đã thấy đám đông ầm ĩ reo hò và 1 nhóm sinh viên đang rửa tượng
DSC09068.jpg


DSC09075.jpg


Treo lủng lẳng trên trời
DSC09094.jpg


Student cap
lakki.jpg


 
Ở Đức lễ kỷ niệm Walpurgisnacht vào đêm ngày 30/4 rạng ngày 1/5 được coi như là Đêm hội của phù thuỷ.
A. Hitler được cho là tự sát vào ngày này, và người ta nói rằng ông ta cố tình chọn đêm phù thuỷ để chết, như là dấu hiệu xác nhận việc dâng linh hồn cho quỷ dữ, cho những thế lực đen tối.

Năm nay ngày 1/5 ở Đức cũng trùng với ngày lễ Christi Himmelfahrt (còn gọi là Maennertag)- ngày lễ được coi là của đàn ông khắp nước Đức ngày nay.
Theo Thiên chúa giáo, ngày thứ 40 sau ngày chủ nhật phục sinh, chúa Giê-su bay lên trời gặp cha mình. Cho nên ngày lễ Christi Himmelfahrt năm nào cũng vào thứ 5 là vậy.
Đây là ngày lễ được nghỉ ở toàn Liên bang Đức.
Đàn ông khắp nơi mở tiệc chè chén với nhau. Ngày trước họ tụ tập đi xe ngựa, hoặc đi dạo trong rừng, mang theo thức uống có cồn nhấm nháp cùng nhau.
Ngày nay thì tụ tập, cũng có thể đi dạo và tất nhiên là nhậu nhẹt suốt đêm.
Bia và rượu được tiêu thụ lượng cực lớn vào ngày lễ này. (Tất nhiên là phải mua trước, vì ngày lễ mọi cửa hiệu đều đóng cửa, trừ các nhà hàng).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,667
Bài viết
1,171,077
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top